Việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) của nước ta, ngoài nhiều mục tiêu khác, thì việc thu hút các nguồn vốn ĐTNN là một trong những mục tiêu quan trọng. Việt Nam có sự ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, có mức tiêu dùng còn thấp nhưng dung lượng lớn lên nhanh (do có dân số đông, mức tiêu dùng tăng, cơ cấu tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh), có cơ hội tăng tốc xuất khẩu, mở rộng cửa cho đầu tư (ĐT) vào nhóm ngành dịch vụ, Mục tiêu cùng vị thế mới của Việt Nam và nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế (ĐTQT) đã gặp nhau, tạo thành làn sóng đầu tư nước ngoài (ĐTNN).
Hiện tại, Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thiết lập quan hệ TM với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang nỗ lực cao nhất để thực hiện nghiêm túc cam kết gia nhập WTO cũng như các tiêu chuẩn quốc tế trên nhiều lĩnh vực như ĐT, dịch vụ tài chính. kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới, luôn coi trọng việc tăng cường thu hút ĐTNN.
Sau 20 năm thi hành chính sách mở cửa thu hút ĐTNN tại Việt Nam, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục. Việc nhìn lại và đánh giá sâu những mặt được, chưa được qua 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút ĐTNN là hết sức cần thiết nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và định hướng cho giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh mới, khi Việt Nam đang chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Thực hiện cam kết gia nhập WTO, ĐTNN tại Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh cả về quy mô, chất lượng và cả sự ổn định. Đối với nhiều nhà ĐTNN, các cam kết về ĐT của Việt Nam với WTO vẫn chưa đi vào cuộc sống do những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Chính vì vậy, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các DN. đang nỗ lự cao nhất để tìm ra các giải pháp thu hút và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực từ vốn ĐTNN cũng như hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình này trong hoạt động phát triển kinh tế đất nước.
Đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CAM KẾT TRONG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP” tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Lý thuyết về hội nhập kinh tế và ĐTQT
2. Thực trạng hoạt động ĐTQT ở Việt Nam trước và sau khi hội nhập WTO và ảnh hưởng của các cam kết WTO đến hạot động đàu tư quốc tế tại Việt Nam
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTQT tại Việt Nam
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế đến hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A- MỞ ĐẦU 1
B - NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT VỀ WTO VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 2
I. WTO và sự gia nhập WTO của Việt Nam 2
1. Khái quát về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của WTO 2
2. Tóm tắt cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 2
3. Những cam kết của Việt Nam đối với các quy định về ĐT của WTO 3
II. Lý thuyết về ĐTQT 4
1. Khái niệm và phân loại ĐTQT 4
2. Tác động của ĐTQT đến tăng trưởng và phát triển kinh tế 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 7
1. ĐTQT tại Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO 7
2. ĐTQT tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO 9
3. Tác động tích cực của ĐTNN đối với nền kinh tế 11
4. Tác động tiêu cực của ĐTNN đối với nền kinh tế 13
5. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu vực ĐTNN. 14
6. Ảnh hưởng của các cam kết gia nhập WTO đến hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. 16
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 18
1. Hướng dẫn thi hành một số cam kết về ĐT của Việt Nam trong WTO 18
2. Một số giải pháp thực thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN tại Việt Nam 18
C- KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A- MỞ ĐẦU
Việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) của nước ta, ngoài nhiều mục tiêu khác, thì việc thu hút các nguồn vốn ĐTNN là một trong những mục tiêu quan trọng. Việt Nam có sự ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, có mức tiêu dùng còn thấp nhưng dung lượng lớn lên nhanh (do có dân số đông, mức tiêu dùng tăng, cơ cấu tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh), có cơ hội tăng tốc xuất khẩu, mở rộng cửa cho đầu tư (ĐT) vào nhóm ngành dịch vụ,… Mục tiêu cùng vị thế mới của Việt Nam và nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế (ĐTQT) đã gặp nhau, tạo thành làn sóng đầu tư nước ngoài (ĐTNN).
Hiện tại, Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thiết lập quan hệ TM với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang nỗ lực cao nhất để thực hiện nghiêm túc cam kết gia nhập WTO cũng như các tiêu chuẩn quốc tế trên nhiều lĩnh vực như ĐT, dịch vụ tài chính... kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới, luôn coi trọng việc tăng cường thu hút ĐTNN.
Sau 20 năm thi hành chính sách mở cửa thu hút ĐTNN tại Việt Nam, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục. Việc nhìn lại và đánh giá sâu những mặt được, chưa được qua 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút ĐTNN là hết sức cần thiết nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và định hướng cho giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh mới, khi Việt Nam đang chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Thực hiện cam kết gia nhập WTO, ĐTNN tại Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh cả về quy mô, chất lượng và cả sự ổn định. Đối với nhiều nhà ĐTNN, các cam kết về ĐT của Việt Nam với WTO vẫn chưa đi vào cuộc sống do những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Chính vì vậy, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các DN... đang nỗ lự cao nhất để tìm ra các giải pháp thu hút và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực từ vốn ĐTNN cũng như hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình này trong hoạt động phát triển kinh tế đất nước.
Đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CAM KẾT TRONG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP” tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Lý thuyết về hội nhập kinh tế và ĐTQT
Thực trạng hoạt động ĐTQT ở Việt Nam trước và sau khi hội nhập WTO và ảnh hưởng của các cam kết WTO đến hạot động đàu tư quốc tế tại Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTQT tại Việt Nam
B - NỘI DUNG
CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT VỀ WTO VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
I. WTO và sự gia nhập WTO của Việt Nam
1. Khái quát về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của WTO
Tổ chức TM quốc tế (WTO) thành lập ngày 01-01-1995 với tư cách là thể chế pháp lý điều tiết các mối quan hệ kinh tế - TM quốc tế mang tính toàn cầu. WTO ra đời trên cơ sở kế thừa tất cả các nguyên tắc, luật lệ của tổ chức tiền thân đã tồn tại gần 50 năm trước đó là Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (TM) (GATT).
Các thỏa thuận này được áp dụng theo nguyên tắc tự do hóa TM của WTO, mặc dù có một số ngoại lệ. Ngoài các quy định chung, các thỏa thuận cũng bao gồm cam kết cắt giảm thuế và các rào cản TM đối với hàng hóa của các nước và cam kết nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đối với lĩnh vực dịch vụ, cơ chế giải quyết tranh chấp cho phép mối quan hệ trong TM quốc tế được giải quyết một cách công bằng hơn, hạn chế rất nhiều những hành động đơn phương, độc đoán của các nước lớn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống TM đa phương.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu chung của GATT trước đây, WTO đã xác định ba mục tiêu
Thúc đẩy tăng trưởng TM hàng hóa và dịch vụ trên thế giới
Giải quyết các bất đồng, tranh chấp TM giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống TM đa phương
Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên.
Nguyên tắc hoạt động mang tính ràng buộc mà tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ:
Nguyên tắc "Tối huệ quốc" (MFN) được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó, thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác.
Nguyên tắc "Đối xử quốc gia" được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịchvụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém phần thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong nước.
Nguyên tắc "Cạnh tranh công bằng" thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau".
2. Tóm tắt cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995 và Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 7/11/2006.
Cam kết đa phương
Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn 31/12/2018. Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Và các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Một số cam kết liên quan khác: thuế xuất khẩu, về dệt may, về trợ cấp nông nghiệp, về trợ cấp phi nông nghiệp, về cổ phần hoá, về DN nhà nước, về thực hiện minh bạch hóa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ, định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp ĐT liên quan đến TM, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong TM…
Cam kết về thuế nhập khẩu
Mức cam kết chung của Việt Nam là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm.
Mức cam kết cụ thể: sẽ có khoảng hơn 1/3 dòng số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy…
Cam kết về mở của thị trường dịch vụ
Về diện cam kết, trong Hiệp định TM song phương (BTA) với Hoa Kỳ cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thỏa thuận WTO, cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110 ngành. Với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này.
Công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Việt Nam cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các DN Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó: cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.
3. Những cam kết của Việt Nam đối với các quy định về ĐT của WTO
Các cam kết quốc tế của Việt Nam về ĐTNN có hình thức, phạm vi và mức độ khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm tự do hóa hoạt động ĐTNN bằng việc mở cửa các lĩnh vực kinh tế và thực hiện chế độ không phân biệt đối xử đối với nhà ĐTNN theo lộ trình nhất định, đồng thời thiết lập một cơ chế khuyến khích, bảo hộ ĐT và giải quyết tranh chấp phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hợp tác tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN là một trong những nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và WTO nói riêng. Các cam kết và nghĩa vụ về tạo thuận lợi cho hoạt động ĐT và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ... của Việt Nam trong khuôn khổ song phương, khu vực và đa phương.
Việc thực hiện những cam kết đó sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN tại Việt Nam, làm cho môi trường ĐT của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà ĐTNN. Qua đó góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Cam kết về tạo thuận lợi cho hoạt động ĐT liên quan đến TM: Việt Nam đã cam kết tuân thủ hoàn toàn Hiệp định TRIMs của WTO, cam kết xoá bỏ các rào cản về ĐT, với mục tiêu tổng thể nhằm tăng cường tính hấp dẫn, thông thoáng và minh bạch của môi trường ĐTNN tại Việt Nam. Mức độ cam kết sẽ cao hơn nhiều so với cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TM Việt Nam-Hoa Kỳ cụ thể:
Nhà ĐT được ĐT trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động ĐT theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà ĐT thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa ĐT trong nước và ĐTNN; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho ĐT.
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn ĐT, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà ĐT; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của ĐT.
Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến ĐT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nhà nước khuyến khích có chính sách ưu đãi đối với ĐT vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi.
II. Lý thuyết về ĐTQT
1. Khái niệm và phân loại ĐTQT
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng lại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động ĐT theo quy định của Luật ĐT và quy định khác của pháp luật có liên quan.
ĐTQT là quá trình trong đó một hay nhiều bên (có quốc tịch khác nhau) cùng góp vốn để xây dựng hoặc triển khai một dự án ĐT nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
ĐT gốc tế bao gồm:
ĐT trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức ĐT mà quyền sở hữu và quyền sử dụng, quản lý vốn của người ĐT thống nhất với nhau, tức là người có vốn ĐT trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành dự án ĐT, tự chịu rách nhiệm về kết quả dự án ĐT. ĐT trực tiếp nước ngoài bao gồm: Hợp tác kinh doanh trên hợp đồng; DN 100% vốn nước ngoài; Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao; Xí nghiệp liên doanh do hai bên cùng góp vốn theo tỷ lệ nhất định để hình thành xí nghiệp mới...
ĐT gián tiếp nước ngoài (FII = Foreign Indirect Investment) là hình thức ĐT mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn, tức là người có vốn không tực tiếp trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, điều hành dự án ĐT mà chỉ thu lợi tức cho vay (nếu là vốn vay) hoặc lợi tức cổ phần (nếu là góp vốn cổ phần). Trong các nguồn ĐT giá tiếp, một bộ phận rất quan trọng là viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Chính phủ một số nước nền kinh tế đang phát triển.
2. Tác động của ĐTQT đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tác động tích cực của ĐTQT:
ĐT trực tiếp:
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước : Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa trong đó có vốn FDI.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý : Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu : Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn ĐT của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công : DN có vốn ĐTNN sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp.
Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn ĐTNN nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
ĐT gián tiếp:
Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phi vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro.
Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa.
Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ.
Tác động tiêu cực của ĐTQT
Nếu dòng ĐTQT vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thị trường tài sản tài chính của nó.
Vốn FII có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.
FII làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.
Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị...
Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình ĐT bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. ĐTQT tại Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO
Tình hình thu hút vốn ĐTNN đăng ký trước khi gia nhập WTO:
Cấp phép ĐT :
Trong 3 năm 1988-1990: mới thực thi Luật ĐT trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD).
TThời kỳ 1991-1996: là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD.
1997-1999: có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà ĐT gặp khó khăn về tài chính (Hàn Quốc, Hồng Kông...).
Từ năm 2000 đến 2003: dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002
Năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4%.
Trong giai đoạn 2004-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn), năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ.
Quy mô dự án : Quy mô dự án ĐTNN có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà ĐTNN đối với môi trường ĐT Việt Nam.
Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn ĐT đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD
Giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép
Giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới
Giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ.
Tình hình tăng vốn ĐT:
Cùng với việc thu hút các dự án ĐT mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn ĐT, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn ĐT với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn ĐT đăng ký cấp mới.
Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn ĐT hầu như chưa có do số lượng DN ĐTNN còn ít.
Giai đoạn 1991-1995 : số vốn ĐT tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD
Giai đoạn 1996-2000 : tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD).
Giai đoạn 2001-2005 vốn ĐT tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước.
Bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2006 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.
Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005.
Tình hình phát triển các Khu công nghiệp, khu chế xuất (gọi tắt là KCN)
Cả nước hiện có 154 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 33.000 ha, phân bổ trên 55 địa phương, 10 Khu kinh tế (KKT) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên xấp xỉ 550.000 ha và 2 KCNC (Hoà Lạc và TP Hồ Chí Minh).
Trong hơn 16 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX và hơn 3 năm thành lập KKT cho thấy khu vực này có đóng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn ĐTNN.
Các dự án ĐT công nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh tại các KCN. Các dự án ĐT trong nước và nước ngoài trong KCN đa dạng về hình thức ĐT.
Vốn giải ngân ĐTNN từ 1988 đến 2007:
Trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện, các dự án ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho ĐT phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh.
Giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới ( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD - chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD)
Thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước.
Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD), trong đó, vốn g