Qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân hoạt động dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh đã phát triển rộng khắp cả nước; qua đó đã khơi dậy, huy động và khai thác được các nguồn lực to lớn trong nhân dân như: trí tuệ, tiền vốn, sức lao động, kinh nghiệp quản lý, tài nguyên., và các nguồn lực khác vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm của Đảng (khoá IX) một lần nữa khẳng định, phát triển các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
Nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong phát triển đất nước, đề án này chỉ có mong muốn góp một cách nhìn nhận nhỏ bé của mình trình bày những vấn đề lý luận và vai trò, thực trạng của kinh tế tư nhân, đồng thời đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân nước ta.
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân hoạt động dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh đã phát triển rộng khắp cả nước; qua đó đã khơi dậy, huy động và khai thác được các nguồn lực to lớn trong nhân dân như: trí tuệ, tiền vốn, sức lao động, kinh nghiệp quản lý, tài nguyên..., và các nguồn lực khác vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm của Đảng (khoá IX) một lần nữa khẳng định, phát triển các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
Nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong phát triển đất nước, đề án này chỉ có mong muốn góp một cách nhìn nhận nhỏ bé của mình trình bày những vấn đề lý luận và vai trò, thực trạng của kinh tế tư nhân, đồng thời đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân nước ta.
NỘI DUNG
I . Những vấn đề lí luận và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
1. Những vấn đề lí luận
Đặc điểm của kinh tế tư nhân
1.1.1. Một là, kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân - một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Thực tế cho thấy, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã đề cao quá mức lợi ích nhà nước, tập thể, coi nhẹ lợi ích cá nhân, do đó làm thui chột động lực phát triển kinh tế - xã hội.Trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với việc tôn trọng lợi ích cá nhân, đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Hai là kinh tế tư nhân, mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân, là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hoá.
Hoạt động sản xuất trao đổi hàng hoá ra đời gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp là sản phẩm của nền sản xuất xã hội hoá.Trong đó, cơ cấu của kinh tế thị trường chủ yếu dựa trên cơ sở của mô hình tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất và cuối cùng là tạo ra giá trị thặng dư và không ngừng chuyển giá trị thặng dư thành tích luỹ tăng thêm của sự phát triển kinh tế.
Ba là, kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân. Nói cách khác, cơ chế thị trường hiện đại chính là dạng thức sinh tồn của kinh tế tư nhân mà điển hình là mô hình tổ chức doanh nghiệp.
Bất kì một nền kinh tế nào hoạt động theo cơ chế thị trường đều phải thừa nhận và khuyến khích mô hình tổ chức doanh nghiệp này. Ngược lại, mô hình tổ chức doanh nghiệp tự nó ứng xử theo cơ chế thị trường và có sức sống mãnh liệt trong môi trường của cơ chế thị trường.
Ơ Việt Nam muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải phát triển kinh tế tư nhân nói chung và mô hình tổ chức doanh nghiệp nói riêng.
1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân nước ta hiện nay
Kinh tế tư nhân nước ta đang tồn tại và phát triển trong những điều kiện chủ yếu sau:
Một là, kinh tế tư nhân nước ta mới được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Hai là, kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện có Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Nhà nước có thể chi phối và định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế thông qua hệ thống các chính sách, công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, kế hoạch hoá, chích sách kinh tế đối ngoại,v.v...Đảng Cộng sản có thể thông qua thể chế chính trị cùng với hệ tư tưởng và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc có tác động mạnh mẽ, thậm chí có tính quyết định đối với các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân.
Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay được coi như một công cụ, là những hình thức sản xuất - kinh doanh, là bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất theo mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển chậm, trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng sức sản xuất, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm.
Kinh tế tư nhân ở nước ta có đặc điểm khác về bản chất so với kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, điều đó thể hiện ở chỗ:
Một là, kinh tế tư nhân ở nước ta là kết quả của chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, ra đời và phát triển vì chính cuộc đổi mới và phục vụ cho sự nghiệp đổi mới. Chủ các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phần lớn là những đảng viên, đoàn viên, cán bộ quân đội đã chuyển ngành, phục viên, hưu trí và đội ngũ trí thức, sinh ra và trưởng thành trong chế độ mới. Người lao động trong các doanh nghiệp cũng thuộc giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức được hình thành trong xã hội mới. Hơn nữa, trong các doanh nghiệp ở nước ta đã và đang hình thành các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo hoạt động vì mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, kinh tế tư nhân ở nước ta bị chi phối và phát triển theo định hướng mà Đảng Cộng sản đề ra thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bằng các công cụ kinh tế Nhà nước có thể hướng sự phát triển của các doanh nghiệp vào những ngành, những địa bàn đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tăng cường tính xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển của đất nước. Thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước có thể điều tiết việc sử dụng lao động, phân phối thu nhập của kinh tế tư nhân nhằm đảm bảo các mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ngay từ khi mới ra đời đã mang những yếu tố tích cực. Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Góp phần quan trọng vào giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề xã hội gay gắt (lao động, việc làm, xoá đói giảm nghèo...).
- Góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, gắn liền các giai tầng xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
- Mối quan hệ trực tiếp giữa chủ với công nhân, người lao động không còn là mối quan hệ đối kháng mà mang tính chất hợp tác. Quan hệ giữa chủ và nông dân cũng là mối quan hệ hợp tác, hai bên cùng có lợi thông qua các hợp đồng cung cấp nông sản, nguyên liệu, các đại lý... Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, quan hệ giữa các chủ và đội ngũ trí thức cũng được tăng cường theo hướng hợp tác cùng có lợi nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần tăng tính cộng đồng dân tộc, hình ảnh của dân tộc trong cộng đồng quốc tế mà sự mở rộng của các loại sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế là một minh chứng cho điều đó.
2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực kinh tế tư nhân là tạo công ăn việc làm. Hệ thống các doanh ngiệp nhà nước hiện đang trong quá trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới; khu vực hành chính nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó khu vực kinh tế tư nhân chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới cho xã hội.
- Hầu hết các doanh nghiệp cũng góp phần chủ yếu đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực, do đó có tác dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang rất mất cân đối ở nước ta hiên nay.
- Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong nông nghiệp, nó đã đóng góp đáng kể trong trồng trọt, chăn nuôi và quan trọng hơn cả là trong các ngành chế biến, xuất khẩu, nhờ đó kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách. Kinh tế tư nhân là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu, thậm chí một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xút khẩu về một số mặt hàng quan trọng.
- Đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước có xu hướng tăng nhanh, bao gồm các nguồn thu: thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu và các khoản phí khác.
- Khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội.
- Khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm nghèo.
II. Thực trạng kinh tế tư nhân ở nước ta từ đổi mới đến nay
1.Những thành tựu
Nhìn tổng thể, sự hồi sinh và phát triển khu vực kinh tế tư nhân từ sau đổi mới đến nay đã mang lại nhiều kết quả kinh tế - xã hội to lớn, mà nổi bật là:
1.1. Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm
1.1.1, Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển
Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp một lượng vốn đầu tư rất đáng kể cho nền kinh tế: 49% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội năm 1990 và trên 21% năm 1998, tức là chiếm trên 1/5 tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội - là tỷ trọng không nhỏ.
1.1.2. Tạo việc làm, toàn dụng lao động xã hội
Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng tham gia tích cực và có hiệu quả đối với vấn đề giải quyết việc làm. Tính đến năm 1996 đă giải quyết việc làm cho 4.700.742 lao động, chiếm gần 70% lực lượng lao động xã hội trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp.
1.1.3. Đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế
Năm 1995, khu vực tư nhân đóng góp 43,50% GDP, khối tư bản tư nhân chiếm 7,5% GDP. Mặc dù các năm 1996, 1997 có sự giảm sút nhưng năm 1998 khu vực này vẫn chiếm tỉ trọng 41,1% GDP, khu vực tư bản tư nhân chiếm 7,47% GDP. Nhờ vậy, khu vực kinh tế tư nhân đã góp một phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 8%/năm, liên tục trong giai đoạn 1992 -1997, và đỉnh cao đạt 9,5% vào năm 1995.
Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần quan trọng tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra. Tính đến năm 1998 khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kể kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) nộp ngân sách qua thu thuế là 11.086 tỷ đồng, chiếm 3,5% GDP; tính ra bình quân hàng năm đã đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách trên dưới 3% GDP của cả nước, cao gấp trên 3 lần đóng góp của khu vực liên doanh với nước ngoài (0,9% GDP/ năm) và gần bằng đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào nguồn thu ngân sách hàng năm (khoảng 7% GDP/năm).
1.2. Thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc quyền, còn lại hầu hết là do khu vục kinh tế tư nhân tham gia, thậm chí còn chiếm tỷ trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh cá, lâm nghiệp, hàng hoá bán lẻ, chế biến, sành sứ, giày dép, dệt may, v.v.. ,đã mang về hàng tỷ đô la ngoại tệ cho nền kinh tế.Chính sự phát triển phong phú, đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịch vụ, các hình thức kinh doanh, v.v.. của khu vực kinh tế tư nhân đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp nhà nước, buộc khu vực kinh tế nhà nước phải cải tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ,v.v.. để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của Nhà nước phải đổi mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung.
1.3. Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam, làm đầu tầu thúc đẩy nên kinh tế bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa hợp tác với bên ngoài.
Chúng ta đã từng bước hình thành được đội ngũ các nhà doanh nghiệp hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề với số lượng ngày một lớn: khoảng trên 40.000 chủ doanh nghiệp và trên 120.000 chủ trang trại (trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp), lớn hơn nhiều lần lượng giám đốc doanh nghiệp nhà nước được đào tạo trong nhiều thập kỉ trước. Nhờ được đào luyện trong kinh tế thị trường, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân đã tỏ rõ bản lĩnh, tài năng, thích ứng khá kịp thời với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Họ đã vươn lên tham gia và làm chủ hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm cả những ngành kĩ thuật cao (điện tử, phần mềm, v.v..). Đặc biệt, trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, hàng trăm ngàn trang trại cung cấp nông sản hàng hoá cho xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo.Vai trò của các trang trại ngày càng được khẳng định như đầu tầu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá và tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp nước ta.
1.4. Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội.
Chính nhờ phát triển kinh tế tư nhân với nhiều loại hình kinh tế khác nhau, đã góp phần làm cho quan hệ sản xuất chuyển biến phù hợp với lực lượng sản xuất trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế nước ta.
Trước hết là sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu. Nếu trước đây quan hệ sở hữu ở nước ta chỉ bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thì giờ đây quan hệ sản xuất đã được mở rộng hơn: còn có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sở hữu hỗn hợp.
Sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu nói trên kéo theo sự chuyển biến trong quan hệ quản lý: hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân bên cạnh đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; đội ngũ những người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân bên cạnh những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp nhà nước...Xuất hiện quan hệ chủ thợ, quan hệ thuê mướn lao động thông qua hợp đồng kinh tế.
Quan hệ phân phối giờ đây càng trở nên linh hoạt, đa dạng: ngoài phân phối chủ yếu dựa trên lao động, còn sử dụng các hình thức phân phối theo vốn góp, theo tài sản, theo cổ phần và các hình thức khác, v.v..
Những chuyển biến của quan hệ sản xuất nói trên đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuât, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào và tiềm lực của hàng triệu hộ nông dân, hộ cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân vào công cuộc phát trểin kinh tế đất nước. Nhờ vậy đã góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo (từ 16,5% hộ nghèo đói năm 1995 giảm xuống còn 11% năm 2000), cải thiện đời sống dân cư (mức tiêu dùng của dân cư nông thôn tăng 5,4% hàng năm và của dân thành thị tăng 9,6%); góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhiều năm liền trong khu vực và trên thế giới.
2. Những hạn chế
Một là, phần lớn các cơ sơ kinh tế tư nhân đều có quy mô nhỏ, năng lực và sức cạnh tranh hạn chế, dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường. Hiện nay có tới 87,2% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; trong đó 29,4% có mức vốn dưới 100 triệu đồng; những doanh nghiệp có mức vốn từ 10 tỷ đồng trở nên chỉ chiếm 1%, trong đó từ 100 tỷ đồng trở nên có 0,1%. Ngân hàng thì luôn ở trong tình trạng thủ thế “chờ doanh nghiệp đến vay với đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp” chứ không phải là “tìm các phương án kinh doanh có hiệu quả để cho vay”. Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin.Thành lập doanh nghiệp chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm chứ chưa tính toán đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ chác chắn, nên hầu hết các chủ doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân (nhất là hộ cá thể và tiểu chủ) hoạt động thiếu phương án cũng như kế hoạch kinh doanh, vì vậy dễ đổ vỡ trước biến động của thị trường.
Hệ thống ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian yếu kém cùng với những thủ tục thế chấp phức tạp và nạn quan niêu đã khiến cho hơn 20% các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa không muốn vay ngân hàng, chỉ có 18% các doanh nghiệp tư nhân vừa và lớn vay được vốn dài hạn; đối với doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa con số này chắc chắn sẽ còn thấp hơn.
Hai là, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực còn hạn chế, do đó không nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ mới cũng như thuê máy móc thiêt bị rất ít; có khoảng 18% số doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và 5% số doanh nghiệp ở Hà Nội không thể tăng khả năng sản xuất với những thiết bị hiện có; khoảng 50% số doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng tới 90% công suất của máy móc. Tỷ lệ này ở các thành phố khác chỉ có 13% và ở nông thôn là 15-20%. Số doanh nghiệp được trang bị máy móc công nghệ hiện đại chưa nhiều, chỉ có khoảng 24% doanh nghiệp tư nhân và 25% công ty trách nhiệm hữu hạn.
Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kĩ năng, trình độ văn hoá thấp, chỉ có 5,13% lao động có trình độ đại học, khoảng 48,4% số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn.
Ba là, thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định là tình trạng phổ biến đã tác động bất lợi tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất thiếu ổn định, dẫn tới tình trạng đất đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả, do đó các cơ sở kinh tế tư nhân mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định.Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và cho thuê đối với các cơ sở kinh tế tư nhân cũng gây ra bất lợi và thiệt thòi cho khu vực kinh tế tư nhân. Ngay cả khi doanh nghiệp đã bỏ ra rất nhiều chi phí để có mặt bằng sản xuất, nhưng sau đó họ lại rất khó khăn trong việc dùng đất đai để làm tài sản thế chấp vay ngân hàng.
Bốn là, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề cản trở lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường địa phương và dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân (chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại các thành phố lớn và khoảng 33% được bán cho khu vực nhà nước). Hiện nay một số sản phẩm hàng hoá của khu vực kinh tế tư nhân cũng đã có mặt trên thị trường thế giới, tuy vậy sản phẩm đủ chất lượng xuất khẩu còn ít và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, còn lại phần lớn sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Nhưng vài năm gần đây, do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, thu nhập của dân cư sút kém nên sức mua trong nước cũng giảm.Thêm vào đó, hàng hoá trong nước còn tồn đọng với khối lượng lớn, cùng với hàng nhập lậu tràn lan không kiểm soát được (qua biên giới) đã làm cho việc tiêu thụ hàng hoá rơi vào tình thế cực kì bất lợi, làm cho nhiều cơ sở sản xuất bị đình đốn, phá sản.
Năm là,khả năng cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong cơ chế thị trường của các cơ sở kinh tế tư nhân còn hạn chế, một số tiêu cực nảy sinh đã làm cho tốc độ phát triển của cả khu vực kinh tế tư nhân đang chững lại và có biể