Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; đồng thời thực hiện mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XVI: phấn đấu xây dựng Khánh Hòa thành trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch của cả nước; là tỉnh có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, du lịch - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản; đến năm 2015 toàn tỉnh đạt cơ bản các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thì việc xây dựng “Đề án xây dựng Nông thôn mới xã Vạn Bình - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết.
66 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3394 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xây dựng nông thôn mới xã Vạn Bình - Huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015, 2016-2020, định hướng đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
UỶ BAN NHÂN DÂN
XÃ VẠN BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /ĐA-UBND
Vạn Bình, ngày tháng năm 2011
ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ VẠN BÌNH - HUYỆN VẠN NINH - TỈNH KHÁNH HÒA
GIAI ĐOẠN 2011-2015, 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; đồng thời thực hiện mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XVI: phấn đấu xây dựng Khánh Hòa thành trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch của cả nước; là tỉnh có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, du lịch - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản; đến năm 2015 toàn tỉnh đạt cơ bản các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thì việc xây dựng “Đề án xây dựng Nông thôn mới xã Vạn Bình - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết.
2. Những căn cứ pháp lý.
2.1. Các văn bản Trung ương:
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
2.2. Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan:
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 Bộ Xây dựng về việc Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Văn bản số 2543/BNN-KHTH ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.
2.3. Các văn bản của tỉnh:
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ 16.
- Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 01/11/2010 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm giai đoạn 2011 – 2015.
- Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 30/06/2009 tỉnh UBND Khánh Hòa về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ.
- Chương trình hành động số 26-Ctr/TU ngày 31/10/2008 của Tỉnh Ủy về “vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn”.
- Văn bản số 6085/UBND-VP, ngày 17/11/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh.
- Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 17/02/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc cho phép thuê tư vấn lập Đề án Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030.
2.4 Các văn bản của xã
- Báo cáo số 3/BC-HĐND của Hội Đồng nhân dân ngày 20 tháng 1 năm 2011 Về việc “Báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân xã Vạn Bình khóa X, nhiệm kỳ 2004-2011”
- Báo cáo số 8/BC-UBND ngày 20 tháng 1 năm 2010 về việc “Báo cáo tình hình kinh tế nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong 5 năm (2005-2010); phương hướng, nhiệm vụ 5 năm đến 2010-2015
- Báo cáo tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Xã Vạn Bình khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2015
PHẦN IĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC
1. Điều kiện tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý
Xã Vạn Bình nằm ở phía Bắc huyện Vạn Ninh. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Đông, Bắc giáp xã Vạn Thắng
+ Phía Tây, Nam giáp xã Vạn Phú
1.2.Diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên: 5.675,47 ha, chiếm 10,3 % diện tích tự nhiên của huyện.
Địa bàn xã có 8 thôn: thôn Trung Dõng 1, thôn Trung Dõng 2, thôn Trung Dõng 3, thôn Bình Trung 1, thôn Bình Trung 2, Thôn Từ Chánh, Thôn Bình Lộc 1, thôn Bình Lộc 2
1.3. Các đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn
- Về địa hình: Địa hình xã Vạn Bình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình bị phân cách rõ rệt bởi sông Đồng Điền. Phía Đông Bắc sông Đồng Điền là Gò Đồi cao và rừng núi, phần đất này phát triển chủ yếu là rừng, hoa màu và một phần ruộng một vụ lúa có diện tích khoản 4.500 ha chiếm khoản 80% tổng diện tích tự nhiên của xã. Phía Tây Nam sông là phần địa hình bằng, thấp, khu dân cư và đất hai vụ lúa, các sông suối đều chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đất nông nghiệp bằng phẳng, ít chia cắt, có diện tích khoảng 1.165 ha chiếm khoản 20% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
- Khí hậu: xã Vạn Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, với những đặc trưng cơ bản về khí hậu bao gồm:
- Lượng mưa hàng năm dưới 1.500mm, năm cao nhất trên 2000mm, năm thấp nhất dưới 800mm.
- Nhiệt độ không khí trung bình là khoản 250C-280C, trong đó nhiệt độ cao nhất lên đến 390C - 400C.
- Độ ẩm không khí trung bình là 80%
Điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản, nhiệt độ cao đều, bức xạ dồi dào nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
2. Tài nguyên:
2.1. Đất đai
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất
STT
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
Diện tích tự nhiên, trong đó:
Ha
5.675,47
I
Diện tích đất nông nghiệp
Ha
4.360,62
1
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
Ha
753,34
2
Đất nuôi trồng Thủy sản
Ha
0,44
3
Đất lâm nghiệp
Ha
3.605,85
II
Đất phi nông nghiệp
Ha
193,39
III
Đất chưa sử dụng
Ha
1.121,36
(Nguồn: UBND xã)
Tổng diện tích nông nghiệp toàn xã là 4.360,62 ha. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 753,34 ha, chiếm 17,27% diện tích của xã; đất phi nông nghiệp 193,39 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng của xã chiếm tỷ lệ khá cao 20%, chủ yếu là đất đồi núi.
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ cao (82,69 %), có diện tích 3.605,85ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có 349,26 ha là đất rừng phòng hộ và 3.256,59ha đất rừng sản xuất. Thảm thực vật rừng khá phong phú, bảo vệ rừng tăng độ che phủ rừng trong toàn xã đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ tài nguyên đất chống xói mòn.
2.2. Tài nguyên nước:
Diện tích ao hồ, sông suối trong xã nhân dân đã tiến hành nuôi trồng thủy sản, đảm bảo nhu cầu nguồn thực phẩm tại chỗ cho nhân dân. Tuy nhiên diện tích nuôi trồng thủy sản rất ít chỉ có 0,44 ha.
3. Nhân lực
3.1. Dân số:
- Dân số toàn xã là 8.243 nhân khẩu, 2036 hộ gia đình.
3.2. Lao động
- Xã Vạn Bình có lực lượng lao động khá dồi dào với 4.238 người, chiếm 52% dân số toàn xã. Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 90% lực lượng lao động của xã; còn lại 10% là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, công chức viên chức nhà nước. Do kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, phần lớn người dân sống bằng nghề nông, sản xuất mang tính mùa vụ, do đó thời gian nhàn rỗi nhiều, một số người phải đi khỏi địa phương để làm việc.
Phần IITHỰC TRẠNG NÔNG THÔN
A. Đánh giá thực trạng nông thôn theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
1. Quy hoạch
1.1. Quy hoạch sử dụng đất:
Xã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, đang thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, trong quá trình chờ phê duyệt
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường theo chuẩn mới: chưa thực hiện.
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện có:
Đã có quy hoạch khu dân cư đến năm 2010, cần điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2020.
Quy hoạch, nâng mặt bằng và phối hợp với phòng Tài chính – kế hoạch huyện bán đầu giá, cấp quyền sử dụng đất các điểm dân cư nông thôn như: Gò Lễ, Bực Lở, Mã Tháp (đã xong); Cây Ké dưới 52/110 lộ; Ruộng Thùng 8/62 lô; quy hoạch điểm dân cư Rộc Chuối.
* So với tiêu chí chưa đạt
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội
2.1. Giao thông
Xã Vạn Bình có đường quốc lộ 1 đi qua địa bàn xã với chiều dài là 2,6 km, rộng 16m, mặt đường trải nhựa. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của xã. Ngoài ra, xã còn có 1km đường liên xã (Vạn Bình- Vạn Bình)
Đã có nhiều đầu tư vào các tuyến đường giao thông, hiện tại tổng số tuyến đường giao thông của xã: 49 tuyến, tổng chiều dài: 39,7km. Trong đó:
+ Đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa : 5,525/6,32 km;
+ Đường trục thôn, liên thôn được nhựa hóa, cứng hóa : 9,923/21,158 km.
+ Đường giao thông nội đồng đi lại thuận lợi : 5/10,12km,
+ Đường ngõ, xóm không lầy lội vào mùa mưa : 2/2,1 km
Bao gồm:
* Đường giao thông đã được cứng hoá hoặc nhựa hoá: 15,448 km; (gồm: đường liên xã 5,525km; GTNT 6,923 km được nhựa hóa và 3 km cấp phối sỏi đỏ);
* Đường (giao thông nội đồng) xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện: 5 km; so với tổng số: 49,39 %;
* Đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa: 2 km, so với tổng số: 95%.
Như vậy, tình hình giao thông của xã hiện tại gặp nhiều khó khăn trong đi lại và phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã. Vì thế, đây là vấn đề cần được ưu tiên phát triển trong thời gian tới để Vạn Bình có thể phát triển một cách nhanh chóng, nâng cao thu nhập cho người dân.
* So với tiêu chí chưa đạt
2.2. Thuỷ lợi
Hệ thống tưới tiêu của xã hiện tại phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích được tưới, tiêu bằng công trình thủy lợi: 1.157 ha.
- Số hồ, đập có khả năng cấp nước: 02 đập
- Số trạm bơm: 0, trong đó số trạm đã đáp ứng yêu cầu: 0, số trạm cần nâng cấp: 0, số trạm cần xây dựng mới: 2 trạm
- Số km kênh mương hiện có: 28,738 km, trong đó 12,95km đã kiên cố hoá.
Như vậy, về tiêu chí thủy lợi xã còn khó khăn trong việc kiên cố hóa kênh mương để đạt được tiêu chí về nông thôn mới
*So với tiêu chí chưa đạt
2.3. Điện
- Xã có hệ thống lưới điện hạ thế dài 87,309km.
- Tỷ lệ hộ dùng điện 100%
- Mức độ đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất 100%.
* So với tiêu chí đạt 100%
2.4. Trường học
Hệ thống trường học của xã, bao gồm:
+ Trường mầm non:
- Hiện tại xã có 1 trường mẫu giáo Vạn Bình chưa đạt chuẩn với khoảng 260 cháu và với 10 phòng học.
- Số phòng học chưa đạt chuẩn : 03 phòng;
- Số phòng chức năng còn thiếu : 01 phòng;
- Số diện tích sân chơi, bãi tập còn thiếu : 267 m2.
+ Trường tiểu học:
- Xã có 1 trường tiểu học Vạn Bình với 21 phòng và khoảng 831 học sinh. Phòng làm việc BGH và phòng chuyên môn của các khối lớp: 08 phòng.
- Số phòng học chưa đạt chuẩn : 21 phòng,
- Số phòng chức năng còn thiếu : 0 phòng,.
- Số diện tích sân chơi, bãi tập còn thiếu : 500m2.
+ Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông:
- Xã Vạn Bình có 1 trường THCS Trần Phú với 20 lớp, dạy học trên 764 học sinh. Đạt chuẩn quốc gia
- Số phòng học chưa đạt chuẩn: 0 phòng
- Số phòng chức năng Phòng chức năng bao gồm các loại theo quy định: Phòng âm nhạc, phòng hội họa, phòng vi tính, phòng láp, phòng nghỉ cho giáo viên, học sinh bán trú,…
còn thiếu: 0 phòng.
- Số diện tích sân chơi, bãi tập Sân chơi, bãi tập bao gồm: sân trường cho các em vui chơi, chạy nhảy và sân dùng để dạy học môn thể dục, tập luyện thể thao,…
còn thiếu: 0 m2.
Như vậy, đối với cấp trung học đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập tại địa phương. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư về phòng học cho các cháu mẫu giáo và cấp học tiểu học với cơ sở vật chất ổn định hơn.
* So với tiêu chí chưa đạt
2.5. Cơ sở vật chất văn hoá
a. Số nhà văn hoá xã, thôn:
- Hiện tại trên địa bàn xã chưa có nhà văn hóa Trung tâm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Tuy nhiên tại 8 thôn đã có nhà văn hóa thôn nhưng đang bị xuống cấp cần tu bổ để phục vụ tốt hơn cho hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa của người dân.
- Số đã đạt chuẩn: không.
- Số chưa đạt chuẩn: 09
- Số cần nâng cấp: 08
- Số cần xây mới: 01
b. Khu thể thao của xã, thôn.
Địa bàn xã chưa có khu thể dục thể thao của xã, Cần xây dựng mới các khu thể thao tại các xã để phục vụ tốt cho hoạt động rèn luyện sức khỏe của người dân
- Số đã đạt chuẩn: không.
- Số chưa đạt chuẩn: 09
- Số cần nâng cấp: không
- Số cần xây mới: 09
* So với tiêu chí chưa đạt
2.6. Chợ
- Xã Vạn Bình có 1 chợ trung tâm phục vụ cho trao đổi, mua bán các mặt hàng chủ yếu là sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân.
- Hiện nay tình hình chợ của xã chưa đạt chuẩn, theo kế hoạch phát triển chợ trên địa bàn xã Vạn Bình của sở Công thương sẽ xây dựng mới 3 chợ: Bình Trung 1 (2000m2), Bình Trung 2 (2000m2) và Trung Dõng 1 (2543m2). Điều này sẽ thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa của xã và những xã lân cận.
* So với tiêu chí: chưa đạt
2.7. Bưu điện:
- Xã có 1 bưu điện văn hóa đạt, hiện đang vận hành và phục vụ tốt nhu cầu người dân.
- Số điểm internet đến thôn có 03 điểm
* So với tiêu chí đạt
2.8. Nhà ở dân cư nông thôn
- Tổng số nhà ở trên địa bàn xã là 1.948 căn. Trong đó:
+ Số nhà tạm, dột nát: 37, tỷ lệ 1,9%.
+ Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố 98,1%
* So với tiêu chí: chưa đạt
3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
3.1. Kinh tế:
*Cơ cấu kinh tế:
Vạn Bình là xã nông nghiệp nông thôn, cơ cấu kinh kế: nông lâm ngư nghiệp – thương mại, dịch vụ - CN,TTCN
- Nông nghiệp: Nông nghiệp giữ vai trò khá quan trọng trong cơ cấu kinh tế
+ Lĩnh vực trồng trọt: Diện tích gieo trồng của toàn xã là 1172 ha với sản lượng đạt được là 8120 tấn. Lúa vẫn là cây trồng chính của địa phương, ngoài ra còn có các loại cây lương thực khác như bắp và câu màu (dưa hấu).
+ Lĩnh vực chăn nuôi: Tổng đàn trâu bò trên địa bàn xã là 1806 con (trong đó tổng đàn bò là 884 con), tổng đàn heo là 1234 con, số lượng gia cầm là 12.090 con
Hiện tại, sản xuất nông nghiệp của xã tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để tăng thu nhập cho người dân địa phương cần lựa chọn nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả của các hộ nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn xã và các vùng có đặc điểm tương tự.
Bảng 2: Phân tích SWOT hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại xã
Điểm mạnh
Có tuyến đường huyết mạch QL1 , đường giao thông thuận lợi.
Cán bộ xã nhiệt tình và được sự tín nhiệm của người dân.
Việc sử dụng máy móc cơ khí trong SXNN được mở rộng.
Điểm yếu
Chưa ứng dụng các mô hình kỹ thuật mới vào nuôi trồng
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đa số là hộ gia đình nông nghiệp.
Chưa có hệ thống tiêu thụ.
Thiếu thông tin sản xuất nông nghiệp
Thiếu cơ sở chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Chưa có thương hiệu nông sản
Địa hình khí hậu bất lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi
Cơ hội
- Tỉnh đang triển khai chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp kèm theo các chính sách hỗ trợ kỹ thuật, vốn, đầu tư CSHT.
- Cầu thị trường tiêu thụ trong nước lớn.
- Gần thị trường tiêu thụ
Thách thức
Đất nông nghiệp giảm dần do tốc độ đô thị hoá diễn ra quá nhanh.
Đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng nông sản ngày càng cao của người tiêu dung.
Môi trường của đô thị hóa.
Sự cạnh tranh với sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến
Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
* Thu nhập
- Thu nhập bình quân đầu người: 10 triệu đồng/người/năm.
* Hộ nghèo
- Năm 2010, số lượng hộ nghèo theo tiêu chí 4,8 triệu đồng/người/năm: 178 hộ, chiếm tỷ lệ 9,38%trên tổng số hộ toàn xã, thấp hơn tỷ lệ nghèo bình quân toàn huyện (10,37%). Tuy nhiên số hộ cận nghèo của xã chiếm đến 11,8%, điều này cho thấy cần có phương hướng giảm nghèo hiệu quả được đặt ra trên địa bàn xã, một mặt giảm tỷ lệ hộ nghèo hiện tại, một mặt ngăn chặn tình trạng tái nghèo.
Hàng năm xã đều xây dựng và triển khai phương án xóa đói giảm nghèo; phối hợp cùng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện hỗ trợ cho nhân dân vay vốn đầu tư tăng gia sản xuất, phối hợp cùng Trung tâm dạy nghề huyện Vạn Ninh, các công ty, xí nghiệp đào tạo và tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân, hàng năm có trên 300 lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Nhờ làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo của xã hàng năm đều thực hiện giảm đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao từ 0,3-0,5%/năm.
3.2. Lao động:
- Cơ cấu lao động đang làm trong ngành Nông nghiệp là 90%; hàng năm xã đều có lớp dạy nghề cho người dân, tạo điều kiện cho họ chuyển đổi ngành nghề và tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc thực hiện đào tạo chưa đi đôi với giải quyết việc làm nên người dân sau khi học nghề phải đi nơi khác làm việc.
3.3. Hình thức tổ chức sản xuất
Như đã nói ở phần trên, xã Vạn Bình chịu tác động khá lớn của điều kiện khí hậu. Tuy nhiên, người dân Vạn Bình tích cực tham gia phong trào sản xuất kinh doanh giỏi (năm 2010 có 1062 hộ nông dân tham gia), đưa ra các mô hình sản xuất hiệu quả như: mô hình vườn đồi trông cây lâm nghiệp, lâu năm (keo, bạch đàn), mô hình 2 lúa- 1 màu (bí đỏ, khổ qua, dưa hấu), chăn nuôi.
- Về nông nghiệp: có 4 trang trại.
- Về thương mại dịch vụ có 4 doanh nghiệp: công ty xây dựng Hoàng Thông, Cty TNHH Vạn Bình, DNTN Hạnh Trinh, Công ty xây dựng Phước Lập
- Có 1 HTX Nông nghiệp Vạn Bình thành lập năm 2007; hoạt động dịch vụ nông nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp cho bà con xã viên nhưng hoạt động chưa được hiệu quả.
Như vậy cho thấy, Vạn Bình là 1 xã hoạt động tốt trong việc tổ chức và vận động người nông dân tham gia các chương trình sản xuất kinh doanh giỏi, vì vậy đời sống của người dân được cải thiện và giải quyết được việc làm cho một số lao động địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của HTX vẫn chưa thực hiện tốt do thiếu nguồn vốn đầu tư và ban chủ nhiệm HTX cần được đầu tư về chuyên môn nghiệp vụ quản lý để điều hành HTX hoạt động hiệu quả hơn. Để làm được điều đó cần có sự phổ biến, tuyên truyền cho người dân biết về ưu điểm của mô hình HTX kiểu mới mang lại nhằm giúp họ tin tưởng và đóng góp nhân lực và tài chính cùng HTX phát triển.
4. Văn hoá, xã hội và môi trường
4.1. Văn hoá - giáo dục:
Văn hóa Theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Vạn Bình khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015
:
- Ranh giới hành chính xã Vạn Bình được phân chia thành 8 thôn, trong năm 2010 có 05/8 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá cấp huyện và 3 làng văn hóa cấp tỉnh, đạt tỷ lệ 37,5%;
- Trên địa bàn xã triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, hiện tại đã có 8/8 khu dân cư đăng ký xây dựng gia đình văn hóa
* So với tiêu chí chưa đạt
Giáo dục:
- Các trường trên địa bàn xã luôn có sự phát triển, nâng cao chất lượng trong dạy và học; tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp cao. Chất lượng giáo dục từng bước phát triển theo hướng vững chắc. Đạt chuẩn quốc gia về công tác xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông Theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Vạn Bình khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015
.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) trong năm 2010 là 68,1%. Các trường làm tốt công tác giảng dạy, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, các trường tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác giảng dạy: bậc Mẫu giáo: 100% cháu đều đạt chuẩn, bậc tiểu học tỷ lệ khá giỏi chiếm 70%; bậc trung học cơ sở: tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 47% trở lên.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 30%
* So với tiêu chí chưa đạt
4.2. Y tế
- Xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia năm 2008
- Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm đạt tỷ lệ thấp (chiếm khoảng 10%)
Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức diễu hành, tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng tháng hành động về phòng, chống HIV/AIDS, tháng vệ sinh an toàn thực phẩm…; thường