1. Tính tất yếu của đề tài:
Đất nước đang trong thời kì hội nhập, kinh tế đang chuyển dần từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong xu thế mở cửa đó, xuất khẩu hàng hoá là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW của Bộ Chính trị với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Hơn nữa, đất nước ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, chúng ta có thế mạnh về sản xuất hàng nông sản như cà phê, gạo ,cao su trong đó cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới. Các bạn hàng nhập khẩu cà phê chủ yếu của ta là EU, Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc EU đã và đang là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và tiềm năng xuất khẩu hàng hoá nông sản, đặc biệt là cà phê vào thị trường này vẫn còn rất rộng mở. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU” làm đề án nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu tình hình xuất khẩu cà phê thời gian qua, các thành tựu, hạn chế. Từ đó tìm ra nguyên nhân, rút ra bài học và đề xuất phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề án nghiên cứu hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà phê của việt Nam, trọng tâm là thị trường EU với phạm vi nghiên cứu trong nội bộ ngành từ 2006 đến nay bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu từ các ấn phẩm có uy tín, từ báo chí, các số liệu của ngành .
4. Kết cấu của đề án gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu cà phê
Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài:
Đất nước đang trong thời kì hội nhập, kinh tế đang chuyển dần từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong xu thế mở cửa đó, xuất khẩu hàng hoá là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW của Bộ Chính trị với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Hơn nữa, đất nước ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, chúng ta có thế mạnh về sản xuất hàng nông sản như cà phê, gạo ,cao su…trong đó cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới. Các bạn hàng nhập khẩu cà phê chủ yếu của ta là EU, Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc…EU đã và đang là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và tiềm năng xuất khẩu hàng hoá nông sản, đặc biệt là cà phê vào thị trường này vẫn còn rất rộng mở. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU” làm đề án nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu tình hình xuất khẩu cà phê thời gian qua, các thành tựu, hạn chế. Từ đó tìm ra nguyên nhân, rút ra bài học và đề xuất phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề án nghiên cứu hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà phê của việt Nam, trọng tâm là thị trường EU với phạm vi nghiên cứu trong nội bộ ngành từ 2006 đến nay bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu từ các ấn phẩm có uy tín, từ báo chí, các số liệu của ngành….
4. Kết cấu của đề án gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu cà phê
Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam
Lý luận chung về xuất khẩu
Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).
Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005 xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Các hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu ở nước ta bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:
Xuất khẩu trực tiếp:
Là hình thức mà nhà xuất khẩu gặp trực tiếp hoặc quan hệ trực tiếp qua điện tín để thoả thuận trực tiếp về hàng hoá, giá cả cũng như các biện pháp giao dịch với người nhập khẩu. Những nội dung này được thoả thuận một cách tự nguyện, không ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán. Các công việc chủ yếu của loại hình này là nhà xuất khẩu phải tìm hiểu thị trường tiếp cận khách hàng, người nhập khẩu sẽ hỏi giá và đặt hàng, nhà xuất khẩu chào giá, hai bên kết thúc quá trình hoàn giá và ký hợp đồng.
Xuất khẩu qua trung gian:
Trong hoạt động xuất khẩu qua trung gian tất cả mọi việc kiến lập quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu cũng như việc qui định các điều kiện mua bán phải thông qua một người thứ 3 được gọi là người nhận uỷ thác. Người nhận uỷ thác tiến hành hoạt động xuất khẩu với danh nghĩa của mình nhưng mọi chi phí đều do bên có hàng xuất khẩu, bên uỷ thác thanh toán. Về bản chất chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thù lao trả cho đại lý.
Buôn bán đối lưu:
Đây là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu phải kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu. Nhà xuất khẩu đồng thời là nhà nhập khẩu, mục đích để thu về hàng hoá có giá trị tương đương với hàng xuất khẩu bởi vậy nó còn gọi là phương thức đổi hàng. Trong hoạt động xuất khẩu này yêu cầu cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị và điều kiện giao hàng được đặc biệt chú ý.
Gia công quốc tế:
Là phương thức kinh doanh người đặt mua gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu theo mẫu hàng và định mức trước. Người nhận gia công làm theo yêu cầu của khách, toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại toàn bộ cho người đặt gia công và để nhận tiền gia công gọi là phí gia công.
Tạm nhập tái xuất:
Tái xuất là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá đã được nhập khẩu nhưng chưa qua dỡ bến ở nước tái xuất. Nghiệp vụ này là nghiệp vụ giao dịch 3 bên.
Hình thức chuyển khẩu là hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu không đi qua nước tái xuất.
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu
Đối với nước ta, xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng sau :
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ khi phát triển ngành cà phê xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất cà phê, có thể sẽ kéo theo sự phát triển của nghành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
Xuất khẩu chính là một phương tiện quan trọng tạo ra vốn, kỹ thuật và công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về chất lượng cũng như giá cả. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trên cơ sở 2 bên cùng có lợi.
1.1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam
Các yếu tố về môi trường quốc tế
Thị trường nhập khẩu
Từ sau đổi mới năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển dần sang kinh tế thị trường. Việt Nam đã mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC… và đặc biệt là trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 2006. Điều này đã tác động tích cực đến xuất khẩu, làm cho thị trường xuất khẩu được mở rộng. Tuy nhiên, khi bước chân vào một thị trường, chúng ta cũng có thể gặp phải những yếu tố bất lợi như thuế nhập khẩu, các hàng rào thương mại phi thuế như hạn ngạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt của nước sở tại. Hoặc do sự khác biệt về chính trị, văn hóa xã hội, tôn giáo, các truyền thống, phong tục riêng cũng có thể tác động tích cực hay tiêu cực cho xuất khẩu.
Giá cả thị trường
Tình hình kinh tế thế giới, tăng trưởng, lạm phát, giảm phát, suy thoái, sự thay đổi giá cả thị trường đều tác động đến giá cà phê trên thế giới. Tỉ giá hối đoái cũng là một rào cản,hay cơ hội, thách thức của xuất khẩu cà phê. Nếu tỉ giá hối đoái của ngoại tệ trên VNĐ tăng thì với mức giá cũ ta sẽ thu được nhiều tiền VNĐ, thúc đẩy xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm sẽ gây giảm lượng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn ít có lãi, thậm chí không có lãi.
Yếu tố cạnh tranh
Trên thị trường quốc tế, sự cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt và quyết liệt và xuất khẩu cà phê cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay, Braxin, Colombia, Indonexia đang là các đối thủ hàng đầu của Việt Nam trong xuất khẩu cà phê. Hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng, uy tín,... Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam.
Yếu tố kinh tế quốc dân
Các chính sách của nhà nước và của ngành có tác động lớn tới hoạt động sản xuất cũng như trong quá trình xuất khẩu hàng hóa nói chung và cà phê nói riêng. Việt Nam với chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, nước ta cũng từng bước tiến vào sân chơi chung của cả thế giới. Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra những cơ hội mới cho cả nền kinh tế. Các mối quan hệ song phương đa phương được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê nói riêng và quan hệ thương mại quốc tế nói chung.
Bản thân doanh nghiệp
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu chính là cầu nối đưa hàng hóa từ nước sản xuất đến nước tiêu dùng. Chính vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp này ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình xuất khẩu. Các doanh nghiệp nếu chủ động nắm bắt được cơ hội về chủ trương thúc đẩy xuât khẩu, tận dụng ưu thế đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, khẳng định được thương hiệu trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ thúc đẩy xuất khẩu cà phê nước nhà ngày càng phát triển.
1.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
1.2.1. Vài nét về mặt hàng cà phê ở Việt Nam
Nguồn gốc cây cà phê
Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà phê. Theo ghi chép của con người còn lại cho đến ngày nay Kaffa (Ethiopia ngày nay) chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê, từ thế kỷ thứ IX đã có những ghi nhận ở đây. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen, và tới thế kỉ thứ XV thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu.
Phân loại cà phê
Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Ba dòng cây cà phê chính là: cà phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta ( cà phê vối) và cà phê excelsa (cà phê mít). Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay "cà phê chồn") của Indonesia và Việt Nam. Đây không phải là một giống cà phê mà một cách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của loài cầy. Ở Việt Nam trồng 2 loại chủ yếu là cà phê Arabica và cà phê Robusta, trong đó cà phê Robusta chiếm trên 90%.
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngành cà phê Việt Nam
Cây cà phê du nhập vào Việt Nam khá sớm (từ 1857) thông qua một số linh mục thừa sai người Pháp. Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê Arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau đó việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum. Từ 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 héc ta cà phê, cung ứng 1.500 tấn.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Hiện Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê, chỉ sau Braxin. Thành tựu đó đã được ngành cà phê thế giới ca ngợi và rất đáng tự hào. Cho đến năm 2008, do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê có lúc đã giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Tuy nhiên gần đây, nhờ sự can thiệp quản lý của Nhà nước hạn chế diện tích gieo trồng, tình hình cung thế giới cũng sụt giảm đã đẩy giá cà phê lên cao, song thị trường thế giới luôn chứa đựng yếu tố bất thường, đòi hỏi ngành cà phê nước ta phải có hướng đi đúng đắn để phát triển.
1.2.3. Thuận lợi, hạn chế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu cà phê
Việt Nam có dân số đông với hơn 86 triệu người, có trên 65% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có mặt hàng cà phê. Ngoài ra, nước ta còn có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiều vùng đất đỏ bazan như Tây Nguyên, Đăc Lăk thích hợp cho cây cà phê.
Bảng 1.1. Phân tích SWOT cho cà phê và các sản phẩm từ cà phê Việt Nam
Điểm mạnh
Các điều kiện tự nhiên phù hợp cho cà phê
Chi phí sản xuất và lao động thấp
Sản lượng cao do đất đai màu mỡ
Có kinh nghiệm trong trồng cà phê
Sản xuất tập trung gần cảng
Khoảng cách vận chuyển trên đất liền ngắn ảnh hưởng tích cực đến phần thu từ giá xuất khẩu mà người nông dân Việt Nam nhận được
Thị phần xuất khẩu lớn, đặc biệt là cà phê Robusta
Phát triển xuất khẩu tư nhân
Điểm yếu
Thiếu hệ thống tưới tiêu, lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón
Diện tích trồng cà phê quá bành trướng
Thiếu phương tiện dự trữ, dịch vụ marketing
Thiếu quản lý rủi ro (ví dụ bảo hiểm cho người trồng cà phê)
Thị trường tương lai, sàn giao dịch kém phát triển
Các tiêu chuẩn Việt Nam chưa tương xứng với các tiêu chuẩn quốc tế
Không có thương hiệu cho cà phê xuất khẩu, vì thế xuất khẩu qua trung gian
Cơ hội
Sự phục hồi của thị trường thế giới
Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu
Phát triển kỹ thuật chế biến ướt
Hỗ trợ của chính phủ để phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại
Thách thức
Sự cạnh tranh từ các mặt hàng khác
Sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác
Diện tích trồng cà phê Robusta quá bành trướng
Kế hoạch phát triển cà phê Arabica không hiệu quả
Giá xuất khẩu không ổn định
Hạn hán
Hạn chế nguồn nước
(Nguồn: Các cuộc phỏng vấn thực địa, nghiên cứu tại bàn của Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE))
1.2.4. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam
Cây cà phê vốn từ lâu được xem như một loại cây Công nghiệp ngắn ngày xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng năm ngày càng cao,đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ra nước ngoài. Nó có tác động to lớn đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và đối với cả nền kinh tế nói chung:
Xuất khẩu cà phê tạo một nguồn thu ngoại tệ khá lớn hàng năm cho nền kinh tế đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế, nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến phục vụ cho nền sản xuất còn chậm phát triển trong nước.
Xuất khẩu cà phê đòi hỏi phải đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyên môn hóa hình thành những vùng chuyên canh với quy mô lớn với trang bị đồng bộ của khoa học kĩ thuật, áp dụng cơ khí hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy các ngành công nghiệp phục vụ như sản xuất máy bơm nước tưới, máy chế biến…đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp.
Xuất khẩu cà phê không những đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải tạo điều kiện sống cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm bớt được tệ nạn xã hội.
Xuất khẩu cà phê cho chúng ta khai thác triệt để lợi thế so sánh với những nước khác về tự nhiên, đất đai, khí hậu, nguồn nước…tận dụng nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lí của đất nước thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán hàng hóa.
Xuất khẩu cà phê còn tạo cơ hội để ta tranh thủ tận dụng cơ hội trên thị trường thế giới theo xu hướng chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội sâu sắc trên thế giới, tranh thủ các ưu đãi về thuế quan của các tổ chức thương mại mà Việt Nam cũng là thành viên, tạo khả năng thu hút được nhiều lợi nhuận hơn cùng những ưu đãi về điền kiện xuất khẩu.
CHƯƠNG 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU
Sơ lược về sản xuất và xuất khẩu của cà phê Việt Nam
2.1.1. Thực trạng sản xuất
Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam
Năm 1925, lần đầu tiên được trồng ở Tây Nguyên. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, diện tích cà phê cả nước có khoảng 20.000 héc ta, nhờ sự hỗ trợ vốn từ quốc tế, cây cà phê dần được chú trọng, đến năm 1980 diện tích đạt 23.000 héc ta, xuất khẩu trên 6000 tấn.
Đầu thế kỷ XXI, diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm dần do giá cà phê trên thị trường thế giới giảm, ở một số vùng, nông dân chặt cà phê do nợ nhiều, không có khả năng đầu tư nhiều cho sản xuất. Mặt khác, Chính phủ cũng khuyến khích giảm diện tích trồng cà phê ở những khu vực có điều kiện không thuận lợi. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong vòng 5 năm (2000 đến 2005), diện tích trồng cà phê của Việt Nam đã giảm khoảng 70 nghìn héc ta và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm ở những khu vực có điều kiện không thuận lợi. Song song với xu hướng giảm diện tích, sản lượng cà phê trong 5 năm này cũng giảm khoảng 35 nghìn tấn.
Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng và diện tích cho sản lượng cà phê (đơn vị: nghìn héc ta)
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Diện tích gieo trồng
497
503,9
530,9
538,5
548,2
Diện tích cho sản lượng
-
488,9
500,2
507,2
514,4
(Nguồn: niên giám thống kê 2010)
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng diện tích gieo trồng và diện tích cho sản lượng
Từ 2007 trở lại đây diện tích liên tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng không đều nhau, chủ yếu do sự biến động của giá cả thế giới. Tăng nhanh nhất từ 2007-2008 tăng 4,2% (21,6 nghìn héc ta) do thời điểm này giá cà phê tăng cao, có lúc đạt mức trên 40000đ/kg, đã xuất hiện tình trạng người dân một số tỉnh Tây Nguyên ồ ạt tăng diện tích cà phê trồng mới. Sau thời gian này tốc độ tăng diện tích gieo trồng đã giảm và có xu hướng ổn định. Năm 2009 tăng 1,4% so với 2008 (7,6 nghìn héc ta), 2010 tăng 1,8% (7,7 nghìn héc ta). Tốc độ tăng trưởng trung bình từ 2007-2010 là 1,7%. Diện tích cà phê nước ta ở mức 500.000-550.000 héc ta như hiện nay được đánh giá là hợp lý và cần duy trì. Dự thảo “Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu giữ ổn định diện tích trồng 500.000 héc ta như hiện nay nhưng nâng dần kim ngạch xuất khẩu lên 2,4 tỉ USD hàng năm.
Cà phê chè (Arabica) được trồng ở: Trung Bộ (Quảng Trị, Huế) và miền núi phía Bắc (Sơn La, Lai Châu). Giống cà phê này khó phát triển tại Việt Nam do độ cao không phù hợp, lại có nhiều sâu bệnh hại nên không có giá trị kinh tế bằng cà phê Robusta nếu trồng tại nước ta. Cà phê vối (robusta) được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây nguyên và một số tỉnh Đông Nam bộ xung quanh do có môi trường tự nhiên và khí hậu rất thuận lợi. Chỉ riêng 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắc lắk, Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai và Kon Tum) đã chiếm 90% diện tích đất trồng cà phê và 85% sản lượng của cả nước, trong đó Đắc Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước.
Bảng 2.2. Sản lượng cà phê từ 2006-2010
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Sản lượng (nghìn tấn)
985,3
915,8
1055,8
1057,5
1105,7
Chỉ số phát triển (năm trước = 100%)
131
92,9
115,3
100,2
104,6
(Nguồn: niên giám thống kê 2010)
Như vậy từ 2006-2010 sản lượng cà phê đạt cao nhất là 1105,7 nghìn tấn vào năm 2010, tăng 48,2 nghìn tấn tương đương 4,6% so với 2009. Từ 2006-2007 tuy diện tích gieo trồn