Đề án Xây dựng xoá đói giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Tuyên Quang đã thực hiện nhiều giải pháp xóa đói, giảm nghèo.Tuyên Quang là tỉnh nghèo, có xuất phát điểm KT – XH thấp, đời sống của người dân còn rất khó khăn hiện vẫn phải dựa tới 80% vào ngân sách Trung ương nên luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xóa nghèo bền vững. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấu đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế xã hội đã có bước phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9 -11,4%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ chương, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo bằng chương trình, kế hoạch cụ thể. Với mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 67,8% năm 2005 xuống còn dưới 25% vào năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 7,1%. Cuộc sống mới no đủ đã và đang đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang. Các Chương trình 134,135 giai đoạn II và các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN. Do vậy công tác XĐGN đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. dự kiến cuối năm 2010 còn 25%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế và yếu kém; Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của cả nước, công tác giảm nghèo chưa bền vững, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm thấp so với kế hoạch đề ra Năm 2010 là năm tổng kết Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trong khi chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo dưới 20% theo tiêu chí cũ thì Chính phủ lại ban hành chuẩn nghèo mới cao hơn đây là một thách thức lớn đối với tỉnh Tuyên Quang vì số hộ nghèo cư trú ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, là đồng bào đân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nâng cao mức thu nhập của người dân, công tác xoá đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm tới đây. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của các tỉnh miền núi đến năm 2015 dưới 10% là nhiệm vụ rất nặng nề. Trên cơ sở kiến thức đã học của môn Lập và Phân tích dự án, tôi lựa chọn chuyên đề “Xây dựng dự án xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015”.

doc31 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2902 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xây dựng xoá đói giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng đề án xoá đói giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015 ------O0O------ 1. LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Tỉnh cấp thiết của dự án Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Tuyên Quang đã thực hiện nhiều giải pháp xóa đói, giảm nghèo.Tuyên Quang là tỉnh nghèo, có xuất phát điểm KT – XH thấp, đời sống của người dân còn rất khó khăn hiện vẫn phải dựa tới 80% vào ngân sách Trung ương nên luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xóa nghèo bền vững. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấu đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế xã hội đã có bước phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9 -11,4%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ chương, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo bằng chương trình, kế hoạch cụ thể. Với mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 67,8% năm 2005 xuống còn dưới 25% vào năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 7,1%. Cuộc sống mới no đủ đã và đang đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang. Các Chương trình 134,135 giai đoạn II và các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN. Do vậy công tác XĐGN đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. dự kiến cuối năm 2010 còn 25%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế và yếu kém; Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của cả nước, công tác giảm nghèo chưa bền vững, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm thấp so với kế hoạch đề ra… Năm 2010 là năm tổng kết Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trong khi chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo dưới 20% theo tiêu chí cũ thì Chính phủ lại ban hành chuẩn nghèo mới cao hơn đây là một thách thức lớn đối với tỉnh Tuyên Quang vì số hộ nghèo cư trú ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, là đồng bào đân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nâng cao mức thu nhập của người dân, công tác xoá đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm tới đây. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của các tỉnh miền núi đến năm 2015 dưới 10% là nhiệm vụ rất nặng nề. Trên cơ sở kiến thức đã học của môn Lập và Phân tích dự án, tôi lựa chọn chuyên đề “Xây dựng dự án xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015”. 1.2. Mục tiêu của dự án - Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27,7 % năm 2010 (dự kiến theo chuẩn mới của Nhà nước ban hành năm 2010) xuống còn dưới 20 % vào năm 2015, bình quân giảm 1,5%/ năm. - Cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, củng cố đời sống hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU DỰ ÁN VÀ VÙNG DỰ ÁN 2.1. Khái niệm về xoá đói, giảm nghèo 2.1.1. Khái niệm về xoá đói Xoá đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. 2.1.2. Khái niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phân trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Xét trên góc độ một nền kinh tế thì giảm nghèo là qúa trình từng bước thực hiện chuyển đổi trình độ sản xuất từ cũ, lạc hậu sang trình độ sản xuất mới cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại. Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở có nhiều lựa chọn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo và coi đó là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Mặt khác, xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh cải cách, tạo ra những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian qua nhờ thực hiện các cơ chế, chính sách có hiệu quả, công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, do đó công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế giảm nhiều. Do vậy, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang là một nước nghèo, có mức thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn lớn. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo được coi là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới và hế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của cả nước, các ngành và các địa phương. 2.2. Những chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo đã thực hiện của địa phương Trên cơ sở các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng và ban hành chương trình xoá đói, giảm nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15 – NQ/TU ngày 15/8/2006 về thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND ngày 22/5/2007 về việc phê duyệt chương trình giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 875/2007/QĐ-UBND ngày 05/6/2007 về việc thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2006 – 2010. Qua 4 năm triển khai Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30a của Chính phủ, Tuyên Quang đã thu được một số kết quả sau: a. Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 * Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập: - Trong năm, tỉnh đã tập trung vào hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, đã có trên 2,4 vạn lượt hộ nghèo được vay gần 430 tỷ đồng. Để bảo đảm nguồn vốn đạt hiệu quả, các tổ chức hội, đoàn thể đã đứng ra thành lập 2.702 tổ vay vốn. Thông qua các tổ vay vốn, người nghèo được tiếp cận nhanh với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, đồng thời được hỗ trợ về kỹ thuật, mô hình kinh tế, phương pháp sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ nghèo, xã nghèo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo hướng sản xuất hàng hoá. Toàn tỉnh đã tổ chức được 25 lớp dạy nghề cho người nghèo với sự tham gia của trên 700 người, các ngành nghề chủ yếu là: may công nghiệp, điện xí nghiệp, nghề hàn, trồng nấm rơm, dệt thổ cẩm, mây tre đan, sửa chữa xe máy… Nhiều người trong số đó đã tìm được việc làm với thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Được sự giúp đỡ của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Sở LĐ-TBXH kết hợp với ngân hàng NN-PTNT triển khai thực hiện dự án tín dụng xóa đói, giảm nghèo Việt Đức (KFW) trên địa bàn tỉnh. Có 3.000 hộ được vay vốn để đầu tư mua 120 con trâu, bò kéo, sinh sản; hơn 1,5 vạn con gia cầm; 25 xe bò và các loại máy móc phục vụ nông nghiệp; thâm canh trồng trọt trên 2000 ha lúa và hoa màu. - Bên cạnh việc quan tâm hỗ trợ người nghèo về vốn vay sản xuất, tỉnh còn hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế, pháp lý… Trong những năm qua đã có gần 28.500 người là con em thuộc hộ nghèo đang thao học ở các trường trong và ngoài tỉnh được xét miễn giảm hoọ phí, các khoản đóng góp, trợ cấp xã hội và học bổng. Gần 31 vạn đối tượng được cấp thẻ BHYT với kinh phí gần 67 tỷ đồng. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác xóa đói, giảm nghèo, song theo đánh giá của Sở LĐ-TBXH, đời sống một số bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiện tượng đói giáp hạt cục bộ vẫn diễn ra ở một số địa phương; chế độ, chính sách an sinh xã hội chưa kịp thời triển khai đến với người dân… Trong năm 2010 và những năm tiếp theo, tỉnh ta đặt ra mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 4 – 5%/năm, đảm bảo việc làm cho khoảng 500 ngàn lao động, giải quyết việc làm mới cho 1,6 vạn lao động. Để đạt được mục tiêu XĐNG bền vững, tỉnh ta đã đề ra ra một số nhóm giải pháp. Trong đó, tập trung ưu tiên hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các vùng hay xảy ra thiên tai, lũ lụt; xây dựng nhiều mô hình điểm về XĐGN; tăng cường xúc tiến chương trình xuất khẩu lao động; phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội xây dựng, thẩm định dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân Quỹ cho vay hỗ trợ việc làm, vốn xoá đói giảm nghèo; ưu tiên các dự án tạo nhiều việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, nhất là vùng bị thu hồi đất do chuyển đổi mục đích sử dụng của Nhà nước... Cấp uỷ, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo, có Nghị quyết chuyên đề, có kế hoạch, lộ trình thực hiện việc giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động và XĐGN cho từng năm cụ thể; UBMTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác phối hợp cùng các ngành, các cấp phát động phong trào xây dựng nhà đại đoàn kết đóng góp quỹ giúp đỡ hộ nghèo. b. Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ * Về thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững: Tuyên Quang có 03 huyện được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a (huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Sơn Dương). Tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 của 3 huyện được phê duyệt theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh là 1103,2 tỷ đồng, trong đó, huyện Na Hang là 500,6 tỷ đồng, huyện Chiêm Hoá là 300,2 tỷ đồng huyện Sơn Dương là 200,4 Tổng số vốn tỉnh Tuyên Quang được tạm ứng năm 2009 là 150 tỷ đồng, trong đó: - Vốn đầu tư: 100 tỷ đồng; - Vốn sự nghiệp: 50 tỷ đồng. * Về thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: - Tổng số vốn tỉnh được tạm ứng là 8,6tỷ đồng. - Tổng số vốn tỉnh phân bổ và cấp cho huyện Na Hang là 3,2 tỷ đồng, huyện Chiêm Hoá là 2,4 tỷ đồng. huyện Sơn Dương là 3 tỷ đồng. Với sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, số hộ nghèo trong toàn tỉnh giảm từ 51 vạn hộ năm 2005 xuống còn 3,2 vạn hộ năm 2009. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh cũng còn có những hạn chế đó là tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao so với bình quân của cả nước, những hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo rất cao… 2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn 2.3.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy. Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nước biển.  Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220 - 240 C. Cao nhất trung bình 330 - 350 C, thấp nhất trung bình từ 120 - 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sương muối. Với tổng diện tích tự nhiên 586.800 ha, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với cả nước, bình quân diện tích tự nhiên theo đầu người là 0,87 ha/người (năm 2004). Đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp: 70.195 ha, chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng 445.848 ha, chiếm 76,16%, đất ở 5.156 ha và đất chưa sử dụng 26.765 ha. Đất đai Tuyên Quang được phân chia làm các khu vực sau: - Khu vực núi cao phía Bắc: Gồm toàn bộ huyện Na Hang và các xã vùng cao của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn. Diện tích toàn khu vực này chiếm khoảng trên 50% diện tích tự nhiên của tỉnh, phù hợp với việc khoanh nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm – nông nghiệp. - Khu vực núi thấp: Gồm các xã phía Nam của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Diện tích khu vực này chiếm 40% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đồi núi ở đây có độ dốc phổ biến 100 đến 250, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác. - Khu vực đồi và thung lũng dọc sông Lô, sông Phó Đáy gồm Thành phố Tuyên Quang và phần còn lại của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương với diện tích khoảng 10% diện tích tự nhiên của tỉnh. Khu vực này đang và sẽ là địa bàn trọng điểm sản xuất công nghiệp, phát triển các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của tỉnh. Lâm nghiệp là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế của tỉnh. Độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 63 %. Đặc biệt rừng Tuyên Quang có một hệ thực vật rất phong phú với 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao có mạch, đó là: hạt kín, thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp bát, dương xỉ, dây gắm. Ngoài ra, còn có 207 loài cây gỗ cao từ 10 mét trở lên thuộc 60 họ, các loài dây leo thuộc 17 họ và có trên 20 loài thực vật bậc cao, thuỷ sinh thuộc các họ hoà thảo, cói, rong, tóc tiên, rong mái chèo,… Theo danh mục trong sách đỏ Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang có 18 loài thực vật quý hiếm như: Trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, pơ mu… Kết quả kiểm kê rừng (theo Chỉ thị 286/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ), rừng gỗ chiếm 2/3 diện tích rừng toàn tỉnh, trữ lượng 16.116.000 m3 gồm các loại như keo, lát, mỡ, bạch đàn, thông, xoan, tếch, bồ đề…Trong đó, cây keo và bồ đề có trữ lượng lớn nhất (từ 550.000 – 650.000 m3 mỗi loại), tiếp đến là mỡ và thông mỗi loại từ 120.000 – 300.000 m3; cây gỗ lát khoảng 66,5 tỷ cây. Ngoài ra, có rừng đặc sản là quế, diện tích xấp xỉ 4.000 ha nhưng có giá trị kinh tế rất cao. Tài nguyên khoáng sản: Theo sổ mỏ và điểm quặng tỉnh Tuyên Quang do Cục Địa chất Việt Nam – Bộ Công nghiệp biên soạn năm 1994 và tài liệu của các ngành hữu quan, tỉnh Tuyên Quang có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau được phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong đó đứng hàng đàu về trữ lượng và chất lượng là quặng sắt, barit, cao lanh, thiếc, mangan, chì-kẽm, angtimon...là yếu tố hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác , chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.Trữ lượng, chất lượng của từng loại khoáng sản được đánh giá như sau: * Mỏ kim loại: - Sắt: Đã phát hiện 17 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng 7 triệu tấn. Một vài điểm quặng có trữ lượng đáng kể như điểm Phúc Ninh, điểm Tân Tiến, điểm Cây Nhãn (huyện Yên Sơn), trữ lượng lần lượt khoảng 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu tấn; điểm Cây Vầu (huyện Hàm Yên) trữ lượng lkhoảng 1,5 triệu tấn - Thiếc: Đã phát hiện 12 điểm có quặng, tập trung ở huyện Sơn Dương. Tổng trữ lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO2. - Mangan: Có 8 điểm mỏ tập trung chủ yếu ở huyện Chiêm Hoá (7 điểm) và huyện Na Hang (1 điểm). Đã có 2 điểm được thăm dò là Nà Pết, Phiêng Lăng (huyện Chiêm Hoá) với trữ lượng dự báo khoảng trên 2,416 triệu tấn. - Chì - kẽm: Có 24 điểm mỏ, tập trung ở thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá và Na Hang. Mới có 6 điểm mỏ được đánh giá trữ lượng ở cấp C2 = 195.927 tấn Pb Zn. Hàm lượng Pb<10%; Zn<30%. Tổng trữ lượng cả cấp dự báo là 1.590.000 tấn chì - kẽm kim loại. Quặng kẽm dùng để luyện ô xít kẽm ZnO phục vụ công nghệ hoá chất, công nghệ nhẹ và y tế và luyện kẽm kim loại. - Angtimoan: Đã phát hiện 15 điểm, trong đó Chiêm Hoá có 10 điểm, Na Hang 4 điểm, Yên Sơn 1 điểm. Có 4 điểm là Khuôn Phục, Hoà Phú, Làng Vài, Cốc Táy (Chiêm Hoá) đã được thăm dò với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn. * Mỏ không kim loại: - Barit : Đã phát hiện 24 điểm quặng thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá. Các điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng (Sơn Dương); Làng Chanh, Xóm Hoắc, Xóm Húc (Yên Sơn) và Hạ Vị (Chiêm Hoá), có trữ lượng trên 2 triệu tấn và hầu hết là mỏ lộ thiên, điều kiện khai thác khá thuận lợi. Đây là loại khoáng sản có tiềm năng và ý nghĩa xuất khẩu lớn đối với nền kinh tế của Tuyên Quang. - Đá vôi xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều điểm mỏ đá vôi đạt chất lượng tốt trong xây dựng. Theo tài liệu địa chất đánh giá tại 9 điểm mỏ đá vôi (Tràng Đà - thành phố Tuyên Quang; ...) có tổng trữ lượng cấp P2: 783 triệu m 3, chất lượng tốt, trữ lượng tập trung, cho khả năng sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng quy mô lớn và tại chỗ. - Cao lanh – fenspat: Có nhiều điểm rải rác như Hào Phú, Vân Sơn (Sơn Dương), Nghiêm Sơn (Yên Sơn). Lớn nhất là điểm mỏ Đồng Gianh (Sơn Dương) có 11 thân quặng với trữ lượng dự báo khoảng 5 triệu tấn. Điểm mỏ cao lanh Hào Phú (Sơn Dương) trữ lượng dự báo 1,411 triệu tấn. Điểm mỏ cao lanh Thái Sơn (Hàm Yên) trữ lượng dự báo 1,075 triệu tấn. - Nước khoáng – nước nóng: Có 2 điểm đáng chú ý là Bình Ca và Mỹ Lâm. Trong đó mỏ nước khoáng Mỹ Lâm có trữ lượng nước khoáng là là 1.474 m3/ngày cấp B C1 C2, trong đó cấp B: 492 m 3/ngày; cấp C 2: 248 m 3/ngày. Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn có nhiều loại khoáng sản khác như vônfram, pirit, kẽm, chì, đất sét, vàng, cát sỏi,… nằm rải rác cũng là tiềm năng để phát triển các điểm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu. * Di tích lịch sử Tuyên Quang: Tân Trào là xã nằm ở đông bắc huyện Sơn Dương, gắn liền với tên tuổi sự nghiệp vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, Hồ Chí Minh. Đến nay Tân Trào có trên 17 di tích. Nơi đây đã ghi lại những sự kiện lịch sử hào hùng của ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Những di tích chính của Tân Trào gồm: Lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… Cùng với những di tích lịch sử ghi dấu ấn cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta suốt 9 năm trường kỳ. Khu di tích văn hóa- lịch sử và sinh thái Quốc gia Tân Trào là tâm điểm của những chuyến du lịch về nguồn. 1. Lán Nà Lừa  Là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lán được dựng bằng tre theo kiểu nhà sàn. Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1945, tại nơi đây, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị cán bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốc dân Đại Hội, Tổng khởi nghĩa. Hiện tại lán vẫn được bảo tồn và là điểm du lịch hấp dẫn du khách thăm quan.  2. Cây Đa Tân Trào     Dưới bóng cây Đa của làng Tân Lập, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội.  3. Đình Tân Trào Là một ngôi đình thờ Thành Hoàng và các vị thần sông, thần núi của làng Tân Lập. Đình được dựng vào năm Quý Hợi (1923) theo kiểu nhà
Luận văn liên quan