Bảo hiểm là một loại hình cần thiết cho rất nhiều hoạt động xã hội và nó ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Riêng về Bảo hiểm tiền gửi( BHTG) ở nước ta mới được hình thành về mặt tổ chức và mới đi vào hoạt động( tháng7/2002).
Quá trình nghiên cứu và cho ra đời BHTG cũng là quá trình tiếp cận với những vấn đề mới trong điều kiện hệ thống ngân hàng nước ta đang thực hiện việc chấn chỉnh và sắp xếp lại.
Bảo hiểm tiền gửi là tổ chức bảo hiểm đứng ra bảo đảm an toàn tiền gửi cho người gửi tiền ở các tổ chức kinh doan tiền tệ tín dụng trong trường hợp các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền và thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điểu kiện các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng đó phải mua bảo hiểm tiền gửi theo quy tắc của tổ chức bảo hiểm.
BHTG tạo điều cho các ngân hàng sẽ có điều kiện tăng khả năng huy động vốn để mở rộng kinh doanh,nhất là trong cơ chế kinh tế thị trường Việt Nam, rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại mang tính tất yếu và phổ biến, lòng tin của người dân vào các tổ chức tín dụng đang suy giảm, trong khi đó nhu cầu cần vốn đầu tư ngày càng tăng( nguồn nhàn rỗi từ dân chiếm một tỉ lệ lớn).
Chính vì vậy sự ra đời của Bảo hiểm tiền gửi là rất cần thiết, nó đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng, đảm bảo lòng tin cho người dân khi gửi tiền, tạo điều kiện thu hút một lượng vốn lớn cho hoạt động đầu tư của đất nước.
Trong phạm vi bài này em xin đề cập đến những điểm chung, nhưng mặt tích cực và hạn chế của BHTG Việt Nam, trên cơ sở đó là những kiến nghị đối với hoạt động Bảo hiểm này.
39 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3407 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề ánThực trạng triển khai bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Bảo hiểm là một loại hình cần thiết cho rất nhiều hoạt động xã hội và nó ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Riêng về Bảo hiểm tiền gửi( BHTG) ở nước ta mới được hình thành về mặt tổ chức và mới đi vào hoạt động( tháng7/2002).
Quá trình nghiên cứu và cho ra đời BHTG cũng là quá trình tiếp cận với những vấn đề mới trong điều kiện hệ thống ngân hàng nước ta đang thực hiện việc chấn chỉnh và sắp xếp lại.
Bảo hiểm tiền gửi là tổ chức bảo hiểm đứng ra bảo đảm an toàn tiền gửi cho người gửi tiền ở các tổ chức kinh doan tiền tệ tín dụng trong trường hợp các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền và thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điểu kiện các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng đó phải mua bảo hiểm tiền gửi theo quy tắc của tổ chức bảo hiểm.
BHTG tạo điều cho các ngân hàng sẽ có điều kiện tăng khả năng huy động vốn để mở rộng kinh doanh,nhất là trong cơ chế kinh tế thị trường Việt Nam, rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại mang tính tất yếu và phổ biến, lòng tin của người dân vào các tổ chức tín dụng đang suy giảm, trong khi đó nhu cầu cần vốn đầu tư ngày càng tăng( nguồn nhàn rỗi từ dân chiếm một tỉ lệ lớn).
Chính vì vậy sự ra đời của Bảo hiểm tiền gửi là rất cần thiết, nó đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng, đảm bảo lòng tin cho người dân khi gửi tiền, tạo điều kiện thu hút một lượng vốn lớn cho hoạt động đầu tư của đất nước.
Trong phạm vi bài này em xin đề cập đến những điểm chung, nhưng mặt tích cực và hạn chế của BHTG Việt Nam, trên cơ sở đó là những kiến nghị đối với hoạt động Bảo hiểm này.
Cuối cùng em xin cảm ơn tiến sĩ, thầy giáo Nguyễn Văn Định đã giành thời gian đánh giá và hướng dẫn, cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, trung tâm thư viện đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Trong quá trình làm đề án không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự xem xét và đánh giá của thầy.
PHẦN MỘT
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1.Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm tiền gửi
Trong các hoạt động kinh tế, tín dụng là một trong những hoạt động phát triển khá mạnh mẽ.Mặc dù hoật động tín dụng đem lại lợi nhuận cao nhưng những “rủi ro tín dụng” có thể xảy ra bất cứ khi nào gây tôn thất mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập…làm cho quỹ tín dụng bị thua lỗ.
Nguyên nhân của rủi ro tín dụng có nhiều mặt, phần chủ quan do sự bất cẩn của con người, phần khách quan do các hiện tượng thiên nhiên và xã hội diễn biến phức tạp ngoài tầm kiểm soát của con người, khả năng dự tính, dự báo của con người bị hạn chế.
Trong các hoạt động kinh tế, tín dụng là một trong những hoạt động phát triển khá mạnh mẽ. Mặc dù hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao nhưng những “rủi ro tín dụng” như rủi ro mất khả năng thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái… có thể xả ra vào bất cứ lúc nào gây tổn thất cho các quỹ tín dụng như mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập… làm cho quỹ tín dụng bị thua lỗ, thậm chí bị phá sản.
Rủi ro tín dụng xảy ra có thể có nhiều nguyên nhân:
Do môi trường kinh tế chưa ổn định làm cho một số doanh nghiệp không đứng vững trên thị trường;
Do quản lý Nhà nước còn sơ hở, tạo điều kiện cho một số cá nhân, doanh nghiệp có hành vi lừa đảo;
Do trình độ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế…
Cùng với những nguyên nhân trên, khách hàng cũng góp phần tạo ra những rủi ro tín dụng. Chẳng hạn: Khách háng sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất kinh doanh thua lỗ; hoặc người vay cố tình không trả nợ; hoặc tài sản thế chấp, giấy tờ pháp lý của khách hàng không đảm bảo.
Bản thân ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng gây ra những rủi ro như: không chấp hành nghiêm túc các thể lệ tín dụng và vi phạm quá trình xét duyệt cho vay; Không kiểm tra được việc sử dụng vốn của người vay; quá chú trọng về lợi nhuận, đặt tiêu chuẩn lợi nhuận lên trên các nguyên tắc, điều kiện của tín dụng; việc xem xét cho vay không chuẩn xác như cho vay sai mục đích, chẳng hạn vay để “đánh quả” hoặc để đầu cơ tích trữ hàng hóa chờ giá tăng, cho vay không co biện pháp đảm bảo thích hợp.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác tác động đến rủi ro tín dụng như có sự thay đổi, điều chỉnh về chỉnh về chính trị, chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước, thay đổi địa giới hành chính của các địa phương…
Những rủi ro tín dụng xảy ra có thể để lại hậu quả khôn lường…
Đối với kinh tế: Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng có liên quan trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các tổ chức, các doanh nghiệp, người gửi tiền. Nếu có rủi ro gây thiệt hại lớn hoặc làm phá sản một vài tổ chức tín dụng sẽ tạo ra tâm lý không an tâm đối với nhân dân, họ đua nhau rút tiền làm phá sản hàng loạt ngân hàng và tổ chức tín dụng, làm cho nhiều doanh nghiệp mất vốn và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.
Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ như: Giảm lợi nhuận, thua lỗ hoặc mất khả năng chi trả.
Đối với khách hàng: có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh…
Để đối phó với những rủi ro tổn thất không lường trước được do các rủi ro gây ra, có rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng biện pháp tốt nhất là bảo hiểm, nghĩa là chuyển những rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các tổ chức bảo hiểm.
Bảo hiểm tiền gửi đã ra đời nhằm bảo đảm an toàn tiền gửi cho những người gửi tiền tại các tổ chức tham gia tiền gửi; góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Tiền gửi(tài sản của người gửi tiền) là số tiền của cá nhân, các tổ chức kinh tế-xã hội được gửi tại các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng trong một thời gian nhất định.
Trên thực tiễn, tiền gửi là một trong những nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn cho vay của các nhà kinh doanh tiền tệ tín dụng. Nguồn vốn này còn rất tiềm tàng trong dân chúng, trong các tổ chức kinh tế-xã hội.
Đương nhiên, muốn thu hút được vốn, chúng ta phải sử dụng đồng bộ các biện pháp như chính sách lãi suất, bảo đảm sự ổn định thị trường, giá cả…song một khi yếu tố trên dao động ở mức “ổn định tương đối” thì điều quan trọng có tính quyết định là phải đảm bảo “an toàn” về tiền gửi của dân cư. Nếu tiền gửi không được đảm bảo “quay trở về” với khách hàng một cách tuyệt đối an toàn thì dù chính sách hay thế nào, lãi suất phù hợp và khích thích người gửi ra sao thì cũng khó có thể huy động được tiền dân.
Mặt khác, nền kinh tế thị trường đã và đang hình thành và ngày càng phát triển với một tốc độ khá nhanh ở nước ta , một khi đã chấp nhận chuyển động theo định hướng đó thì mặc nhiên phải chấp nhận tính nghiêm ngặt của quy luật cung cầu, tính cạnh tranh không khoan nhượng giữa các doanh nghiệp với nhau, và do đó phá sản trong quá trình “cạnh tranh” giữa các nhà kinh doanh nói chung và giữa các nhà kinh doanh tiền tệ nói riêng cũng là một thực tế, không thể né tránh được. Với những lẽ đó, bảo hiểm tiền gửi đã trở thành một yêu cầu bức xúc đòi hỏi các nhà kinh doanh tiền tệ, tín dụng đến lúc này bắt đầu quan tâm như một lẽ đương nhiên vì nó gắn với kết quả hoạt động của mình. Nó cũng là “tín hiệu” “tín nhiệm đầu tiên” trong quan hệ với khách hàng.Bởi lẽ nếu không có hoặc thiếu nguồn vốn huy động thì không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của xã hội và cũng coa nghĩa là không thể nói đến kinh doanh tiền tệ tốt được.
Vậy Bảo hiểm tiền gửi có nghĩa là tổ chức bảo hiểm đứng ra bảo đảm an toàn tiền gửi cho người gửi tiền ở các tổ chức kinh doan tiền tệ tín dụng trong trường hợp các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền và thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điểu kiện các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng đó phải mua bảo hiểm tiền gửi theo quy tắc của tổ chức bảo hiểm.
2.Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Đối tượng tham gia bảo hiểm là các quỹ tín dụng nhân dân, có nghĩa là quỹ tín dụng nhân dân phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền gửi cho người gửi tiền và người trực tiếp mua bảo hiểm tiền gửi là quỹ tín dụng nhân dân chứ không phải người gửi tiền.
Đối tượng bảo hiểm tiền gửi là tiền gửi. Tiền gửi là số tiền của các cá nhân, các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng( như ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân,…) trong một thời gian nhất định.
Như chúng ta đều biết, tiền gửi thông thường chia làm hai loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn.
3.Phạm vi bảo hiểm tiền gửi.
Trong bảo hiểm tiền gửi các rủi ro sau đây được bảo hiểm:
a.Sự phá sản quỹ tín dụng
Phá sản là trường hợp quỹ tín dụng không thể trả nợ một cách đầy đủ hoặc quỹ tín dụng không thể tiếp tục kinh doanh vì bị thiếu vốn. Trong trường hợp này, các công việc kinh doanh của quỹ phải được giao cho ban thanh lý tài sản xử lý các tài sản còn lại theo đúng quy định pháp lý về phá sản của nhà nước
b.Sự giải thể bắt buộc của quỹ tín dụng
Giải thể bắt buộc là do không tuân thủ các quy tắc, luật lệ của Nàh nưứoc hoặc có thể do chủ nợ đề nghị toà án ra lệnh tuyên bó giả thể vì quỹ tín dụng từ chối thanh toán và chỉ có cách này mới hy vọng thu hồi được tiền.
c.Phải chấp hành lệnh thanh lý vì một khác với việc phá sản hay mất khả năng thanh toán của quỹ tín dụng.
Trong trường hợp này xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy quỹ mặc dù vẫn có khả năng thanh toán nhưng khng đúng mục đích đã đề ra, không muốn toà án can thiệp mà quyết định thanh lý không cho hoạt động tiếp.
Trong trường hợp này, bảo hiển sẽ giải quyết bồi thường cho những người gửi tiền nhưng sẽ được thế quyền để được hưởng số tiền thanh lý tài sản hay đòi nợ.
d.Giải thể tự nguyện do bị đặt trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của quỹ tín dụng.
Tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của quỹ tín dụng là tình trạng quỹ tín dụng bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc gặp khó khăn khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên, không muốn toà án can thiệp, các cổ đông của quỹ chấp nhận tuyên bó giải thể. Trong trường hợp này, bảo hiểm tiền gửi có kỳ hạn mà quỹ không thanh toán hết sau khi có quyết định giải thể.
e.Không thể thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì một mệnh lệnh của tòa án đối với quỹ tín dụng
4.Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
a.Sồ tiền bảo hiểm
số dư tiền gửi có kỳ hạn trong báo cáo số dư có tiền gửi của mỗi quỹ tín dụng
b.Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là số tiền quỹ tín dụng phải trả cho người bảo hiểm để bảo hiểm số dư tiền gửi có kỳ hạn của quỹ tại thời điểm cuối cùng mỗi quỹ. Phí bảo hiểm theo từng quý được tính theo công thức :
P=m*R/365*90
Trong đó:
P: Phí bảo hiểm theo quý
m: Số dư tiền gửi có kỳ hạn
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
c.Giám định và chi trả bảo hiểm
Khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm, quỹ tín dụng phải thông báo cho người bảo hiểm biết kèm theo các giấy tờ:
+Giấy yêu cầu bồi thường
+Giấy chứng nhận bảo hiểm
+Báo cáo thực trạng đến ngày xẩy ra rủi ro
+Lệnh của tòa án tuyên bố phá sản
+Bản kê khai danh sách những người gửi tiền có kỳ hạn chưa được thanh toán tính đến ngày xảy ra rủi ro
+Bản kê khai chi tiết chủ nợ cho vay
Sau khi xem xét các chứng từ có liên quan đến việc trả tiền bồi thường cho quỹ tín dụng và người gửi tiền đến và nếu thuộc phạm vi bảo hiểm thì bảo hiểm sẽ trả tiền cho người gửi tiền.
Số tiền bồi thường cao nhất là số dư tiền gửi có kỳ hạn thực tế vào thời điểm quỹ tín dụng xảy ra rủi ro nhưng không vượt quá số tiền ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
PHẦN HAI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM
1.Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập và khai trương hoạt động ngày 07/07/2000, trên cơ sở Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Quyết định số 218/1999/QĐ-TTG ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước có tư cách pháp nhân , có bảng cân đối riêng, được mở tài khoản ở các Ngân hàng trong nước và nước ngoài, có vốn điều lệ ban đầu 1000 tỷ đồng, địa bàn hoạt động trên phạm vi cả nước. Trụ sỏ chính tại thủ đô Hà Nội và 6 chi nhánh trực thuộc đặt tại các tỉnh, thành phố.
Mục tiêu hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh trong quá trình hoạt động đảm bảo an toàn vốn, tự bù đắp chi phí, không vì mục tiêu lợi nhuận.
2.Vai trò của bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
a.Đối với các tổ chức tín dụng
Bảo hiểm tiền gửi là một loại hình dịch vụ nên ảnh hưởng đầu tiên của nó là sẽ làm tăng chi phí trung gian tài chính của tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm. Mặt khác tính mạo hiểm có thể có thể tăng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm vì những lo sợ về tình trạng hoạt động không tốt có thể ảnh hưởng tới hoạt động đầu vào không còn nữa. Chính vì vậy cùng với sự ra đời của hoạt động bảo hiểm tiền gửi việc thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng cũng được tăng cường.
Những tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ tạo niềm tin cho người gửi tiền, người dân cũng thấy yên tâm rất nhiều và không lo sợ những thông tin gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng đóa, tạo ra sự an toàn cho hệ thống ngân hàng. Qua đó sẽ là kênh huy động vốn có hiệu quả cho ngân hàng.
Tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi còn có lợi ích nữa là thường xuyên được bảo hiểm tiền gửi giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định bảo hiểm tiền gửi về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Thông qua việc kiểm tra giám sát này, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã có những ý kiến tham gia thiết thực, phát hiện những dấu hiệu làm sai chế đọ, những hiện tượng có xu hướng không lành mạnh, những nguyên nhân gây nên sự yếu kém của hoạt động tổ chức tín dụng.
b.Đối với người gửi tiền
Từ đầu năm đến nay, cú 5 quỹ tín dụng ở phía Nam bị giải thể, trong đó 1 quỹ tín dụng mất khả năng chi trả. Thi thoảng, người dân gửi tiền tiết kiệm cũng nghe vài "tin đồn" gây hoang mang về hoạt động của ngân hàng này nọ…
Chính sự hoang mang đó sẽ tạo ra một tâm lý nghi ngờ trong người dân, họ không biết nếu chẳng may số tiền của mình rơi đúng vào ngân hàng bị phá sản thì sẽ bị mất hết ? Đặc biệt trong tình trạng nền kinh tế của đất nước chưa ổn định, đang trong giai đoạn hoàn thiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Do vậybảo hiểm tiền gửi luôn tạo ra niềm tin, tạo sự an toàn cho người gửi tiền. Người dân cảm thấy yên tâm hơn mỗi khi gửi tiền của mình vào tổ chức tín dụng. Họ không phải hốt hoảng lo sợ các tổ chức tín dụng bị phá sản bởi vì đằng sau họ luôn luôn có bảo hiểm tiền gửi đi kèm.
c.Đối với nền kinh tế
Bảo hiểm tiền gửi tạo ra sự an toàn, tạo niềm tin cho người dân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, làm tăng nguồn vốn đầu tư, mở rộng sự phát triển kinh tế đất nước. Đây là một vai trò rất quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước cần rất nhiều vốn để đầu tư phát triển trong đó nguồn vốn huy động từ nhân dân chiếm số lượng lớn.
Mặt khác, kể từ khi có Bảo hiểm tiền gửi , Nhà nước có công cụ để giám sát, xử lý hậu quả ở các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân khi các quỹ tín dụng này mất khả năng thanh toán. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng còn chưa hoàn thiện.
3.Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ chuyển sang nền kinh tế thị trường, rủi ro tiềm ẩn tương đối cao,trong khi đó hoạt động tiền tệ trong giai đoạn sơ khai, tình hình tài chính của đa số các trung gian tài chính thực sự đang ở trong tình trạng thiếu lành mạnh, do đó việc cho ra đời bảo hiểm tiền gửi là rất cần thiết.
Chính vì vầy, ngày 01/9/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/1999/NĐ- CP về bảo hiểm tiền gửi
a.Đối tượng và đối tượng tham gia
Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo qui định của Luật các Tổ chức tín dụng(bắt buộc phải tham gia); phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
Các cá nhân gửi tiền băng đồng Việt Nam tại các tổ chức tham gia bảo hiểm.
b.Về tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động dưới sự điều tiết của Thủ tướng chính phủ, được nhà nước cấp vốn điều lệ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, có tư cách pháp nhân và được miễn nộp các loại thuế.Trong trường hợp thiếu vốn tạm thời, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo NHNN để NHNN trình thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi được vay từ các TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính Phủ
c.Phí bảo hiểm tiền gửi
Mức phí hiện hành là 0,15%/năm trên số dư tiền gửi bình quân tại các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, được nộp làm 4 lần trong năm tài chính.
Phí phạt đối với các trường hợp nộp chậm/ ngày; nếu tình trạng tiếp tục kéo dài tới 30 ngày, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu NHNN trích tài khoản tiền gửi của các tổ chức TD để chuyển nộp phí bảo hiểm và các khoản tiền phạt
d.Số tiền bảo hiểm
Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ tiến hành chi trả tiền gửi được bảo hiểm với giới hạn tối đa là 30 triệu đồng/cá nhân , căn cứ vào chứng từ hợp lệ và danh sách do tổ chức bảo hiểm và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lập : số tiền gửi vượt quá mức tối đa sê được thanh toán theo quy định của luật phá sản
d.Loại tiền gửi cần được bảo hiểm và hình thức áp dụng
Như chúng ta đều biết, tiền gửi chia làm 2 loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn, bảo hiểm tiền gửi lại là một việclàm hoàn toàn mới mẻ ở nước ta , chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong khâu quản lý kinh doanh bảo hiểm tiền gửi, mặt khác do tính chất luân chuyển vốn, tiền gửi không kỳ hạn mang tính thất thường nên việc tính toán phức tạp. Do đó ở thời kỳ đầu chúng ta chỉ nên bảo hiểm tiền gửi loại có kỳ hạn.
Để thực sự đảm bảo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền, khai thác tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư phù hợp với thưc tế ở nước ta hiện nay, việc tham gia Bảo hiểm tiền gửi mang tính chất bắt buộc.
e.Giám sát rủi ro và các biện pháp xử lý
Các kênh thông tin về hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có quyền tiếp cận, bao gồm: Báo cáo định kỳ theo qui định của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, các báo cáo đột xuất khi tổ chức tham gia bảo hiểm gặp khó khăn về khả năng chi trả, thay đổi thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát tổng giám đốc.Ban kiểm soát đặc biệt báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức( trong trường hợp tổ chức này bị đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt); Trực tiếp kiểm tra việc chấp hành các qui định tại nghị định này của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
d. Quyền quản lý và thanh lý tài sản của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ trở thành chủ nợ với tổ chức tham gia bảo hiểm bị phá sản trên cơ sở số tiền đã chi trả cho người gửi tiền, do đó được tham gia vào quá trình quản lý và thanh lý tài sản của các tổ chức bị phá sản theo luật phá sản.
4.Kết quả đạt được của Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
Trên địa bàn 11 tỉnh phía Nam do chi nhánh BHTG TP Hồ Chí Minh phụ trách hiện có 160 TCTD tham gia BHTG và số tiền được bảo hiểm chiếm 52,11% so với tổng vốn huy động bằng tiền đồng, đạt hơn 20.496 tỉ đồng. Số tiền không đựoc bảo hiểm khoảng 18.83 tỉ đồng là từ trái phiếu vô danh, tiền gửi của các tổ chức