Đề án Tổng quan về kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quôc tế

kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân , hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân a) Kinh tế cá thể, tiểu chủ: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, thu nhập chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình. Giữa kinh tế cá thể và tiểu chủ có sự khác biệt tương đối, nếu kinh tế cá thể thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình thì kinh tế tiểu chủ có thuê mướn lao động nhưng không đáng kể. Do đặc điểm kinh tế nước ta còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, nên thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng khá lớn và có vị trí quan trọng trong nhiều ngành nghề đặc biệt là ở khu vực nông thôn và một số bộ phận ở thành thị. Ở nước ta trong thời kỳ quá độ kinh tế cá thể, tiểu chủ phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình đang là một bộ phận đông đảo có tiềm năng to lớn góp phần tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. b)Kinh tế tư bản tư nhân: là thành phần kinh tế dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, tiến hành sản xuất kinh doanh thông qua thuê mướn lao động.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tổng quan về kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quôc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I-TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUÔC TẾ: 1. Khái niệm chung: 1.1.Kinh tế tư nhân: kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân , hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân a) Kinh tế cá thể, tiểu chủ: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, thu nhập chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình. Giữa kinh tế cá thể và tiểu chủ có sự khác biệt tương đối, nếu kinh tế cá thể thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình thì kinh tế tiểu chủ có thuê mướn lao động nhưng không đáng kể. Do đặc điểm kinh tế nước ta còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, nên thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng khá lớn và có vị trí quan trọng trong nhiều ngành nghề đặc biệt là ở khu vực nông thôn và một số bộ phận ở thành thị. Ở nước ta trong thời kỳ quá độ kinh tế cá thể, tiểu chủ phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình đang là một bộ phận đông đảo có tiềm năng to lớn góp phần tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. b)Kinh tế tư bản tư nhân: là thành phần kinh tế dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, tiến hành sản xuất kinh doanh thông qua thuê mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất cũng như tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Chính sách của Đảng và Nhà nước là: ”khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước”. Khu vực kinh tế tư nhân nước ta bao gồm khoảng hơn 200.000 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hơn 2,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, một bộ phận của gần 100.000 trang trại và hơn 10 triệu hộ nông dân có sản xuất nông sản hàng hóa không tham gia các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác. Trong số này, 200.000 doanh nghiệp tư nhân (DNTN), với các hình thức tổ chức khác nhau (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân một chủ), có đầy đủ tư cách pháp nhân, thường được coi là khu vực doanh nghiệp tư nhân chính thức; số còn lại được tổ chức kinh doanh ở hình thức thấp hơn, chưa có tư cách pháp nhân và do đó thường được coi là khu vực tư nhân phi chính thức hoặc phi hình thức. Theo: Tạp chí Cộng sản 10/02/2007 01:42:34 * Các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam : Theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam năm 2000, các loại hình doanh nghiệp này được phân biệt như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh. Ngoài hai thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. (Theo Luật Doanh nghiệp 2002) 1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế - Xu thế toàn cầu hóa: 1.2.1. Thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế? Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các doanh nghiệp của một quốc gia tham gia một cách chủ động, tích cực vào nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia là một thể thống nhất, trong đó sự tương tác giữa các nền kinh tế quốc gia, cũng như của từng nền kinh tế quốc gia với tổng thể quy luật, cơ chế, tập quán vận hành của cơ chế toàn cầu sẽ quy định một cách cơ bản sự phát triển và hưng thịnh của một nền kinh tế quốc gia và của cả nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế của các nền kinh tế chuyển đổi (trong đó có Việt Nam) là quá trình thực hiện tự do hoá thương mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hướng mở cửa thị trường. Từ đó đem lại nhiều cơ hội kinh tế như hàng hoá xuất khẩu có thể tiếp cận thị trường tốt hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn và nhiều lợi ích gián tiếp khác đi liền với cạnh tranh quốc tế gay gắt và tăng dần hiệu quả kinh tế theo quy mô. Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. 1.2.2.Toàn cầu hóa – Xu hướng phát triển của nền kinh tế: Toàn cầu hóa là xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của hệ thống kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa có hai bộ phận chính: toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất. Toàn cầu hóa thị trường: ( Globalization of Markets): Toàn cầu hóa thị trường là sự hợp nhất của các thị trường quốc gia riêng biệt thành một thị trường toàn cầu khổng lồ. Sự tồn tại của sản phẩm tiêu dùng toàn cầu như thẻ tín dụng của Citicorp, Coca-cola, quần jean Levi Strauss, máy chơi game Nintendo và hamburger của MacDonald là những ví dụ điển hình cho khuynh hướng này. Hiện nay thị trường sản phẩm công nghiệp và nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu chung của thế giới hầu hết là thị trường toàn cầu. Nó bao gồm các loại thị trường như aluminum, dầu và bột mì…, thị trường cho những sản phẩm công nghiệp như bộ vi xử lý, DRAM…và thị trường cho tài sản tài chính. Một tính năng quan trọng của thị trường toàn cầu-cho hàng tiêu dùng, nguyên liệu công nghiệp hoặc dịch vụ tài chính – là công ty cùng ngành thường xuyên phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ngày nay, sự gia tăng số lượng quốc gia công nghiệp cho thấy việc nói về các thị trường Đức, Mỹ hoặc Nhật một cách riêng rẽ không còn ý nghĩa nữa, mà chỉ có thị trường toàn cầu cho nhiều công ty. Toàn cầu hóa sản xuất ( The Globalization of Production): Toàn cầu hóa sản xuất là khuynh hướng trong các doanh nghiệp khai thác nguồn sản phẩm và dịch vụ từ những vùng khác nhau trên thế giới để tìm lợi thế của các quốc gia khác nhau về chi phí và chất lượng các yếu tố sản xuất. Ví dụ trường hợp máy bay chở khách của công ty Boeing, chứa 132500 bộ phận linh kiện chính được sản xuất bởi 545 nhà cung cấp trên thế giới. Điều này ngoài mục đích cải tiến chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, còn nhằm tăng cơ hội dành được những hợp đồng bán máy bay cho các quốc gia này. 2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khóa 9 (2002) đã chỉ rõ: “ Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân , hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước , góp phần giữ vững chính trị - xã hội của đất nước “. ( phụ lục: đóng góp của KTTN VN cho ngan sach NN) Theo Bà Phạm Chi Lan, cố vấn Ban Nghiên cứu của Chính phủ, khu vực tư nhân đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam với 49% GDP, 27% tổng đầu tư và 27% công nghiệp sản xuất. Khu vực tư nhân đã tạo ra rất nhiều việc làm và những cơ hội mới; giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nhiều công nghiệp chế tạo và ngành nghề mới. 04:58’ 11/11/2004(GMT+7) Theo VietnamNet www.vnn.vn Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay như hàng thủy sản, các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ… đều do khu vực kinh tế tư nhân sản xuất. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong xuất khẩu hàng may mặc đồ da… Đến Nghị quyết Đại hội 10 một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển là chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập quốc tế. II-PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: 1. Hội nhập kinh tế quốc tế - một đòi hỏi tất yếu của đất nước: Chúng ta đều biết, hiện nay, một làn sóng tự do hóa thương mại diễn ra sôi nổi chưa từng có trên thế giới: Tính đến tháng 5/2003 đã có khoảng 250 hiệp định thương mại tự do song phương (BTAs) và khu vực đã được thông báo cho WTO, trong đó 130 hiệp định được thông báo sau tháng 1/1995. Đến cuối 2005, nếu các hiệp định thương mại tự do (song phương và khu vực) đang được đàm phán hoặc đã được ký kết thì tổng số hiệp định thương mại tự do có hiệu lực có thể lên đến 300 hiệp định. Đặc biệt là trong khu vực Đông á có Khu vực thương mại tụ do ASEAN/AFTA, Việt Nam ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (VN-US BTA); Trung Quốc ký Hiệp định khung về khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (AC-FTA); ... Việc EU mở rộng sang phía Đông cũng là một sự kiện quan trọng: hiện nay EU có 15 nước thành viên với số dân 380 triệu người, GDP trên 8.500 tỷ USĐ (năm 2002), đến tháng 4/2004 EU sẽ kết nạp thêm 10 thành viên, tăng lên thành 25 thành viên với số dân 455 triệu người, GDP khoảng 9.000 tỷ USD. Đây sẽ là khối liên minh kinh tế lớn nhất thế giới. Sự kiện này sẽ kéo theo sự bảo hộ tăng lên do các nước mới kết nạp là những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn 15 nước EU hiện tại. Nếu không cố gắng đi cùng nhịp với các nước, thì Việt Nam có nguy cơ bị tụt hậu và chịu những thua thiệt của người đi sau. Số liệu so sánh sau đây giữa Việt Nam với Trung Quốc cho thấy 2 nước có xuất phát điểm gần giống nhau, nhưng nhờ đẩy mạnh cải cách, mở cửa và HNKT nên Trung Quốc lại tăng tốc trong khi Việt Nam đã bị chậm lại: Trung Quốc tăng trưởng xuất khẩu năm 2000-2002 là 14,4%, Việt Nam là 7%. Nếu nói không sai, thì trên thực tế kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ lâu, nhưng vẫn ở trình độ thấp, sơ khai. Hiện nay, tuy kinh tế Việt Nam tham gia vào AFTA, ASEAN, nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm vi hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực lẫn quy mô, khối lượng ...Trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đẩy nhanh tốc độ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX và X đều khẳng định phải “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”, với quy mô rộng hơn và trình độ cao hơn. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử không công bằng. Hiện nay Tổ chức thương mại thế giới WTO đã thao túng tới 95% kim ngạch buôn bán thế giới, nếu chúng ta còn đứng ngoài tổ chức này, thì tất nhiên sẽ rất yếu thế trong giao thương. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa hội nhập do đó, không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta. Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của bản thân nền kinh tế nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắt buộc. Thời cơ đang đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa chọn ưu việt nào hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn như thế nào để vẫn hội nhập phát triển mà vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tự chủ, vẫn hội nhập mà không đánh mất truyền thống, hội nhập mà an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, hội nhập mà xã hội lành mạnh và phát triển. 2. Thực trạng phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh tế tư nhân Việt Nam đến nay đã thể hiện sự lớn mạnh về số lượng và đa dạng về loại hình doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân tăng mạnh về số lượng với những loại hình sở hữu đa dạng và phong phú đã khẳng định sức sống mãnh liệt của nó, đồng thời chỉ rõ quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải gắn liền với sự lớn mạnh không ngừng của khu vực kinh tế tư nhân (KVKTTN). Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực từ ngày 31/31/2000 là một bước đột phá quan trọng. Kể từ năm 2000, số lượng doanh nghiệp của tư nhân mới đăng ký liên tục tăng nhanh. Số doanh nghiệp kinh tế tư nhân có đến 31/12/2003 do Tổng cục thống kê công bố là 60374 (Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2004 tr.485), trong khi đó con số của Bộ kế hoạch đưa ra tại cùng thời điểm là 12 vạn ( năm 2001 là 19773, năm 2002 có 21523 ) ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010, tháng 9 năm 2005, tr.184). Như vậy có sự chênh lệch số doanh nghiệp kinh tế tư nhân có đến cuối năm 2003 giữa hai cơ quan công bố là gần một nữa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu là do mất cơ hội kinh doanh, dự tính sai cơ hội kinh doanh, tự ý giải thể mà không báo cáo. Cũng có một số doanh nghiệp thành lập chỉ để mua bán hóa đơn VAT, thường gọi là “doanh nghiệp ma”, nhưng số này không nhiều. Ví dụ, Bà Rịa Vũng Tàu có 27 doanh nghiệp, HÀ Nội có 124, QUảng Ngãi có 7 doanh nghiệp. ( Theo Sơ kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp ) Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Công ty TNHH và công ty cổ phần tăng từ 36% trong giai đoạn 1991 -1999 lên gần 68% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký đến hết tháng 06/2005. Trong khi đó vào cùng thời điểm doanh nghiệp tư nhân giảm từ 64% xuống còn 31.8% trong giai đoạn 2001 -2005. Sự thay đổi trên chứng tỏ các nhà đầu tư đã ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình doanh nghiệp: xu hướng ngày càng rõ hơn về sự lực chọn loại hình doanh nghiệp hiện đại, tạo điều kiện tốt hơn trong huy động và sử dụng nguồn lực, giảm bớt rủi ro, phát triển ổn định với quy mô lớn hơn, quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn. Số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, chiếm 40.7% số doanh nghiệp mới với 36.5% tổng vốn đăng ký. Vùng đồng bằng s6ng Hồng tỷ lệ đó là 29.8% và 34.6%. Vùng Tây Bắc có tỷ lệ đó thấp nhất: 0.94% và 0.79% ( Bộ kế hoạch và đầu tư: Báo cáo 3 năm thực hiện nghị định 90/2001 ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ( tại Hội nghị Chính phủ ngày 19/08/2005), tr.2) Cùng với sự lớn mạnh về số lượng, các doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh nhiều loại ngành nghề kinh doanh khác nhau và đóng góp ngày càng lớn trong trong GDP cả nước. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng  1995  2000  2001  2002   Tổng  228892  411616  481295  535762   Kinh tế Nhà nước  91977  170141  184836  205652   Kinh tế tập thể  23020  37907  38781  42800   Kinh tế tư nhân  17020  32267  38243  44491   Kinh tế cá thể  82447  142705  153223  169122   Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  14428  58626  66212  73697   Nguồn: Niên giám thống kê 2003 Tr.51 3. Kinh tế tư nhân trong hội nhập kinh tế quốc tế: cơ hội lớn – thách thức không nhỏ: 3.1. Cơ hội lớn: Chúng ta có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. nếu biết vận dụng đúng lợi thế, chúng ta sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt để hội nhập. Chúng ta có thế mạnh về con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ cần cù. Đất nước ta nằm ở vị trí chiến lược trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và khu vực. Nằm ở vùng trung tâm của biển Thái Bình Dương, nơi hội tụ các luồng vận tải biển quốc tế, nơi giao thoa của các dòng chảy thương mại Âu - Á, Mỹ - Á, Đại Dương - Á và Phi - Á. Mặt khác tài nguyên của nước ta rất đa dạng, phong phú và trữ lương ở dạng tiềm năng lớn. Do vậy xét trên tổng thể, nếu chúng ta vạch ra được một lộ trình hội nhập hợp lý và tổ chức thực hiện tốt lộ trình đó, tất yếu những lợi thế trên sẽ được phát huy tối đa giúp ta có thể vượt qua khó khăn để tạo ra năng lực cạnh tranh trong hoàn cảnh mới, để từ đó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Luât Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000 là bước đột phá quan trọng. Với việc thi hành Luật Doanh nghiệp và hàng loạt các biện pháp cải cách khác, môi trường kinh doanh ở nước ta trong mấy năm gần đây đã có những cải thiện quan trọng theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân trên nguyên tắc doanh nghiệp và người dân được tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực mà luật pháp không cấm, khuyến khích người dân làm ăn, kinh doanh làm giàu cho mình và cho đất nước…Chính trong môi trường đó, KVKTTN và đặc biệt là DNTN đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước trên các mặt Cho đến nay, Việt Nam đã ký 86 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và 40 Hiệp định chống đánh thuế hai lần với các nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ thương mại với trên 160 nước và nền kinh tế, thiết lập quan hệ với các tố chức tài chính - tiền tệ quốc tế, là thành viên của ASEAN, ASEM, APEC... Khi nước ta lần lượt tham gia ASEAN, ASEM, APEC và không ngừng mở rộng quan hệ song phương với các nước khác trên thế giới. Thị trường các nước mở rộng dần cho các sản phẩm của Việt Nam đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có KVKTTNTN phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của mình trên các thị trường khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường trong nước còn hạn hẹp do tình trạng nước nghèo, mức thu nhập và khả năng tiêu dùng còn thấp, các DNVN rất thiếu "đầu ra". Các quan hệ thương mại và đầu tư rộng mở cũng tạo cho DNVN cơ hội có các đối tác làm ăn, cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ của họ, đào tạo nguồn nhân lực cho mình và trưởng thành dần qua hợp tác và cạnh tranh. Khi nước ta tham gia WTO, các cơ hội này lại càng mở rộng, những rào cản sẽ được dỡ bỏ, các DNVN sẽ có vị trí bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trên thị trường các nước. Họ sẽ có quyền không chỉ xuất nhập khẩu, tiếp nhận đầu tư, mà còn mở rộng nhiều phương thức hợp tác khác và đầu tư ra các thị trường nước ngoài, khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của mình và tận dụng sự phân công lao động quốc tế, tham gia mạng lưới kinh doanh và chuỗi giá trị toàn cầu theo cách có lợi nhất cho mình. Tham gia WTO cũng thúc đẩy nước ta cải thiện mạnh mẽ môi trường pháp lý, chính sách cho kinh doanh, tạo thuận lợi cho cạnh tranh và phát triển của mọi doanh nghiệp. 3.2. Thách thức không nhỏ: Hội nhập kinh tế mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức không nhỏ trên bước đường phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân. 1. Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh hơn, nhất là từ phía Trung Quốc, ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh với ta và lại có nhiều ưu thế hơn ta, thậm chí ngay cả trong những ngành xuất khẩu chủ lực của ta hiện nay như nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép. Trong thu hút FDI chúng ta cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn và nguy cơ sẽ suy giảm FDI vào nước ta nếu chúng ta không có những chính sách và biện pháp cải thiện môi trường đầu tư mạnh mẽ làm tăng tính hấp dẫn hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay sẽ tạo ra sức ép buộc ta phải tiến hành tụ do hóa, mở cửa để hội nhập mạnh hơn và nhanh hơn. Nếu không cố gắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTTN trong hoi nhap.doc
  • docDoanh thu thuầ.doc
  • docLỜ.doc
  • docMỤ.doc
  • docPHỤ.doc
  • docTỔ.doc
  • docTRƯ.doc
Luận văn liên quan