1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những mối nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi hướng đi cho phù hợp
Đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nói chung, công tác chế biến đóng vai trò rất quan trọng đến kết quả kinh doanh của công ty. Công tác chế biến giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm với các cấp chất lượng khác nhau. Các doanh nghiệp làm tốt khâu chế biến sẽ tạo được cho bản thân doanh nghiệp những lợi thế nhất định so với các đối thủ cùng ngành trên thương trường.
Đối với một doanh nghiệp chế biến nghành hàng lâm sản thì công tác chế biến gỗ cũng không ngoại lệ , công tác chế biến gỗ đóng vai trò hết sức quan trọng và nó quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Công tác chế biến gỗ sẽ quyết định phần lớn đến giá thành sản phẩm ngoại trừ các yếu tố về giá cả đầu vào.
Trên thế giới hiện nay rất nhiều quốc gia có thế mạnh về nguồn nguyên liệu gỗ đã và đang đầu tư rất lớn công nghệ cho công tác chế biến gỗ như Malaysia, philippines do đó chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản phẩm của họ giảm rất nhiều so với các nước kém đầu tư hơn về công tác chế biến. Có sự đầu tư lớn về công nghệ do đó họ có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường quốc tế
Việt Nam cũng là một nước có nguồn nguyên liệu gỗ hết sức phong phú, đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng.Xong thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội về nguồn nguyên liệu này, các doanh nghiệp việt nam với qui mô nhỏ và trang bị công nghệ lạc hậu hầu hết chỉ sản xuất các sản phẩm phôi gỗ thô để xuất khẩu. Một phần do công tác quản lý còn kém hiệu quả, một phần do chưa được đầu tư thích đáng về công nghệ dẫn đến công tác chế biến chưa thực sự hiệu quả làm cho doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak em đã được nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực của công ty. Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su Daklak là công ty chuyên chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ nguyên liệu thô và sản phẩm tinh từ cây gỗ cao su. Công ty cũng không tránh khỏi được thực trạng chung đã nêu trên, các sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm phôi sơ chế.Công tác chế biến tại các phân xưởng của công ty đạt được nhũng thành công nhất định xong vẫn có những hạn chế tác động xấu đến giá thành sản phẩm của công ty. Do vậy em đã chọn đề tài Nghiên cứu trong lần thực tập tổng hợp này là Ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak để biết được mức độ ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành tại công ty cổ phần chế biến gỗ cao su và tìm ra các mặt được cũng như các mặt chưa được để từ đó tìm giải pháp khác phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty trên thị trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa kiến thức về giá thành sản phẩm nói chung, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm gỗ nói riêng và áp dụng các kiến thức đó cho hoạt động Hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak.
- Nghiên cứu thực trạng quá trình chế biến gỗ tại các xưởng sơ chế và tinh chế của công ty cổ phần chế biến gỗ cao daklak để thấy được ảnh hưởng của quá trình chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm như thế
- Tìm ra mối quan hệ giữa công tác chế biến gỗ và giá thành sản phẩm của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak
- Tìm giải pháp để hoàn thiện hơn công tác chế biến gỗ tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Tất cả các công tác liên quan kỹ thuât sơ chế và chế biến gỗ tại công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak
- Giá thành các loại sản phẩm qua các năm của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak
- Mối quan hệ giữa công tác chế biến gỗ đến công tác hạ giá thành của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su DakLak
1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu : 06/10/2010 – 10/11/2010
- Thời gian của số liệu nghiên cứu : 2007- 2009
68 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3179 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những mối nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi hướng đi cho phù hợp
Đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nói chung, công tác chế biến đóng vai trò rất quan trọng đến kết quả kinh doanh của công ty. Công tác chế biến giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm với các cấp chất lượng khác nhau. Các doanh nghiệp làm tốt khâu chế biến sẽ tạo được cho bản thân doanh nghiệp những lợi thế nhất định so với các đối thủ cùng ngành trên thương trường.
Đối với một doanh nghiệp chế biến nghành hàng lâm sản thì công tác chế biến gỗ cũng không ngoại lệ , công tác chế biến gỗ đóng vai trò hết sức quan trọng và nó quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Công tác chế biến gỗ sẽ quyết định phần lớn đến giá thành sản phẩm ngoại trừ các yếu tố về giá cả đầu vào.
Trên thế giới hiện nay rất nhiều quốc gia có thế mạnh về nguồn nguyên liệu gỗ đã và đang đầu tư rất lớn công nghệ cho công tác chế biến gỗ như Malaysia, philippines… do đó chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản phẩm của họ giảm rất nhiều so với các nước kém đầu tư hơn về công tác chế biến. Có sự đầu tư lớn về công nghệ do đó họ có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường quốc tế
Việt Nam cũng là một nước có nguồn nguyên liệu gỗ hết sức phong phú, đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng.Xong thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội về nguồn nguyên liệu này, các doanh nghiệp việt nam với qui mô nhỏ và trang bị công nghệ lạc hậu hầu hết chỉ sản xuất các sản phẩm phôi gỗ thô để xuất khẩu. Một phần do công tác quản lý còn kém hiệu quả, một phần do chưa được đầu tư thích đáng về công nghệ dẫn đến công tác chế biến chưa thực sự hiệu quả làm cho doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak em đã được nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực của công ty. Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su Daklak là công ty chuyên chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ nguyên liệu thô và sản phẩm tinh từ cây gỗ cao su. Công ty cũng không tránh khỏi được thực trạng chung đã nêu trên, các sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm phôi sơ chế.Công tác chế biến tại các phân xưởng của công ty đạt được nhũng thành công nhất định xong vẫn có những hạn chế tác động xấu đến giá thành sản phẩm của công ty. Do vậy em đã chọn đề tài Nghiên cứu trong lần thực tập tổng hợp này là Ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak để biết được mức độ ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành tại công ty cổ phần chế biến gỗ cao su và tìm ra các mặt được cũng như các mặt chưa được để từ đó tìm giải pháp khác phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty trên thị trường.
Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa kiến thức về giá thành sản phẩm nói chung, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm gỗ nói riêng và áp dụng các kiến thức đó cho hoạt động Hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak.
- Nghiên cứu thực trạng quá trình chế biến gỗ tại các xưởng sơ chế và tinh chế của công ty cổ phần chế biến gỗ cao daklak để thấy được ảnh hưởng của quá trình chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm như thế
- Tìm ra mối quan hệ giữa công tác chế biến gỗ và giá thành sản phẩm của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak
- Tìm giải pháp để hoàn thiện hơn công tác chế biến gỗ tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak
Đối tượng nghiên cứu
- Tất cả các công tác liên quan kỹ thuât sơ chế và chế biến gỗ tại công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak
- Giá thành các loại sản phẩm qua các năm của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak
- Mối quan hệ giữa công tác chế biến gỗ đến công tác hạ giá thành của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su daklak
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su DakLak
Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu : 06/10/2010 – 10/11/2010
Thời gian của số liệu nghiên cứu : 2007- 2009
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận về công tác chế biến gỗ
2.1.1 Khái niệm, phân loại, yêu cầu của sản phẩm mộc
2.1.1.1 Khái niệm chung về sản phẩm mộc
Hiện nay với sự phát triện của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều loại vật liệu mới, nhưng vật liệu gỗ - vật liệu truyền thống vẫn được người sử dụng ưa chuộng. Nhu cầu về các đồ dùng về các đồ dùng bằng gỗ ngày càng cao, với xu hướng đồ gỗ vừa mang phong cách hiện đại, vừa mang tính truyền thống, với nhiều mẫu mã, kiểu dáng sang trọng, kết cấu mới lạ, đem lại sự ấm cúng gần gũi thân quen với người sử dụng, bởi nó có sự giao lưu qua lại giữa: “đồ gỗ - môi trường – người sử dụng”.
Các sản phẩm làm từ gỗ gọi chung là sản phẩm mộc, sản phẩm mộc rất đa dạng và phong phú về chủng loại, nguyên lý kết cấu, về chức năng công dụng… các sản phẩm mộc trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, ván sàn nhà, khung trang trí như khung tranh… các sản phẩm trang trí ngoại thất như bàn ghế ngoài trời đặt ở khu vực nhà ở, công viên, bãi biển, bệnh viện, trường học… Ngoài ra còn có các sản phẩm mộc mỹ nghệ như các sản phẩm sơn mài, trạm trổ, tượng phật…
2.1.1.2 Phân loại sản phẩm mộc
Phân loại theo ngành sản xuất
- Ngành chuyên sản xuất đồ gỗ dân dụng (nội ngoại thất).
- Ngành chuyên sản xuất cánh cửa, khung cửa.
- Ngành chuyên sản xuất học cụ.
- Ngành chuyên sản xuất nhạc cụ.
- Ngành chuyên sản xuất dụng cụ thể thao.
- Ngành chuyên sản xuất đồ mộc mỹ nghệ.
Phân loại theo mục đích sử dụng
- Sản phẩm mộc sử dụng trong gia đình
- Sản phẩm mộc sử dụng trong các công trình công cộng
- Sản phẩm mộc sử dụng trong các công trình xây dựng
Phân loại theo mục đích sử dụng
- Chức năng cất đựng
- Chức năng để ngồi
- Chức năng để nằm
- Chức năng để trưng bày
- Chức năng kết hợp
Phân loại theo cấu tạo của sản phẩm
- Dạng tấm phẳng
- Dạng khung
- Dạng giá đỡ
Phân loại theo liên kết
- Liên kết cố định
- Liên kết tháo lắp được
2.1.1.3 yêu cầu chung đối với một sản phẩm mộc
Yêu cầu về thẩm mỹ
Sản phẩm mộc vừa mang tính chất sử dụng vừa mang tính chất trưng bày nên mang tính yêu cầu thẩm mỹ cao cần đạt các yêu cầu thẩm mỹ sau đây :
- Hình dáng hài hòa ,các kích thước trong từng chi tiết bộ phận sản phẩm phải cân xứng và theo tỷ lệ nhất định
- Đường nét phải sắc sảo, vuông thành sắc cạnh , uấn lượn mềm mại
- Màu sắc đẹp phù hợp vơi mục đích sử dụng và thị hiếu người tiêu dung
- Vân thớ đẹp: vân thớ tự nhiên và nhân thớ nhân tạo
- Sản phẩm mộc có sự thích ứng môi trường như vị trí ,diện tích xung quanh
- Phù hợp với thời đại, mang tính chất cổ truyền dân tộc, yêu cầu sử dụng tốt, thuận tiện và tiên nghi trong quá trình sử dụng, chú ý đến điều kiện sử dụng, tâm sinh lý người sử dụng, và chú ý đến tính chất của nguyên liệu
Yêu cầu sử dụng
- Công dụng trực tiếp : thực sự phù hợp với người về tâm lý, lưa tuồi sử dụng ,sử dụng đúng chức năng , đúng môi trường sử dụng
- Độ bền: Đảm bào điều kiện chịu đựng trong quá trình sử dụng đảm bảo các mối liên kết bền vững, làm việc an toàn
- Tuổi thọ : Độ bền của sản phẩm kéo dài yêu cầu nguyên vật liệu phải có tuổi thọ cao, các mối liên kết bền vững
- Sản phẩm giữ nguyên hình dáng : các chị tiết bộ phận giữ nguyên hình dáng ban đầu, không có hiện tượng co rút, biến đổi hình dáng trong quá trình sử dụng
- Tiện nghi, tiện lợi, thoái mái, thuận tiện trong quá trình sử dụng di chuyển sắp xếp dễ dàng
Yêu cầu kinh tế
Sản phẩm đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu sử dụng nhưng chưa đảm bảo yêu cầu kinh tế thì chưa đảm bảo yêu cầu chung của một sản mộc. Sản phẩm đẹp, sử dụng tốt nhưng giá thành cao thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thị hiếu của người tiêu dùng, chưa có sức cạnh tranh.
2.1.2 Quy trình sản xuất, gia công đồ mộc
2.1.2.1 Khái niệm:
Công nghệ: Bằng những ứng dụng kỹ thuật thay đổi hình dạng, kích thước, bản chất của nguyên liệu thì gọi là công nghệ
Công nghệ gồm 2 yếu tố: yếu tố thụ động là nguyên liệu, yếu tố chủ động là con người và trang bị máy móc, công cụ.
- Khâu công nghệ: trong quá trình công nghệ gồm có nhiều khâu, các khâu đó được gọi là khâu công nghệ. Các khâu công nghệ được thực hiện ở các vị trí khác nhau.
- Tập hợp khâu công nghệ từ đầu đến cưới theo thứ tự gọi là quá trình công nghệ
- Trong quá trình công nghệ người ta phân thành các công đoạn công nghệ.
Ví dụ như:
+ Công đoạn pha phôi: cắt ngắn, xẻ dọc, lượn cong
+ Công đoạn gia công sơ chế: thẩm, cuốn
+ Công đoạn gia công tinh: phay mộng, đục, khoan lỗ, tề đầu, bo cạnh, đánh nhẵn…
+ Công đoạn lắp ghép và trang sức bề mặt, đóng gói, nhập kho.
- Dây chuyền công nghệ: khi thiết kế người ta biểu diễn quá trình công nghệ gồm các khâu ở dạng dây chuyền, thể hiện mối liên hệ móc xích giữa các khâu gọi là dây chuyền công nghệ
- Quy trình công nghệ: phương pháp công nghệ hợp lý nhất quy định bắt buộc phải thực hiện gọi là quy trình công nghệ
- Quy trình sản xuất: Trong thực tế sản xuất muốn sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào thì ta thực hiện một loạt các quá trình từ khi chuẩn bị nguyên liệu, vật tư, kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, nghiệm thu sản phẩm, nhập kho. Tập hợp những quá trình này gọi là quá trình sản xuất.
- Quá trình sản xuất của xí nghiệp bao gồm toàn bộ những quá trình có liên quan phục vụ trực tiếp hay gián tiếp để chế biến nguyên liệu thành sản phẩm đó gọi là quá trình sản xuất.
- Quy trình sản xuất công nghệ sản xuất đồ mộc: là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp tác động đến nguyên liệu làm thay đổi hình dạng, kích thước, bản chất để nguyên liệu biến thành sản phẩm.
Trong quá trình công nghệ sản xuất đồ mộc không đơn giản chỉ là gia công cơ giới mà còn cả một quá trình vật lý, hóa học nữa như: hấp, sấy, trang sức, dán, uốn, ép…
Ví dụ : Quá trình công nghệ sản xuất đồ mộc
Nguyên liệu -> Tẩm , sấy -> Pha phôi -> Gia công sơ chế
- Chu kỳ sản xuất và nhịp độ sản xuất:
+ Chu kỳ sản xuất là thời gian từ khi đưa nguyên liệu vào đến khi ra sản phẩm (không kể thời gian dự trữ). Chu kỳ sản xuất ngắn, vòng quay nhanh thì vốn lưu động cần cho kinh doanh ít.
+ Nhịp độ sản xuất là khoảng thời gian giữa hai sản phẩm kế tiếp nhau đi ra khỏi khâu công nghệ nào đó.
- Khái niệm về loại hình sản xuất
Căn cứ vào quy mô sản xuất và kế hoạch sản xuất chia ra làm 3 loại hình khác nhau:
Sản xuất đơn chiếc
Sản xuất hàng loạt khối lượng vừa
Sản xuất khối lượng lớn
Một số khái niệm về hoạt động sản xuất khác:
- Thao tác: là những động tác cụ thể của công nhân tác động lên máy móc hoặc nguyên liệu để biến nó thành sản phẩm.
- Phương thức gia công: Dựa vào các loại máy chia làm 2 phương thức gia công:
+ Phương thức gia công cố định: bàn máy, nguyên liệu cố định, mấy chuyển động như: máy cưa vòng nằm, khoan đục lỗ…
+ Phương thức gia công di động: ngược lại, nguyên liệu, bàn máy di động như: cưa đĩa, bào thẩm, bào cuốn, cưa vòng đứng…
- Định vị gia công: xác định vị trí của chi tiết, bàn máy để phù hợp vị trí yêu cầu khi thi công. Một chi tiết cần 1 lần định vị hay 2,3 lần do yêu cầu.
- Nơi làm việc: chính là diện tích để đặt máy và diện tích để cho người công nhân thao tác, nó chính là một phần thuộc mặt bằng công nghệ.
- Quy trình sản xuất: Từ quy trình công nghệ bố trí trên mặt bằng sản xuất tạo thành quy trình sản xuất.
Bố trí dây chuyền sản xuất làm sao cho chu kỳ sản xuất ngắn nhất. Khi bố trí quy trình sản xuất phải chọn các phương án sao cho khâu vận chuyển ngắn nhất.
Ví dụ: Xẻ dọc ( Cắt ngắn ( Thẩm ( Cuốn…
- Lưu trình công nghệ: là gồm các bước gia công chi tiết, nói một cách tổng quát là không cụ thể từng thiết bị.
Ví dụ: Nguyên liệu ( Pha cắt phôi ( Gia công sơ chế ( Gia công tinh chế ( lắp ghép ( trang sức ( nhập kho.
Lưu trình công nghệ cho ta biết cho ta biết các chi tiết phải qua các khâu công nghệ nào và đồng thời dựa vào đó xác định được nhiệm vụ của từng khâu công nghệ để thực hiện một nhiệm vụ sản xuất chung cả dây chuyền.
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
2.1.3.1 khái niệm và ý nghĩa của bố trí sản xuất
Thực chất bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức sắp xếp định dạng về mặt không gian và phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Kết quả của quá trình này hình thành các nơi làm việc, phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.Là một trong những xuất phát điểm cơ bản, đồng thời cũng là căn cứ phân loại bố trí sản xuất. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong thiết kế hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp. Nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động hàng ngày, lại có tác dụng lâu dài trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý, đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, chi phí thấp, thích ứng nhanh với thị trường. Bố trí sản xuất có quan hệ chặt chẽ với quá trình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện, thiết bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp.
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được xây dựng trên cơ sở những lý do chủ yếu sau :
- Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn , tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
- Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
- Trong nhiều trường hợp sự thay đổi trong bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.
- Hoạt động bố trí sản xuất đòi hỏi có sự nỗ lực và đầu tư rất lớn về sức lực và tài chính.
- Đây là một vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém
2.1.3.2 Các yêu cầu trong bố trí sản xuất
Do ý nghĩa quan trọng và tính chất phức tạp của bố trí sản xuất cùng với những trở ngại về công nghệ, tổ chức trong quá trình bố trí sản xuất, để thiết kế phương án bố trí sản xuất thích hợp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, cần phải đảm bảo những yêu cầu mang tính nguyên tắc sau :
- Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất;
- An toàn cho người lao động;
- Thích hợp với đặc điểm với thiết kế của sản phẩm và dịch vụ;
- Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất;
- Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến;
- Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp
Giá thành sản phẩm
Khái niệm
Để đánh giá đúng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp và phân tích đúng giá thành sản phẩm , thì chúng ta phải phân biệt được ảnh hưởng của biến đổi giá thành trong quá trình sản xuất
Để sản xuất ra một sản phẩm thì chúng ta phải cần nhiều yếu tố góp phần tạo ra kết cấu sản phẩm, ở đây chúng ta đưa ra một số khái niệm cơ bản về giá thành như sau :
Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp,được biểu hiện bằng tiền, bằng toàn bộ những hao phí tư liệu sản xuất như trả lương, phụ cấp ngoài lương và chi phí khác nhằm sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định
Hay ta có thể nói đơn giản hơn giá thành là tổng hợp các chi phí đầu vào luôn nhỏ hơn giá bán sản phẩm, mà giá sản phẩm bán ta bắt buộc phải có lợi nhuận, hơn nữa giá thành là cơ sở căn cứ quan trọng để công ty quyết định ra giá bán sản phẩm sao cho phù hợp. Giá thành sản phẩm càng hạ thì lợi nhuận càng cao và ngược lại. Cho nên trong quản lý kinh tế muấn hạch toán hay phân tích hoạt động kinh tế đúng thì chúng ta phải hiểu cặn kẽ giá thành sản phẩm la gì ? bao gồm những yếu tố gì ?...
Tùy theo thời gian lập giá thành mà ta có các loại giá thành sau
- Giá thành tính trước gồm có :
+ Giá thành kế hoạch : loại giá này chỉ có giá trị trong kỳ kế hoạch, do người ta định mức trung bình tiên tiến để làm giá tính toán
+ Giá thành định mức : được tính theo thời gian ngắn 15 ngày, 1 tháng, hay một chu kỳ sản xuất
+ Giá thành dự đoán : Loại giá này chỉ lập cho các sản phẩm mới đưa vào sản xuất hoặc dự kiến đưa vào sản xuất trong thời gian tới.
- Giá thành tính sau : Loại giá thành này được hình thành qua công tác kế hoạch, thống kê và kế toán. Căn cứ vào tính chất phản ánh các chi phí trong giá thành sản phẩm mà có các loại
+ Giá thành thực tế : Được tính trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, đây là giá thành làm cơ sở để ta phân tích các hoạt động kinh tế
+ Giá thành hạch toán : Được lập cho các xí nghiệp thực hiện chế độ hạch toán nội bộ bao gồm giá thành cho từng bước công việc, công đoạn từng phân xưởng…
- Trong công tác xây dựng giá bán buôn : Căn cứ vào lượng chi phí xã hội cần thiết, giá thành sản phẩm được chia làm hai loại
+ Giá thành cá biệt : Bao gồm các loại chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của từng doanh nghiệp. Giá thành cá biệt biểu hiện trình độ tổ chức quản lý và một số đặc điểm của doanh nghiệp
+ Giá thành Toàn ngành : Là giá thành bình quân cho toàn ngành phản ánh những chi phí xã hội cần thiết hoặc sấp xỉ những chi phí xã hội cần thiết
- Nếu căn cứ vào trình độ xây dựng kế hoạch giá thành thì ta có các loại giá thành sau :
+ Giá thành phân xưởng : Bao gồm tổng chi phí phát sinh tại phân xưởng .
+ Giá thành công xưởng : Bao gồm giá thành phân xưởng cộng thêm chi phí quản lý.
+ Giá thành toàn bộ : Bao gồm giá thành công xưởng cộng chi phí lưu thông (tiêu thụ)
Như vậy ta có rất nhiều loại giá thành khác nhau theo từng thời gian công đoạn cho ta các con số khác nhau về giá thành. Nhưng mỗi loại giá thành mang một đặc thù riêng giúp cho dễ so sánh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng để làm chỉ tiêu hạ giá thành sản phẩm
Ý nghĩa của việc Hạ giá thành
Hạ giá thành là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, ý nghĩa quan trọng của hạ giá thành được thể hiện qua các mặt sau:
- Hạ giá thành trong phạm vi từng doanh nghiệp làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, các quỹ của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên chức ngày càng được nâng cao, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện.
- Hạ thấp giá thành trong phạm vi cả nước là một nguồn vốn quan trọng để mở rộng tái sản xuất xã hội. Vì giá thành là một bộ phận của giá trị, biểu hiện tiền tệ của giá trị gọi là giá cả, chênh lệch giữa giá cả và giá thành là tích lũy tiền tệ doanh nghiệp. Muấn tiến hành công nghiệp hóa xã hội với tốc độ cao đòi hỏi phải có vốn lớn. Nguồn vốn chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu đó phải dựa vào tích lũy nội bộ tức là dựa vào tích lũy tiền tệ tại các doanh nghiệp. Trong điều kiện giá cả được ổn định, giá thành càng giảm thì tích lũy tiền tệ càng tăng làm cho nguồn vốn để tái sản xuất xã hội càng nhiều.
- Hạ giá thành còn có ý nghĩa tạo điều kiện quan trọng cho việc hạ thấp giá cả, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân lao động. Khi định giá cả, nhà nước dựa vào giá thành bình quân toàn ngành của sản phẩm. Vì vậy phần lớn hoặc tất cả các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm nào đó đều hạ thấp giá thành thì nhà nước sẽ có điều kiện xét đến việc hạ thấp giá cả. Tuy nhiên việc hạ giá thành sản phẩm không có ý nghĩa là hạ thấp chất lượng sản phẩm, mà chất lượng sản phẩm luôn phải được quan tâm đúng mức để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung
2.1.4.3 Các biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm
Trong đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài việc xác định kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm còn phải thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm. Muấn hạ giá thành ta phải phân tích kỹ việc thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của doanh nghiệp
- Mức hạ giá thành : Là chỉ tiêu b