Đề cương điều tra thành phần sâu hại và ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến tỷ lệ và mức độ hại của rệp sáp trên cây cà phê chè tại xã phỏng lái, huyện thuận châu, tỉnh Sơn La

Cà phê là cây công nghiệp cho sản phẩm có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nước trồng cà phê. Nó trở thành loại thức uống có tác dụng kích thích hệ thần kinh ,hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ cơ làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái; Ngoài ra cà phê còn được sử dụng trong y học sản xuất các loại thuốc trợ tim, kích thích tim mạch. Sản phẩm cà phê hạt được chế biến tạo thành các dạng khác nhau như: cà phê hòa tan, cà phê sữa, cà phê chần phục vụ cho nhu cầu sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay cà phê được trông ở trên 80 nước với tổng diện tích hơn 10 triệu ha và giá trị xuất khẩu hàng năm lên tới 10 tỷ đôla. Những nước trồng nhiều cà phê là: Brair, Colombia, Indonexia, Lostorica Ở các nước đang phát triển cà phê là mặt hàng buôn bán lớn thứ 2 sau dầu lửa. Cây cà phê còn là cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc và giải quyết việc làm tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo. Ở Việt Nam cây cà phê là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, hàng năm thu về cho đất nước 350-560 triệu đôla, là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu chỉ sau lúa gạo. Cây cà phê ở nước ta chủ yếu trồng ở các tỉnh Tây Nguyên như: Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng hay ở tỉnh Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ. Các tỉnh này có điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình phù hợp với các cây cà phê vối. Những cây cà phê vối có đặc điểm hương vị kém thơm ngon, giá thành thấp hơn cà phê chè. Vì vậy khi xuất khẩu hỗn hợp với lượng cà phê chè (25-30%) để nâng cao chất lượng và giá trị cà phê .Vì vậy Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có chủ trương phát triển cà phê chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Sơn La. Ở Sơn La cây cà phê chè được trồng từ trước năm 1945 nhưng ít và rải rác ở các vườn gia đình, sản phẩm ít ,chủ yếu cung cấp cho nhu cầu người dân địa phương, nhưng đến năm 1993 cây cà phê được trồng nhiều và tạo thành cây chủ lực của tỉnh và được phát triển mạnh mẽ và thực sự trở thành cây xóa đói giảm nghèo và là mặt hàng xuất khẩu. Diện tích trồng cây cà phê chè năm 1996 ở Sơn La đạt 2640 ha, năm 1998 là 3555 ha, nay là 4000 ha.Diện tích trồng cà phê chè ở Việt Nam là 390000 ha. Cây cà phê chè đòi hỏi thâm canh và quản lí dịch hại và quản lí dịch hại mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Vì vậy ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê như: điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, giống, công nghệ sau thu hoạch Thì sâu bệnh là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn:nó làm giảm năng suất, chất lượng cà phê, nếu gây hại nặng còn không cho thu hoạch. Theo các chuyên gia nghiên cứu và bảo vệ thực vật: sâu hại cà phê làm giảm năng suất từ 10-50%. Hiên nay do trồng đồng loạt giống cà phê mới Catinao (Catimo) trên 1 diện tích rộng nên tạo điều kiện thuận lợi cho sâu hại bùng phát và gây hại nặng . Cho đến nay ở vùng núi phía Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu nào có tính hệ thống hoặc toàn diện về các loài sâu hại cà phê chè. Hậu quả của sâu hại đến năng suất, sản lượng và chất lượng của cây cà phê là rất lớn, mà các biện pháp phòng trừ chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra thành phần sâu hại và ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến tỷ lệ và mức độ hại của rệp sáp trên cây cà phê chè tại xã Phổng Lái, huyên Thuận Châu-Sơn La”.

docx41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3187 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương điều tra thành phần sâu hại và ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến tỷ lệ và mức độ hại của rệp sáp trên cây cà phê chè tại xã phỏng lái, huyện thuận châu, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA KHOA NÔNG LÂM -----******----- ĐỀ CƯƠNG ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN TỶ LỆ VÀ MỨC ĐỘ HẠI CỦA RỆP SÁP TRÊN CÂY CÀ PHÊ CHÈ TẠI XÃ PHỎNG LÁI, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Người thực hiện: Cà Văn Thưởng Lớp CĐ Nông lâm K46 Người hướng dẫn: Kỹ sư Quàng Thị Vân Thảo Giảng viên bộ môn Khoa học cây trồng Khoa Nông lâm – Trường CĐ Sơn La MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cà phê là cây công nghiệp cho sản phẩm có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nước trồng cà phê. Nó trở thành loại thức uống có tác dụng kích thích hệ thần kinh ,hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ cơ làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái; Ngoài ra cà phê còn được sử dụng trong y học sản xuất các loại thuốc trợ tim, kích thích tim mạch. Sản phẩm cà phê hạt được chế biến tạo thành các dạng khác nhau như: cà phê hòa tan, cà phê sữa, cà phê chần…phục vụ cho nhu cầu sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay cà phê được trông ở trên 80 nước với tổng diện tích hơn 10 triệu ha và giá trị xuất khẩu hàng năm lên tới 10 tỷ đôla. Những nước trồng nhiều cà phê là: Brair, Colombia, Indonexia, Lostorica… Ở các nước đang phát triển cà phê là mặt hàng buôn bán lớn thứ 2 sau dầu lửa. Cây cà phê còn là cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc và giải quyết việc làm tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo. Ở Việt Nam cây cà phê là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, hàng năm thu về cho đất nước 350-560 triệu đôla, là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu chỉ sau lúa gạo. Cây cà phê ở nước ta chủ yếu trồng ở các tỉnh Tây Nguyên như: Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng hay ở tỉnh Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ. Các tỉnh này có điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình phù hợp với các cây cà phê vối. Những cây cà phê vối có đặc điểm hương vị kém thơm ngon, giá thành thấp hơn cà phê chè. Vì vậy khi xuất khẩu hỗn hợp với lượng cà phê chè (25-30%) để nâng cao chất lượng và giá trị cà phê .Vì vậy Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có chủ trương phát triển cà phê chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Sơn La. Ở Sơn La cây cà phê chè được trồng từ trước năm 1945 nhưng ít và rải rác ở các vườn gia đình, sản phẩm ít ,chủ yếu cung cấp cho nhu cầu người dân địa phương, nhưng đến năm 1993 cây cà phê được trồng nhiều và tạo thành cây chủ lực của tỉnh và được phát triển mạnh mẽ và thực sự trở thành cây xóa đói giảm nghèo và là mặt hàng xuất khẩu. Diện tích trồng cây cà phê chè năm 1996 ở Sơn La đạt 2640 ha, năm 1998 là 3555 ha, nay là 4000 ha.Diện tích trồng cà phê chè ở Việt Nam là 390000 ha. Cây cà phê chè đòi hỏi thâm canh và quản lí dịch hại và quản lí dịch hại mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Vì vậy ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê như: điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, giống, công nghệ sau thu hoạch…Thì sâu bệnh là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn:nó làm giảm năng suất, chất lượng cà phê, nếu gây hại nặng còn không cho thu hoạch. Theo các chuyên gia nghiên cứu và bảo vệ thực vật: sâu hại cà phê làm giảm năng suất từ 10-50%. Hiên nay do trồng đồng loạt giống cà phê mới Catinao (Catimo) trên 1 diện tích rộng nên tạo điều kiện thuận lợi cho sâu hại bùng phát và gây hại nặng . Cho đến nay ở vùng núi phía Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu nào có tính hệ thống hoặc toàn diện về các loài sâu hại cà phê chè. Hậu quả của sâu hại đến năng suất, sản lượng và chất lượng của cây cà phê là rất lớn, mà các biện pháp phòng trừ chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra thành phần sâu hại và ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến tỷ lệ và mức độ hại của rệp sáp trên cây cà phê chè tại xã Phổng Lái, huyên Thuận Châu-Sơn La”. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước 2.1.1. Thành phần sâu hại trên cây cà phê Cà phê được trồng ở 80 nước trên thế giới: ở Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Á… ở các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới là những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, mà cà phê là loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao vì vậy việc nghiên cứu về thành phần sâu hại cà phê đã được nghiên cứu từ lâu, khá kỹ và cũng đã được công bố trên thế giới. “(Vũ Quang Giảng, 2001) có viết: từ năm 1962 đã ghi nhận được 48 loài sâu hại cà phê ở vùng nhiệt đới. Trong đó quan trọng là các loài: Scotia, Segetum, Anthores leuconotus, Bixadus sierricola, Coccus viridis, Leucoptea coffeella, Lcoffeina, Dichocrocis crocodora, Epicampoptera maranica, Habrochila placida Taurantii, Oligonychus cofeae, Antestia lineaticollis, Stephanoderes hampei, Toxoptera aurantii và Thliptoceras octguttale (Wynger,1962). “(Nguyễn Huy Phát, 2000) có viết: theo Le Pelley (1973), trên cây cà phê có gần 400 loài côn trùng gây hại ở Ethiopia, ở các nước Đông Á có 250 loài và các vùng trung tâm nhiệt đới có 200 loài. Theo Klarke, Macrae (1987) và Clifford, Willson (1987), đến nay trên thế giới dịch hại cây cà phê đã ghi nhận tương đối chi tiết, đầy đủ với khoảng hơn 900 loài. Các loại dịch hại này bao gồm côn trùng, ve, động vật thân mềm, tuyến trùng, chim và động vật có vú, trong đó có nhiều loài là dịch hại nguy hiểm trên cây cà phê. Phần lớn những loài đã phát hiện thuộc bộ cánh cứng (Coleoptra) với 34% tổng số loài, bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) với 28% tổng số loài và bộ cánh vảy (Lepidoptera) với 21% tổng số loài. Các bộ khác đã phát hiện được số loài ít hơn. Thí dụ, có 6% tổng số loài đã phát hiện thuộc bộ cánh thẳng (Orthoptera), 4% tổng số loài thuộc bộ cánh tơ (Thysanoptyra), 3% tổng số loài thuộc bộ hai cánh (Diptera) và 1% tổng số loài thuộc bộ mối. ”(Vũ Quang Giảng, 2001) [4]” có viết: theo Anthony Youdeowei (1983), rệp sáp hại cà phê có mặt hầu hết ở các trồng cà phê trên thế giới, bao gồm các nước Địa Trung Hải, Nam Mỹ, Châu Á. Theo Gordon Wrigley (1988), cho biết: có 3 loài rệp quan trọng phá hại trên cà phê là : rệp trần như rệp vẩy xanh Coccus riridis Green, rệp vảy bao giáp như: rệp vảy sao Asterolecanium cofeae, rệp có lớp sáp dạng bột chạy dọc ở bên mép cơ thể như Planococcus kenga và rệp sáp Planococcus citri.Theo E.M Lavabre (1970), cho rằng: rệp sáp phổ biến ở các vùng nhiệt đới trên thế giới, chúng có thể tấn công các bộ phận trên mặt đất ở cây cà phê : Việt Nam, Zara …, chúng tấn công phần rễ ở cà phê các nước : Ấn Độ, Kenya, Uganda … hiếm khi 2 loài này cùng tồn tại với nhau. 2.1.2 Nghiên cứu về sinh vật học, tình hình phát sinh gây hại của nhóm rệp sáp trên cây cà phê. “(Vũ Quang Giảng, 2001)[4]” có viết: tại Mỹ (Brewer etal, 1981) các nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, các pha phát dục của các loài rệp sáp mềm hình bán cầu Saissetia hemispherica được tiến hành. Rệp sáp mềm hình bán cầu Saissetia hemispherica là loại sâu hại đa thực quan trọng trên cây cà phê ở Cu Ba.Mật độ quẩn thể của các loài sâu hại này biến động phụ thuộc vào lượng mưa, nhiệt độ trung bình tháng và hiện trạng sinh lý của cây cà phê. Tại Cu Ba, từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm là điều kiện thuận lợi nhất cho rệp sáp hình bán phát sinh phát triển. Quẩn thể loài rệp sáp mềm này đạt cao nhất vào tháng 8 hàng năm (Alayosoto, Blahutiak, 1981, 1983).Đặc điểm sinh vật học của loài rệp sáp mềm nâu hình bán cầu được nghiên cứu khá chi tiết trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Liên Xô cũ với mục đích xây dựng phương pháp nhân nuôi lượng lớn. Theo kết quả nghiên cứu này, khi nuôi trên mầm khoai tây, thời gian vòng đời của rệp sáp mềm hình bán cầu kéo dài từ 64 ngày ở nhiệt độ 25oC đến 131 ngày ở nhiệt độ 17,5o C. Một trưởng thành cái đẻ khoảng 90-120 trứng (Kozhechhin, 1984). Tóm lại có rất nhiều nghiên cứu về nhóm rệp sáp hại trên cây cà phê đã được công bố trên thế giới.Tuy nhiên, hầu hết chưa có những nghiên cứu chi tiết về loại rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum.L, đặc biệt là rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum.L hại cà phê chè. 2.2. Nghiên cứu ở trong nước 2.2.1. Thành phần sâu hại trên cà phê Theo “(Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm, 2000) cho rằng: thu thập được 24 loài sâu hại cà phê chè: 3 loài hại thân, 2 loài hại cành, 1 loài hại gốc, 2 loài cắn cây con, 15 loài hại lá. Trong đó có 4 loài thường xuyên gây hại và ảnh hưởng lớn đến năng suất đó là : sâu đục thân, sâu tiện vỏ, mọt đục hạt và 1 số loài rệp. + Sâu đục thân: (Xylotrechus quadripes) trưởng thành hoạt đọng thích hợp ở to 25-36oC, 1 năm phát sinh 2 đợt chính : đợt 1 t4 - t5 ; đợt 2 t9- t10. Đỉnh cao sâu non vào t6- t7, cà phê năm thứ 3 bị hại 3-5% số cây, cây năm thứ 4 bị hại trên 10% số cây, nhưng nó còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện sinh thái của vùng và điều kiện khí hậu của từng năm. + Sâu tiện vỏ : (Pihammus cervinus) gây hại ở cà phê chè khi cây được 1-3 năm tuổi. Trong năm sâu vũ hóa từ giữa t3 kết thúc vào cuối t5 đầu t6. Sâu non phá hại nặng từ t4 đến t5 năm sau,1 năm 2 lứa. Cà phê năm thứ 2 bị hại khoảng 20-26% là loài nguy hiểm nhất ở các tỉnh trồng cà phê phía Bắc. + Rệp hại cà phê : có 6 loài rệp chủ yếu gây hại ở cà phê : rệp mềm xanh, rệp vảy, rệp sáp nâu lồi, rệp muội đen, rệp sáp giả, rệp sáp nâu mềm, trong đó rệp sáp giả và rệp sáp nâu mềm là 2 loại gây hại nghiêm trọng. Những năm khô hạn rệp thường phát sinh và gây hại nặng ở hầu hết các vùng trồng cà phê. Theo “(Vũ Khắc Nhượng và Đoàn Triệu Nhạn, 1989) cho rằng: có 22 loài sâu hại chủ yếu thường gặp trên các vườn cà phê ở Việt Nam. Trong đó, sâu hại phổ biến ở rễ có loài, sâu hại phổ biến ở thân và cành có 4 loài, sâu hại phổ biến ở lá có 9 loài và sâu hại ở chùm quả có 3 loài. Kết quả điều tra thu thập thành phần sâu hại cà phê ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên đã phát hiện có 12 loài. Chúng thuộc 5 bộ côn trùng là bộ cánh cứng Coleoptera (5 loài), bộ cánh vảy Lepidoptera (3 loài), bộ cánh đều Hompytera (2 loài), bộ cánh thẳng Orthoptera (1 loài) và bộ ánh nửa cứng Hemiptera (1 loài), “(Viện Bảo Vệ Thực Vật, 1999). “(Đoàn Công Đỉnh, 1999) nhận xét: sâu hại cà phê rất phong phú và đa dạng tuy nhiên không phải loài sâu hại nào cũng gây hại nghiêm trọng, chỉ có một số loài gây hại có ý nghĩa đối với cà phê. Điều tra trong 3 năm 1996 - 1998 trên cây cà phê ở vùng Tây Nguyên phát hiện được 12 loài côn trùng hại cà phê. “(Trần Huy Thọ và CTV, 1999) nhận xét: trên cây cà phê chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc ghi nhận được có 23 loài sâu hại, trong đó sâu tiện vỏ được phát hiện lần đầu tiên gây hại cà phê. Đến năm 2002 các tác giả này đã ghi nhận thêm 2 loài sâu hại nữa, đưa tổng số loài sâu hại đã ghi nhận được trên cây cà phê chè ở các tỉnh miền Bắc lên 25 loài “(Trần Huy Thọ và CTV, 2002): Trong đó có 15 loài thường xuyên xuất hiện trên các vườn cà phê. Trong số các loài đã phát hiện có 4 loài gây hại thân, 2 loài gây hại cành, 2 loài gây hại cây con và 12 loài gây hại lá. Riêng tập đoàn rệp sáp hại cà phê chè đã ghi nhận có 4 loài khá phổ biến và quan trọng là rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green, rệp sáp giả Planococcus citri, rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum.L, rệp sáp nâu Parasaissetia nigra. Những loài thường xuyên gây hại nặng cho vườn cà phê gồm: sâu đục thân Xylotrechus quadrips, sâu tiện vỏ Dihammus cervinus, rệp sáp giả Planococcus citri và rệp sáp nâu Parasaissetia cervinus. 2.3 Tổng quan về cây cà phê 2.3.1 Giống cà phê Có ba loại gống cà phê: Cà phê chè Coffea arabica L., cà phê vối Coffea canephora., cà phê mít Coffea excelsa. Mỗi giống có nhiều chủng loại khác nhau như trong cà phê chè có các chủng: Typica, Bourbon, Moka, Mundonovo, Caturra, Catuai, Catimor.... Trong cà phê vối có rất nhiều chủng loại khác nhau về kích thước lá, độ gợn sóng của phiến lá, màu sắc lá và quả, hình dạng quả, song chủng loại được trồng rất phổ biến ở nhiều nước là Robusta. Đặc trưng của cà phê Typica là đọt non có màu nâu tím, còn các chủng khác như Bourbon, Mundonovo... thì đọt non có màu xanh. Tùy theo từng giống mà chúng đòi hỏi các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, cho nên việc bố trí cơ cấu giống vào trồng trong một vùng phải dựa trên các yêu cầu riêng của chúng. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả của từng giống [18]. 2.3.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây cà phê chè Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm [18]. 2.3.2.1. Đất đai Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất ba-zan là một trong những loại đất lý tưởng để trồng cà phê, vì các đặc điểm lý hóa tính tốt, và tầng dày của loại đất này. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có độ thoát nước tốt (không bị úng, lầy), độ pH từ 4,5-6,5 tốt nhất là từ 5-6. Các loại đất thường thấy ở Việt Nam ở trên các vùng cao như granit, sa phiến thạch, phù sa cổ, gờ nai, đá vôi, dốc tụ... đều trồng được cà phê. Ở cà phê vườn có khả năng trồng được cả ở nơi có đá lộ đầu, ở những nơi đất dốc vẫn trồng được cà phê nếu làm tốt công trình chống xói mòn. Dù trồng ở trên loại đất nào nhưng vai trò của con người có tính quyết định trong việc duy trì, bảo vệ nâng cao độ phì nhiêu của đất. Ngay cả trên đất ba-zan, nếu cà phê không được chăm sóc tốt vẫn dẫn tới hiện tượng cây mọc còi cọc, năng suất thấp. Ngược lại ở những nơi không phải là đất ba-zan nếu đảm bảo được đủ lượng phân hữu cơ, vô cơ, giải quyết tốt cây đậu đỗ, phân xanh trồng xen, tủ gốc tốt cùng các biện pháp thâm canh tổng hợp khác như tưới nước vẫn có khả năng tạo nên các vườn cà phê có năng suất cao [17]. 2.3.2.2. Khí hậu Không phải vùng nào ở trên trái đất cũng trồng được cà phê. Ngoài yếu tố đất đai, cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng, gió. Vì vậy, khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý tới các yếu tố rất quan trọng này. * Nhiệt độ Nhiệt độ là một yếu tố quyết định rất lớn tới năng suất, phẩm chất của cà phê, có ý nghĩa hàng đầu trong việc xác định vùng trồng cà phê chè, xây dựng các biện pháp kĩ thuật hạn chế tác hại bất lợi đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Nói chung trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 50C đến 320C cây cà phê vẫn có khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với từng giống cà phê có khác nhau. Cà phê chè ưa nơi mát và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 180C - 250C, thích hợp nhất từ 20 - 220C. Dưới 50C cây sẽ ngừng sinh trưởng trên 320C cây sẽ ngừng quá trình quang hợp. Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2.500 m (nguyên quán cà phê chè là ở Ethiopie nơi có độ cao trên dưới 2.000 m). Các nước trồng cà phê chè có phẩm vị thơm ngon như: Kenya, Tanzania, Ethiopie, Côlombia thường được trồng ở nơi có độ cao từ 800 m trở lên. Nhiệt độ giảm xuống tới 00C làm thui cháy các đọt non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương muối. Gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê [18]. Nhìn chung cây cà phê chè yêu cầu điều kiện khí hậu mát mẻ, đặc biệt có mùa đông lạnh để phân hóa mầm hoa, có biên độ nhiệt ngày đêm lớn để tăng quá trình tích lũy vào hạt, tăng năng suất và phẩm chất. Đối với vùng Chiềng Pha có điều kiện nhiệt độ rất phù hợp, chỉ có một bất lợi là mùa đông có sương muối vì vậy trồng cây che bóng là một khâu quan trọng trong kĩ thuật trồng trọt. * Lượng mưa Lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê chè thường 1.300 mm - 1.900 mm. Nếu lượng mưa được phân bổ tương đối đều trong năm có một mùa khô hạn ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa của cây cà phê. Nhìn chung, ở nước ta lượng mưa phân bố không đều. Lượng mưa tập trung khoảng 70 - 80% vào trong mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước. Mùa khô thường kéo dài từ 3 - 5 tháng, nhưng lượng nước mưa chỉ chiếm từ 20 - 30%, do vậy có nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm trọng đặc biệt là các tỉnh ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Để khắc phục hiện tượng này, vấn đề tủ gốc giữ ẩm, đai rừng phòng hộ, cây che bóng và tưới nước có một ý nghĩa quan trọng [21]. * Ấm độ Ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Đặc biệt giai đoạn cà phê nở hoa cần ẩm độ cao, do đó tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Ẩm độ quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng [19]. * Ánh sáng Cà phê chè là loại cây thích ánh sáng tán xạ (nguồn gốc mọc trong rừng thưa tại châu Phi), ánh sáng trực xạ làm cho cây bị kích thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây xuống dốc nhanh, ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hòa sự ra hoa, phù hợp với cơ chế quang hợp tạo thành và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền, năng suất ổn định. Ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường độ mạnh làm cho quá trình quang hợp của cây bị cản trở, mặt khác kết hợp với nhiệt độ cao quá sẽ kích thích cây phân hóa mầm hoa quá mức, quá sớm dẫn tới suy kiệt khô cành, khô quả đặc biệt sâu Borer phá hại mạnh hơn, thì cây cà phê cần lượng cây che bóng để điều hòa ánh sáng, điều hòa quá trình quang hợp của vườn cây (theo Đoàn Triệu Nhạn và CS, 1999) [6]. * Gió Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, gãy cành, đổ cây các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và đất đặc biệt là trong mùa khô [21]. Gió to ở giai đoạn nở hoa làm hoa cà phê bị dập nát, rụng, quá trình bốc hơi nước tăng, đất nhanh chóng bị khô kiệt và cây bị thiếu nước, hoa không nở được ngả sang màu tím "hoa chanh’’, theo Đoàn Triệu Nhạn và CS (1999) [6]. Vì vậy cần giải quyết trồng tốt hệ đai rừng chắn gió chính và phụ; cây che bóng để hạn chế tác hại của gió [21]. Trên đây là các yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè. Nếu ta đảm bảo được các điều kiện này thì sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao tính chống chịu nên phần nào hạn chế tác hại của sâu borer hại cà phê chè. PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian,vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng - Cây cà phê chè 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu - Sơn La. 3.1.3. Thời gian nghiên cứu - Tiến hành từ tháng 01/2012 đến tháng 04/2012. 3.2. Nội dung nghiên cứu. - Xác định thành phần sâu hại chính trên cây cà phê chè tại xã Phổng Lái huyện Thuận Châu - Sơn La. - Điều tra diễn biến và nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ hại của rệp sáp trên cây cà phê chè tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu-Sơn La: + Giai đoạn phát triển + Điều kiện chăm sóc + Cây che bóng 3.3. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra phát hiện nhóm sâu hại thân, cành, lá trên 4 điểm, mỗi điểm là 1 vườn của các hộ khác nhau. - Mỗi điểm điều tra 20 cây (chia làm 4 vị trí, mỗi vị trí là 5 cây) ngẫu nhiên theo 5 điểm chéo góc. Đếm số cây bị hại trên tổng số cây điều tra rồi tính tỷ lệ hại (% cây) và phân cấp hại. - Chọn các vườn đại diện cho khu vực điều tra (tuổi cây, địa hình, chăm sóc) - Tiền hành điều tra định kì 7 ngày 1 lần ở khu vườn cà phê chè điều tra. Mỗi khu điều tra chọn 3 – 4 điểm đại diện cho các yếu tố như: địa hình, chế độ canh tác, tuổi cây. - Lấy điểm điều tra ngẫu nhiên theo ô bàn cờ. - Tại mỗi điểm điều tra 5 cây điển hình. Tại điểm điều tra, quan sát kỹ toàn bộ cây cà phê và thu thập các loài sâu hại hiện diện. + Đối với nhóm rệp: điều tra, quan sát kỹ các cành, chồi, chùm, quả. + Đối với nhóm đục thân: Quan sát thân thấy vùng đục, lỗ đục, viền đục chẽ cây thu mẫu. + Đối với nhóm rệp rễ: Bới đất xung quanh gốc, đặc biệt thấy có kiến bò từ gốc lên. + Đối với nhóm ăn lá: Quan sát kỹ cách gây
Luận văn liên quan