Ngày 20 tháng 6 năm 1996, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 343/TCCB về việc thành lập Khoa Văn thư và Lưu trữ học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trên cơ sở phát triển Bộ môn Lưu trữ Lịch sử của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (tiền thân là Bộ môn Lưu trữ học thuộc Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập từ năm 1967). Đến tháng 12 năm 1997 Khoa Văn thư và Lưu trữ học được đổi tên thành Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng để phù hợp với nội dung đào tạo và hướng phát triển của Khoa.
Năm 1998, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 193/QĐ-BGD-ĐT-SĐH giao nhiệm vụ đào tạo cao học chuyên ngành Lưu trữ học và Tư liệu học với mã số là 51002. Đến năm 2002 đổi thành chuyên ngành Lưu trữ với mã số 60.32.24 theo Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tính đến năm 2009, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã đào tạo được một số lượng lớn các cử nhân và thạc sĩ, bao gồm:
- Trên 6.000 cử nhân Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (gồm cả chính quy và tại chức).
- Trên 70 thạc sĩ Lưu trữ học và Tư liệu học, trong đó có 2 thạc sĩ là công dân của nước CHDCND Lào.
Hơn 40 năm qua và cho đến hiện nay, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (tiền thân là Bộ môn Lưu trữ lịch sử) vẫn luôn giữ được vị trí là địa chỉ duy nhất ở Việt Nam có chức năng và uy tín trong việc nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lưu trữ học ở cả hai bậc đại học và sau đại học
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tiểu luận bài mở chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ ÁN MỞ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về đơn vị đào tạo
Ngày 20 tháng 6 năm 1996, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 343/TCCB về việc thành lập Khoa Văn thư và Lưu trữ học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trên cơ sở phát triển Bộ môn Lưu trữ Lịch sử của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (tiền thân là Bộ môn Lưu trữ học thuộc Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập từ năm 1967). Đến tháng 12 năm 1997 Khoa Văn thư và Lưu trữ học được đổi tên thành Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng để phù hợp với nội dung đào tạo và hướng phát triển của Khoa.
Năm 1998, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 193/QĐ-BGD-ĐT-SĐH giao nhiệm vụ đào tạo cao học chuyên ngành Lưu trữ học và Tư liệu học với mã số là 51002. Đến năm 2002 đổi thành chuyên ngành Lưu trữ với mã số 60.32.24 theo Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tính đến năm 2009, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã đào tạo được một số lượng lớn các cử nhân và thạc sĩ, bao gồm:
- Trên 6.000 cử nhân Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (gồm cả chính quy và tại chức).
- Trên 70 thạc sĩ Lưu trữ học và Tư liệu học, trong đó có 2 thạc sĩ là công dân của nước CHDCND Lào.
Hơn 40 năm qua và cho đến hiện nay, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (tiền thân là Bộ môn Lưu trữ lịch sử) vẫn luôn giữ được vị trí là địa chỉ duy nhất ở Việt Nam có chức năng và uy tín trong việc nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lưu trữ học ở cả hai bậc đại học và sau đại học
2. Luận cứ mở chuyên ngành đào tạo tiến sĩ
2.1. Căn cứ pháp lý cho phép mở chuyên ngành
* Chủ trương của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước:
Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ, Đảng ta rất chú trọng và quan tâm đến lĩnh vực này. Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các cơ quan tổ chức cần thực hiện tốt là “Bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ”. Đây chính là định hướng cho sự phát triển của ngành lưu trữ và công tác lưu trữ, trong đó có vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lưu trữ học.
Trên cơ sở chủ trương và đường lối chỉ đạo của Đảng, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác lưu trữ, trong đó có Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2001. Tiếp theo đó, ngày 08/4/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2004/NĐ-CP để hướng dẫn chi tiết việc thi hành Pháp lệnh nói trên. Trong các văn bản này, vấn đề đào tạo cán bộ, công chức lưu trữ đã được xác định là một trong những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước trong công tác lưu trữ (Điều 25, Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia 2001)
* Các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT Ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ ban hành Danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học, trong đó có ghi: Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ thuộc ngành Thông tin, mã số 60.32.24 và đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ thuộc ngành Thông tin, mã số 62.32.24.01. Như vậy Lưu trữ là chuyên ngành được phép đào tạo ở bậc tiến sĩ.
Trong Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10/10/2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có quy định cụ thể về điều kiện cần thiết đối với các đơn vị tổ chức đào tạo sau đại học và các quy định khác về tổ chức đào tạo tiến sĩ.
Trên đây là những căn cứ pháp lý cơ bản để Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiên cứu, xây dựng đề án trình và đề nghị Đại học Quốc gia cho phép đào tạo chuyên ngành tiến sĩ về lưu trữ.
2.2. Nhu cầu đào tạo tiến sĩ chuyên ngành lưu trữ đối với sự phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội, và sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của Việt Nam
2.2.1. Đối với sự phát triển của Đại học quốc gia Hà Nội:
Đại học Quốc gia Hà Nội là một cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, trong đó chuyên ngành lưu trữ học (bậc đại học) được bắt đầu đào tạo từ năm 1967 tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với những đóng góp quan trọng về đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho ngành lưu trữ trong gần 45 năm qua; với đội ngũ cán bộ cơ hữu và kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn cao; với kinh nghiệm về quản lý và giảng dạy uy tín, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện là cơ sở duy nhất trong cả nước có đủ điều kiện và năng lực đào tạo sau đại học về lưu trữ. Việc đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ học ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội không chỉ nhàm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường mà còn cung cấp đội ngũ cán bộ, giảng viên cho các cơ sở đào tạo về lưu trữ học trong cả nước. Đây là trách nhiệm, đồng thời cũng là nhiệm vụ nhằm khẳng định và nâng cao vị thế và sự phát triển của một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học lớn nhất trong cả nước.
2.2.2. Đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước:
- Từ trước đến nay, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, tài liệu lưu trữ là bằng chứng có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao, được khai thác và sử dụng để chứng minh chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên đất liền, trên biển; cung cấp thông tin để nhà nước và các cơ quan có cơ sở hoạch định chính sách; phát triển quan hệ hợp tác quốc tế; đảm bảo an ninh quốc phòng và xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá; đảm bảo an sinh xã hội và những quyền lợi chính đáng của công dân v.v…
- Trong hoạt động quản lý, tài liệu lưu trữ nói chung là nguồn thông tin quá khứ và bằng chứng pháp lý giúp các cơ quan có căn cứ và cơ sở trong việc ban hành các quyết định quản lý; phục vụ việc xây dựng kế hoạch, tổng kết hoạt động; cung cấp thông tin phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra và là bằng chứng tin cậy trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và tố cáo...
- Về mặt khoa học, tài liệu lưu trữ được hình thành qua các thời kỳ lịch sử của đất nước là nguồn sử liệu phong phú, đa dạng và chân thực nhất đối với việc nghiên cứu khoa học nói chung, đặc biệt là nghiên cứu lịch sử. Tài liệu lưu trữ cung cấp những chứng cứ, tư liệu để các nhà nghiên cứu tái dựng, xác minh các sự kiện lịch sử và những vấn đề liên quan phục vụ cho việc biên soạn lịch sử bao gồm lịch sử dân tộc, lịch sử các cơ quan nhà nước, lịch sử ngành, lịch sử địa phương, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tiểu sử các danh nhân…
- Dưới góc độ văn hoá, tài liệu lưu trữ là một trong những di sản văn hoá đặc biệt, phản ánh phong tục, tập quán và đời sống của nhân dân, bảo tồn những giá trị văn hoá của quốc gia, dân tộc.
Với những ý nghĩa đặc biệt trên đây, tài liệu lưu trữ luôn được tất cả các quốc gia, các nhà nước quan tâm lưu giữ, bảo quản và khai thác để phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Muốn thực hiện được nhiệm vụ trên đây, tất cả các quốc gia đều phải quan tâm tổ chức công tác lưu trữ, thiết lập các cơ quan lưu trữ và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao về lưu trữ để có thể giúp nhà nước và các cơ quan sưu tầm, bảo quản và phục vụ nhu cầu khai thác thông tin trong tài liệu lưu trữ.
Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ, nên ngay từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, công tác lưu trữ đã được tổ chức thành một ngành hoạt động của Nhà nước và xã hội. Hai hệ thống tổ chức lưu trữ từ trung ương đến địa phương đã được hình thành; đó là hệ thống lưu trữ Đảng và hệ thống lưu trữ của Nhà nước, bao gồm các cơ quan quản lý, các phòng, kho và các trung tâm lưu trữ. Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Nguồn nhân lực làm công tác lưu trữ cũng đã được đào tạo ở các bậc học khác nhau.
Như vậy, công tác lưu trữ được hình thành xuất phát từ nhu cầu sử dụng và bảo quản thông tin quá khứ và hiện tại để phục vụ cho hoạt động quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác của tổ chức, công dân.
Công tác lưu trữ là công tác mang tính chất khoa học, nghiệp vụ, đòi hỏi người làm công tác này phải qua các trường lớp đào tạo ở các bậc học khác nhau: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học và tiến sĩ.
Ở nước ta, nguồn nhân lực làm công tác lưu trữ và công tác văn thư qua đào tạo trung học và đại học đã lên đến hàng nghìn người. Tuy nhiên số cán bộ có trình độ tiến sĩ lưu trữ học thì rất ít, chỉ trên dưới 10 người. Phần lớn các cán bộ có trình độ tiến sỹ được đào tạo ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong các thập niên 70, 80 của thế kỷ XX. Nhiều người trong số đó đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu. Hiện tại, số cán bộ có học vị tiến sĩ và học hàm phó giáo sư để đáp ứng các nhu cầu trên chỉ còn 10 người là cán bộ cơ hữu và được phân bổ như sau:
- Bộ Nội vụ: 1 TS.
- Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước: 2 TS.
- Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: 2 TS và 3 PGS.
- Trường Cao đẳng Nội vụ (Bộ Nội vụ): 3 TS.
- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh): 1 TS.
- Học viện Báo chí và tuyên truyền: 1 TS
Hiện nay, nước ta đang đứng trước thực trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao về lưu trữ học để quản lý, chỉ đạo công tác lưu trữ ở tầm vĩ mô, làm công tác nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận về lĩnh vực này, giảng dạy đại học và sau đại học về lưu trữ học. Bởi vậy, mở hệ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành lưu trữ là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội.
Việc mở hệ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành lưu trữ nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ cao để đảm nhiệm các công việc sau:
- Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để xây dựng lý luận và phương pháp về công tác lưu trữ và khoa học lưu trữ (lưu trữ học).
- Tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, chính sách và tổ chức quản lý về công tác lưu trữ ở nước ta.
- Đảm nhiệm công tác quản lý văn thư - lưu trữ ở các cơ quan và các kho lưu trữ, các Trung tâm lưu trữ quốc gia, các trung tâm lưu trữ của tỉnh, thành phố, các kho lưu trữ của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức khác.
- Làm cán bộ quản lý, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo cán bộ lưu trữ ở các bậc khác nhau.
Với lý do trên, có thể khẳng định rằng việc mở hệ đào tạo tiến sĩ lưu trữ hiện nay đã trở nên vô cùng cấp thiết đối với ngành lưu trữ Việt Nam.
3. Tình hình đào tạo trên thế giới và Việt Nam về chuyên ngành lưu trữ
Việc đào tạo cán bộ lưu trữ đã được tiến hành ở một số nước ở châu Âu từ thế kỷ XVI, tuy nhiên từ đầu thế kỷ XIX mới bắt đầu đào tạo đại học lưu trữ. Pháp là quốc gia đầu tiên trên thế giới mở trường đào tạo cán bộ lưu trữ bậc đại học vào năm 1821 với tên gọi Đại học Lưu trữ và Cổ tự học (Ecole des Chartes). Đến nửa sau thế kỷ XIX Viện nghiên cứu lịch sử Áo - Hung đã mở lớp đào tạo sau đại học về lưu trữ học. Ở Liên Xô: Sau Cách mạng tháng 10 năm 1917, nước Nga Xô viết đã mở chuyên ngành đào tạo cán bộ lưu trữ lịch sử ở Trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva và XanhPetecbua. Đến năm 1931, Trường Đại học Lưu trữ Lịch sử Quốc gia Matxcơva được thành lập trên cơ sở phát triển khoa Lưu trữ - Lịch sử từ Trường Đại học Tổng hợp mang tên Lômônôxốp. Năm 1934 Trường này bắt đầu mở hệ đào tạo nghiên cứu sinh.
Công tác đào tạo cán bộ đại học và sau đại học lưu trữ ở Liên Xô phát triển mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trường Đại học Lưu trữ lịch sử Quốc gia Mátxcơva, nay là Trường Đại học Tổng hợp Nhân văn Quốc gia Nga không chỉ đào tạo cán bộ có trình độ cử nhân, phó tiến sĩ và tiến sĩ khoa học về Lưu trữ - lịch sử, Văn kiện học, Công bố học cho toàn Liên bang mà còn đào tạo cán bộ có trình độ cao cho các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Trường Đại học Tổng hợp Nhân văn Quốc gia Nga vẫn đang phát triển. Ngoài cơ sở đào tạo này, ở Mátxcơva còn có Viện nghiên cứu toàn liên bang về văn bản học và lưu trữ học (VNIIDAD), Viện này cũng có chức năng đào tạo tiến sĩ lưu trữ học. Ở Liên bang Nga còn một số cơ sở khác cũng được phép đào tạo chuyên ngành lưu trữ bậc sau đại học như Trường Đại học Tổng hợp Xanh Petecbua,…
Ở nhiều nước châu Âu khác như Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Ba Lan, Hungari, Bungari… đều mở chuyên ngành lưu trữ ở các Trường Đại học Tổng hợp; có nước mở thành một khoa độc lập, có nước là bộ môn trong khoa Lịch sử hoặc khoa Thông tin - Thư viện. Ở Trung Quốc, hệ đào tạo đại học Lưu trữ được đặt ở trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh từ đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, là một khoa độc lập. Sau thời kỳ cải cách mở cửa của Trung Quốc, khoa này được nâng cấp thành Học viện khoa học Lưu trữ trực thuộc Trường Đại học nhân dân Bắc Kinh. Ở Trung Quốc hiện có 20 trường đại học có hệ đào tạo lưu trữ học. Nhiều trường trong số đó đã tổ chức đào tạo tiến sĩ như Học viện Lưu trữ học thuộc Đại học nhân dân Bắc Kinh; Trường Đại học Tôn Trung Sơn…
Ở Việt Nam, hệ đào tạo cử nhân Lưu trữ lịch sử được mở ở Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1967. Hệ đào tạo cao học chuyên ngành Lưu trữ học và tư liệu học được mở theo Quyết định số 193 QĐ/ĐT-SĐH ngày 03 tháng 02 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mã ngành 51002 tại Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Đây là cơ sở duy nhất đào tạo thạc sĩ Lưu trữ học và Tư liệu học ở nước ta hiện nay. Tính đến năm 2008 đã có 65 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ. Năm 2009, số lượng này lên tới 70 học viên. Những người này đã trở thành những cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Do nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ sau đại học về Lưu trữ học ngày càng tăng, nên số học viên cao học của chuyên ngành cũng ngày một đông hơn. Mỗi khoá tuyển từ 10 đến 15 thí sinh thi vào học chuyên ngành Lưu trữ. Nhiều người đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành này có nguyện vọng được học tiếp lên bậc tiến sĩ.
4. Tuyển sinh cho chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ lưu trữ học
4.1. Điều kiện dự tuyển
Những người dự tuyển cần bảo đảm các điểu kiện sau:
- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp, hoặc gần chuyên ngành đăng kí dự thi.
- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi. Trường hợp này thí sinh phải có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và phải dự thi theo chế độ đối với người chưa có bằng thạc sĩ.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại giỏi trở lên và có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại khá và có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.
Nội dung các bài báo phải phù hợp với hướng chuyên ngành đăng kí dự thi.
* Người dự thi nghiên cứu sinh (NCS) cần có ít nhất 2 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trừ trường hợp được chuyển tiếp sinh.
4.2. Các môn thi tuyển
4.2.1. Đối với thí sinh chưa có bằng thạc sĩ:
a. Môn cơ bản: Công tác văn thư.
b. Môn cơ sở: Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ.
c. Môn Ngoại ngữ: Chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Quốc.
d. Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
4.2.2. Đối với thí sinh đã có bằng thạc sĩ:
a. Môn Ngoại ngữ: Chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Quốc.
b. Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
4.3. Nguồn tuyển sinh
- Dự kiến tuyển sinh từ các ngành sau: Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (cử nhân), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Thạc sĩ Lưu trữ học và Tư liệu học (nay là Lưu trữ) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Ngành lịch sử Việt Nam cổ - trung đại, cận - hiện đại.
- Ngành Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Ngành Thông tin, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
5. Điều kiện tổ chức đào tạo của đơn vị
5.1. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
5.1.1. Đội ngũ cán bộ, giảng viên:
Đội ngũ cán bộ giảng viên gồm: Đội ngũ cán bộ giảng viên, cán bộ cơ hữu thuộc biên chế của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm có 6 cán bộ, trong đó 05 Phó Giáo sư, 02 tiến sĩ; Cán bộ kiêm nhiệm thuộc biên chế ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội (công tác tại Bộ Khoa học Công nghệ; Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước…) và một số cán bộ, giảng viên đã nghỉ hưu, trong đó có 01 Giáo sư, 04 Phó giáo sư, 03 Tiến sĩ. Chi tiết Phụ lục 1.
5.1.2. Lý lịch khoa học, năng lực nghiên cứu, đào tạo của cán bộ giảng viên:
Lý lịch khoa học, năng lực nghiên cứu, đào tạo của cán bộ giảng viên được tổng hợp thành Quyển Lý lịch khoa học, bản sao văn bằng cao nhất và văn bản tham gia đào tạo của thành viên.
5.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Lưu trữ học và QTVP
5.2.1. Các đề tài Khoa đã thực hiện:
Kể từ khi thành lập đến nay (năm 1996), Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã triển khai nhiều đề tài khoa học các cấp. Bảng thống kê các đề tài nghiên cứu mà Khoa đã thực hiện: Xem Phụ lục 2, Phụ lục 3.
5.2.2. Các hội thảo khoa học chuyên ngành Lưu trữ đã tổ chức: Khoa lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã tổ chức được 04 cuộc hội thảo. Chi tiết xem Phụ lục 4.
5.2.3. Danh mục hướng nghiên cứu cho các đề tài luận án tiến sĩ Lưu trữ: Xem Phụ lục 5.
5.2.4. Dự kiến Danh mục đề tài Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ và dự kiến cán bộ hướng dẫn: Xem Phụ lục 6.
5.3 Cơ sở vật chất
a. Trang thiết bị:
- Hệ thống giảng đường, thư viện trường, trang thiết bị phương tiện giảng dạy đảm bảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
- Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
- Phòng Tư liệu của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, bao gồm hệ thống tư liệu phong phú trong và ngoài nước.
- Thư viện thuộc Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư lưu trữ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. (có Biên bản Thoả thuận hợp tác, trao đổi tư liệu giữa Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng với Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư lưu trữ số 63/BB-LTH ngày 02 tháng 10 năm 2009 kèm theo)
b. Sách và tạp chí phục vụ cho công tác đào tạo Tiến sĩ Lưu trữ:
Hệ thống tư liệu của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng rất đa dạng và phong phú, đáp ứng yêu cầu của đào tạo bậc Tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ. Bên cạnh đó là hệ thống các cơ quan lưu trữ từ Trung ương đến địa phương. Đây cũng là những địa chỉ cung cấp các tư liệu quan trọng cho các nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ.
Một số tư liệu cơ bản: Xem Phụ lục 7.
c. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội có đủ kinh phí đáp ứng yêu cầu đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ. Với bề dày kinh nghiệm của mình, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng hoàn toàn có đầy đủ năng lực quản lý công tác đào tạo Tiến sĩ theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội.
c.1. Nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch đào tạo
c.1.1. Cơ cấu nguồn:
Nguồn thu để chi phí trực tiếp cho chương trình đào tạo được lấy từ nguồn chủ yếu sau:
- Học phí từ NCS đóng góp: Nguồn thu này tất cả NCS phải nộp.
- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho những đối tượng hưởng lương từ ngân sách được cơ quan cử đi học và trong chỉ tiêu được tuyển sinh duy