Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tếthịtrường. Khi
thực hiện chuyển đổi nền kinh tếcũsang nền kinh tếthịtrường định hướng xã
hội chủnghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tếthị
trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó
nền kinh tếnước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một
trong những khó khăn thách thức đó là khảnăng cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta còn yếu kém.
Đứng trước quá trình hội nhập kinh tếngày càng sâu rộng (là thành viên
của ASEAN, APEC, sắp trởthành thành viên của WTO, rồi mởcửa hội nhập
AFTA vào năm 2006) thì nước ta cần có một nền kinh tếvới sức cạnh tranh
đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trởthành nước
công nghiệp vào năm 2020. Muốn nhưvậy chúng ta cần phải nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tếvới các đối tượng cần tác động là các doanh
nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
nhà nước và tưnhân, phải phát huy các lợi thếcạnh tranh. Chúng ta cần có
một chính sách cạnh tranh đúng đắn.
Với mục tiêu nhưvậy thật không dễdàng cho Việt Nam, khi mà nền
kinh tếhiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không
hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng thang nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng
cao. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của
mình trong nền kinh tếkhi mà nhận được nhiều hỗtrợtừphía nhà nước,
ngành nghềkinh doanh, chế độtín dụng, Trong tay nắm hầu hết các nguồn
lực quan trọng như: 100% mỏdầu, 80% rừng, 90% lao động được coi trọng,
có phần xem nhẹ ưu điểm của các doanh nghiệp tưnhân. Vừa qua, ngày
13/10/2004, chúng ta đã thành lập được hiệp hội các doanh nghiệp tưnhân
Việt Nam, điều đó cho thấy có sựthay đổi trong nhận thức vềvai trò của tư
nhân, doanh nghiệp tưnhân đang dần nhận được sựquan tâm từphía nhà
nước và đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế.
Cạnh tranh là một cơchếvận hành chủyếu của nền kinh tếthịtrường,
nó là động lực thúc đẩy kinh tếphát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế
nhưng nó không phải là vấn đềquan trọng. Nhiều nước trên thếgiới đã vận
dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tếvà đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Từkhi đổi mới nền kinh tếchúng ta cũng đã áp dụng qui luật này
và một sốthành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện,
xã hội phát triển hơn, kinh tếphát triển ổn định những lợi ích ấy chưa phải
là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển
kinh tế.
Độc quyền là sựchi phối thịtrường của một hay nhiều công ty, hoặc
một tổchức kinh tếnào đó vềmột loại sản phẩm trên một đoạn thịtrường
nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành
mạnh đem lại. Độc quyền sẽlàm hạn chếrất nhiều đối với cạnh tranh và phát
triển kinh tế.
Đểcó một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có
hiệu quả đang là vấn đềquan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của
nước ta.
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ởnước ta hiện nay nhưthếnào? Và
nước ta cần làm gì đểduy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ
tìm hiểu cụthể ởdưới đây.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và các giải pháp duy trì cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án kinh tế chính trị
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi
thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị
trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó
nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một
trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta còn yếu kém.
Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viên
của ASEAN, APEC, sắp trở thành thành viên của WTO, rồi mở cửa hội nhập
AFTA vào năm 2006) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh
đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh
nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần có
một chính sách cạnh tranh đúng đắn.
Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền
kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không
hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng thang nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng
cao. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của
mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước,
ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng,… Trong tay nắm hầu hết các nguồn
lực quan trọng như: 100% mỏ dầu, 80% rừng, 90% lao động được coi trọng,
có phần xem nhẹ ưu điểm của các doanh nghiệp tư nhân. Vừa qua, ngày
13/10/2004, chúng ta đã thành lập được hiệp hội các doanh nghiệp tư nhân
Việt Nam, điều đó cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của tư
Đề án kinh tế chính trị
2
nhân, doanh nghiệp tư nhân đang dần nhận được sự quan tâm từ phía nhà
nước và đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế.
Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường,
nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế
nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận
dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này
và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện,
xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định… những lợi ích ấy chưa phải
là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển
kinh tế.
Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc
một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường
nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành
mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát
triển kinh tế.
Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có
hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của
nước ta.
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và
nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ
tìm hiểu cụ thể ở dưới đây.
Đề án kinh tế chính trị
3
PHẦN 2
CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách
quan
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao
gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị
trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán
kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng
hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh
thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người
với người.
Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá. Kinh
tế h là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để
trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thứuc phát
triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của
quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có
được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao
động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các
yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể
chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết
thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại. Tuy
vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh
nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng
cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh
về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát
Đề án kinh tế chính trị
4
triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa
học - kĩ thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của
doanh nghiệp, cải tiến khoa học - kĩ thuật.
Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ
nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã
hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem
lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho
khách hàng, cho người tiêu dùng.
Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi
lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về
lượng để từ đó thực hiện các bước nhảu thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay
đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên,
tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một
tất yếu khách quan.
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất
kinh doanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình. Trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự phát triển kinh
tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường
thể hiện qua một số chức năng sau:
Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh
trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh
tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá
Đề án kinh tế chính trị
5
trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa
vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào
có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn
những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ
thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.
Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành
với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác
nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh
nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh
tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng
hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận
bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị
trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có
hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao
động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ
là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như
nhau.
Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách
hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng
hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm
trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có
năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Điều đó giúp cho
việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại
lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử
dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã
hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên
không cần thiết.
Đề án kinh tế chính trị
6
Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích
thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và
tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn
hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi
nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm
xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn
không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí
sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được.
Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản
xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa
khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.
Ngược lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá của
thị trường điều đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cả
của hàng hoá tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, điều
này kích thích các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động bằng cách
ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng qui mô sản xuất để có
được lượng hàng hoá tung ra thị trường. Điều này làm tăng thêm vốn đầu tư
cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Điều
này quan trọng là động lực này hoàn toàn tự nhiên không theo và không cần
bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những
người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp.
Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ
tay nghề của mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn
thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người
mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ
thắng và người thua. Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả.
Đề án kinh tế chính trị
7
Kẻ yếu thì bị phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn
mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới
được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả. Việc duy trì các doanh
nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội. Do đó
muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự
phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự
huỷ diệt hoàn toàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo.
3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền trong
kinh doanh
Các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tự mình quyết định đến
việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình. Nhưng cạnh tranh trên
thị trường đã không cho phép họ làm như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn
muốn xoá bỏ cạnh tranh và độc quyền đã ra đời để đáp ứng yêu cầu của họ.
Độc quyền trong kinh doanh là việc một hay nhiều tập đoàn kinh tế với những
điều kiện kinh tế chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Độc quyền thường dẫn đến xu hướng cửa
quyền, bạo lực và trong một số trường hợp nó cản trở sự phát triển của khoa
học kĩ thuật, làm chậm thâm chí lãng phí các nguồn lực xã hội. Bởi lẽ với thế
độc quyền các doanh nghiệp sản xuất không cần quan tâm đến việc cải tiến
máy móc kĩ thuật, không cần tìm cách nâng cao năng suất lao động mà vẫn
thu được lợi nhuận cao nhờ vào độc quyền mua và độc quyền bán. Độc quyền
là sự thống trị tuyệt đối trong lưu thông và sản xuất nên dễ nảy sinh giá cả độc
quyền, giá cả lũng đoạn cao,... Do vậy, sự phục vụ của người tiêu dùng nói
riêng và cho xã hội nói chung là kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do.
Trong nhiều trường hợp độc quyền áp đặt sự tiêu dùng làm cho xã hội. Chính
do cung cách ấy mà độc quyền thường làm cho xã hội luôn luôn ở tình trạng
khan hiếm hàng hoá, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu ảnh hưởng đến
nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Đề án kinh tế chính trị
8
Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trường. Để có sự
cạnh tranh hoàn hảo, nhiều quốc gia đã coi chống độc quyền và tạo nên cạnh
tranh hoàn hảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước. Để tạo nên
cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh thì cần phải có
những điều kiện nhất định.
a) Điều kiện về các yếu tố pháp lý - thể chế đối với hoạt động kinh
doanh
Để có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thì cần phải hoạt động sản xuất
kinh doanh. Ngày nay trong quá trình hội nhập ngày càng cao thì các thể chế
pháp lý không chỉ do nhà nước ban hành mà nó còn được ban hành bởi các tổ
chức quốc tế hoặc do một khu vực kinh tế gồm nhiều quốc gia ban hành. Yếu
tố pháp lý thể chế nhân tố quan trọng trong hình thành nên môi trường kinh
doanh - là đất sống của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mõi yếu tố pháp lí -
thể chế đều tác động vào một lĩnh vực nhất định trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, nó được dùng để điều chỉnh các hành vi hoạt động sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể kinh tế muốn tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực nào đều phải dựa vào các thể chế - pháp lí đã được
ban hành đối với lĩnh vực nào đó để tham gia hoạt động kinh tế. Như vậy sẽ
hình thành nên một môi trường kinh doanh ổn định khoa học. Mặc dù chỉ có
định hướng trong một lĩnh vực nhất định, song trong một nền kinh tế thống
nhất để tạo nên sự hoạt động đồng bộ cho guồng máy kinh tế thì các yếu tố
thể chế - pháp lí này đều phải đảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất: Đảm bảo sự đồng bộ trong toàn bộ hệ thống thuộc mọi lĩnh
vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy mọi
lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh đều được điều chỉnh bởi các thể
chế - pháp lí, đièu này sẽ tạo nên tính hài hoà trong nền kinh tế. Nếu như
không đảm bảo được sự đồng bộ thì trong nền kinh tế sẽ có những lĩnh vực
không bị tác động của các thể chế pháp lí, việc hoạt động trong các lĩnh vực
này sẽ dễ dàng, tự do hơn so với các linh vực có các yếu tố pháp lí - thể chế
Đề án kinh tế chính trị
9
tác động, bởi vì nó không chịu ảnh hưởng, không chịu bất kì tác động nào từ
Nhà nước. Các nhà sản xuất kinh doanh sẽ từ đó sản xuất tiêu thụ sản phẩm
theo ý muốn của mình. Điều này sẽ tạo nên sự lộn xộn trong nền kinh tế bởi
vì mục đích sản xuất của mỗi người là khác nhau, do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn
giữa các nhà sản xuất với nhau, tạo điều kiện cho độc quyền hình thành để
tránh sự cạnh tranh.
Thứ hai: Các thể chế - pháp lí do Nhà nước ban hành phải phù hợp với
tình hình thực tế. Để có hiệu quả cao trong việc điều chỉnh hoạt động sản xuất
kinh doanh. Ngoài ra các qui định này phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh việc hiểu
theo nhiều nghĩa hướng khác nhau, điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả trầm
trọng. Việc ban hành các thể chế - pháp lí này sát với thực tế, không rõ ràng
thì không những thực hiện được mục đích mà còn gây thêm ra những hoạt
động sai lệch, làm đảo lộn trật tự.
Thứ 3: Hiệu lực pháp luật của các qui định pháp lí - thể chế phải thống
nhất trong việc điều chỉnh các hành vi kinh tế, không được có sự phân biệt đối
xử khi thực hiện các qui định. Việc này sẽ tạo nên tính công bằng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu lực của các qui định.
b) Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân
Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội cũng như nhà nước khi ra các qui định
pháp lí - thể chế đều phải dựa vào điều kiện và tình hình thực tế, điều này đảm
bảo tính sát thực của các qui định. Nhà nước dựa vào các qui định để điều
hành quản lý nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò
của quản lý, chỉ đạo giám sát thực hiện các qui định pháp lí là hết sức quan
trọng, nó đảm bảo cho việc các qui định pháp lí - thể chế được thực hiện. Do
vai trò hết sức quan trọng đó mà việc quản lý kinh tế của nhà nước đòi hỏi bộ
máy quản lý nhà nước phải có đủ trình độ chuyên môn, năng lực trong quản
lý kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt.
Việc các công ty hoặc các tổ chức độc quyền hình thành là điều dễ dàng. Do
vậy để chống độc quyền và tạo nên sự cạnh tranh thì với bộ máy quản lý kinh
Đề án kinh tế chính trị
10
tế non kém thì nhà nước sẽ không thể quản lí được nền kinh tế, các bản qui
định không thể đưa vào áp dụng trong thực tế, hoặc nếu có đưa vào áp dụng
được thì khó lòng mà giám sát, chỉ đạo việc thực hiện. Điều này sẽ gây ra việc
làm thất thoát, lãng phí tài sản quốc gia, tình hình kinh doanh bất ổn định, tạo
điều kiện cho các tổ chức độc quyền hình thành. Thực tế ở Việt Nam cho
thấy: trong xây dựng cơ bản việc đầu tư dàn trải không có trọng điểm gây
lãng phí vốn đầu tư. Trong các dự án, công trình xây dựng việc thất thoát vốn
là rất lớn do việc câu kết thông đồng, ăn dơ với nhau giữa các chủ đầu tư và
xây dựng. Tất cả các điều trên phần lớn là do bộ máy quản lý còn non kém.
Chưa đưa ra được những qui định pháp lí - thể chế để điều chỉnh các hoạt
động kinh tế. Việc các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc đầu cơ, thông
đồng với nhau tạo ra sự khan hiếm giả tạo để đẩy giá thuốc lên cao. Điều này
cũng tương tự đối với thị trường bất động sản.
Ngày nay quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới
nên việc nâng cao năng lực quản lý kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng để
tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền.
c) Điều kiện về trình độ văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân và các
chủ thể kinh doanh
Các chủ thể kinh tế là đối tượng tác động của các văn bản pháp lí - thể
chế. Nhà nước ban hành và giám sát, chỉ đạo các chủ thể kinh tế thi hanh các
qui định của văn bản pháp lí - thể chế. Để các qui định được thực hiện tốt thì
ngoài vai trò quản lí tốt của Nhà nước còn có hành vi thực hiện của các chủ
kinh doanh và nhân dân. Ý thức thực hiện các qui định văn bản của các chủ
thể khi tham gia hoạt động kinh tế là điều kiện đủ để tạo nên cạnh tranh và
chống độc quyền trong kinh doanh. Năng lực của các cơ quan quản lí là có
hạn cho nên trong quá trình quản lý không thể khong mắc những sai lầm,
thiếu sót. Khi đó sẽ là điều kiện tốt cho những tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh, độc quyền lợi dụng sai sót của cơ quan quản lý để hoạt động.
Trong những tình huống như vậy để tạo nên cạnh tranh lành mạnh và chống
Đề án kinh tế chính trị
11
độc