Đề án Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định

Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế – xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong những năm qua Bình Định đã nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Bình Định nói riêng nhưng quy mô FDI vào tỉnh còn hạn chế, tỉnh cần có những giải pháp thiết thực hơn trong việc thực hiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.  Mục đích của đề tài: Tiến hành đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại Bình Định năm 2008 -2011 từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong giai đoạn tiếp theo.  Phạm vi nghiên cứu : Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2008 -2011.  Phương pháp nghiên cứu: Đề án áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở kết hợp với phương pháp tổng hợp thống kê  Kết cấu đề án: Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Đề án gồm có 3 phần:  Phần 1: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài.  Phần 2: Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian qua (2008-2010).  Phần 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định.

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế – xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong những năm qua Bình Định đã nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Bình Định nói riêng nhưng quy mô FDI vào tỉnh còn hạn chế, tỉnh cần có những giải pháp thiết thực hơn trong việc thực hiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Mục đích của đề tài: Tiến hành đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại Bình Định năm 2008 -2011 từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong giai đoạn tiếp theo. Phạm vi nghiên cứu : Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2008 -2011. Phương pháp nghiên cứu: Đề án áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở kết hợp với phương pháp tổng hợp thống kê Kết cấu đề án: Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Đề án gồm có 3 phần: Phần 1: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài. Phần 2: Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian qua (2008-2010). Phần 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định. Với khả năng đánh giá thu thập thông tin còn hạn chế, đề tài của nhóm 4 còn nhiều thiếu sót,rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy. A. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 1. Giới thiệu khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. a. Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá với qui mô và tốc độ ngày càng lớn đã tạo ra một nền kinh tế sôi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước, các quốc gia ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư để Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH - HĐH) của các nước phát triển rất lớn. Mặt khác ở các nước phát triển dồi dào vốn và công nghệ, họ muốn tìm kiếm những nơi thuận lợi, chi phí thấp để hạ giá thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Chính điều đó đã tạo nên một sự thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công b. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ngoài Đây là hình ước ngoài. thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư, họ tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mạng tính khả thi và hiệu quả cao. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động theo tỷ lệ góp vốn của mình. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được. Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động nó còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được. c. Các hình thức của FDI trong thực tiễn. Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là: . Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách pháp nhân Doanh nghiệp liên doanh: Theo khoản 2 điều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Theo điều 26 Nghị định 12 CP quy định: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép” . Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà Việt Nam” Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 2. Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. a. Vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam. Như đã nêu ở trên vốn đầu tư có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và càng cần thiết hơn khi chúng ta đang cần một lượng vốn lớn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, vươn lên cùng các nước trong khu vực cũng như thế giới. Vốn đầu tư không chỉ quan trọng với chúng ta mà còn hết sức quan trọng với các nước có vốn đầu tư và các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư. Nó giúp các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ do đặt dự án đầu tư tại nơi đó và tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Cũng chính nhờ vào đầu tư nước ngoài mà các nhà đầu tư được tự điều chỉnh công việc kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện kinh tế phong tục tập quán điạ phương để từ đó bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà có cách tiếp cận tốt nhất, đồng thời giúp các chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí nhân công do thuê lao động với giá rẻ ngoài ra còn giúp tránh khỏi hàng rào thuế quan. Đối với chúng ta nước tiếp nhận đầu tư thì các dự án đầu tư trực tiếp có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới. b. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp chúng ta giải quyết những khó khăn về vốn cũng như công nghệ và trình độ quản lý, nhờ vào những yếu tố này sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, giúp chúng ta khắc phục được những điểm yếu của mình trong quá trình phát triển và hội nhập. Đóng góp vào ngân sách Thu hút lao động Nâng cao thu nhập Tăng khoản thu cho ngân sách ......... Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của những nước đang phát triển trên thế giới có thể rút rằng tất cả các nước đang tìm mọi cách để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, một điều nữa là khối lượng vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó. Mặt khác FDI cũng tạo cơ hội cho các nước sở tại khai thác tốt nhất những lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý ....nó góp phần làm tăng sự phong phú chủng loại sản phẩm trong nước cũng như làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong nước với sản phẩm của các quốc gia trên thế giới vì thế tăng khả năng xuất khẩu của nước ta FDI còn làm tăng các khoản thu về ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dịch vụ và nguyên liệu vật lịêu cho các dự án đầu tư trực tiếp, nói chung FDI là nguồn vốn có ý nghĩa quan trong qúa trình hội nhập và phát triển nền kinh tế FDI còn giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay, đây chính là một nguồn vốn lớn trong đó có cả tiềm lực về mặt tài chính và tiềm lực về mặt khoa học công nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý hết sức cần thiết cho chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chúng ta đang trong qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp nông nghiệp dịch vụ, công việc này đòi hỏi rất nhiều vốn cũng như cần tới rất nhiều sự hỗ trợ về công nghệ. Hơn nữa yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phần quan trọng trong kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế và sự vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính đầu tư nước ngoài sẽ góp phần làm chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế. Đầu tư trực tiếp tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiên nay Nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ ngân sách nhưng đầu tư trực tiếp cũng góp một phần quan trọng trong đó. Đối với một nước còn chậm phát triển như nước ta nguồn vốn tích luỹ được là rất ít vì thế vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế.Nước ta có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động dồi dào nhưng do thiếu nguồn vốn và chưa có đủ trang thiết bị khoa học tiên tiến nên chưa có điều kiện khai thác và sử dụng. Với các nước đang phát triển vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế trong đó có một số nước hoàn toàn dựa vào vốn đầu tư nước đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Nhưng tiếp nhận đầu tư trực tiếp chúng ta cũng phải chấp nhận một số những điều kịên hạn chế: đó là phải có những điều kiện ưu đãi với các chủ đầu tư. Nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế và xu thế phát triển của thế giới hiện nay thì đầu tư trực tiếp là không thể thiếu bởi nó là nguần vốn hết sức quan trọng cho chúng ta đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Chính vì thế mà vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn thiện nay, chúng ta cần có một cơ chế chính sách phù hợp hơn nữa nhằm thu hút nguồn vốn này trong tương lai. B.THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH THỜI GIAN QUA. I.ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH 1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Định : Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) thông sang Lào 300km. Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 6.025km2, dân số khoảng 1,6 triệu người, về cơ cấu hành chính bao gồm 1 thành phố và 10 huyện, trong đó có 3 huyện miền núi. Thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn là đô thị loại 2, có diện tích 284,28 km2, dân số trên 260.000 người, được quy hoạch phát triển thành đô thị loại 1 vào năm 2015 với diện tích 334,73km2, dân số 500.000 người. Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27oC, độ ẩm trung bình 80%, hàng năm có số giờ nắng trung bình trên 2.000 giờ, lượng mưa trung bình khoảng 2.000mm, rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Trong những năm qua, Tỉnh Bình Định đã chủ động phát huy nội lực và tích cực thu hút các nguồn lực từ bên ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Phương châm của tỉnh trong mời gọi hợp tác, đầu tư là đi trước một bước trong chuẩn bị hạ tầng kinh tế - xã hội và cải cách thủ tục hành chính. 2.Lợi thế đầu tư a.vị trí chiến lược Bình Định là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Trung - nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam Việt Nam trên cả 3 tuyến đường bộ, đường sắt và đường hàng không, là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Với vị trí này, Bình Định có lợi thế vượt trội trong liên kết, giao lưu kinh tế khu vực và quốc tế. Cảng quốc tế Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của Việt Nam. Cảng có ưu thế là vùng neo đậu kín gió, mức nước sâu, kho bãi rộng, có thể đón tàu trọng tải 30.000 tấn ra vào an toàn, có độ sâu 8,50m, thuỷ triều trung bình 1,56m, luồng rộng 80m (luồng sẽ mở rộng thành 120m, nạo vét sâu 11,5m). Từ cảng Quy Nhơn có thể đi thẳng các cảng biển lớn trong khu vực Châu Á. Năng lực hàng thông qua cảng Quy Nhơn đạt khoảng 4 triệu tấn/năm. Cảng Thị Nại nằm gần kề cảng Quy Nhơn, có tổng độ dài cầu tàu là 268m, mực nước sâu từ 4 - 6m, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn. Năng lực hàng thông qua cảng đạt khoảng 0,8 triệu tấn/năm. Cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội công suất 12 triệu tấn đang được xây dựng. Đây là một trong nhưng lợi thế về vị trí chiến lược để thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh. b. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Bình Định có hơn 134 km đường biển với nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và thắng cảnh,hài hòa và hấp dẫn nổi tiếng như Tân Thanh, Vĩnh Hội, Tung Lương, Hải Giang, Đảo yến,bãi tamwsm Hoàng Hậu, bãi bầu, bãi dại, bãi xép, bãi biển Cát Tiến, bãi biễn Tam Quan là nơi có thể đầu tư cho dịch vụ du lịch nhà hàng phat triển. Bên cạnh viêc phát triển du lịch thì với đường bờ biển dài đó còn là nơi tập trung nhiều loại khoáng sản phong phú và quý hiếm như: đá granite, ilmenite, cát, cao lanh, đất sét, suối khoáng, vàng… trong đó có đá granite đỏ và vàng chỉ có ở Bình Định mới có trữ lượng khoảng 700 triệu m3 tập trung chủ yếu ở gần đương giao thông. Ilmenite: Với trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn, tập trung ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn. Bauxit ở Vĩnh Thạnh, có trữ lượng 150 triệu tấn quặng nguyên khai. Cát và cát trắng: Phân bổ dọc bờ biển và trong các thung lũng, bãi bồi của lòng sông cạn với khối lượng 14 triệu m3. Toàn tỉnh có 5 điểm suối khoáng: Hội vân, Chánh Thắng (Phù Cát), Định Quang, Vĩnh Thịnh (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Quy Nhơn). Riêng nước khoáng nóng Long Mỹ có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể khai thác 50 triệu lít/năm. Cao lanh: Tập trung ở huyện Phù Cát và Long Mỹ (Quy Nhơn), trữ lượng khoảng 25 triệu tấn. Đất sét: Với trữ lượng khoảng 13,5 triệu m3, tập trung ở các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn... Vàng: Tiềm năng vàng gốc của các điểm vàng với trữ lượng khoảng 22 tấn, tập trung ở các huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn. Sở Tài nguyên và Môi trường 08 Hai Bà Trưng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH 1.đánh giá chung Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm ước tăng 11,03% (kế hoạch 10%). Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành: + Nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,4% (kế hoạch 6,3%). + Công nghiệp, xây dựng tăng 14,56% (kế hoạch 14,1%). + Dịch vụ tăng 11,92% (kế hoạch 10,5%). Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2010 đạt: 34,73% - 29,76% - 35,51% (kế hoạch 35%- 27% - 38%). Sản lượng lương thực có hạt đạt 674.900 tấn (kế hoạch 676.000 tấn). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,97% (kế hoạch 12,7%). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 429,9 triệu USD (kế hoạch 350 triệu USD). Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 10.200 tỷ đồng, chiếm 37,9% GDP (kế hoạch 10.500 tỷ đồng, chiếm 42% GDP). Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 2.948,5 tỷ đồng (kế hoạch 2.805tỷ đồng), vượt 5,1% dự toán, tăng 6,4% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 2.115,5 tỷ đồng, vượt 12,2% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ. Giảm tỷ suất sinh 0,3%o (kế hoạch 0,4%o). Tạo chỗ việc làm mới cho 25.200 lao động (kế hoạch 25.000 lao động). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 36% (kế hoạch 36%). Tỷ lệ hộ nghèo còn 8% (kế hoạch dưới 8,3%). Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 94,96% (kế hoạch 90%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 18,6% (kế hoạch 20%). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,7% (kế hoạch 44%). Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch 48% (kế hoạch 48%). Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 93% (kế hoạch 93%). 2.tình hình và kết quả thục hiện trên các lĩnh vực kinh tế xã hội 2.1Cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông đường bộ Bình Định có hệ thống giao thông đồng bộ bao gồm: đường bộ, đường sắt quốc gia, cảng biển quốc tế, sân bay. Đi lại bằng đường hàng không giữa Bình Định với Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất 1 giờ, với Hà Nội chỉ 2 giờ. Cấp điện, cấp nước, các dịch vụ bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, các cơ sở giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của mọi người dân và doanh nghiệp. Hạ tầng phục vụ du lịch, vui chơi giải trí đã và đang được quan tâm đầu tư, nâng cấp. b.hệ thống điện nước Bình Định có đủ hệ thống lưới điện các loại: Đường dây cao áp, đường dây hạ áp cùng các trạm biến áp phân phối. Toàn bộ phường, xã trong tỉnh có điện, trong đó 158 phường, xã có điện lưới quốc gia và 1 xã đảo Nhơn Châu dùng điện diesel. Công suất cấp nước của thành phố Quy Nhơn: 45.000 m3/ngày đêm, sẽ nâng cấp lên 48.000 m3/ngày đêm. Công suất cấp nước cho Khu công nghiệp Phú Tài: 8.500 m3/ngày đêm. Công suất cấp nước cho Khu kinh tế Nhơn Hội: 12.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1, đang xây dựng). Công suất cấp nước của 9 thị trấn trong tỉnh: 21.300 m3/ngày đêm. c.Bưu chính viễn thông Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc. Tính đến nay, tổng số thuê bao ĐTDĐ trên toàn tỉnh đã có gần 800 ngàn máy, đạt mật độ khoảng 50 máy/100 dân, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2008. Thuê bao cố định đạt khoảng 10 máy/100 dân. d.giáo dục đào tạo , công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Trong năm 2010, đã tổ chức đào tạo nghề, tập huấn nghề cho 27.238 lao động, đạt 10
Luận văn liên quan