Đề án Vai trò của yếu tố con người và các giải pháp phát huy vai trò con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về con người trước Mác: Các trường phái triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kito giáo, nhận thức vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí. Trong Kitô giáo, con người là kẻ có thể xác. Thể xác sẽ mất đI nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Linh hồn là giá trị cao nhất trong con người. Vì vậy, phải thường xuyên chăm sóc phần linh hồn để hướng đến Thiên đường vĩnh cửu. Trong triết học Hy lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học. Con người và thế giới là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la. Prôtago, một nhà nguỵ biện cho rằng “ con người là thước đo của vũ trụ”. Quan niệm của Arixtốt về con người, theo ông, chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên, con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ. Khi đề cao nhà nước, ông xem con người là “ một động vật chính trị”. Như vậy triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con ngừơI với tự nhiên, nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người. Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo ra. Mọi số phận, niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi của con người đều do Thượng Đế xếp đặt. Trí tuệ con người thấp hơn lý trí anh minh sáng suốt của Thượng đế. Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống nhưng đàng bằng lòng với cuộc sống tạm bợ trên trần thế, vì hạnh phúc vĩnh cửu là ở thế giới bên kia. Triết học thời kỳ phục hưng-cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giải thoát con người khỏi mọi gông cùm chật hẹp mà chủ nghĩa thần học thời trung cổ đã áp đặt cho con người. Tuy nhiên, để nhận thức đầy đủ bản chất con người cả về mặt sinh học và mặt xã hội thì chưa có trường pháI nào đạt được. Con ngưòi mới chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thế, mà xem nhẹ mặt xã hội.