a) Chia đối tượng thành các phần độc lập.
b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
Các ví dụ:
1- Dây kim loại 1 sợi to, cứng, khó cuộn tròn. nếu phân nhỏ thành dây kim loại nhiều sợi
thì khắc phục được nhược điểm của dây một sợi to cứng.
2- Thước mét phân nhỏ thành thước gập, phân nhỏ nữa thành thước dây mềm, gọn.
3- Báo khổ rộng in thành những cột nhỏ cho dễ đọc.
4- Ngũ cốc nghiền thành bột, từ đó làm bún, miến, mì, bánh các loại.
5- Xe chở vật siêu trường siêu trọng, thay vì làm bánh xe ô tô cho thật lớn, người ta làm xe
có rất nhiều dãy bánh kích thước bình thường
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản và sự vận dụng các nguyên tắc vào sự phát triển của chiếc Tivi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI THU HOẠCH
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài
40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO CƠ BẢN
VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC VÀO SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾC TIVI
Giảng viên hướng dẫn : GS-TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM
Học viên thực hiện : NGUYỄN PHI HÙNG
Mã số : 1212013
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
1
CHƯƠNG I: 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO CƠ BẢN
1. Nguyên tắc phân nhỏ
a) Chia đối tượng thành các phần độc lập.
b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
Các ví dụ:
1- Dây kim loại 1 sợi to, cứng, khó cuộn tròn... nếu phân nhỏ thành dây kim loại nhiều sợi
thì khắc phục được nhược điểm của dây một sợi to cứng.
2- Thước mét phân nhỏ thành thước gập, phân nhỏ nữa thành thước dây mềm, gọn.
3- Báo khổ rộng in thành những cột nhỏ cho dễ đọc.
4- Ngũ cốc nghiền thành bột, từ đó làm bún, miến, mì, bánh các loại...
5- Xe chở vật siêu trường siêu trọng, thay vì làm bánh xe ô tô cho thật lớn, người ta làm xe
có rất nhiều dãy bánh kích thước bình thường.
2. Nguyên tắc “tách khỏi”
Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy nhất
“cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng.
Các ví dụ:
1. Trước đây, tiếng hát là một phần của ca sỹ. Muốn nghe hát, người ta phải mời ca sỹ đến,
trong đó cái thực sự "cần thiết" cho nhiều trường hợp chỉ là tiếng hát. Sau này, tiếng hát
được tách ra thành đĩa hát, băng ghi âm.
2. Cà phê hòa tan, mắm cô, mì ăn liền, hương phở, bột ngọt, đường.
3. Trong các bộ phận của cái bàn, mặt bàn đóng vai trò quan trọng. Do yêu cầu của công
việc, đời sống, cần có những mặt bàn khác nhau về trang trí. Khăn trải bàn, xét theo ý
nghĩa này, chính là kết quả của việc "tách khỏi".
4. Áo gối, vỏ chăn bông…tách khỏi gối và chăn, nên khi bị bẩn không cần thiết phải giặt
nguyên cả chăn hay gối.
5. Các thư viện lớn có nhiều sách, việc tìm sách trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Người ta
tách những thông tin chính về quyển sách thành thư mục, thuận tiện cho bạn đọc.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
a) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất
thành không đồng nhất.
b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc.
Các thí dụ:
1- Các tờ lịch dùng để chỉ ngày, thứ trong tuần, nhưng các ngày không giống nhau: có ngày
làm việc, chủ nhật và ngày lễ nghỉ. Để phân biệt điều ấy , các ngày nghỉ được in mực đỏ.
2- 37oC là thân nhiệt của người khỏe mạnh. Thân nhiệt thấp hoặc cao hơn nhiệt độ này là
“có vấn đề”. Để nhần mạnh điều này, trên các cặp nhiệt độ, 37oC được ghi bằng màu đỏ.
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
2
3- Để bảo vệ sách tốt, bìa thường được làm dày hơn nhiều so với trang sách. Cẩn thận hơn
nữa, bề mặt của bìa còn được phủ một lớp nhựa trong suốt để bảo vệ.
4- Quần áo mặc thường rách trước tại những chỗ như đầu gối, khuỷu tay, vai, nách, các
đường chỉ may. Do vậy, đặc biệt với quần áo bảo hộ lao động những chỗ nói trên thường
được làm dày hơn và may thành gân ở những chỗ ghép các mảnh vải.
5- Mái nhà thường lợp bằng tôn tráng kẽm nhưng tại những chỗ cần lấy ánh sáng, người ta
dùng tôn nhựa trong suốt.
4. Nguyên tắc phản đối xứng
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung giảm bậc đối
xứng).
Các thí dụ:
1. Các xe ô tô du lịch loại nhỏ có cửa mở ở cả hai phía nhưng các xe lớn (ô tô buýt chẳng
hạn), chỉ mở phía tay phải sát với lề đường.
2. Theo dõi sự tiến hoá của cái kéo, ta thấy cái kéo ban đầu có dạng đối xứng cao, sau đó
hai lỗ xỏ các ngón tay có kích thước khác nhau: lỗ lớn, lỗ bé.Tiếp theo cả phần tay cầm
nằm lệch hẳn một bên so với trục của cái kéo: kéo dùng của thợ may.
3. Chân chống xe đạp đặt dưới trục giữa, có hình dạng đối xứng, nhưng ở xe máyL một
chân có hình thước thợ. Từ chỗ chân chống xe đặt chính giữa chuyên sang loại chân chống
đặt ở phía trái xe, giữ xe không phải trong tư thế thẳng mà hơi nghiêng.
4. Chỗ ngồi của lái xe trong ô tô không phải chính giữa mà ở bên trái hoặc bên phải, tuỳ
theo luật giao thông cho phép phía phải hay phía trái.
5. Ở xe gắn máy, vỏ xe bánh trước và bánh sau có các vết khía khác nhau, không như xe
đạp.
5. Nguyên tắc kết hợp
a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.
b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
Ví dụ: Các nhà xây dựng khi đóng cọc công trình, chọn tần số búa đập phù hợp với tần số
riêng của cọc ( tạo cộng hưởng) làm công việc trở nên dễ dàng hơn. Khi ghép, nối các chi
tiết máy móc cần để ý lựa chọn vật liệu trung gian sao cho tương hợp với các chi tiết đó,
nếu không, mối hàn, ghép hay dán sẽ không cho độ tin cậy và tuổi thọ như ý muốn.
Ví dụ:
- Nhiều chià khoá kết hợp lại thành chùm chià khoá, tránh thất lạc.
- Súng nhiều nòng.
- Máy may nhiều kim
- Bút kẻ khuông nhạc gồm 5 đầu ngòi, kẻ một lần 5 dòng song song
- Bấm móng tay có phần giũa móng tay.
- Bàn ủi có bộ phận phun nước
- Buá có đầu đóng đinh, đầu nhổ đinh
- Đàn organ điện tử có thể thay thế cho một ban nhạc.
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
3
6. Nguyên tắc vạn năng
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối
tượng khác.
Các thí dụ
1. Xe lội nước vừa đi được trên bộ, vừa đi được dưới nước
2. Thuỷ phi cơ
3. Xẻng công binh dùng trong quân đội vừa có thể dùng trong quân đội vừa có thể dùng
như xẻng, vừa có thể dùng như cuốc
4. Cánh cửa mở của một số máy bay đồng thời là trhang lên, xuống cho hành khách.
5. Loại tủ mà mở cánh ra thì biến thành bàn học
7. Nguyên tắc “chứa trong”
a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ
ba ...
b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
Các ví dụ:
1- Loại ăngten dùng cho máy thu thanh, thu hình, khi cần có thể kéo dài hoặc thu ngắn lại
nhờ những ống kim loại đặt bên trong nhau.
2-Loại tay cầm dùng cho tuốc-nơ-vít, khoan tay...bên trong rỗng, có nắp vặn, đóng vai trò
cái hộp đựng đầu tuốc-nơ-vít, mũi khoan.
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
4
3- Tủ đặt trong tường nhà.
4- Loại cửa đóng , mở chạy từ trong tường ra.
5-Vận chuyển vật liệu trong các đường ống
8. Nguyên tắc phản trọng lượng
a) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực nâng.
b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực
thủy động, khí động...
Ví dụ
1- Các loại phao, cầu phao.
2- Đối trọng trong các barie, cần cầu, gầu múc nước giếng, thang máy, đồng hồ đo điện......
3- Cánh máy bay có hình dạng thích hợp (hình khí động học ) để tạo lực nâng khi chuyển
động.
4- Lướt ván
5- Nhảy dù, hãm máy bay bằng dù.
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong
muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất
ngược lại ).
Ví dụ:
1- Dán ép.
2- Đúc áp lực, đúc ly tâm.
3- Loại đồ chơi phải lên dây cót trước.
4- Súng phải lên quy-lát trước khi bắn. Nói chung, các loại lò xo cần phải nén hoặc kéo
căng trước để khi làm việc dùng ứng suất ngược lại.
5-Các xoong, nồi, sau một thời gian nấu ăn, đáy bị võng xuống dưới. để tránh tình trạng
này, người ta sản xuất chúng có đáy hơi lồi lên trên để sau này, đáy võng xuống dưới và trở
nên phẳng là vừa.
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất,
không mất thời gian dịch chuyển.
Các ví dụ:
1- Các loại giấy tờ in sẵn trước những phần chung cho tất cả mọi người để tiết kiệm thời
gian, chỉ cần điền vào chỗ trống. Đặc biệt trong các giấy thăm dò ý kiến, các câu trả lời
cũng được in sẵn, người được hỏi ý kiến chỉ việc đánh dấu là xong.
2-Tem, nhãn bôi keo trước, khi dùng chỉ việc dán.
3- Tem, b iên lai đã tạo lỗ trước, ki cần xé ra dễ dàng, nhanh chóng.
4- Loại bao bì (bao thuốc lá chẳng hạn) được dán sẵn băng dây bóng, giúp bóc ra nhanh
chóng
5- Trong các hộp sữa bột có để thìa múc bột, đồng thời làm chức năng định mức.
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
5
11. Nguyên tắc dự phòng
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo
động, ứng cứu, an toàn.
Ví dụ :
1-Các phương tiện báo cháy, phòng cháy, chữa cháy.
2- Các phao, xuồng cấp cứu trên các tàu thủy.
3- Phi công mang dù.
4- các loại cầu chì, van chốt an toàn.
5-Các loại chuông đèn báo sự nguy hiểm.
12. Nguyên tắc đẳng thế
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
Các thí dụ:
- Các loại đồ dùng, vật dụng có gắn bánh xe như: túi vali, bàn, ghế, tủ,….
- Dùng băng tải thay cho cần cẩu và ôtô.
- Dùng các ống dẫn, đặt cùng một độ cao
- Tại các nhà ga, người ta làm sân ga bằng với chiều cao của sàn tàu, để hành khách dễ
dàng ra, vào các toa tàu.
- Đường lên núi làm theo kiểu xoáy trôn ốc để đường dốc thoai thoải, dễ leo.
13. Nguyên tắc đảo ngược
a) Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ, không làm nóng
mà làm lạnh đối tượng)
b) Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và
ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
Các thí dụ:
- Chữa cơm sống bằng cách lật ngược nồi trên bếp lửa hoặc gắp than đổ để trên nắp vung
nồi.
- Loại băng chuyền chạy về một phía, người trên đó chạy về phía ngược lại dùng để tập
chạy trong nhà.
- Tương tự như vậy đối với việc thử nghiệm xe: các bánh xe đặt trên những trục lăn.
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá
a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu
hình hộp thành kết cấu hình cầu.
b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
Các ví dụ:
- Thước dây chuyển thành thước cuộn.
- Dây may so bếp điện, dây gắn ống nghe điện thoại có dạng lò xo xoắn
- Đầu ngòi viết cầu hoá thành bi, bút thường chuyển thành bút bi.
- Gương lõm, gương lồi, gương cầu, các loại thấu kính hội tụ, phân kỳ.
- Sân khấu cong, sân khấu quay.
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
6
- Nhà hàng có bàn tròn quay quanh một trục, để khách không phải với tay gắp thức ăn.
- Các điểm nút giao thông giao nhau dùng vòng xoay, cầu vượt xoáy trôn ốc.
15. Nguyên tắc linh động
a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu
trong từng giai đoạn làm việc.
b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
Ví dụ:
- Các lại bià kẹp, cho phép lấy bớt hoặc thêm các tờ giấy rời.
- Các loại bàn, ghế, giường .........xếp hoặc thay đổi được độ cao, độ nghiêng.
- Líp xe đạp có thể quay ngược mà không ảnh hưởng đến chuyển động của xe, líp xe nhiều
tầng, xe có nhiều số tốc độ.
- Ô tô mui xếp, súng báng gập......
16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một
chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
Các ví dụ
1- Thắt lưng, dây đồng hồ đục thừa nhiều lỗ để những người sử dụng khác nhau đều dùng
được.
2- Người ta làm sẵn các phôi chìa khoá rồi tùy chià khoá của khách yêu cầu mà giũa cho
đúng răng. Điều này cho phép tiết kiệm thời gian và nhà sản xuất có thể làm hàng loạt,
kinh tế hơn.
3- Các tròng kính đeo mắt cũng được làm sẵn, sau đó theo yêu cầu của khách, của gọng
kính mà cắt lại cho phù hợp và lắp vào.
4- Để trám vết nứt bê tông, tường....trong xây dựng nhà cửa, ngưòi ta phải đục thêm vào
phần nứt để xi măng trét có độ bám tốt.
5- Để có được trái cây lớn, người ta phải tiả cành, bỏ bớt quả non.
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
a) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ
được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương
tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng
sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).
b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
c) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho
trước.
Các ví dụ
1- Chià khoá có răng ở hai cạnh nên lúc cho chià vào ổ không mất thời gian để lựa chiều.
2-Các loại quần áo mặc được cả hai mặt.
3-Nhà ở nhiều tầng, xe buýt hai tầng, máy bay hai tầng.
4- Các đường giao thông nhiều tầng trên mặt đất và dưới mặt đất.
5- Các công trình dưới biển, dưới đáy sông, trong lòng đất.
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
7
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng số siêu
âm).
b) Sử dụng tầng số cộng hưởng.
c) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
Các ví dụ
1- Quả chuông, ghế xích đu, võng, cầu bập bênh...... cho trẻ em chơi.
2- Trong kỹ thuật dùng nhiều bộ rung tạo các dao động cơ học.
3- Các loại đồ dùng massage trong gia đình như gối massage, ghế massage, giường
massage......
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
Các ví dụ
1- Các loại đèn chớp nháy dùng cho quảng cáo, khiêu vũ, tín hiệu báo động, giao thông......
2- Các loại âm thanh báo hiệu như còi xe cấp cứu, cứu hoả, báo hiệu xe lùi, báo đổ chuông,
máy bận của điện thoại.......
3- Trong điện tử có bộ môn: kỹ thuật xung.
4- Các công việc, yêu cầu có tính định kỳ như quảng cáo, lên lịch thực hiện định kỳ, ôn tập
định kỳ trong học tập, giữ mối liên lạc với mọi người bằng email, điện thoại.....theo định kỳ
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích
a) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm
việc ở chế độ đủ tải).
b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động qua.
Các ví dụ
1- Ô tô vận tải, chuyến đi, chuyến về phải chở hàng, tránh chạy không.
2-Ắc-quy phát điện lúc xe, tàu không hoạt động để thắp sáng hay dùng khởi động xe và
tích điện bù lại khi động cơ làm việc.
3-Tàu đánh cá kết hợp với chế biến, đóng hộp trên đường về.
4-Tàu chở dầu kết hợp lọc dầu trên đường vận chuyển.
5- Tiền phải luôn luôn xoay vòng sinh lợi.
21. Nguyên tắc “vượt nhanh”
a. Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
Các ví dụ
1- Để tránh đau đớn cho bệnh nhân, những thao tác như tiêm chủng, nhổ răng, nắn khớp
xương...thường làm rất nhanh.
2- Máy khoan răng có tần số vòng quay lớn.
3- Do yêu cầu công việc, người ta chế tạo các loại sơn, keo dán, xi măng .....mau khô.
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
8
4- Ghế ngồi phi công bật ra khỏi buồng lái rất nhanh khi máy bay bị sự cố làm rơi, nổ.
5- Vượt nhanh là nguyên tắc hoạt động của các loại bẫy.
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi
a. Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu
ứng có lợi.
b. Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
c. Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
Các thí dụ
1- Người ta biến sức tàn phá của lũ lụt thành điện năng bằng cách xây dựng các hồ chứa
nước và nhà máy thuỷ điện.
2- Nhiều loại thuốc độc với những liều lượng thích hợp lại có tác dụng điều trị bệnh tốt như
thuốc phiện, nọc rắn, nọc ong.....
3- Dùng con đĩa để hút máu độc.
4- Tiêm vi trùng yếu (vacxin) vào cơ thể để tạo miễn dịch.
5- Ói mửa là có hại nhưng với những người quá say hay bị ngộ độc thức ăn thì lại có lợi.
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
a. Thiết lập quan hệ phản hồi
b. Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
Các ví dụ
1- Phao xăng trong cacburatơ (bộ chế hoà khí) có tác dụng giữ xăng ở một mức nhất định.
2- Các loại rờle đóng ngắt tự động cho máy làm việc hay ngừng; tùy theo nhiệt độ, cường
độ dòng điện, mực nước, áp suất, độ ẩm.....
3-Kính đeo mắt thay đổi độ trong suốt tùy theo cường độ ánh nắng mặt trời.
4-Tên lửa tự tìm mục tiêu.
5-Các cuộc thăm dò ý kiến, điều tra xã hội học, trưng cầu dân ý nhằm xây dựng chính sách,
quyết định của nhà nước.
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
Các ví dụ:
1- Ổ cắm điện chuyển đổi từ dẹt sang tròn và ngược lại.....
2- Các loại biến thế điện.
3-Các chất xúc tác hoá học.
4-Các dịch vụ trong xã hội mang tính trung gian.
5- Trong tính toán toán học, có khi cần dùng số phức, hệ số nhị phân.....
25. Nguyên tắc tự phục vụ
a. đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
b. Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
Các ví dụ:
1- Khi nhấc máy điện thoại bàn, lò xo bên trong máy đẩy lên nối công tắc, người gọi điện
thoại có thể sử dụng được ngay. Ngược lại khi gác máy, lò xo b ị nén xuống - ngắt mạch.
2- Các ống hứng gió đặt trên mái nhà có phần giống như đuôi cá, giúp quay được ống khi
gió đổi hướng, để làm sao ống luôn ở chế độ tối ưu.
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
9
3- Loại vòi tưới rau hoặc tưới hoa, vừa phun nước vừa tự quay vòng tròn nên diện tích
được tưới rất rộng và không cần có người.
4- Autostop các loại. ví dụ, khi hết băng cassette, máy ghi âm tự động tắt.
5- Sử dụng phân, rác làm khí đốt.
26. Nguyên tắc sao chép (copy)
a. Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ
vỡ, sử dụng bản sao.
b. Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các
tỷ lệ cần thiết.
c. Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy
được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
Các ví dụ:
1- Các loại bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị....
2- Các phép tương tự hoá.
3- Các cách mô hình hoá.
4- Sự bắt chước.
5- Đóng kịch, đóng phim.
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về
tuổi thọ).
Các ví dụ
1- Khăn lau tay, lau mặt dùng một lần rồi bỏ.
2- Ly chén diã...bằng giấy hoặc nhựa rẻ tiền, dùng một lần, đảm bảo vệ sinh, dùng tại
những nơi không có điều kiện rửa hoặc cần phải tiết kiệm thời gian.
3- Ống và kim tiêm bằng nhựa dùng một lần rồi bỏ, bảo đảm không lây truyền bệnh, như
viêm gan B, HIV.....
4- Các loại vật liệu, sản phẩm giả như giả da, giả đồi mồi, răng giả, hoa giả.....
5- Khuynh hướng dùng nhựa thay cho kim loại.
28. Thay thế sơ đồ cơ học
a. Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b. Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng
c. Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo
thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định .
d. Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
10
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Phi Hùng - 1212013
Trang
11
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và l