Đề án Vấn đề nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam

Trong xu thế hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước trên thế giới quan hệ kinh tế trong nhiều lĩnh vực được thiết lập và phát triển mạng mẽ. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ đã tạo điều kiện cho các công ty, tập đoàn kinh tế của nước ngoài “tấn công” vào thị trường Việt Nam. Đây là bước tiến thể hiện sự hội nhập của kinh tế, nhưng đồng thời cũng có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh khốc liệt hơn để tồn tại và phát triển. Một lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy tiềm năng phát triển đã xuất hiện tại Việt Nam và đang ngày càng phát triển đó là hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại là cách để tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt nhất để quảng bá cũng như tạo nội lực cho thương hiệu đó và cũng là một việc làm khôn ngoan cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập. Khủng hoảng kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại chính là giải pháp tôt giúp cho doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thời kì khủng hoảng mà còn phát triển mạnh mẽ nhờ những ưu điểm của mình. Với lợi thế là nước đứng thứ nhất ở Châu Á và đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê thì lĩnh vực kinh doanh cà phê là lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển đặc biệt trong nhượng quyền thương mại.Thương hiệu cà phê Việt với các sản phẩm có hương vị rất riêng mang đậm bản sắc Việt được rất nhiều người trong và ngoài nước biết đến thông qua hình thức nhượng quyền thương mại điển hình là thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới như IllyCaffe, Gloria Jean’s Coffee nhượng quyền vào Việt Nam đặc biệt sau khi Việt mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 01/01/2009 khiến thị trường kinh doanh cà phê ở Việt Nam càng trở nên sôi động và cạnh tranh cao. Không để các thương hiệu cà phê trên thế giới giành thị phần ngay tại sân nhà, cà phê mang thương hiệu Việt cũng tham gia nhượng quyền trong nước và cả nước ngoài nhằm đưa thương hiệu Việt đến với bạn bè thế giới.Nhờ những lợi thế về trồng, sản xuất, chế biến cà phê thì việc nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê sẽ được nhiều doanh nghiệp quan tâm và phát triển để trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng là hướng đi mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực cà phê. Vì vậy em chọn đề tài “Vấn đề nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam” nhằm làm rõ thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực cà phê từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển hình thức này tại Việt Nam. Kết cấu đề án: Ngoài mở đầu và kết luận đề án được chia làm 3 chương. Chương I. Cơ sở lí luậnvề nhượng quyền thợng mại. Chương II. Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam. Chương III. Giải pháp phát triển nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vấn đề nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước trên thế giới quan hệ kinh tế trong nhiều lĩnh vực được thiết lập và phát triển mạng mẽ. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ đã tạo điều kiện cho các công ty, tập đoàn kinh tế của nước ngoài “tấn công” vào thị trường Việt Nam. Đây là bước tiến thể hiện sự hội nhập của kinh tế, nhưng đồng thời cũng có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh khốc liệt hơn để tồn tại và phát triển. Một lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy tiềm năng phát triển đã xuất hiện tại Việt Nam và đang ngày càng phát triển đó là hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại là cách để tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt nhất để quảng bá cũng như tạo nội lực cho thương hiệu đó và cũng là một việc làm khôn ngoan cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập. Khủng hoảng kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại chính là giải pháp tôt giúp cho doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thời kì khủng hoảng mà còn phát triển mạnh mẽ nhờ những ưu điểm của mình. Với lợi thế là nước đứng thứ nhất ở Châu Á và đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê thì lĩnh vực kinh doanh cà phê là lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển đặc biệt trong nhượng quyền thương mại.Thương hiệu cà phê Việt với các sản phẩm có hương vị rất riêng mang đậm bản sắc Việt được rất nhiều người trong và ngoài nước biết đến thông qua hình thức nhượng quyền thương mại điển hình là thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới như IllyCaffe, Gloria Jean’s Coffee…nhượng quyền vào Việt Nam đặc biệt sau khi Việt mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 01/01/2009 khiến thị trường kinh doanh cà phê ở Việt Nam càng trở nên sôi động và cạnh tranh cao. Không để các thương hiệu cà phê trên thế giới giành thị phần ngay tại sân nhà, cà phê mang thương hiệu Việt cũng tham gia nhượng quyền trong nước và cả nước ngoài nhằm đưa thương hiệu Việt đến với bạn bè thế giới.Nhờ những lợi thế về trồng, sản xuất, chế biến cà phê thì việc nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê sẽ được nhiều doanh nghiệp quan tâm và phát triển để trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng là hướng đi mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực cà phê. Vì vậy em chọn đề tài “Vấn đề nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam” nhằm làm rõ thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực cà phê từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển hình thức này tại Việt Nam. Kết cấu đề án: Ngoài mở đầu và kết luận đề án được chia làm 3 chương. Chương I. Cơ sở lí luậnvề nhượng quyền thợng mại. Chương II. Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam. Chương III. Giải pháp phát triển nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Đức Thân đã hướng dẫn em làm đề án này.Do trình độ còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn. Sau đây là chi tiết của đề án. CHƯƠNG I CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại. 1.1.1. Quá trình phát triển của nhượng quyền thương mại trên thế giới. Theo nhiều tài liệu thì hình thức sơ khai của kinh doanh nhượng quyền xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu.Nhưng nhượng quyền thương mại lại được chính thức thừa nhận là khởi nguồn tại Mỹ. Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình. Singer đã ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong hình thức nhượng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Nhượng quyền thương mại thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc(1945).Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ tăng cao.Do vậy nhượng quyền trở thành mô hình kinh doanh thích hợp với sự ra đời của hàng loạt các nhà hàng, khách sạn và hệ thống kinh doanh phân phối bán lẻ đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60-70, nhượng quyền th ương mại trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành,thành công và phát triển mạnh không chỉ ở Mỹ mà còn ở những nước khác như Anh, Pháp Đức…. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu.Ngày nay nhượng quyền thương mại có mặt tại hơn 150 nước, tại Châu Âu có khoảng hơn 200 nghìn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. Tại Châu Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia cũng nhận thấy lợi ích của nhượng quyền thương mại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, vì vậy nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhượng quyền được nghiên cứu , ứng dụng, và phát triển. Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm.Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền bằng việc thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise Development Programme - FDP) với 2 mục tiêu: Gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động theo phương thức nhượng quyền và thúc đẩy phát triển nhượng quyền ra nước ngoài.Tại Thái Lan thì Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua nhượng quyền thương mại.Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ nhượng quyền thương mại.Do vậy, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD.Tại Nhật Bản từ những năm 1996 nhượng quyền thương mại phát triển mạnh đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống nhượng quyền v à 220.710 cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.Từ năm 1980, nhượng quyền thương mại vào Trung Quốc và đến 2004 nước này có 2.100 hệ thống nhượng quyền( nhiều nhất trên thế giới) với 120.000 cửa hàng nhượng quyền.Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: MC Donald’s, KFC, Hard Rock Cafe, Chili’s…Thông qua đó hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc càng trở nên phát triển, Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích việc mua bán nhượng quyền thương mại đặc biệt là đẩy mạnh việc nhượng quyền thương mại ra nước ngoài của các thương hiệu trong nước.Hệ thống nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới thì tại Việt Nam nhượng quyền thương mại cũng manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nước.Nhận định rõ được lợi ích mà nhượng quyền đem lại chính phủ đã xây dựng những quy định pháp lý về nhượng quyền đảm bảo tốt cho việc triển khai chính sách phát triển nhượng quyền thương mại. Đến thời điểm này, đã có 3 doanh nghiệp trong nước thực hiện nhượng quyền thương mại là Cà phê Trung Nguyên, bánh Kinh Đô và Phở 24; ngoài ra còn có 6 nhà bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại VN là Bourbon Group, Metro Cash&Carry, Lotteria, KFC, Medicare, Parkson. 1.1.2. Khái niệm về nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh đã được nhiều nước áp dụng. Để hiểu rõ về nhượng quyền thương mại là gì? Chúng ta cùng xem xét khái niệm về nhượng quyền thương mại được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau để cái nhìn rõ ràng hơn về nhượng quyền thương mại. Một số khái niệm nhượng quyền thương mại: * Khái niệm nhượng quyền thương mại của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế ( The International Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ đã nêu ra khái niệm nhượng quyền thương mại như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh( know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hoá, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”. * Khái niệm của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US Federal Trade Commission – FTC): Khía niệm một hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng theo đó Bên giao: - Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận. - Li-xăng nhãn hiêu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoá của Bên giao và yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu. * Khái niệm nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC ( nay là liên minh Châu Âu EU): Khái niệm nhượng quyền thương mại là một “tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải phapó hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”.Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được khái niệm ở trên. * Khái niệm nhượng quyền thương mại của Mêhico: Luật sở hữu công nghiệp của Mêhico có hiệu lực từ 6/1991 quy định: “ Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấo quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản suất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative owner), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng(quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh cỉa sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó”. * Khái niệm nhượng quyền thương mại của Nga: Chương 54, Bộ luật dân sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" như sau: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ,.." => Điểm chung trong tất cả những khái niệm này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định. * Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: Khái niệm về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam được nêu ra trong Luật thương mại năm 2005 tại mục 8, điều 284.Nội dung điều 284 như sau: - Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: - Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mạ, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh Ngoài ra để hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, chính phủ đã ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP và bộ thương mại ban hành thông tư 09/2006/TT- BTM nhằm hướng dẫn đăng kí nhượng quyền thương mại.Ta có thể thấy cơ sở pháp lý ở trên đã cung cấp một cách khá đầy đủ về khái niệm, các nguyên tắc và hướng dẫn tiến hành hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam. 1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia nhượng quyền thương mại ♦ Đối với bên nhượng quyền: Điều kiện hoạt động: để được phép cấp quyền thương mại, thương nhân phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất một năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất một năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. - Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền. - Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật. * Quyền của thương nhân nhượng quyền: - Nhận tiền nhượng quyền. - Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại. - Kểm tra định kỳ hoặc đột suất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. *Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền. - Cung cấp tạo liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; - Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kĩ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; - Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thuơng nhân nhận quyền; - Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; - Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại. ♦ Đối với bên nhận quyền: Điều kiện hoạt động: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng kí kinh doanh nghành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. * Quyền của thương nhân nhận quyền: - Yều cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kĩ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; - Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. * Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền: - Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại; - Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; - Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểmbán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; - Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; - Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác ( nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; - Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; - Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền 1.2. Các loại hình nhượng quyền thương mại 1.2.1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện ( full business format franchise) Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm: Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo) Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh Hệ thống thương hiệu Sản phẩm/dịch vụ. Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn … 1.2.2. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise) Là việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền toàn diện theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp sau: Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ: như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, chuỗi cà phê Trung Nguyên; Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị : như Coca Cola; Cấp phép sử dụng thương hiệu: như Pepsi nhượng quyền sử dụng thương hiệu Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ga giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi, thực phẩm, đồ da dụng… Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu thường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý . Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart. Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu đã được phát triển qua nhiều năm. 1.2.3. Nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý Là hình thức nhượng quyền kinh doanh phổ biến, hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott.Theo đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh. 1.2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình
Luận văn liên quan