Đề cương môn văn minh Ai Cập 2
ỉ Ai Cập là 1 nước nằm ở Đông Bắc châu Phi có vị trí địa lý : phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Hồng Hải, phía Nam giáp Cộng hoà Xu Đăng, phía Tây giáp Cộng hoà LiBi và Sa mạc Sahara. Diện tích khoảng 1 triệu km2, dân số hơn 70 triệu người. Trong thời cổ đại, AC chia thành 2 khu vực : phía Nam là Thượng AC, phía Bắc là Hạ AC. ỉ Địa hình : - Thượng AC : nhiều ghềnh thác ở sông Nin chảy qua nên giao thông đi lại khó khăn, có nhiều núi đá dọc 2 bên bờ sông cùng thung lũng dài và hẹp khá thuận lợi cho nền kinh tế chăn nuôi đại gia súc. - Hạ AC : là đồng bằng phì nhiêu màu mỡ do nước phù sa của sông Nin bồi đắp. Trong thời cổ đại họ trồng lúa mì, mạch, ngũ cốc, ăn quả và cho thu hoạch năng suất cao. ã Vai trò của sông Nin : - Sôn Nin có chiều dài khoảng 6700 km, bắt nguồn từ vùng núi xích đạo châu Phi hồ Victoria, chảy qua đất AC dài 700km. Hạ nguồn sông Nin chia thành 7 nhánh khác nhau. Sông Nin chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất ở AC vì nó cung cấp nguồn phù sa lớn cho đồng bằng Hạ AC - Là trục giao thông đường thuỷ quan trọng của người AC dùng vận chuyển hàng hoá, vận chuyển vật tư để xây dựng công trình kiến trúc thời cổ, nối các vùng miền khác nhau. - Cung cấp nguồn thuỷ sản dồi dào cho người AC. ỉ Tài nguyên thiên nhiên : đá và cây papyrut - Đá có nhiều loại : đá vôi, đá hoa cương, mã lão dùng để xây dựng các công trình kiến trúc như đền đài, kim tự tháp và làm đồ trang sức - Cây papyrut để chế tạo giấy