Ở Việt Nam, sau khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, hoạt dộng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu được những kết quả quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, gia tăng nguồn hàng xuất khẩu góp phần tích cực thực hiện chiến lược kinh tế-xã hội của đất nước. Là một bộ phận của hoạt động đàu tư trực tiếp, các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở nước ta đang trở thành mô hình tổ chức kinh tế linh dộng gắn kinh tế nghành với kinh tế lãnh thổ, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất là nội dung hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của các khu trong hoàn cảnh đầu tư trong nước còn hạn hẹp, trở nên rất phức tạp. Đồng thời, đặt ra một câu hỏi cần được quan tâm và giải đáp: “Làm thế nào thu hút ngày càng mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập? ”
Để góp một phần nhỏ bé vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất, sau một thời gian nghiên cứu, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất.”
Khóa luận không đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một hay vài khu cụ thể, mà xem xét, đánh giá hoạt động này một cách tổng thể trên toàn bộ các khu tổng thể trong khoảng thời gian 16 năm, kể từ khi khu chế xuất đầu tiên được thành lập cho đến thời điểm hiện tại.
Bài viết được trình bày với kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về khu công nghiệp, khu chế xuất - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất.
Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN KINH TẾ THƯƠNG MẠI
LỜI NÓI ĐẦU
Ở Việt Nam, sau khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, hoạt dộng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu được những kết quả quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, gia tăng nguồn hàng xuất khẩu…góp phần tích cực thực hiện chiến lược kinh tế-xã hội của đất nước. Là một bộ phận của hoạt động đàu tư trực tiếp, các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở nước ta đang trở thành mô hình tổ chức kinh tế linh dộng gắn kinh tế nghành với kinh tế lãnh thổ, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất là nội dung hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của các khu trong hoàn cảnh đầu tư trong nước còn hạn hẹp, trở nên rất phức tạp. Đồng thời, đặt ra một câu hỏi cần được quan tâm và giải đáp: “Làm thế nào thu hút ngày càng mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập? ”
Để góp một phần nhỏ bé vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất, sau một thời gian nghiên cứu, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất.”
Khóa luận không đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một hay vài khu cụ thể, mà xem xét, đánh giá hoạt động này một cách tổng thể trên toàn bộ các khu tổng thể trong khoảng thời gian 16 năm, kể từ khi khu chế xuất đầu tiên được thành lập cho đến thời điểm hiện tại.
Bài viết được trình bày với kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về khu công nghiệp, khu chế xuất - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất.
Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
Bài viết này được hoàn thành với sự giúp đỡ hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại. Giáo sư-Tiến sĩ Đặng Định Đào. Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với sự chỉ bảo tận tình và những ý kiến đóng góp của các thầy đã giúp đỡ trong thời gian vừa qua.
Do khản năng và trình độ có hạn nên bài viết khó tránh khỏi những khiểm khuyết .Rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và những người quan tâm vấn đề này.
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT- ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT.
I.VÀI NÉT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT.
1.Khái niệm
1.1. Khu chế xuất :
a.Cơ sở lý luận:
Sau chiến tranh thế giới thứ II. sự phát triển nhanh chóng của các nước công nghiệp phát triển gặp phải những khó khăn gay gắt về nguồn nhân công tiền công thấp ở trong nước và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp vốn trước đây được tước đoạt một cách tự do từ các nước thuộc địa. Mặt khác do trình độ còn hạn chế nền kĩ thuật tư động hoá chưa đủ sức giải quyết được những khó khăn này của các nước phát triển.
Trong khi đó, các nước đang phát triển đang rất khó khăn về kinh tế do vừa thoát khỏi ách đô hộ thực dân. Thất nghiệp gia tăng, thiếu vốn đầu tư và ngoại tệ để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng nền kinh tế dân tộc.
Ở đây có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Sự thôi thúc tìm kiếm nguồn nhân công giá và nguyên liệu đã thúc đẩy các nước phát triển di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp dùng nhiều lao động, tài nguyên ra nước ngoài, đến gần các nguồn lực đó. Còn các nước đang phát triển, thấy được lợi thế và hạn chế của mình, đã cố gắng tạo ra một môi trường kinh tế thích hợp để thu hút đầu tư từ bên ngoài nhằm giải quyết những bế tắc kinh tế của mình và thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
Khu chế xuất được thành lập trên cơ sở kiến tạo những điều kiện, yếu tố khả năng về tài chính, quản lý; là một sách lược khôn khéo, linh hoạt và rất có ý nghĩa cả về phương diện vận dụng tư duy lý thuyết kinh tế vào thực tiễn các quan hệ kinh tế quốc tế của các nước đang phát triển.Khu chế xuất cũng chính là hình thức tạo ra những điều kiện để có thể lợi dụng và phát huy nhanh chóng các lợi thế so sánh của một nước hay một vùng bằng cách tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Rõ ràng, xét về mặt lợi ích và hiệu quả theo nguyên lý vủa lý thuyết lợi thế so sánh, khu chế xuất là nơi hội tụ về quyền lợi của các nước đang phát triển và các công ty xuyên quốc gia, người nắm giữ phần lớn nguồn đầu tư nước ngoài hiện nay trên thế giới.
b,Định nghĩa:
Định nghĩa của Hiệp hội các khu chế xuất thế giới (WEPZA):
Theo điều lệ hoạt dộng của WEPZA, khu chế xuất bao gồm tất cả các khu được Chính phủ các nước cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bất kì khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận. Định nghĩa này về cơ bản đồng nhất khu chế xuất với khu vực miễn thuế. Theo định nghĩa này, có thể xếp Hồng Kông và Sinhgapo vào các khu chế xuất.
Định nghĩa của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc ( UNIDO):
Theo UNIDO, khu chế xuất là “khu vực được giới hạn về hành chính. Vó khi về địa lý, được hưởng một chế độ thuế quan cho phép tự do nhập khẩu thuế quan được ban hành cùng với những qui định luật pháp ưu đãi, chủ yếu về thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.” Khái niệm khu chế xuất bao hàm việc thành lập các nhà máy hiện đại trong một khu công nghiệp và một loạt những ưu đãi nhằm khuyến khích việc đà tư của các nhà kinh doanh nước ngoài vào nước sở tại. Với định nghĩa hẹp nói trên của UNIDO, về bản chất hoạt động kinh tế khu chế xuất khác với khu mậu dịch tự do, cảng tự do. Bởi hoạt động chính trong khu chế xuất là sản xuất công nghiệp, mặc dù trên thực tế các hoạt động kinh doanh cũng được thực hiện tại một số khu chế xuất.
Định nghĩa của Việt Nam:
Theo Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao – ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997, khu chế xuất là “khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập”. Như vậy, cề cơ bản , khu chế xuất ở Việt Nam cũng được hiểu theo như định nghĩa hẹp của UNIDO.
1.2. Khu công nghiệp::
a.Khu công nghiệp- sự cải biện cần thiết của khu chế xuất cổ điển.
Theo các chuyên gia kinh tế, sỏ dĩ khu chế xuất được thành lập nhiều và thu được nhiều thành công lớn ở các nước Châu Á, vì đây là khu cực có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp, lại nằm trên các tuyến đường hàng hải nối liền các cảng và trung tâm thương mại sôi động vào bậc nhất thế giới. Các khu chế xuất châu Á chiếm gần 70% số lao động trong các khu chế xuất trên toàn thế giưới và tuy chỉ chiếm một phần nhỏ lượng xuất khẩu của một nước nhưng tổng kim nghạch xuất khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia gộp lại chiếm 80% lượng xuất khẩu của các khu chế xuất trên thế giới.
Song sự thành công của những nước nói trên với các khu chế xuất thực sự rất khó lặp lại ở các nước đang phát triển khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này:
+Một là , có quá nhiều khu chế xuất được thành lập ở các nước, tạo nên thị trường dư thừa khu chế xuất tập trung với một mật độ cao trong một khu vực có nhiều điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giống nhau. Tình trạng đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các khu chế xuất, buộc các nước này phải có nhiều nhân nhượng lớn hơn về tài chính và các yếu tố sản xuất khác, trong khi chưa tạo được môi trường kinh doanh ưu đãi và cơ sở hạ tầng tốt cho đầu tư.
+Hai là, khi thành lập các khu chế xuất, ngoài mục tiêu xuất khẩu, các nước đều hi vọng sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm, lợi dụng được kỹ thuật nước ngoài, tạo mối liên kết và cung cấp đầu vào cho nền kinh tế bản địa. Trên thực tế, các mục tiêu này của khu chế xuất rất khó thực hiện.
+Ba là xí nghiệp khu chế xuất phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra thị trường thế giới. Chính yêu cầu này đặt các nhà đầu tư trong khu chế xuất trước những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm của khu chế xuất vốn có nhiều loại tương đồng, với đặc trưng chung là hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp điện tử. Trong khi đó thị trường trong nước có dung lượng lớn và là điểm hi vọng của các nhà đầu tư thì hầu như bị khép lại trước các xí nghiệp khu chế xuất. Không tạo nên môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao giữa các loại sản phẩm - yếu tố chính để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng sản xuất trong nước. Điều đó có tác dộng tiêu cực đối với khả năng tăng năng lực xuất khẩu của đất nước nói chung.
Khu công nghiệp – mô hình kinh tế khắc phục những hạn chế của mô hình khu chế xuất cổ điển.
Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn do các nhà đầu tư nước ngoài - đối tượng đầu tư chủ yếu vào khu công nghiệp - tận dụng được thị trường nội địa như một yếu tố hấp dẫn đối với hàng hoá của doanh nghiệp trong khu. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, thực sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vì đối với họ thị trường nội địa còn là một thị trường mới, có dung lượng lớn, trong khi đó thị trường thế giới đã trở nên bão hoà đối với các loại sản phẩm của các doanh nghiệp khu công nghiệp vốn giống nhau cả về chủng loại và chất lượng.
b.Định nghĩa:
Định nghĩa 1:
Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại. văn phòng, nhà ở… Khu công nghiệp theo quan niệm này về thực chất là khu hành chính kinh tế đặc biệt như khu công nghiệp Batam Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu.
Định nghĩa 2:
Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dẫn cư sinh sống. Đi theo quan niệm này, ở một số nước như Malaixia, Indonesia, Thái Lan. Đài Loan đã hình thành nhiều khu công nghiệp với qui mô khác nhau.
Định nghĩa của Việt Nam:
Theo Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao – ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997, khu công nghiệp là “khu tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch cho sản xuất công nghiệp, có ranh giưới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”.
1.3. Sự giống nhau và khác nhau giữa KCN, KCX:
a.Giống nhau:
- Một là, qui mô khu chế xuất và khu công nghiệp gần như nhau, khoảng một vài trăm hecta. VD: Khu chế xuất Tân Thuận là 300 ha, khu chế xuất Linh Trung là 60 ha, khu công nghiệp Biên Hoà là 365 ha, khu công nghiệp Nội Bài là 100 ha…
- Hai là, các doanh nghiệp trong khu chế xuất và khu công nghiệp chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, thường dưới 5 trêịu đôla, với số lao động khoảng từ 300-400 người.
- Ba là, đối tượng đầu tư trong khu chế xuất và khu công nghiệp là các tổ chức kinh tế và cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam, các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài.
- Bốn là, về hình thức đầu tư, trong khu chế xuất và khu công nghiệp được thành lập doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Năm là, để quản lý Nhà nước đối với khu chế xuất và khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban quản lý. Ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp là cơ quan thực hiện dịch vụ quản lý “một cửa” cho các nhà đầu tư.
b.Khác nhau:
-Thứ nhất, về mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp khu chế xuất phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra thị trường ngoài nước, còn doanh nghiệp khu công nghiệp được tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
-Thứ hai, ưu đãi giữa khu chế xuất và khu công nghiệp cũng khác nhau do xuất phát từ mục tiêu khác nhau. Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài ban hành vào tháng 7 năm 2000 và Nghị định số 24/ 2000/NĐ- CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp khu công nghiệp và khu chế xuất như sau:
+ Đối với doanh nghiệp khu chế xuất, bất kể là của chủ đầu tư trong hay ngoài nước đều được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cao và như nhau, doanh nghiệp sản xuất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%, được miễn 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo; doanh nghiệp dịch vụ thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%, được miễn 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo.
+ Đối với doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% (với điều kiện xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên) được miễn 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, là 15% ( với điều kiện xuất khẩu trên 50% sản phẩm) được miễn 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo; doanh nghiệp dịch vụ thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, được miễn một năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.
2.Mục tiêu và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất:
2.1. Mục tiêu:
a.Mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài:
-Giảm chi phí sản xuất sản phẩm bằng cách tận dụng các yếu tố sản xuất rẻ ở các nước đang phát triển.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước phát triển, nhất là từ đầu những năm 60, đã vấp phải khó khăn về nguồn lao động ở các nước đó. Khi tại các nước này, ngồn nhân công tiền công thấp ngày càng khan hiếm, giá lao động, chi phí bảo hiểm xã hội ngày một tăng, đã thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia nhanh chóng quyết định chuyển các nghành công nghiệp có hàm lượng lao động sống cao sang các nước đang phát triển. Thêm vào đó, do giá đất ngày càng cao, sự phát triển của các nghành dùng nguyên liệu, công nghiệp tiêu chuẩn hoá như cơ khí chế tạo, sản xuất cấu kiện…không đòi hỏi trình độ công nghệ cao tại các nước tư bản phát triển tỏ ra không còn hiệu quả do các khoản chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài ngày càng tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới. Điều này có thể giúp chúng ta lý giải vì sao các công ty xuyên quốc gia lại thường đầu tư vào những nghành công nghiệp nhẹ, chế biến lắp ráp như dệt, may mặc, điện tử, sản xuất kim khí ở các khu công nghiệp, khu chế xuất của các nước đang phát triển.
-Tránh hàng rào thuế quan do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước đang phát triển, tận dụng các chính sách ưu đãi về tài chính, nhất là về thế và các ưu đãi khác của các nước này nhằm tăng cường lưọi ích của các công ty xuyên quốc gia.
-Bảo vệ môi trường các nước phát triển
Sự phát triển ồ ạt các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp nhiều phế thải đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường không kiểm soát nổi ở các nước phát triển, làm cho phí bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Xu hướng chung của các công ty xuyên quốc gia là muốn chuyển các ngành công nghiệp này sang các nước đang phát triển để bảo vệ môi trường nước họ và giảm chi phí sản xuất.
-Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến lược phát triển lâu dài
Khi đầu tư ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty tư bản nước ngoài muốn mở rộng địa bàn hoạt động, tạo chỗ đứng, chuẩn bị cho những bước đi lâu dài trong chiến lược phát triển của họ. Đầu tư của các nước phương Tây, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông vào Trung Quốc là điển hình của xu hướng đó.
b. Mục tiêu của các nước thành lập:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đây là mục tiêu quan trọng nhất của khu công nghiệp, khu chế xuất. Với tính chất là “vùng lãnh thổ” hoạt động theo một qui chế riêng trong môi trường đầu tư chung của các nước, khu công nghiệp, khu chế xuẩt trở thành công cụ hữu hiệu thu hút đầu tư trực tiệp nước ngoài để mở mang hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu và đạt tới tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của các nền kinh tế.
- Mở rộng hoạt động ngoại thương.
Thông qua việc thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, nước chủ nhà muốn đẩy mạnh hoạt động ngoại thương với các nước.
Sau khi giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều nước đang phát triển ớ châu Á – Thái Bình Dương muốn đẩy mạnh công nghiệp vượt qua do thiếu nguồn ngoại tệ. Thành lập khu chế xuất để tăng nhanh xuất khẩu hàng hoá và thu ngoại tệ là con đường mà nhiều nước theo đuổi.
Những nước xưa nay vốn dựa vào hoạt dộng xuất khẩu và chuyển khẩu để phát triển kinh tế như Singapo, Hồng Kông thường thông qua việc mở khu chế xuất, bảo đảm những biện pháp quản lý đặc biệt và điều kiện ưu đãi nhằm thu hút phương tiện và nguồn hàng các nước đến để thực hiện dịch vụ xuất khẩu và chuyển khẩu.
Đối với các nước đang phát triển khác, việc lập ra các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, mở rộng công nghiệp xuất khẩu, từ đó tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn là điều quan tâm nhất. Theo hướng này, ở nhiều nước Châu Á – Thái Bình Dương, xuất khẩu hàng công nghiệp sản xuất ở khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng kim nghạch xuất khẩu ở các nước đó.
-Tạo công ăn việc làm
Khuyến khích toàn dụng lao động là một trong những mục tiêu quan trọng của các nước đang phát triển, Sau chiến tranh thế giới thứ II, sự bùng nổ dân số và tình trạng thất nghiệp đã làm cho bức tranh kinh tế của các nước này càng trở nên ảm đạm. Trong khi các nước mới dành được độc lập dư thừa sức lao động thì tình trạng thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao dộng tiền công thấp ở các nước tư bản phát triển đặt các nước này trước sự lựa chọn sử dụng nguồn lao động dồi dào trong đội quân thất nghiệp khổng lồ ở các nước đang phát triển.
- Du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài.
Vào những năm của thập kỷ 70 và 80, để tránh bị tụt hậu về kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, các nước đang phát triển muốn mau chóng phát triển khoa học kỹ thuật của mình, nâng cao trình độ quản lý kinh tế đất nước. Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó tạo điều kiện nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ của các công ty tư bản nước ngoài, học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế của họ là biện pháp hữư hiệu mà nhiều nước từng áp dụng.
Ở Đài Loan, khi xây dựng khu chế xuất Cao Hùng, thu hút các bí quyết kỹ thuật hiện đại trong các ngành điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng là nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàng đầu. Phát triển hợp tác và trao đổi kỹ thuật phục vụ cho công cuộc bốn hiện đại hoá là mục tiêu luôn được quan tâm của Trung Quốc, đặc biệt ở các đặc khu kinh tế được thành lập trong những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 và các khu khai phát, khu công nghiệp kỹ thuật cao được thành lập trong những năm gần đây.
-Làm cầu nối hội nhập nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước.
Trước hết, hàng tiêu dùng từ các khu công nghiệp cung cấp cho thị trường nội địa ở thành thị và nông thôn đủ sức cạnh tranh và ngăn chặn hàng nhập lậu từ nước ngoài, đồng thời góp phần tăng sản xuất hàng xuất khẩu. Còn khu chế xuất. với tính chất là khu vực sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động của khu chế xuất chủ yếu hướng ra thị trường thế giới. Vì vậy, có thể xem khu công nghiệp, khu chế xuất như là một cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới.
Ở Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng nhanh xuất khẩu để có thu nhập ngoại tệ, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện