hKái niệm:
Quy hoạch MT là quá trình sử dụng các hệ thống kiến thức khoa học để xây dựng
các chính sách và biện pháp thực hiện tốt nhất trong khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, cải thiện và BVMT theo không gian và thời gian được xác định làm cơ sở cho
các quyết định về phát triển khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
2. Vị trí của quy hoạch trong khuôn khổ quản lý:
Quá trình quản lý bao gồm bốn chức năng chính yếu có liên quan mật thiết với nhau:
quy hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát.
- Quy hoạch: Hình thành các mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu chiến lược trong
khuôn khổ nguồn lực sẵn có; chọn lựa và phân chia các hoạt động trên cơ sở các phương
án lựa chọn.
- Tổ chức: phối hợp các hoạt động, thiết lập mối liên hệ giữa các tổ chức và cung cấp các
điều kiện cần thiết.
- Điều hành: tiến hành lãnh đạo, hướng dẫn, hình thành và duy trì các hệ thống liên lạc và
đảm bảo khả năng kế toán.
- Kiểm soát: đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch, điều chỉnh thích hợp việc thực
hiện và nội dung quy hoạch; bao gồm cả giám sát, đánh giá tác động MT.
QH trong phạm vi một tổ chức được tiến hành ở ba cấp độ:
- Cấp chiến lược: Cấp cao nhất, liên quan đến việc xác định kết quả, với các mục tiêu chiến
lược, chính sách với vịệc điều tra nắm bắt và sử dụng nguồn lực cần thiết để đạt được mục
tiêu nhiệm vụ của các hội đồng, ủy ban, ban điều hành.
- Cấp quản lý hành chính: cấp trung gian, liên quan đến việc phân chia phương tiện, tổ chức
chương trình thực hiện → công việc của các chuyên viên quản lý cao cấp.
- Cấp độ thực hiện (hoạt động): Cấp thấp nhất, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ cụ
thể một cách tích cực (theo các mục tiêu định sẵn) và có hiệu quả (với kết quả tốt nhất với
một nguồn lực có sẵn)
21 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương quy hoạch môi trường – Hunre 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG – HUNRE 2019
1. Khái niệm:
Quy hoạch MT là quá trình sử dụng các hệ thống kiến thức khoa học để xây dựng
các chính sách và biện pháp thực hiện tốt nhất trong khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, cải thiện và BVMT theo không gian và thời gian được xác định làm cơ sở cho
các quyết định về phát triển khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
2. Vị trí của quy hoạch trong khuôn khổ quản lý:
Quá trình quản lý bao gồm bốn chức năng chính yếu có liên quan mật thiết với nhau:
quy hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát.
- Quy hoạch: Hình thành các mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu chiến lược trong
khuôn khổ nguồn lực sẵn có; chọn lựa và phân chia các hoạt động trên cơ sở các phương
án lựa chọn.
- Tổ chức: phối hợp các hoạt động, thiết lập mối liên hệ giữa các tổ chức và cung cấp các
điều kiện cần thiết.
- Điều hành: tiến hành lãnh đạo, hướng dẫn, hình thành và duy trì các hệ thống liên lạc và
đảm bảo khả năng kế toán.
- Kiểm soát: đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch, điều chỉnh thích hợp việc thực
hiện và nội dung quy hoạch; bao gồm cả giám sát, đánh giá tác động MT.
QH trong phạm vi một tổ chức được tiến hành ở ba cấp độ:
- Cấp chiến lược: Cấp cao nhất, liên quan đến việc xác định kết quả, với các mục tiêu chiến
lược, chính sách với vịệc điều tra nắm bắt và sử dụng nguồn lực cần thiết để đạt được mục
tiêu nhiệm vụ của các hội đồng, ủy ban, ban điều hành.
- Cấp quản lý hành chính: cấp trung gian, liên quan đến việc phân chia phương tiện, tổ chức
chương trình thực hiện → công việc của các chuyên viên quản lý cao cấp.
- Cấp độ thực hiện (hoạt động): Cấp thấp nhất, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ cụ
thể một cách tích cực (theo các mục tiêu định sẵn) và có hiệu quả (với kết quả tốt nhất với
một nguồn lực có sẵn).
3. Mục tiêu:
- Điều chỉnh các họat động khai thác tài nguyên phù hợp hơn và nâng cao hiệu quả sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng quy họach.
- Duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng MT phù hợp với từng đơn vị không gian chức
năng MT và từng giai đọan của phát triển.(vùng, khu vực cung cấp tài nguyên, sản xuất,
dân cư, chứa thải)
- Lồng ghép các vấn đề MT trong QHPT nhằm điều chỉnh các họat động phát triển phù hợp
với khả năng chịu tải của MT.
4. Mối quan hệ giữa QHMT và QH PTKTXH
- Mối quan hệ thống nhất hướng đến mục tiêu phát triển bền vững: MT là 1 hợp phần trong
phát triển bền vững KT-XH-MT, các mục tiêu cần đạt trong 3 hợp phần này đều có mối
quan hệ khăng khít lẫn nhau. Nếu tách rời QHMT thì sẽ không đạt được mục tiêu phát triển
bền vững
- QH PTKTXH dựa trên nên tảng tài nguyên và MT trong vùng lãnh thổ: khu vực giàu tài
nguyên, khu vực hay xảy ra thiên tai, khu vực nhạy cảm. QHMT tạo cơ sở giúp các QH
PTKTXH có định hướng phù hợp, giảm chi phí và thời gian lập
- Trong khi QHMT cần phải dựa vào cách hành động phát triển trong sự tương tác tích tực
hay tiêu cực đến các yếu tố tài nguyên và MT theo không gian và thời gian >> cần tích hợp
QHMT vào giai đoạn đầu tiên của QH PTKTXH để có thể thống nhất, thay đổi điều chỉnh kịp
thời.
- Mối quan hệ giữa MT và KTXH là mối quan hệ thuận – nghịch khăng khít >>> cách ứng xử
với những vấn đề MT và tài nguyên là một trong các tiêu chí đánh giá trình độ tiên tiến của
một nền kinh tế.
- Quy hoạch BVMT sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải pháp khai thác
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý MT phù hợp với quá
trình thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bển vững.
5. Đóng góp của QHMT trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý BVMT tại Việt Nam:
- Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về MT sinh thái (tự nhiên và nhân văn) trên lãnh
thổ của mình, dưới quan điểm của các nhà MT học → Đưa ra các định hướng phát triển
trên cơ sở tích hợp nhiều chính sách PT chuyên ngành khác. Trong trường hợp các quy
hoạch chuyên ngành được xây dựng trước thì quy hoạch MT giúp cảnh báo, điều chỉnh và
đưa ra các phương án đề phòng.
- Các quy hoạch chuyên ngành, dùng sản phẩm QHMT để tìm kiếm phương án hài hòa về
PT KT cũng như BVMT.
- Giúp các QH chuyên ngành khác tham khảo để loại trừ rủi ro về sự cố MT và đề ra các giải
pháp xử lý.
- QHMT có thể coi là mô hình lý tưởng mà khi đó có những thành phần khác tham gia vào
chúng ta sẽ biết được điều gì sẽ xảy ra.
- Những giải pháp trong QHMT nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng MT, nâng
cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giữ được tốc độ PT KT.
Quy hoạch BVMT có vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải pháp khai thác , sử dụng
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý MT phù hợp với quá trình
thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bền vững
Việc đưa quy hoạch BVMT vào Luật BVMT 2014 có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện
quản lý, giám sát, BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học và bố trí xử lý MT gắn kết chặt chẽ với
thực trạng MT và các hoạt động phát triển trong vùng quy hoạch.
Việc phân tích hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng giúp nhận biết các ngưỡng giới hạn để
đảm bảo không vượt quá khả năng chịu tải của MT tự nhiên và khả năng tái tạo và phục
hồi tài nguyên. Đây là cơ sở giúp cho nhà quản lý có kế hoạch hợp lý trong việc đưa ra đề
án kinh tế - xã hội trong vùng. Cùng với đó, việc điều tra tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp nhà
quản lý có cái nhìn toàn diện về nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa ra phương án khai
thác và bảo vệ hiệu quả.
6. Quy trình quy hoạch MT:
7. Nội dung lập QHMT:
1. Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT
- Luật BVMT 2014 định nghĩa về QHBVMT với tên gọi phân vùng chức năng MT: là những
khu vực xác định có mối tương đồng về chức năng MT tương đương, thực hiện các nhiệm
vụ riêng nhưng thống nhất với chức năng chung của toàn hệ thống.
- Trong phạm vi một quốc gia, vùng có thể được phân chia như sau:
+ Theo lưu vực sông (LVS): bao gồm các tỉnh/thành phố nằm trong lưu vực sông như LVS
Đồng Nai, LVS Hồng, LVS Cửu Long, ...
+ Theo vùng kinh tế (VKT): bao gồm các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế mở, vùng
kinh tế đặc biệt, vùng đô thị công nghiệp tập trung.
+ Theo đơn vị hành chính (ĐVHC): bao gồm tỉnh/thành, huyện/thị, phường/xã.
- Hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thống phân vùng MT → Vấn đề MT phải được quản lý
đồng bộ, liên kết với nhau trong phạm vi toàn vùng.
- Cùng với việc quản lý MT cấp tỉnh, việc quản lý MT cấp vùng có ý nghĩa rất quan trọng →
Phải phân vùng lãnh thổ!
- Một số thể loại phân vùng lãnh thổ:
(1) Phân vùng kinh tế: Được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan
hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định
(2) Vùng sinh thái: Là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối với khí
hậu Trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực.
Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các TNTN có hiệu quả tối ưu,
phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng.
(3) Vùng địa lý: Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý,
khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất
(4) Phân vùng MT: Là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị MT tương đối đồng nhất
nhằm mục đích QLMT một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng của từng đơn vị MT.
Tính thống nhất của vùng MT biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi MT ở bất kỳ khu vực nào trong
vùng có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó.
2. Đánh giá hiện trạng MT gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề MT
• Dữ liệu cần thu thập:
1. Các dữ liệu không gian
- Địa hình, Ranh giới hành chính, Các khu vực đô thị hoá, Các khu vực công nghiệp hoá, Hệ
thống giao thông, Các cảng chuyên dung, Các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, Các khu du lịch,
Tài nguyên, khoáng sản, Hiện trạng sử dụng đất, Thuỷ hệ (sông, hồ, biển).
2. Các dữ liệu thuộc tính:
(a). Thông tin về các ĐKTN và KTXH
- Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, Tài nguyên nước mặt, nước ngầm; Tài nguyên thủy sinh; Tài
nguyên đất; rừng; khóang sản; du lịch. Dân số và phân bố địa bàn dân cư; Phát triển CN và
phân bố địa bàn SXCN.
(b). Cơ sở dữ liệu MT nước: Số lượng, khối lượng, đặc tính nước thải sinh hoạt của đô thị; phân
bố các nguồn thải điểm (nước thải công nghiệp và dịch vụ) của KCN; Mạng lưới quan trắc thủy
văn và chất lượng nước mặt, nước ngầm và hiện trạng; Thông tin tổng hợp hiện trạng MT nước
biển.
(c). Cơ sở dữ liệu MT không khí: Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải
ô nhiễm không khí từ các nhà máy nhiệt điện; khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung;
Mạng lưới quan trắc ô nhiễm; Hiện trạng
(d). Cơ sở dữ liệu chất thải rắn: Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt tại KĐT; phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ các
KCN, CCN; Các bãi chôn lấp, các lò thiêu đốt chất thải rắn; Mạng lưới quan trắc.
• Đánh giá hiện trạng TN và MT gắn với các hiện trạng KTXH:
+ Đánh giá tài nguyên thiên nhiên;
+ Đánh giá hiểm họa MT;
+ Đánh giá hiện trạng MT theo đặc thù khu vực:
Đô thị Xác định các vùng đô thị hoá, các khu dân cư tập trung và những vấn đề
MT trong vùng, VD: hệ thống cấp, thoát nước đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, nước thải sinh hoạt, rác thải
Nông nghiệp Xác định các vùng nông nghiệp và những vấn đề MT liên quan đến sản
xuất nông nghiệp
Công nghiệp Xác định các vùng công nghiệp hoá, các KCN, cụm công nghiệp và những
ngành công nghiệp có nhiều chất thải có khả năng gây ô nhiễm MT
Giao thông
công chính
Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư mới, các bến cảng,
sân bay, giao thông đường bộ và những vấn đề MT liên quan.
Dịch vụ - du
lịch
Xác định các khu vực, địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu bảo
tồn bảo tàng để phát triển du lịch và các dịch vụ kèm theo và những vấn
đề MT liên quan.
Nuôi trồng,
đánh bắt thủy
hải sản
Xác định các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản và những vấn
đề MT liên quan.
Phát triển
rừng
Các khu rừng tự nhiên, rừng trồng mới và những vấn đề MT liên quan.
• Đánh giá tác động MT do các hoạt động phát triển:
Mục đích của ĐTM: khuyến khích việc xem xét khía cạnh MT trong việc lập quy hoạch hoặc ra
quyết định đối với các dự án, chương trình hay chính sách; lựa chọn, thực thi các chính sách,
dự án và hoạt động phát triển đảm bảo sự hài hòa về kinh tế - xã hội – MT.
(1) Các tác động, ảnh hưởng lớn, lâu dài; các tác động tổng hợp và tích lũy do nhiều hoạt động
trên cùng một khu vực, đặc biệt đối với những khu vực vốn đã bị tác động mạnh
(2) ĐMC với các chương trình, dự án quy hoạch xây dựng, các quy hoạch sử dụng đất, các
chương trình giao thông có ý nghĩa cực kì quan tọng bởi vì chúng thường gây ra những biến
đổi sâu sắc, khó đảo ngược. Kết quả nghiên cứu, dự báo cho thấy mức độ bị tác động theo
không gian của những yếu tố tài nguyên, chất lượng MT và những hoạt động gây tác động
chính;
(3) Đối với các đề án phát triển KTXH đã lên kế hoạch, ĐTM cần được thực hiện một cách đầy
đủ đối chiếu với các TCMT thích hợp của nhà nước. Cần chỉ ra những khu vực có nguy cơ bị
suy thoái MT và suy giảm chất lượng tài nguyên vượt qua các tiêu chuẩn cho phép và đề xuất
các giải pháp khắc phục;
(4) Các tác động xã hội cũng cần được xem xét một cách độc lập hoặc kết hợp trong các nghiên
cứu về ĐTM. Các nhân tố chính cần xem xét trong các tác động xã hội là xu thế biến đổi về
dân số, sự phân phối thu nhập, chương trình nhà ở cho người nghèo, tình trạng thất nghiệp,
ảnh hưởng văn hóa, xã hội, sức khỏe và an ninh. Dự báo về dân số cần nhất quán vói tốc độ
phát triển kinh tế đã quy hoạch. Cần chú ý đồng thời đến các nhân tố sinh, tử, cấu trúc tuổi,
cấu trúc giới tính trong các thành phần kinh tế và cả việc di cư do ảnh hưởng của chiến lược
phát triển kinh tế.
• Xác định các vấn đề MT cấp bách:
(1). Vấn đề nào từ trước đến nay tại địa phương gây ảnh hưởng xấu hoặc nghiêm trọng đến
MT, tài nguyên và sức khỏe cộng đồng?
Rác thải, Nước cấp, Nước thải, Ô nhiễm không khí, Ô nhiễm do nông nghiệp, Nạn tàn phá rừng,
Ô nhiễm vùng ven biển.
(2). Vấn đề nào có phạm vi tác động đến các địa phương khác trong vùng?
Nguồn nước, Ô nhiễm không khí, Các vấn đề khác.
(3). Các vấn đề về quản lý?
Cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách, cơ cấu tổ chức, Tiêu chuẩn MT.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng phát triển KTXH, TNMT
+ Hệ thống các đồ hiện trạng thể hiện một cách trực quan hiện trạng bố trí không gian thuộc
các lĩnh vực KTXH, hiện trạng sử dụng TNTN và hiện trạng các vấn đề MT.
+ Từ các bản đồ hiện trạng này các chuyên gia có thể đánh giá được những vấn đề MT còn tồn
tại và đề xuất các giải pháp xử lý hoặc làm giảm thiểu ô nhiễm trong tương lai.
3. ĐMC QHPT KTXH hoặc các ngành kinh tế của địa phương; dự báo các vấn đề MT
- Bản chất mang tính nguyên tắc của ĐMC đó là lồng ghép tới mức cao nhất những vấn đề MT
trong các lĩnh vực sau:
+ Việc hình thành các chính sách ở cấp cao về phát triển KTXH → đánh giá chính sách
+ Thiết kế các chiến lược ngành về MT → đánh giá quy hoạch phát triển ngành
+ Đánh giá các quy hoạch phát triển KTXH của một vùng hay địa phương về MT → đánh giá
quy hoạch phát triển KTXH.
- Mục tiêu của ĐMC là:
+ Xử lý các tác động về mặt MT do các quyết định chủ chốt ở các cấp lập quy hoạch và xây
dựng chính sách gây ra.
+ Đánh giá, dự báo và kiểm soát xu hướng suy giảm về MT do các tác động tích tụ, tồn dư
mang tính tổng hợp và cộng hưởng của nhiều dự án phát triển đơn lẻ trong vùng, tỉnh, thành
phố hay của ngành gây nên.
+ ĐMC đối với quy hoạch phát triển KTXH nói một cách khác đó là việc liên kết các mối quan
tâm về MT vào quy hoạch phát triển KTXH của một vùng, tỉnh, thành phố trong một khu vực
không gian quy hoạch cụ thể, hay quy hoạch phát triển một ngành kinh tế.
+ ĐMC có tính chất liên ngành, liên địa phương, với phạm vi đánh giá quy hoạch phát triển
rộng lớn về không gian và thời gian.
-+ ĐMC đối với dự án quy hoạch phát triển KTXH cần phải chú ý đến các tác động có tính tổng
hợp và tác động có tiềm năng tích hợp lâu dài.
- Rất nhiều tác động trong thời gian ngắn không thành vấn đề, nhưng tích lũy trong một thời
gian dài sẽ trở thành nghiêm trọng (ô nhiễm KLN, ô nhiễm các chất hữu cơ khó phân hủy, sự
khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến sụt lún các công trình, sự xâm nhập mặn)
- Mặc dù ĐMC không thể thay thế cho ĐTM đối với từng dự án riêng lẻ, song có thể tạo cơ sở
khoa học và điều kiện rất thuận lợi cho việc tiến hành ĐTM cho mỗi dự án cụ thể trong quy
hoạch là: Đặt dự án vào một bối cảnh phù hợp về KT và MT; Cung cấp bước đi đầu tiên trong
việc xác định phạm vi các vấn đề MT quan trọng cần biết; Cung cấp một bộ dữ liệu nền có hệ
thống về MT; Đẩy nhanh quá trình lựa chọn địa điểm; Làm sáng tỏ các tiêu chuẩn MT phù hợp
sẽ được áp dụng; Cải tiến cách làm việc của quá trình thẩm định dự án sao cho có hiệu quả và
năng suất hơn.
4. Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT
(1). Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải
thiện MT và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế
trong BVMT và PTBV.
(2). Mục tiêu và nội dung của QHMT không tách rời mục tiêu và nội dung của QH PT KTXH, mà
được lồng ghép trong QH PT KTXH, được xây dựng theo hướng PTBV.
(3). Quy hoạch dựa trên việc phân tích hiện trạng và dự báo các vấn đề MT có khả năng nảy
sinh, biến động trong quá trình phát triển KTXH, phù hợp với nguồn lực và khả năng đầu tư từ
bên ngoài
Tiếp thu các kinh nghiệm trong nước và trên thế giới, và là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các
kế hoạch BVMT ngắn hạn và trung hạn của một vùng.
- Mục tiêu QHMT một vùng sẽ gắn liền với các mục tiêu quốc gia về phòng ngừa ô nhiễm, cải
thiện MT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản
lý, khoa học và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức MT.
- Mục tiêu quy hoạch MT cấp thấp phải được xây dựng dựa trên mục tiêu QHMT cấp cao hơn
5. Đề xuất các chương trình, dự án BVMT
- Các chương trình, dự án BVMT được đề xuất sẽ tập trung vào các lĩnh vực phòng ngừa ô
nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tăng cường năng lực cho các cơ
quan quản lý, khoa học và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức BVMT.
- Các dự án sẽ phải được sắp xếp ưu tiên theo một hệ thống tiêu chí sẽ được lựa chọn.
- Nguồn kinh phí cũng phải đề xuất nhằm đảm bảo tính hiện thực, khả thi của dự án.
- Chương triǹh bảo vê ̣môi trường đô thi:̣ đề xuất 7 dự án cụ thể:
– Dự án 1-7: Tên dự án
+ Chủ trì quản lý và thực hiện: Sở + Các cơ quan phối hợp – tham gia: Sở TN-MT, Các Cty công
trình đô thị và cấp thoát nước, UBND TP.
+ Thời gian ưu tiên đầu tư thực hiện: giai đoạn
+ Dự trù kinh phí sơ bộ: tỷ đồng
+ Nguồn vốn: ngân sách (theo quy hoạch phát triển KTXH, tổng số vốn huy động cho toàn bộ
chương trình cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên toàn Tỉnh)
+ Mục tiêu và hiệu quả đạt được: cải tạo và xây dựng, tách riêng hệ thống, phấn đấu đạt chuẩn
hệ thống của một đô thị.
6. Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện QHMT
• Giải pháp về kinh tế:
1. Các nguồn vốn đầu tư:
Ngân sách Trung ương; ngân sách các bộ/ngành, địa phương; Đóng góp của doanh nghiệp,
cộng đồng, các hộ gia đình; Các nguồn tài trợ, vốn ODA
2. Ước tính chi phí:
Phương án 1: đầu tư cho BVMT ở mức 1% GDP (đầu tư thấp)
Phương án 2: chi phí BVMT tính theo đầu người.năm
Phương án 3: đầu tư 3% GDP cho BVMT.
3. Xã hội hóa đầu tư:
- Nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi nguồn lực trong cộng
đồng để BVMT.
- Trong kế hoạch hàng năm của địa phương/ngành có khoản mục kế hoạch về BVMT và mức
kinh phí thực hiện tương ứng.
- Gắn liền công tác BVMT trong các chiến lược, kế hoạch, QHTT và chi tiết về phát triển KTXH
của các quận/huyện và toàn thành phố.
- Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác BVMT.
- Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho các hoạt động BVMT.
- Từng bước thành lập quỹ MT thông qua đóng góp của nhân dân, của các doanh nghiệp, của
các nhà tài trợ trong và ngoài nước.
• Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực:
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về MT
- Nâng cao trình độ QLMT cho cán bộ các cấp.
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý về QLMT
- Nâng cao năng lực quan trắc phân tích MT.
- Tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu BVMT.
• Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu về KHMT (công nghệ xử lý chất thải, phòng chống
khắc phục ON, suy thoái MT)
- Phối hợp thường xuyên với cơ quan nghiên cứu trong việc nghiên cứu và ứng dụng các thành
tựu về khoa học QL và công nghệ MT
- Xây dựng các đề án, dự án BVMT.
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp MT
• Giải pháp về hợp tác trong nước và QT:
- Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác BVMT trong vùng.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản
- Tổ chức các diễn đàn, hội thảo trao đổi thông tin và thảo luận về các chủ đề có liên quan
- Vận dụng hợp lý các thỏa thuận, cam kết quốc tế và với các địa phương khác nhằm thu hút
các khoản tài trợ và sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật
- Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của một số tổ chức quốc tế như UNDP,
WWF, WB, WHO
7. Lập bản đồ QHMT
- Hệ thống các bản đồ dự báo nêu lên những vấn đề MT tiềm ẩn có khả năng phát sinh trong
tương lai khi thực hiện quy hoạch phát triển KTXH → nêu lên những giải pháp, chương trình,
kế hoạch nhằm phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái MT với mục tiêu PTBV.
- Bản đồ QHMT sẽ được thiết lập trên cơ sở chồng ghép các bản đồ dự báo đơn tính với tỷ lệ
thích hợp
8. Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh QHPT KTXH với mục tiêu BVMT phục vụ PTBV, nếu cần.
- Trên cơ sở xem xét QHMT có thể đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH
với mục tiêu phát triển bền vững.
- Sự đi