- Luật Tố tụng Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
- Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án). Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng; người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng; các cá nhân, cơ quan, tổ chức góp phần giải quyết vụ án hình sự.
38 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn luật tố tụng hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Vấn đề I: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng Hình sự.
Luật tố tụng Hình sự-Một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN.
Khái nệm Luật tố tụng hình sự.
Luật Tố tụng Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án). Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng; người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng; các cá nhân, cơ quan, tổ chức … góp phần giải quyết vụ án hình sự.
Quá trình tố tụng gồm các giai đoạn:
Khởi tố vụ án hình sự: là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
Điều tra vụ án hình sự: là một giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong đó, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội;
Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong đó, VKS tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác nhằm giải quyết đúng đắn vụ án theo quy định của pháp luật;
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong đó, toà án tiến hành giải quyết và xử lý vụ án bằng việc ra bản án hoặc các quyết định cần thiết khác;
Xét xử phúc thẩm là giai đoạn tiếp theo của tố tụng hình sự, trong đó Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm của Toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật;
Thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (hiện nay có quan điểm thi hành án không phải là một giai đoạn của tố tụng hình sự mà là một chuyên ngành độc lập nhưng theo quy định của BLTTHS 2003 thì THA vẫn đc xem là một giai đoạn của TTHS);
Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là một giai đoạn của TTHS. Trong đó, Toà án xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì có vi phạm pl nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó (tái thẩm).
Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của LTTHS.
Đối tượng điều chỉnh của LTTHS là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xát xử và thi hành án hình sự (VD:các cơ quan tiến hành tố tụng vs nhau or giữa cơ quan tiến hành tố tụng (Nhà nước) với người tham gia tố tụng (có thể là bị can, bị cáo… - chủ thể của tội phạm).
Phương pháp điều chỉnh của LTTHS là những cách thức mà nó dùng để tác động đến các quan hệ tố tụng hình sự. LTTHS Việt Nam có 2 phương pháp điều chỉnh đặc trưng đó là:
Phương pháp quyền uy: thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng. Các quyết định của cơ quan điều tra, VKS, TA có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi công dân (quyền uy ko có nghĩa là CQĐT, VKS, TA muốn làm gì thì làm mà các cơ quan này phải thực hiện quyền lực của mình trong khuông khổ pháp luật). Phương pháp quyền uy còn thể hiện ở quyền lực của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng…
Phương pháp phối hợp - chế ước: điều chỉnh mối quan hệ giữa CQĐT, VKS, TA. Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nahu tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của BLTTHS. Cơ quan này làm sai thì cơ quan khác có quyền phát hiện, tự mình sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa những sai lầm đó.
Nhiệm vụ của Luật tố tụng hình sự.
Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức;
Đấu tranh và phòng chống tội phạm;
Giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng Hình sự.
Khái niệm, ý nghĩa.
Khái niệm: Các nguyên tắc cơ bản của LTTHS là những phương châm, những định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự, được các văn bản pháp luật ghi nhận.
Ý nghĩa:
Các nguyên tắc cơ bản của LTTHS góp phần vào việc đảm bảo cho quá trình tiến hành tố tụng được thực hiện một cách thống nhất;
Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự là cơ sở quan trọng cho việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi tham gia tố tụng HS;
Góp phần vào việc động viên và tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tham gia vào việc đấu tranh, phòng chống tội phạm và dân chủ hoá quá trình tố tụng;
Có ý nghĩa cho việc định hướng xây dựng pháp luật tố tụng hình sự.
Nội dung các nguyên tắc.
Những nguyên tắc đặc thù:
Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 BLTTHS):
Căn cứ pháp lý: Điều 72 Hiến Pháp năm 1992 (không ai bị coi là có tội và phái chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật) và Điều 9 BLTTHS 2003.
Nội dung: Toà án là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền ra bản án kết tội và áp dụng hình phạt đối với bị cáo khi có các căn cứ theoq uy định của pháp luật; Một người chỉ phải chịu hình phạt khi bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; mọi nghi ngờ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều phải được giải thích theo hướng có lợi cho bị can.
Ý nghĩa: bảo vệ quyền và lợi ích chính của công dân; không hàm oan người vô tội; tôn trọng và đề cao quyền con người trong TTHS.
Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo(Điều 11 BLTTHS 03):
Căn cứ pháp lý: Điều 11 BLTTHS 2003;
Nội dung: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa (BLTTHS 1988 quy định chủ thể có quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can, bị cáo. BLTTHS 03 đã mở rộng phạm vi chủ thể của quyền này không chỉ thuộc về bị can, bị cáo mà còn thuộc về người bị tạm giữ). Khi tự bào chữa cho mình bị người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép để chứng minh mình vô tội, sự thật không đúng như hồ sơ vụ án hay chứng minh giảm nhẹ tội cho mình … Nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không tự mình bào chữa thì họ có thể nhờ người khác bào chữa. Người bào chữa (người khác) có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc có ngược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa – hai quyền này song song tồn tại mà không loại trừ lẫn nhau. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa đồng thời cũng có cả quyền nhờ người khác bào chữa và ngược lại khi đã nhờ người khac bào chữa thì họ vẫn có quyền trình bày lời bào chữa (Đây là quyền đặc thù của những người là đối tượng của việc buộc tôi- được thực hiện trong suốt quá trình họ tham gia tố tụng;
Cơ quan điều tra, VKS và TA có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ: Các cơ quan này thực hiện những bảo đảm cần thiết để quyền bào chữa của họ được thực hiện. Cụ thể là họ phải được giao nhận kết quyết định khởi tố, bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử để chuẩn bị bào chữa (cơ quan có nhiệm vụ này sẽ được xác định tuỳ theo các giai đoạn tố tụng bắt buộc phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong trường hợp họ là người chưa thành niên, có nhược điểm về tâm thần, thể chất, người có khung hình phạt tử hình và thực chất là đảm bảo thực hiện tất cả các quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo);
Ý nghĩa: đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; đảm bảo xác định sự thật của vụ án; góp phần vào việc giải quyết vụ án một cahcs khách quan, toàn diện và đầy đủ, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ;
Điều kiện đảm bảo thực hiện: Giáo dục ý thức pháp luật cho công dân hiểu rõ quyền và nhân viên tư pháp hiểu rõ trách nhiệm của mình, không được coi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có tội (Điều 9 BLTTHS); phải có những quy định cụ thể về việc thực hiện quyền này; nâng cao chất lượng, tăng cường chất lượng, đề cao đạo đức luật sư.
Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lí vụ án hình sự (Điều 13 BLTTHS):
Nội dung: Xác định rõ trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự thuộc CQĐT, VKS và TA. Đối với các cơ quan, tổ chức không có quyền khởi tố vụ án hình sự nhưng trong phạm vi trách nhiệm của mình phải phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, BLTTHS còn quy định các cơ quan: bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, thẩm quyền của các cơ quan là khác nhau và được quy định cụ thể tại Điều 104, 111 BLTTHS.
Ý nghĩa: Đảm bảo phát hiện nhanh chóng và kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội…
Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS (Điều 23 BLTTHS): Đây là hai chức năng đặc trưng của VKS.
Nội dung: VKS thực hành quyền công tố trong TTHS, quyết định truy tố người phạm tội ra trước Toà án (quyền công tố là quyền của VKS nhân danh nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ra trước toà án, quyền công tố có nội dung là việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, quyền này chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình chứ không có trong các lĩnh vực khác- VKS thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự từ khi có hành vi phạm tội xảy ra cho đến khi vụ án được tiến hành giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật; Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là chức năng hiến định của VKS với nội dung trực tiếp giám sát mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng nhàm đảm bảo cho mọi hoạt động trong quá trình tố tụng được tiến hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật (tuỳ theo từng giai đoạn tố tụng mà VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau). BLTTHS 1988 không quy định việc thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn khởi tố VAHS mà chỉ quy định việc thực hiện quyền này trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật là hai chức năng độc lập của VKS nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, “trong đó mỗi hoạt động công tố đều là tiền đề cho hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật và ngược lại”, kết quả của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật là cơ sở cho hoạt động thực hành quyền công tố có hiệu quả. Hai chức năng này của VKS có mối quan hệ hỗn hợp tác động lẫn nhau nhằm đảm bảo cho quá trình tố tụng được tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng người đúng tội, đúng pháp luật.
Ý nghĩa: VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Nguyên tắc phát hiện và khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội (Điều 27 BLTTHS):
Nội dung: Xác định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng: trong quá trình tiến hành TTHS, CQĐT, VKS và TA có nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Ngoài việc phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội tỏng khi tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng còn tự mình hoặc phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tiến hành những biện pháp cần thiết khác để phát hiện và khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội nói riêng, phòng ngừa tội phạm nói chung;
Xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan: Các cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời về việc thực hiện yêu cầu của CQĐT, VKS, TA (trường hợp không thực hiện được phải nói rõ lý do).
Ý nghĩa: Là cơ sở pháp lý nhằm xác định ró vai trò quan trọng của các cơ quan tiến hành tố tụng – những chủ thể chủ yếu trong việc phát hiện nguyên nhân, điều kiện phạm tội nói riêng cũng như hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung. Bên cạnh đó, xác định mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc phát hiện và khắc phục nguyên nhân điều kiện phạm tội, trên cơ sở đó góp phần quan trọng trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm được kiên quyết và triệt để.
Điều kiện đảm bảo thực hiện: Cần có những quy định của pháp luật quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức khác trong việc phát hiện, khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội; Các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định rõ và thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội; các cơ quan, tổ chức phải có ý thức trong việc thực hiện những yêu cầu về phòng ngừa tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Điều 28 BLTTHS):
Nội dung: BLTTHS 1988 chưa quy định nguyên tắc chung về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nên việc giải quyết vấn đề này trong thực tiễn tố tụng còn thiếu thống nhất. BLTTHS 2003 đã quy định: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Khi giải quyết những vấn đề này, về nội dung các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các quy định của luật dân sự; về thủ tục tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng những quy định của BLTTHS quy định cụ thể về việc giải quyết những vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (trường hợp BLTTHS không quy định thì áp dụng BLTTDS). Trường hợp VAHS phải giải quyết những vấn đề phải bồi thường, bồi hoàn chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Ý nghĩa: Tạo điều kiện pháp lý cho việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Việc thực hiện nguyên tắc này đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, đùng đắn và tiết kiệm; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
Điều kiện đảm bảo thực hiện: Cần có những quy định pháp luật đầy đủ, cụ thể và thống nhất điều chỉnh việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Những người tiến hành tố tụng ngoài việc phải nắm vững và tuân thủ những quy định của Luật hình sự và LTTHS còn phải nắm vững tuân thủ những quy định của Luật dân sự và LTTDS khi giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS.
Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (Điều 29 BLTTHS):
Nội dung: Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi; Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan, người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ý nghĩa: Khôi phục các quyền và lợi ích của người bị oan trong TTHS; nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong các hoạt động tố tụng, làm cho việc giải quyết vụ án ngày càng đúng đắn và hợp pháp hơn; thể hiện sựu kiên quyết của đảng và Nhà nước ta trong việc khắc phục các trường hợp làm oan người vô tội và xử lý những người có trách nhiệm, đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản của công dân, qua đó nâng cao uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, làm tăng lòng tin của nhân đối với đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp.
Điều kiện đảm bảo thực hiện: Có những quy định pháp luật đầy đủ, cụ thể và hợp lý làm cơ sở cho việc giải quyết bồi thường, khôi phục danh dự cho người bị oan; có cơ chế phù hợp, có hiệu quả để thực hiện; nâng cao trình độ nhận thức của công dân để họ biết và thực hiện tốt quyền được yêu cầu khôi phúc danh dự và bồi thường thiệt hại.
Những nguyên tắc khác
Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS(Điều 3):
Nội dung: Cơ quan điều tra, VKS, TA, những người tiến hành và những người tham gia TTHS phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của BLTTHS; Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cũng như biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh chống tội phạm nhất thiết phải theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cưỡng chế chỉ áp dụng đối với kẻ phạm tội, nghiêm cấm xử phạt người vô tội; tất cả các quyết định của CQĐT, VKS, TA đều dựa trên cơ sở Luật hình sự và LTTHS.
Ý nghĩa: đảm bảo cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm được kiên quyết, triệt để kịp thời, bảo đảm giáo dục kẻ phạm tội, đồng thời ngăn chặn việc làm oan người vô tội và ngăn ngừa việc hạn chế các quyền dân chủ của công dân một cách trái pháp luật.
Điều kiện đảm bảo thực hiện: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của xã hội; Giáo dục ý thức pháp luật của người dân; Xử lý nghiêm minh những hành vi phạm tội…
Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân(Điều 4):
Nội dung: Phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng; chỉ áp dụng các biện pháp tố tụng những trường hợp cần thiết và theo đúng quy định của pháp luật; Thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng (nếu đã áp dụng cần kịp thời huỷ bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu thấy có sự vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa).
Ý nghĩa: Có ý nghĩa trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, tăng cường dân chủ trong TTHS; góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và đảm bảo sự thật của vụ án được xác định khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Điều kiện đảm bảo thực hiện: Có những quy định pháp luật làm cơ sở cho việc thực hiện nguyên tắc này (các quy định đó phải xác định rõ nội dung các quyền cơ bản của công dân; xác định rõ những điều kiện cần thiết để áp dụng các biện pháp tố tụng để người tiến hành tố tụng thực hiện; quy định trách nhiệm mà những người tiến hành tố tụng phải chịu khi có hành vi vi phạm các quyền cơ bản của công dân và cả những quy định về quyền của công dân trong việc thực hiện các quyền hợp pháp của mình và quyền được phản đối các quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng. Các quy định này cần phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội để đảm bảo tính khả thi, tránh tình trạng dân chủ hình thức). Cần có đội ngũ những người tiến hành tố tụng giỏi về chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp (điều kiện có tính chất quyết định); Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật của nhân dân để họ nhận thức rõ và thực hiện tốt hơn các quyền của mình.
Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật (Điều 5)
Nội dung: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất kỳ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Sự bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện ở chỗ: Bất cứ người nào phạm tội, dù họ là ai cũng phải bị xử lý theo luật hình sự, pháp luật không có quy định riêng cho từng công dân cụ thể, tài sản và địa vị xã hội không mang