Đề án Vận dụng các giá trị đạo đức trong giảng dạy môn Giáo dục công dân

“Tuổi trẻ là tương lai của đất nước”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng với thực tế hiện nay thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó sẽ ra sao? Và hướng đi của tuổi trẻ sẽ như thế nào trong tương lai? Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Đánh giá thực trạng đạo đức ,Nghị quyết Trung ương lần thứ Hai của Đảng khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.

pdf17 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Vận dụng các giá trị đạo đức trong giảng dạy môn Giáo dục công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT DŨNG. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GDCD. ĐỀ TÀI: GIÁO VIÊN GDCD: LÊ KIM PHƯỢNG. CẦN THƠ-THÁNG 3-2014. MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ.2 1. Lý do chọn đề tài. 2 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. ..3 3. Phương pháp nghiên cứu. 3 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ4 1. Cơ sở lí luận. .....4 2. Thực trạng và những nguyên nhân cần giáo dục đạo đức cho học sinh. ....5 3. Một số giải pháp khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức trong giới trẻ hiện nay. ..7 4. Hiệu quả. ..9 III. KẾT LUẬN. ...10 I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài: “Tuổi trẻ là tương lai của đất nước”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng với thực tế hiện nay thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó sẽ ra sao? Và hướng đi của tuổi trẻ sẽ như thế nào trong tương lai? Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Đánh giá thực trạng đạo đức ,Nghị quyết Trung ương lần thứ Hai của Đảng khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp.Một bộ phận học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong học sinh phổ thông là vô cùng quan trọng và là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện nhân cách con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là bề nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Phải thật sự kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của học sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh không chỉ đánh nhau gia tăng vì nhiều lí do không đâu mà cả hiện tượng hs đánh giáo viên cũng gia tăng. Do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận học sinh ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng sống, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật ... Học thì chẳng muốn tiếp thu, Đủ trò gian dối, mịt mù lương tri, Học tập chủ yếu cốt vì, Mẹ cha gò ép, khá thì do thân. Tất cả những suy nghĩa lệch lạc đó dần dần ảnh hưởng xấu đến động cơ, ước mơ hoài bảo vươn lên trong cuộc sống của các em. Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân các em, gia đình các em, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. - Đứng trước một thực trạng đáng lo ngại có thể trở thành nguy cơ đe doạ đến tiền đồ của các em và rộng hơn là tương lai của đất nước. Tôi là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn GDCD,với tuổi nghề gần 7 năm công tác giảng dạy học sinh, tôi chứng kiến từng ngày một về sự thay đổi trong ý thức của học sinh về việc thực hiện các nghĩa vụ đạo đức, bên cạnh những việc làm tích cực thì có một thực tế rất đau lòng : tình trạng đạo đức học sinh hiện nay đang xuống cấp trầm trọng, lý do là những tác động nào? do đâu? Một bài toán rất đau đầu đối với các nhà xã hội học, các nhà đạo đức học và cả những ai quan tâm và tìm hiểu về vấn đề này. Trước các vấn nạn trên hơn lúc nào hết, tôi nhận thấy mình cần phải giáo dục cho các em học sinh ý thức như thế nào và hành động như thế nào cho đúng các chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, cộng đồng, với đề tài “ Vận dụng các giá trị đạo đức trong việc giảng dạy môn GDCD” , Tôi vận dụng những tri thức về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình yêu Tổ quốc, tình yêu thương con người,..để giảng dạy các em. Tôi rất mong sẽ có một kết quả khả quan hơn từ các em học sinh của mình,ít nhất cũng lay chuyển phần nào những suy nghĩ và hành động đang tiêu cực ở các em sang một hướng tích cực hơn, từ đó để có thể nói rằng: con người đang hướng và phát triển đến một xã hội văn minh là điều thật gần với cuộc sống của mỗi chúng ta!Vâng, đó cũng là mong mỏi lớn nhất của Tôi với đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu. Với thực trạng các giá trị đạo đức đang suy thoái nghiêm trọng hiện nay trong xã hội, cụ thể đề tài này đề cập là vấn đề đạo đức của học sinh, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những nguyên nhân gây suy thoái các giá trị đạo đức từ đó có thể góp phần định hướng và tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng trên, tất cả những công việc trên có chung một mục đích là hoàn thiện nhân cách con người, làm nên giá trị của con người trong cuộc sống để hướng đến một xã hội văn minh hơn trong tương lai. 3. Phương pháp nghiên cứu. Trước hết để có kiến thức cơ bản trình bày đề tài cũng như ứng dụng trong quá trình giảng các phạm trù đạo đức cho học sinh thì tôi sử dụng phương pháp sưu tầm tài liệu từ các sách tham khảo, sách giáo khoa, chắc lọc kiến thức cuộc sống thực tế về các mối quan hệ xã hội, sưu tầm tư liệu từ học sinh về những câu chuyện, bài thơ,ca dao, tục ngữ có vận dụng vào cuộc sống thực tiễn, tìm hiểu những nguyên nhân gây thay đổi về quan niệm sống của giới trẻ; nói chuyện, đàm thoại cùng giới trẻ( cơ bản là học sinh ) với các chủ đề: tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, ;đặt câu hỏi tình huống nhằm nghiên cứu quan niệm của học sinh; trình bày cả kinh nghiệm sống của bản thân-tức là nghiên cứu trường hợp điển hình. 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu. Cơ bản là đối tượng học sinh của trường, nhưng vì lần đầu tiên nghiên cứu đề tài này nên nhất định sẽ gặp những khó khăn khách quan lẫn chủ quan. + Chủ quan: Lần đầu tiên làm đề tài nên còn bị động trong việc sưu tầm những tài liệu( chưa có tính chọn lọc cao), đối tượng nghiên cứu chưa sâu( chưa có những buổi nói chuyện cụ thể với từng học sinh). +Khách quan: Do số lượng học sinh quá đông, thời lượng để giáo huấn nhân cách cho các em là rất hạn hẹp( chỉ vận dụng được ở mục biểu hiển và trách nhiệm của học sinh trong mỗi bài học ở học kì 2- lớp 10), thời gian để các em biểu hiện suy nghĩ và tình cảm của mình về các giá trị đạo đức là rất ít, do đó về mặt thực tiễn giáo viên thật sự cũng khó nắm bắt để kịp thời tư vấn và điều chỉnh các hành vi đạo đức cho học sinh, chưa hiểu sâu về những lý do dẫn đến hành động đạo đức ở các em, chưa hiểu được tâm tư, tình cảm của các em một cách bao quát trong chủ đề này. Kế hoạch nghiên cứu: + Vạch kế hoạch cho việc thực hiện đề tài với từng bước có chọn lọc cụ thể, xác định các nội dung có liên quan đến chủ đề đạo đức một cách cơ bản: thực trạng về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình yêu Tổ quốc, tình thương yêu con người của học sinh hiện nay. +Quy hoạch phạm vi đề tài: Nội dung của đề tài là viết về công tác giáo dục đạo đức học sinh,cụ thể là những quan niệm và biểu hiện lệch lạc về các giá trị đạo đức của học sinh trong trường học;nguyên nhân dẫn đến các hành vi làm suy thoái đạo đức của học sinh là ảnh hưởng từ đâu; từ thực trạng trên có thể định hướng, tìm ra các giải pháp để hướng các hành vi đạo đức của các em tích cực hơn; giáo viên vận dụng các giá trị đạo đức theo quan niệm hiện nay mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh , quan niệm đạo đức của nền đạo đức học Nho giáo có giá trị vĩnh hằng với nội dung gần gũi, được tinh lược để giáo dục cho các em xây dựng ý thức, quan niệm sống lành mạnh,từ đó làm kim chỉ nam cho các hành vi đạo đức của các em. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận. Cơ sở lý luận của đề tài chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cùng với những quan điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề đạo đức thanh niên và đạo đức Nho gia làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. Bác Hồ dạy: “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà”. Bác ví tuổi thanh niên là mùa xuân của xã hội “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Lời dạy của Bác hết sức to lớn, tương lai của đất nước, của một con người có thành công hay không là phụ thuộc vào lúc còn trẻ, tuổi trẻ phải có quyết tâm cao trong học tập, trong làm việc, phải phát huy hết mọi giá trị đạo đức để đem đến thành công cho cuộc sống, nhưng hiện nay bên cạnh những mặt tích cực, phấn đấu nổ lực ở các em thì mặt trái của nó là lối sống thực dụng ngày một tăng, sự ích kỷ, thái độ thờ ơ với các chuẩn mực đạo đức cũng đáng báo động trong giới trẻ. 2.Thực trạng và những nguyên nhân cần giáo dục đạo đức cho học sinh. Phân tích những nguyên nhân cơ bản gây ra sự suy thoái đạo đức trong học sinh hiện nay. Bất kỳ một lỗi lầm nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa của nó. Đạo đức của học sinh ngày càng suy thoái, bị “tha hóa” cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, các em có thể bị thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình một cách đúng hướng . Hiện nay trong gia đình thì tình trạng bạo lực gia đình cũng ngày một tăng lên, tình trạng con cái ngược đãi cha, mẹ, không hòa thuận với các thành viên cũng xảy ra khá phổ biến và đáng báo động. Có thể nói rằng: Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trẻ mới sinh ra tâm hồn như một tờ giấy trắng, vô tư, trong sáng. Do vậy, việc nuôi nấng và chăm sóc con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha mẹ nhưng việc giáo dục con cái trở thành một công dân tốt không phải dễ. Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì đời sống vật chất góp phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, đối với gia đình cha mẹ sống hòa thuận, có điều kiện phát triển về kinh tế, cha mẹ có điều kiện và thời gian chăm sóc, yêu thương và quan tâm đến việc nuôi dạy con cái thì trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt. Còn đối với những gia đình thiếu về vật chất, cha mẹ phải bôn ba lo cuộc sống thì việc giáo dục con cái bị sao lãng. Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi đường và giáo dục đạo đức cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có lòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ vì “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Ngược lại, nếu các em sống trong gia đình mà cha mẹ gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma túy, cá độ, đá gà, cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của các em. Tuy nói “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nhưng những trường hợp con cái có những biểu hiện đạo đức tốt trong gia đình thiếu văn hóa hoặc vô văn hóa thì rất hiếm. Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành đạo đức của các em. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan tâm, thương yêu giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộc sống, luôn tạo ra một niềm tin và định hướng cho con cái phát triển. Ngược lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc, đỗ vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn về tinh thần cho con cái, làm cho con cái chán nản, bi quan trong cuộc sống, dễ rơi vào tệ nạn xã hội, đạo đức bị suy thoái. Thứ hai, giáo dục của nhà trường góp phần hoàn thiện đạo đức và nhân cách của học sinh Tình trạng hs bạo lực trong học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong học sinh phổ thông là vô cùng quan trọng và là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung. Nói về bản chất con người,C. Mác cho rằng: “ Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”- có nghĩa là: con người sinh ra chưa có bản chất, mà bản chất của mỗi cá nhân được hình thành là do sự tác động của tất cả các mối quan hệ xã hội, trong đó nhà trường là môi trường tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của học sinh,và Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Do vậy, bên cạnh sự giáo dục đạo đức ở gia đình, việc giáo dục đạo đức ở nhà trường cũng rất quan trọng. Thực tế cho thấy, hiện nay, học sinh ở các cấp học đều có những biểu hiện suy thoái về đạo đức.Các em thường vi phạm nội quy nhà trường, mức độ ngày một gia tăng: cụ thể hs hay nhuộm những màu tóc không giống tóc của người Việt, làm mất lòng tự trọng của dân tộc, tình trạng không phù hiệu, hay mang dép lê, mặc quần đáy ngắn, nội y phản cảm, kiểu tóc không gọn gàng, thiếu lịch sự,..tất cả các biểu hiện đó chứng tỏ các em chưa có sự tinh lọc trong việc chạy theo các trào lưu mà các em cho đó là văn hóa của giới trẻ, một sự lầm lẫn cực kỳ nguy hiểm, bởi vì thông qua cách ăn mặc, kiểu tóc, tính cách giao tiếp,..phần lớn sẽ nói lên được suy nghĩ của các em, những suy nghĩ lệch lạc dẫn đến những hành động vô văn hóa thậm chí một số hs còn biểu hiện hành vi hung hăng, không xem trọng người khác trong giao tiếp. Nguyên nhân cơ bản là do có những quan niệm lệch lạc : nhà trường chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa cần quan tâm sâu sắc đến việc dạy học sinh cách ứng xử, gần đây mới lồng ghép các kỹ năng sống. Một phần do thời lượng chương trình không cho phép giáo viên bộ môn dừng lại để uốn nắn học sinh nhiều. Nhưng theo tôi, giáo viên vẫn có đủ thời gian để dạy cho các em điều hay lẽ phải. Một phần do nhận thức sai lệch khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Giáo dục công dân mà quên rằng đây là trách nhiệm chung của tất cả các giáo viên đứng lớp. Thông qua các tiết dạy, giáo viên vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị kỹ năng sống và vừa giáo dục đạo đức trong học sinh. Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, nhà trường, để học sinh ngày càng hoàn thiện về đạo đức và nhân cách thì không thể thiếu sự quan tâm giáo dục của xã hội. Thứ ba, sự giáo dục đạo đức của xã hội là quá trình hoàn thiện đạo đức của học sinh Quá trình toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì theo đó là những mặt trái của nó đã làm cho những giá trị đạo đức của con người đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng. Việc giao lưu văn hóa ngoại không được học sinh biết cách chon lọc làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đạo đức của học sinh. Khoa học công nghệ phát triển, học sinh tiếp xúc với internet và học rất nhiều điều hữu ích từ nó. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, internet có nhiều điểm tiêu cực như có những hình ảnh, phim ảnh không phù hợp với những giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Học sinh xem nhưng thiếu người định hướng và giáo dục nên sẽ dễ nhận thức sai lầm kéo theo hành vi sai và phạm tội. Mặt khác, xã hội ngày nay phát triển đa dạng, phong phú. Những mặt trái của sự phát triển nền kinh tế thị trường để lại hậu quả suy thoái về đạo đức. Con người vì lợi nhuận bất chấp thủ đoạn hại nhau, vì lợi sẵn sàng giết nhau, Môi trường sống xung quanh cùng với những tệ nạn xã hội đang diễn ra tràn lan và ngày càng xâm nhập sâu vào học đường cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về đạo đức, hs có quyền tham gia nhiều cộng đồng với nhiều môi trường tác động khác nhau điều này tùy thuộc vào khả năng ở các em, ví dụ các em có thể tham gia vào cộng đồng dân cư, cộng đồng thể thao, cộng đồng nghệ thuật,điều quan trọng là các loại hình cộng đồng đó có hướng giáo dục tích cực cho các em hay không, tại vì có những cộng đồng chỉ chú trọng mặt thể chất, lợi ích kinh tế sinh ra tính đố kị, tranh giành nhau thiếu ý thức pháp luật và đạo đức, ví dụ: một số trang cộng đồng bán hàng qua mạng In ternet không rõ nguồn gốc, cộng đồng Games- ở đó có các trò chơi bạo lực, tiêu cực. Do vậy, chúng ta cần tạo một môi trường xã hội thật sự trong sạch, lành mạnh và phát triển để giáo dục đạo đức học sinh ngày càng tốt đẹp hơn. 2. Một số giải pháp khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức trong giới trẻ hiện nay. Vấn đề thứ nhất- đối với gia đình phải quan tâm nhiều hơn và phải liên kết với nhà trường trong việc giáo dục con cái. Gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện đạo đức cho con cái. Thời gian các em tiếp xúc với gia đình nhiều hơn thời gian các em ở bên ngoài xã hội.Tuy nhiên trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay, thời gian để cha mẹ tiếp xúc, goái dục con cái là rất ít. Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục con cái sâu sát hơn, có kế hoạch hơn trong việc theo dõi tình hình học tập và biểu hiện hành vi của con mình, đồng thời cha, mẹ cũng phải là người bạn thân nhất làm chỗ dựa tâm lí thật vững chắc cho các em, để các em có thể chia sẽ tất cả những niềm vui , nỗi buồn trong cuộc sống, khi khó khăn xảy ra thì các em không bị hụt hẫn về mặt tình cảm trước cha, mẹ. Con cái sẽ trưởng thành hơn và trở thành công dân tốt cho xã hội nếu cha,mẹ giáo dục đúng hướng ngay từ nhỏ. Học sinh cần thấy được tình yêu thương của mọi thành viên trong gia đình dành cho các em, cảm nhận được tình yêu của cha, mẹ đối với con cái là vô bờ bến và ,con cái phải biết phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ là quy luật tất yếu của xã hội loài người; anh ,chị em phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.(SGK-GDCD lớp 10-trang 82). “Cha, mẹ thương con như biển hồ lai láng”-Tục ngữ. “ Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”. Trong cuộc sống chúng ta luôn có những khó khăn vì nhiều lí do khác nhau. Cha mẹ phải chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho gia đình nên đôi lúc không thể có được thời gian theo sát con cái, để có những biện pháp giáo dục thích hợp hướng con mình theo cái tốt, cái thiện. Do vậy, cha mẹ muốn con trở thành công dân tốt phải tạo sự gắn kết với nhà trường (đặc biệt là thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm) để hiểu nhiều hơn về con và có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Thứ hai, ph
Luận văn liên quan