Đề án Vận dụng lí luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản của Mác - Ăngghen vào các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Kinh tế chính trị học Mác Lênin ra đời đã đánh dấu một cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế, nó được xây dựng một cách có khoa học, phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan kinh tế chính trị học nghiên cứu "tuần hoàn và chu chuyển của tư bản", thực chất đây là vấn đề vốn. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản được nghiên cứu bằng phương pháp trừu tượng hoá khoa học kết hợp logíc và lịch sử, kết hợp giữa phân tích và tổng hợp. Vốn có tầm quan trọng lớn, hầu hết nội dung, quy luật kinh tế của tái sản xuất đều biểu hiện ở tái sản xuất vốn. Vốn là phạm trù kinh tế, là chìa khoá của mọi quá trình phát triển kinh tế. Đối với nước ta, lí thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản của Mác-Ănghen có ý nghĩa lớn trong thực tiễn. Nhất là từ sau Đại hội Đảng VI, VII, VIII nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp. Sau sự kiện các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, vấn đề này lại càng trở nên cần thiết vì nước ta mất nguồn viện trợ. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét vấn đề tuần hoàn và chu chuyển vốn của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường đều có mốc rất thấp, cả về cơ chế quản lí, công nghệ, năng suất lao động và đặc biệt là vốn, vốn là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hình thành và phát triển. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả đang đặt ra rất cấp bách đối với các doanh nghiệp.

doc35 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vận dụng lí luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản của Mác - Ăngghen vào các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU Kinh tế chính trị học Mác Lênin ra đời đã đánh dấu một cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế, nó được xây dựng một cách có khoa học, phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan kinh tế chính trị học nghiên cứu "tuần hoàn và chu chuyển của tư bản", thực chất đây là vấn đề vốn. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản được nghiên cứu bằng phương pháp trừu tượng hoá khoa học kết hợp logíc và lịch sử, kết hợp giữa phân tích và tổng hợp. Vốn có tầm quan trọng lớn, hầu hết nội dung, quy luật kinh tế của tái sản xuất đều biểu hiện ở tái sản xuất vốn. Vốn là phạm trù kinh tế, là chìa khoá của mọi quá trình phát triển kinh tế. Đối với nước ta, lí thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản của Mác-Ănghen có ý nghĩa lớn trong thực tiễn. Nhất là từ sau Đại hội Đảng VI, VII, VIII nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp. Sau sự kiện các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, vấn đề này lại càng trở nên cần thiết vì nước ta mất nguồn viện trợ. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét vấn đề tuần hoàn và chu chuyển vốn của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường đều có mốc rất thấp, cả về cơ chế quản lí, công nghệ, năng suất lao động … và đặc biệt là vốn, vốn là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hình thành và phát triển. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả đang đặt ra rất cấp bách đối với các doanh nghiệp. Đề tài này còn có ý nghĩa rất lớn đối với em, một sinh viên kinh tế. Nghiên cứu đề tài này đã giúp em hiểu rõ hơn về lí luận "Tuần hoàn và chu chuyển tư bản" của Mác -Ănghen, tìm được việc vận dụng lí luận đó ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay và học tốt hơn các môn học khác như vi mô, lịch sử các học thuyết kinh tế …. II. PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lý luận. 1.Lý thuyết về tuần hoàn của tư bản. Tiền tệ ra đời là kết quả phát triển lâu dài của kinh tế hàng hoá nhưng nó lại là khởi điểm của tư bản. Mọi tư bản đều bắt nguồn từ một số tiền nhất định. Xét hai công thức: H - T- H (1) T - H - T’ (2) Ta thấy (1) và (2) đều bao gồm hai yếu tố vật chất T, H, đều bao gồm hai hành vi mua và bán, có người mua và bán. Nhưng có sự khác nhau ở mục đích của nó, ở trình độ phát triển kinh tế hàng hoá. Công thức (1) mục đích là giá trị sử dụng, T là phương tiện để đạt được mục đích, còn công thức (2) là giá trị hay là sự tăng thêm của giá trị thặng dư. Nhà tư bản đem tiền của mình ra thị trường mua hàng rồi lại bán hàng thu tiền về, nhưng tiền thu về lại phải lớn hơn tiền ứng ra ban đầu thì hành vi đó mới có ý nghĩa, do đó công thức viết đầy đủ sẽ là T – H – T’, trong đó T’ > T, T’= T + t ; t : giá trị thặng dư và nó nằm ngay trong lưu thông nên nó vận động không ngừng và lớn lên không ngừng. Vậy tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư. Tư bản vận động qua ba giai đoạn : Giai đoạn 1 : diễn ra trong lưu thông. Công thức: T – H - Tlsx. T – H biểu thị việc chuyển hoá một số tiền thành hàng hoá đối với người mua và chuyển hoá từ hàng hoá thành tiền đối với người bán. Hàng hoá (H) đối với người mua là tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là những nhân tố vật và người của sản xuất hàng hoá, những nhân tố mà đặc tính đương nhiên phải thích hợp với loại sản phẩm cần chế tạo. Sức lao động và tư liệu sản xuất được mua trên hai thị trường khác nhau ở thị trường hàng hoá và thị trường lao động. Số lượng tư liệu sản xuất phải đủ để vật hoá sức lao động, không những thế mà nó còn theo một tỷ lệ được định trước bởi số lao động thặng dư. Người công nhân đem bán sức lao động như bán hàng hoá dưới hình thái tiền công và mua lại về hàng hoá tiêu dùng, như vậy đối với công nhân, công thức H - T - H. T thực ra chỉ là phương tiện để lưu thông. Trước khi bán, sức lao động của công nhân tách rời với tư liệu sản xuất nên khôngg thể đem dùng để trực tiếp sản xuất ra những giá trị sử dụng cho người sở hữu nó, cũng không thể đem dùng để sản xuất ra những hàng hoá để công nhân có thể bán đi và mua về hàng hoá tiêu dùng. Nhưng khi bị bán đi, sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất thì nó trở thành một bộ phận cấu thành của Tư bản sản xuất trong tay người mua nó cũng giống như tư liệu sản xuất. Đối với người mua, chi phối được một lượng sức lao động lớn hơn mức cần thiết để hoàn lại giá trị của sức lao động, đồng thời có lượng tư liệu sản xuất cần thiết để vật hoá hết số lao động đó. Như vậy, người mua (nhà tư bản) đã chi phối được cả các nhân tố để sản xuất ra một khối lượng hàng hoá chứa giá trị thặng dư. Số tiền gồm giá trị tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động T = Tlsx + Slđ đã được chuyển hoá thành sức lao động và tư liệu sản xuất tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ. Cũng giá trị đó nhưng nó tồn tại dưới hình thái hiện vật khiến cho giá trị này có thể thực hiện thành giá trị thặng dư và lại tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất. Sự chuyển hoá tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất được coi là đặc trưng của phương thức sản xuất TBCN. Bởi vì dưới hình thái tiền công, sức lao động đã trở thành hàng hoá, được mua bằng tiền, mà ở điểm này lại được coi là đặc trưng của nền kinh tế tiền tệ chính vì tính chất tiền tệ của nó. Hành vi H – Tlsx chính là sự chuyển hoá của tư bản tư bản tiền tệ thành Slđ tư bản sản xuất. Tư bản tiền tệ hoàn thành chức năng của tiền tệ là mua và thanh toán, giá trị tư bản trong trạng thái tiền tệ cũng chỉ có thể đảm nhiệm chức năng của tiền tệ, cái làm cho những chức năng ấy trở thành những chức năng của tư bản là vai trò nhất định của chúng trong sự vận động của tư bản, là mối liên hệ giữa giai đoạn trong đó có những chức năng đó xuất hiện với các giai đoạn khác của tuần hoàn tư bản. Giai đoạn 2 diễn ra trong lĩnh vực sản xuất, công thức H – TLSX ...SX- H’ Slđ Hành vi T – H – Tlsx đã làm cho lưu thông không bị gián đoạn, nó không thể Slđ lưu thông tiếp được nữa mà đi vào tiêu dùng, tức là tiêu dùng sản xuất. Những đường chấm trong công thức biểu hiện lưu thông bị gián đoạn nhưng quá trình tuần hoàn của tư bản vẫn tiếp tục vì nó đi từ lĩnh vực lưu thông hàng hoá vào lĩnh vực sản xuất. Do đó, giai đoạn 1 đã mở đầu cho giai đoạn 2. Như đã phân tích ở giai đoạn 1, đối với người công nhân, lặp đi lặp lại là hành vi H – T – H. do đó nhà tư bản phải luôn đối diện với người công nhân với tư cách là tư bản tiền tệ. Mặt khác, để cho đông đảo công nhân với tư cách là sức lao động có thể hoàn thành hành vi Slđ - T – H thì các tư liệu sinh hoạt phải luôn đối diện với họ dưới hình thái mua được. Vì vậy đòi hỏi sự lưu thông của sản phẩm dưới hình thái hàng hoá phải đạt đến một trình độ cao và quy mô sản xuất hàng hoá lớn. Từ đó đòi hỏi sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, khi sản xuất hàng hoá ngày càng trở nên phổ biến. Sự tồn tại một giai cấp công nhân làm thuê giúp cho toàn bộ nền sản xuất xã hội trở thành sản xuất hàng hoá TBCN. Nền kinh tế TBCN phát triển gây ảnh hưởng có tính chất phá hoại và làm tan rã mọi hình thái sản xuất trước đó. Hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất phải kết hợp với nhau. Tính chất và phương thức đặc thù trong việc thực hiện sự kết hợp đó chính là điểm phân biệt các thời kỳ kinh tế khác nhau của mỗi chế độ xã hội. Sự khác biệt rõ nét nhất của thời kỳ TBCN làm đảo lôn toàn bộ kết cấu kinh tế của xã hộ, vượt xa tất cả các thời đại trước đó. Ơ giai đoạn này, công nhân có sức lao động sử dụng tư liệu sản xuất để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản, khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn nhờ lao động thặng dư. Lao động thặng dư cho nhà tư bản là lao động không công, là giá trị mà nhà tư bản không phải trả bằng vật ngang giá. Như vậy mở đầu cho giai đoạn này tư bản làm chức năng tư bản sản xuất và kết thúc giai đoạn là tư bản hàng hoá. Giai đoạn 3 : hàng hoá trở thành tư bản hàng hoá với tư cách là hình thái tồn tại chức năng của giá trị tư bản đã phát triển thêm giá trị, trực tiếp do bản thân quá trình tạo ra. Tất cả các vật phẩm cấu thành tư bản dó ngay từ đầu đều được sản xuất cho thị trường, đều phải được bán đi, chuyển hoá thành tiền thông qua vận động H – T. Giá trị ấy được bán đi, nhận lượng tiền T và giá trị không thay đổi, chỉ thay đổi về hình thái và khác với giai đoạn 1. ơ giai đoạn 1, tiền ứng ra làm chức năng tư bản tiền tệ, nhờ lưu thông mà chuyển thành hàng hoá. Giai đoạn này, hàng hoá làm chức năng tư bản chừng nào mà trước khi đi vào lưu thông, nó đã mang tính chất tư bản đó, đã có sẵn từ quá trình sản xuất. Lúc này giá trị thay đổi theo công thức H’ = H + (H. H’ bao gồm giá trị tư bản và thêm giá trị thặng dư do nhà tư bản sản xuất cung cấp. Chỉ với tư cách là hình thái chuyển hoá của tư bản sản xuất thòi sản phảm sản xuất ra mới là tư bản hàng hoá H’, do đó chúng chỉ là tư bản hàng hoá trong một mối liên hệ chỉ tồn tại trước hết trong vòng tuần hoàn của tư bản cá biệt ấy. Khi chức năng H’ cũng là chức năng của mọi sản phẩm hàng hoá chuyển hoá thành tiền thì hoàn thành việc lưu thông. Nếu tư bản hiện đã phát triển thêm giá trị vẫn cứ giữ hình tư bản hàng hoá, vẫn nằm bất động trên thị trường thì chừng ấy quá trình sản xuất vẫn bị ngưng lại. Tuỳ theo mức độ nhanh chậm khác nhau mà tư bản dùng để trút bỏ hình thái hàng hoá và khoác lấy hình thái tiền tệ. Hay nói cách khác, tuỳ theo tốc độ chuỷen hoá H’ – T’ mà cùng một giá trị tư bản ấy sẽ được sử dụng để tạo ra sản phẩm và giá trị với mức độ khác nhau, do đó quy mô tái sản xuất cũng mở rộng hoặc thu hẹp. Như vậy hiệu quả của một vòng tuần hoàn không những do quá trình sản xuất quyết định mà còn do quá trình lưu thông quyết định. Hành vi H’ – T’ mà hình thành thì cả giá trị tư bản ứng trước lẫn giá trị tiêu dùng đều được thực hiện. Cả hai đều được thực hiện cùng một lúc trong việc bán toàn bộ khối lượng hàng hoá thành nhiều lần hoặc một lần. Sự chuyển hoá trở lại lần cuối từ giá trị tư bản thành hình thái tiền tệ lúc ban đầu là chức năng của tư bản hàng hoá, chức năng ấy bao hàm sự chuyển hoá đầu tiên của giá trị tiêu dùng từ hình thái hàng hoá lúc ban đầu thành hình thái tiền tệ. Cuối quá trình, giá trị tư bản lại trở về với hình thái mà nó đã khoác lấy khi mới bước vào quá trtình nên nó lại có thể lại bắt đầu thực hiện quá trình ấy với tư cách là tư bản tiền tệ. Chính vì hình thái đầu và cuối của quá trình đều là hình thái tư bản tiền tệ nên gọi quá trình tuần hoàn dưới hình thái này là tuần hoàn của tư bản tiền tệ. Nhưng T’ = T + m, m là giá trị thặng dư, T’ tồn tại với tư cách là một quan hệ TBCN, không đơn thuần là tiền nữa mà xuất hiện trực tiếp là tư bản tiền tệ biểu hiện thành giá trị tăng thêm giátrị. Tức là một giá trị có đặc tính tự mình tăng thêm, tạo ra thêm nhiều giá trị hơn giá trị của bản thân nó. Sự tuần hoàn của tư bản tiền tệ không bao giờ có thể bắt đầu bằng T’ mà chỉ có thể bắt đầu bằng T, nghĩa là chỉ bắt đầu với hình thái biểu hiện việc ứng trước giá trị tư bản chứ hoàn toàn khôngphải biến động của mối quan hệ tư bản chủ nghĩa. Vậy tư bản luôn luôn vận động, nó vận động qua ba giai đoạn, chuyển hoá qua ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi lại quay về hình thái, chức năng ban đầu nhưng với lượng lớn hơn, đó là tuần hoàn của tư bản. Như vậy, công thức chung của quá trình là T – H - Tlsx ... SX ...H’ - T’. Slđ Tư bản là một giá trị thông qua một chuỗi liên tiếp những thay đổi có quan hệ lẫn nhau, quyết định lẫn nhau, một chuỗi các thay đổi hình thái cấu thành, một chuỗi thời kỳ hay là giai đoạn giống như thế trong tổng quá trình. Trong các giai đoạn đó có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông, còn một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất. Trong mỗi giai đoạn như vậy, giá trị tư bản đều nằm trong một hình thái đặc thù riêng biệt. Trong vận động ấy, giá trị ứng trước không những được bảo tồn mà còn lớn lên, còn phát triển thêm về lượng nữa. Cuối cùng, đến giai đoạn kết thúc, giá trị ứng trước quay trở về chính ngay hình thái trong đó nó xuất hiện lúc bắt đầu tổng quá trình. Hai hình thái mà giá trị tư bản mang lấy trong các giai đoạn lưu thông của nó là hình thái tư bản tiền tệ và hình thái tư bản hàng hoá, hình thái của nó trong giai đoạn sản xuất là hình thái tư bản sản xuất. Tư bản mà trong tiến trình tuần hoàn đầy đủ của nó, lần lượt mang lấy các hình thái kể trên rồi lại trút bỏ ra và trong mỗi hình thái như thế đều hình thành một chức năng thích hợp với mỗi một hình thái kể trên là tư bản công nghiệp. Công nghiệp được dùng bao quát mọi ngành sản xuất kinh doanh thoe phương thức tư bản chủ nghĩa. Do đó tư bản tiền tệ, tư bản hàng hoá, tư bản sản xuất được dùng để chỉ những hình thái chức năng đặc thù của tư bản công nghiệp, tư bản công nghiệp lần lượt mang cả ba hình thái ấy. Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành một cách bình thường nếu các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng chuyển từ giai đoạn này qua giai đoạn khác. Nếu tư bản ở giai đoạn một ngừng lại thì tư bản tiền tệ sẽ đọng lại thành tiền tích trữ. Nếu tư bản ngừng trong giai đoạn hai thì tư liệu sản xuất không hoạt động, sức lao động không có việc làm. Nếu giai đoạn ba ngừng hoạt động hàng hoá sẽ làm tắc nghẽn luồng lưu thông. Nhưng tuần hoàn lại làm cho tư bản phải cố định trong một thời gian nhất định. Trong mỗi giai đoạn của nó, tư bản công nghiệp gắn với một hình thái nhất định trong hai hình thái tư bản sản xuất, tư bản tiền tệ. Chỉ sau khi hoàn thành chức năng của mỗi hình thái mà nó phải mang lấy, tư bản công nghiệp mang hình thái khác khiến cho nó có thể bước vào giai đoạn chuyển hoá mới. Tư bản công nghiệp là phương thức tồn tại duy nhất của tư bản trong đó chức năng của tư bản không phải chỉ là chiếm hữu sản phẩm thặng dư mà đồng thời nó còn tạo ra giá trị thặng dư nữa nên tư bản công nghiệp quyết định tính chất của tư bản công nghiệp. Tư bản tiền tệ, tư bản hàng hoá chừng nào xuất hiện cùng với các chức năng của chúng bên cạnh tư bản công nghiệp với tư cách là đại biểu cho những ngành kinh doanh đặc thù thì chúng chỉ là phương thức tồn tại của các hình thái chức năng khác nhau mà tư bản công nghiệp lần lượt mang lấy rồi lại trút bỏ đi trong lĩnh vực lưu thông. Vì vậy quá trình tuần hoàn của tư bản là sự thống nhất giữa lưu thông và sản xuất. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ là hình thái nổi bật nhất và đặc trưng nhất trong các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Mục tiêu và động cơ của tuần hoàn này là làm tăng thêm giá trị, làm ra tiền và tích luỹ tiền. Quan hệ T … T’ chỉ trở thành một hình thái đặc thù của tư bản công nghiệp trong chừng mực một tư bản mới hoạt động được ứng ra lúc ban đầu bằng tiền và sau đó thu về cũng dưới hình thái tiền. Do trình độ xã hội hoá của sản xuất phát triển, ba hình thái của chủ nghĩa tư bản nói trên chuyển thành các hình thái sau : Tư bản tiền tệ, kinh doanh trong tiền tệ,công thức T-T’ hoặc T-H ... SX...H’ --T’ Tư bản hàng hoá kinh doanh trong thương nghiệp, công thức H-Tlsx-SX.. ..H’ Slđ Tư bản công nghiệp, công thức SX...H’- T’ – H – Tlsx ...SX’ Slđ Hay là : T- H ... SX... H’ – T’.T – H...SX ...H’ – T’.T – H ...SX ...v.v Ngay khi quá trình tuần lặp lại lần đầu tiên, trước khi vòng tuần hoàn thứ hai kết thúc, xuất hiện tuần hoàn SX...H’ – T’. T – H...SX. Do đó, tất cả các trường hợp sau đó của lượng giá trị T đều có thể xem dưới giác độ của hình thái SX... H’ – T – H ... SX. Trong lúc đó thì quá trình biến đổi T – h giai đoạn thứ nhất của tuần hoàn thứ nhất chỉ là sự chuẩn bị có tính chất nhất thời cho tuần hoàn luôn lặp lại của tư bản sản xuất, điều này diễn ra trong thực tế khi tư bản công nghiệp được đầu tư lần đầu tiên dưới hình thái tư bản tiênf tệ. Quá trình tuần hoàn bản sản xuất SX... SX là hoạt động lặp đi lặp lại một cách chu nkỳ của tư bản sản xuất, do đó nói lên tái sản xuất hay quá trình sản xuất của tư bản với tư cách là quá trình tái sản xuất. Nó còn nói lên việc tái sản xuất giá trị thặng dư một cách chu kỳ và hoạt động của tư bản chủ nghĩađang nằm dưới hình thái sản xuất của nó, hoạt động lặp đi lặp lại. Nếu như trong hình thái thứ nhất T...T’, quá trình sản xuất làm gián đoạn lưu thông của tư bản tiền tệ và chỉ xuất hiện thành kẻ môi giới giữa hai giai đoạn của lưu thông thì ở đây toàn bộ quá trình lưu thông của tư bản công nghiệp, tức là toàn bộ quá trình vận động của nó trong giới hạn của giai đoạn lưu thông chỉ hình thành một sự gián đoạn và chỉ là khâu trung gian giữa tư bản sản xuất mở đầu tuần hoàn và kết thúc tuần hoàn. ` Toàn bộ tính chất của sản xuất của chủ nghĩa tư bản được quyết định bởi việc tăng thêm giá trị tư bản ứng trước, do đó nó được quy định bởi việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Việc tích luỹ hay sản xuất trên quy mô mở rộng, biểu hiện thành thủ đoạn để không ngừng mở rộng việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Giả sử toàn bộ giá trị thặng dư được tích luỹ lại, lúc này SX ... H’ – T’- Tlsx ...SX’ Sl một tư bản sản xuất được tái sản xuất trên quy mô mở rộng. Nhưng đối với tuần hoàn của tư bản sản xuất thì SX’đã lớn lên khi bắt đầu trở lại vòng tuần hoàn của nó, cũng chỉ xuất hiện với tư cách là sản xuất giống như sản xuất trong tái sản xuất, giai đoạn SX.. SX. Chỉ có sự tăng thêm của tư bản do H’ biểu hiện ra chứ không phải slđ’ và tlsx’, bởi vì nếu như tư bản lớn lên thì cấu tạo giá trị của nó thay đổi. Cụ thể là giá trị này tăng lên khiến cho giá trị tư liệu sản xuất tăng còn giá trị sức lao động giảm xuống một cách tương đối, đôi khi tuyệt đối. Lượng t (trong công thức T’ = T + t) có thể sử dụng vào quá trình vận động của nó hoặc có thể dùng làm tư bản tiền tệ cho một doanh nghiệp mới, nên cần một lượng t tối thiểu. Nếu dùng t để mở rộng một doanh nghiệp mới cũng cần một lượng tối thiểu. Do đó cần có sự tích luỹ, lặp đi lặp lại nhiều vòng tuần hoàn cho đủ. Tích trữ tiền là một quá trình tạm thời bởi vì nếu nó nằm trong trạng thái tích trữ thì nó không làm chức năng tư bản, không tham gia vào quá trình tăng thêm giá trị, không nằm trong lưu thông, xuất hiện thành tư bản tiền tệ tiềm tàng. Nếu chúng ta xét cả ba hình thái thì tất cả đều là tiền đề của quá trình tuần hoàn, đều là kết quả của nó. Mỗi một yếu tố đều là điểm xuất phát, điểm quá độ và điểm quay trở lại. Toàn bộ quá trình biểu hiện ra thành sự thống nhất của quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, quá trình sản xuất trở thành khâu trung gian của quá trình lưu thông và ngược lại. Nhưng nếu vận động bị gián đoạn thì mỗi điểm không phải là điểm xuất phát hay quay trở lại. Thực tế mỗi một tư bản công nghiệp cá biệt đều ở trong cả ba tuần hoàn cùng một lúc. Sự liên tục là một nét đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự liên tục ấy do cơ sở kỹ thuật của sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định. Sự thống nhất của cả ba giai đoạn tuần hoàn chỉ có nếu mỗi bộ phận khác nhau của tư bản có thể lần lượt đi qua các giai đoạn kế tiếp nhau của tuần hoàn và chuyển từ một giai đoạn hoặc hình thái chức năng này sang một giai đoạn, hình thái chức năng khác. Do đó trong chừng mực mà tư bản công nghiệp với tư cách là tổng thể của các bộ phận ấy, đồng thời xuất hiện ở các giai đoạn và các chức năng khác nhau và do đó tiến hành cả ba tuần hoàn cùng một lúc. Ơ trên, nếu một một giai đoạn nào đó bị gián đoạn, ví dụ như sản xuất thì giai đoạn ba trong lưu thông sẽ bị gián đoạn, từ đó dẫn đến sự đình trệ. Do đó điều kiện cho một bộ phận này của tư bản quay trở về một hình thái nào đó là một bộ phận khác đã quay trở về hình thái khác. Mỗi bộ phận đèu không ngừng vận động nhưng trong hình thái đó, mỗi lần lại là một bộ phận của tư bản biến thiên. Tổng tư bản xã hội bao giờ cũng có sự liên tục đó và quá trình của nó bao giờ cũng là sự thống nhất cả ba tuần hoàn. Nếu xét trong một vòng tuần hoàn thì thời gian của vòng tuần hoàn là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất và thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Những sự gián đoạn của toàn bộ quá trình sản xuất, do đó trong những khoảng thời gian đó tư bản sản xuất không hạot động thì cả giá trị lẫn giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông là một phần cần thiết của thời gian tái sản xuất của tư bản. Ơ đây, đều phải chịu một chi phí, chi phí cho thời gian lưu thôn, nếu nó càng càng kéo dài. Nếu một giai đoạn nào gián đoạn, giả sử giai đoạn H’ – T’ gián đoạn thì chi phí dự trữ tăn
Luận văn liên quan