Có thể nói, định kiến xã hội tạo nên một sự phân biệt xã hội. Đó là sự thay đổi hình ảnh của chính mình hoặc làm méo mó, biến dạng về bản thân khiến chủ thể mang định kiến có sự đánh giá lạc hướng về mình, tạo nên một sự phân biệt ứng xử với người khác; hoặc đánh giá những phẩm chất hay ứng xử của người khác tùy theo những mong đợi của chúng ta và tạo ra sự biện minh xã hội (tạo cho chủ thể mang định kiến sự yên tâm và giúp họ tự bảo toàn, cũng như nâng cao được giá trị của mình).
Định kiến giới cũng vậy, nó có thể làm phụ nữ hay nam giới đánh giá không đúng hình ảnh bản thân mình cũng như đánh giá sai người khác. Định kiến giới làm đơn giản hóa quá trình nhận thức của con người về giới khác, ngăn cản hiểu biết chính xác những người không cùng giới tính với mình. Có thể hiểu một cách nôm na, định kiến giới là định kiến xã hội dựa trên cơ sở giới tính (định kiến của xã hội đối với nam giới hoặc nữ giới). Trong một xã hội vẫn còn tồn tại bất bình đẳng đối với phụ nữ thì định kiến giới được hiểu ngầm ẩn là định kiến đối với phụ nữ. Sau đây là một số khái niệm về định kiến giới được đưa ra trong các tài liệu về giới.
- Định kiến giới là suy nghĩ mà mọi người có về những gì phụ nữ và nam giới có khả năng và hoạt động mà họ có thể làm.
- Định kiến giới là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, cộng đồng cụ thể coi là thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giới (ví dụ: nội trợ không phải việc của đàn ông). Các định kiến giới thường không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng giới mà thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện.
- Định kiến giới là các giả định hay lòng tin được thể hiện mà không có nguyên nhân hay công lý hay nói chung là không có lợi và có thể dẫn đến gây hại có thể chất lẫn tâm lý cho phụ nữ và nam giới.
- Định kiến giới là việc nhìn nhận không đúng về khả năng của nam giới hoặc nữ giới; về tính cách mà nam hoặc nữ nên có; về loại hình hoạt động, nghề nghiệp mà nam hoặc nữ có thể làm hoặc không thể làm.
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10468 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của định kiến giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. HIỂU BIẾT VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI
1. Khái niệm định kiến giới
Có thể nói, định kiến xã hội tạo nên một sự phân biệt xã hội. Đó là sự thay đổi hình ảnh của chính mình hoặc làm méo mó, biến dạng về bản thân khiến chủ thể mang định kiến có sự đánh giá lạc hướng về mình, tạo nên một sự phân biệt ứng xử với người khác; hoặc đánh giá những phẩm chất hay ứng xử của người khác tùy theo những mong đợi của chúng ta và tạo ra sự biện minh xã hội (tạo cho chủ thể mang định kiến sự yên tâm và giúp họ tự bảo toàn, cũng như nâng cao được giá trị của mình).
Định kiến giới cũng vậy, nó có thể làm phụ nữ hay nam giới đánh giá không đúng hình ảnh bản thân mình cũng như đánh giá sai người khác. Định kiến giới làm đơn giản hóa quá trình nhận thức của con người về giới khác, ngăn cản hiểu biết chính xác những người không cùng giới tính với mình. Có thể hiểu một cách nôm na, định kiến giới là định kiến xã hội dựa trên cơ sở giới tính (định kiến của xã hội đối với nam giới hoặc nữ giới). Trong một xã hội vẫn còn tồn tại bất bình đẳng đối với phụ nữ thì định kiến giới được hiểu ngầm ẩn là định kiến đối với phụ nữ. Sau đây là một số khái niệm về định kiến giới được đưa ra trong các tài liệu về giới.
- Định kiến giới là suy nghĩ mà mọi người có về những gì phụ nữ và nam giới có khả năng và hoạt động mà họ có thể làm.
- Định kiến giới là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, cộng đồng cụ thể coi là thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giới (ví dụ: nội trợ không phải việc của đàn ông). Các định kiến giới thường không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng giới mà thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện.
- Định kiến giới là các giả định hay lòng tin được thể hiện mà không có nguyên nhân hay công lý hay nói chung là không có lợi và có thể dẫn đến gây hại có thể chất lẫn tâm lý cho phụ nữ và nam giới.
- Định kiến giới là việc nhìn nhận không đúng về khả năng của nam giới hoặc nữ giới; về tính cách mà nam hoặc nữ nên có; về loại hình hoạt động, nghề nghiệp mà nam hoặc nữ có thể làm hoặc không thể làm.
2. Đặc điểm của định kiến giới
Thứ nhất, định kiến giới được xây dựng dựa trên một sự khái quát hóa về người khác và dùng nó để đánh giá về nam giới hoặc phụ nữ mà không tính đến những trường hợp cụ thể. Hành vi của con người là vô cùng phức tạp và khác nhau trong từng trường hợp nên sự khái quát hóa của ta về con người dựa trên cơ sở giới tính của người đó thường có khả năng làm ta bỏ qua những điểm quan trọng. Vì thế, khi dùng định kiến giới để đánh giá về tính cách và khả năng của con người chỉ dựa trên có sở giới tính của họ thì có nhiều khả năng những đánh giá đó là sai lầm.
Thứ hai, trong giao tiếp định kiến thường xuyên xuất hiện một cách tự động, ngẫu nhiên mà nhiều khi ta không kiểm soát được. Ngay cả khi ý thức của chúng ta cũng có xu hướng biện minh cho định kiến của mình, đặc biệt khi định kiến đó lại nhằm vào phụ nữ. Định kiến cho phép ta đánh giá người khác mà không cần nhớ chính xác những gì là căn cứ để chúng ta đưa ra những đánh giá đó. Với sự “trợ giúp” của định kiến giới, chúng ta có thể đánh giá về một cá nhân dựa vào việc nhận biết giới tính của họ mà không cần tập trung quan tâm lắm đến người đó. Về lâu dài chúng ta dễ chấp nhận những quan điểm đó là có cơ sở chắc chắn trên thực tế vì chúng ta không nhận thức rằng định kiến đã góp phần tạo ra các cơ sở đó.
Thứ ba, chúng ta thường phản ứng với người đối thoại một cách không chủ ý theo cách chúng ta chỉ lọc ra những hành vi khẳng định các định kiến của ta về họ. Hãy tưởng tượng một phụ nữ được phỏng vấn vào vị trí giám đốc điều hành của công ty tin học. Nếu người phỏng vấn tin rằng phụ nữ không có khả năng quản lý công ty, nhất là một công ty mà dường như là “độc quyền” của nam giới thì sẽ đưa ra những câu hỏi khó hơn cho các ứng cử viên nữ và sẽ chỉ trích câu trả lời của họ nhiều hơn. Do đó, ứng cử viên nữ sẽ có thể lúng túng hơn khi trả lời và làm cho các câu trả lời của họ kém thành công hơn so với các ứng cử viên nam dù trong trường hợp này họ không hè kém khả năng so với ứng viên nam. Kết quả là người phỏng vấn đã khiến ứng viên nữ hành động theo cách phù hợp với những định kiến của người phỏng vấn rằng phụ nữ có trình độ kém hơn nam trong quản lý một công ty tin học.
Thứ tư, vì định kiến giới là một kiểu thái độ nên không phải định kiến lúc nào cũng được phản ánh công khai trong hành động. Trong rất nhiều trường hợp cá nhân mang định kiến nhận ra rằng mình không thể biểu lộ nó một cách trực tiếp, do có rất nhiều lý do ngăn cản họ thực hiện điều này một cách rộng rãi. Ví dụ như các luật lệ, áp lực xã hội, nỗi sợ hãi bị trả thù hoặc sợ bị người khác đánh giá về nhân cách. Những “rào cản” này làm cho không ít cá nhân mang định kiến chỉ dám bày tỏ thái độ của mình mà không thể hiện hành vi định kiến đối với đối tượng họ muốn chống đối – dù là có ý thức hay vô thức. Nhưng khi không còn những rào cản và sự kiềm tỏa như vậy thì những niềm tin, cảm giác tiêu cực thắng thế và nó được thể hiện một cách công khai và trở thành sự phân biệt đối xử.
Có thể thấy, về nội dung, định kiến giới được xem là một trong những biểu hiện của bất bình đẳng giới. Mặt khác, về chức năng, định kiến giới có chức năng xác lập và duy trì những bất bình đẳng giới trong thực tế. Định kiến giới ban đầu có thể xuất phát từ một nhận xét hoặc quan niệm về một sự việc, hiện tượng thực tế nào đó. Định kiến giới trở thành sâu sắc hơn khi hiện tượng thực tế đã biến đổi nhưng những niềm tin, những khuôn mẫu về giới vẫn giữ nguyên – trở thành những quan niệm hay chuẩn mực cứng nhắc, không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra.
3. Những hình thức biểu hiện của định kiến giới
3.1. Văn học dân gian: phía sau giá trị văn hóa là những định kiến giới
Những giá trị văn hóa dân tộc tốt đẹp thường được lưu truyền lại trong văn học dân gian, dưới các hình thức như ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, những tích tuồng, những câu hát ví… Đằng sau những giá trị văn hóa tốt đẹp này vẫn còn chứa đựng những khuôn mẫu giới và định kiện giới. Điều này thực sự nguy hiểm bởi hai lẽ.
Thứ nhất, sau cái bóng là giá trị văn hóa, những khuôn mẫu và định kiến giới này trở thành “bình thường hóa”. Vì vậy nó khó được nhận biết. Ngay cả khi được nhận biết, nó cũng khó bị xóa bỏ bởi cái gọi là “Giữ gìn các giá trị văn hóa”.
Thứ hai, văn hóa dân gian thường được con người tiếp xúc từ rất nhỏ thậm chí từ khi mới lọt lòng qua những câu hát, lời hò. Sự tiếp thu định kiến giới trong ca dao, hò vè của trẻ nhỏ một cách tự động đã làm hạn chế sự phân tích, sự phê phán của chúng ta ở tuổi trưởng thành để loại bỏ các khuôn mẫu giới không phù hợp. Vì lí do này, cha mẹ và thầy cô giáo là những người gần gũi nhất có thể giúp trẻ loại bỏ những khuôn mẫu giới trong văn hóa dân gian.
Ví dụ, hát ru là hình thức văn hóa dân gian đầu tiên trẻ được tiếp cận. Nhiều người chắc vẫn nhớ câu hát ru: “Trai thời đọc sách ngâm thơ, gái thời giữ việc trong nhà…” hay “Phận gái yếu liễu đào tơ, lấy chồng thì phải..” v.v…Và còn nhiều câu hát ru chứa đựng các hình mẫu giới tính. Trong các câu hát ru, người ta thường ca ngợi vai trò người phụ nữ trong gia đình, như biết làm “cơm dẻo, canh ngọt”, chăm sóc chồng con chu toàn…, mà hiếm thấy hình ảnh người phụ nữ biết phân đấu để thành đạt ngoài xã hội. Cũng như thế, hình mẫu người đàn ông tìm thấy trong các câu hát ru thường là người biết gánh vác các việc lớn trong gia đình, có chí tiến thủ… mà hiếm thấy hình ảnh người chồng biết chia sẻ với vợ trong công việc và trong các quyết định nội trợ gia đình.
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có nhiều hình mẫu của nam giới và phụ nữ trong các câu ca dao, trong đó phụ nữ bị nhắc đến với nhiều nét “tính xấu” hơn nhiều lần so với nam giới. Nam giới thường được nhắc đến với những nét “tính xấu” như: lười nhác, ngốc nghếch, xấu về ngoại hình và cả chuyện không biết làm việc lớn mà chỉ biết… “làm bếp”. Trong khi đó, người phụ nữ được nhắc đến với những “tính xấu” đa dạng hơn nhiều: “nỏ” mồm, lẳng lơ, hay ăn vụng, không chồng mà chửa, lười nhác, không biết đẻ còn, không biết dạy con, không biết lo việc nhà, không hiếu thuận với cha mẹ chồng… Tất nhiên vấn đề cần bàn không chỉ là sự tồn tại của một số câu ca dao mang những khuôn mẫu giới mà là khi người ta sử dụng nó để "chỉ trích” một ai đó theo những khuôn mẫu giới này. Trong thực tế, các câu dao luôn là lời “trích dẫn” có ‘trọng lượng” để nhận xét về hành động của một người nam giới hay phụ nữ.
Những hình mẫu giới bắt gặp trong các câu hát ru, các câu ca dao đã phản ánh thực tế của những thế kỷ trước. Giờ đây, trước những biến chuyển xã hội, những hình mẫu này đã không còn phù hợp và ít nhiều gây bất lợi trong việc hình thành các vai trò giới nhất là với trẻ nữ. Ảnh hưởng của những khuôn mẫu giới tiêu cực là không thể tránh khỏi. Những khuôn mẫu giới trong quá khứ không chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ mà chắc chắn còn góp phần duy trì, củng cố niềm tin dập khuôn của người lớn.
3.2. Báo in: Một sự duy trì định kiến giới hợp pháp
Một trong những nhóm người tiếp cận đầu tiên với vấn đề giới ở Việt Nam phải kể đến là các nhà báo. Vì vậy, về mặt lí thuyết họ là và cần là những người nắm bắt tốt các trào lưu phát triển vấn đề giới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những thực tế còn rất nhiều những định kiến giới được duy trì trong nội dung các bài báo. Có hai lý do chính cho tình trạng này.
Thứ nhất, nhiều người vẫn còn những niềm tin sai lầm khi tách biệt vai trò của phụ nữ, đâu là vai trò của nam giới. Đây là thực tế không tránh khỏi, khi các khuôn mẫu giới hầu như là “vô hình” bởi chúng ta đã quá quen với nó.
Thứ hai, quá nhiều bài viết về vai trò của phụ nữ và nam giới đăng trong những số báo là của những tác giả không chuyên về lĩnh vực giới và thực tế việc tiếp cận với vấn đề giới còn nhiều hạn chế. Dù vì lí do gì, vấn đề giới và phát triển vẫn cần được quan tâm hơn nữa trong lĩnh vực báo chí.
Trong khi những rào cản công khai đối với sự tiến bộ của phụ nữ gần như đang dần xóa bỏ 1 cách có ý thức, thì những rào cản khác, những lực lượng tinh vi hơn vẫn tiếp tục duy trì và bảo vệ những định kiến giới đối với nữ giới (và không loại trừ cả nam giới) dưới rất nhiều hình thức, hay cả những hình thức được “hợp pháp hóa” như trên báo in.
Sau đây là một số quan điểm của các tác giả bài bào phân tích về vai trò của phụ nữ và nam giới, mà chúng tôi cho rằng nó chứa đựng những thông tin mang định kiến dựa trên khuôn mẫu giới. Những quan điểm dập khuôn này thường không xuất phát từ những kiến thức khoa học về giới, nhưng lại có vai trò duy trì, củng cố, giáo dục sự bất bình đẳng giới trong xã hội một cách vô thức.
- “Tề gia nội trợ là công việc muôn thuở của người phụ nữ. Việc chợ búa, bếp núc được gắn liền với người phụ nữ như là một thiên chức, một trách nhiệm ẩn chứa trong đó là niềm kiêu hãnh chứ không phải là sự vất vả đơn thuần… Người phụ nữ hạnh phúc và toàn vẹn không thể là một người phụ nữ không biết nấu ăn” (Tại sao nhiều bạn gái bây giờ nấu ăn kém, Phụ nữ Thủ đô, 20/27/1999).
- “Các chuyên gia tâm lí ở nhiều nước cho rằng trong thời đại bình đẳng nam nữ vẫn nên là người chồng, người cha… đặc điểm của phái yếu là dịu dàng, mềm mại và thường quá thương con nên hay mềm lòng, thiếu tính kiên quyết trước những đòi hỏi của con… Đàn ông đã định làm cái gì thường nhất định làm bằng được trong khi phụ nữ hay đắn đo, cân nhắc quá kĩ thành ra do dự” (Ai là chủ gia đình? Phụ nữ Thủ đô, số ra 2-9/10/2002).
- “Từ thượng cổ, người phụ nữ vẫn là người đảm đang quán xuyến mọi việc trong nhà bởi vì trời sinh ra phụ nữ có tính kiên nhẫn hơn, khéo léo, mềm mại hơn, thích hợp với những công việc nội trợ như giặt giũ, nấu nướng, thu dọn nhà cửa hơn… Vậy phụ nữ còn thời giờ đâu mà dành cho sách báo, phim ảnh, khách khứa, bạn bè? Lại còn những cuộc trò chuyện đầm ấm với chồng để làm người tri âm tri kỷ, còn tâm sự với con để làm người mẹ hiền, còn sơn sửa móng tay, còn chăm sóc mái tóc, còn đi dạo siêu thị… Vậy mà nếu người vợ lại làm cả vai trò chủ gia đình nữa thì họ sẽ còn lại cái gì?” (Ai là chủ gia đình? Phụ nữ Thủ đô, số ra 2-9/10/2002).
- “Đàn bà không coi trọng việc tranh đoạt danh vị như người đàn ông. Phụ nữ biết rằng danh vị của họ dù to đến mấy mà không có một gia đình êm ấm với một người chồng hết lòng yêu thương vợ và những đứa con chăm ngoan, hiếu thuận thì cuộc đời cũng sẽ trống rỗng” (Gia đình & Xã hội, ngày 3-2-2004).v.v…
Đọc một số trích dẫn này, nhiều người trong số chúng ta dễ vẫn còn cùng một nhận xét: Chẳng có gì là bất hợp lý! Ý nghĩ này có thể đến với chúng ta bởi chính mỗi người trong chúng ta cũng đang mang trong mình những quan điểm dập khuôn dựa trên những khuôn mẫu giới tính có sẵn. Những khuôn mẫu này là cái chúng ta được dạy dỗ tùy thuộc vào giới tính của chúng ta. Trong trường hợp có quan điểm trái với những khuôn mẫu về phụ nữ, chúng ta rất dễ bị xã hội lên án.
Ảnh hưởng của định kiến giới trên phương tiện báo in, cái giá phải trả cho sự tồn tại hình thức phân biệt đối xử theo định kiến giới có thể thấy được là: những tiềm lực bị lãng phí và sự thất vọng cá nhân. Trước áp lực của những định kiến giới, trước sự phân biệt đối xử, nữ giới phải chịu nhiều “thiệt thòi” hơn so với nam giới. Chính từ những khuôn mẫu định kiến và sự phân biệt ứng xử giữa nam giới và phụ nữ trong nhiều khía cạnh của đời sống gia đình và xã hội đã dẫn đến các phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng vì sự tiến bộ của phụ nữ.
3.3. Thông điệp từ truyền hình: Sự lạm dụng hình ảnh người phụ nữ
Trong xã hội hiện đại, các phương tiện truyền thông đại chúng là một hình thức cung cấp thông tin chủ yếu cho cá nhân, đồng thời, cũng là những công cụ giải trí phổ biến. Từ góc độ giới những thông tin được truyền tải qua các phương tiện truyền thông đã cung cấp cho cá nhân những định hướng, quan điểm đối với cách hành xử của phụ nữ và nam giới.
Có vô vàn những hình thức quảng cáo trên truyền hình chứa đựng những thông điệp giới, trong đó chủ yếu là hình ảnh chứa đựng những khuôn mẫu va định kiến giới chống lại phụ nữ. Rõ ràng với mục đích tiêu thị sản phẩm, quảng cáo sẽ nhắm tới những đối tượng là người sử dụng sản phẩm, cách tốt nhất là nhắm tới những vai trò giới sẵn có. Đây là một cách quảng cáo đã củng cố các khuôn mẫu giới sẵn có, ít nhiều đã bị lạc hậu so với thực tế.
Trên quảng cáo, chúng ta không thấy vai trò của người phụ nữ ở ngoài xã hội. Người ta hiếm thấy được năng lực của người phụ nữ trong cương vị giám đốc, nhà doanh nghiệp, bác sĩ, giảng viên. Trong khi nam giới xuất hiện trong quảng cáo thường có vai trò xã hội đa dạng như giám đốc doanh nghiệp, chuyên gia, nhân viên văn phòng trong môi trường hoạt động trí tuệ… Hình ảnh người phụ nữ trong quảng cáo luôn là những người nội trợ thuần túy, người bận rộn với những bữa ăn gia đình, chăm sóc con nhỏ và chỉ gắn với những sản phẩm phục vụ việc nội trợ và chăm sóc con cái. Ví dụ: những người phụ nữ được quảng cáo trên truyền hình thường gắn với sữa bột, bột giặt, máy giặt, dầu ăn, nước tẩy sàn nhà, nước rửa chén bác, dầu gội đầu, xà phòng tắm. Hầu như không thấy hình ảnh phụ nữ quảng cáo cho những sản phẩm khoa học kỹ thuật, máy móc công nghệ cao như tivi, vi tính, rô bốt – những sản phẩm thể hiện được cương vị hay phẩm chất trí tuệ của người phụ nữ. Trong khi trên thực tế, phụ nữ đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực nghề nghiệp này.
Theo dõi dòng phim truyện nhựa, phim truyền hình, kịch nói hay những chương trình phóng sự, điều dễ dàng nhận thấy là hình ảnh người phụ nữ thành đạt còn quá ít ỏi so với hình ảnh người phụ nữ là người mẹ, người vợ, người chị, người yêu… có hoàn cảnh éo le. Trong trường hợp ngược lại, hình ảnh của người phụ nữ thành đạt trong công việc thường đi liền hoặc nhẫn mạnh với sự thất bại (một cách đáng thương hoặc đáng chê trách) trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình và tình yêu lứa đôi… Điều này góp phần vào việc thúc đẩy người phụ nữ chấp nhận vai trò gia đình và gây thêm định kiến đối với phụ nữ phấn đấu cho sự nghiệp.
Phim Việt Nam được trình chiếu gần đây là phim “Khi đàn ông có bầu” – một bộ phim vui nhộn nói về sự đảo ngược vai trò giới. Một số bộ phim nước ngoài trình chiếu gần đây tại Việt Nam cũng đã đề cập đến chủ đề này. Chắc rằng những người có nhận thức cơ bản về giới sẽ nhận thấy và đặt câu hỏi tại sao những người viết kịch bản, các nhà đạo diễn, diễn viên… nước ngoài lại thể hiện được quan điểm về giới nhẹ nhàng và sâu sắc đến vậy! Tiếc rằng chúng ta chưa có những nghiên cứu đánh giá được mức độ tiêu cực hay tích cực của phim truyền hình trong việc làm thay đổi hoặc củng cố các khuôn mẫu giới và định kiến giới với khán giả truyền hình.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH KIẾN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
Trong đời sống xã hội, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại và nó được điều khiển bởi hạt nhân cơ bản nhất là định kiến giới. Ở Việt Nam, trong tương quan với nam giới, phụ nữ thuộc nhóm những người có thu nhập thấp. Tình trạng bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận và hưởng lợi ích từ các quyền, nguồn lực hoặc tiếng nói thường gây bất lợi cho phụ nữ nhiều hơn, mặc dù chúng cũng có tác động xấu tới những đối tượng khác trong xã hội. Cái giá mà chúng ta phải trả cho tình trạng bất bình đẳng giới bao gồm hang loạt chi phí trực tiếp về phúc lợi xã hội, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống. Những hậu quả bất lợi của bình đẳng giới không loại trừ một ai, thậm chí những thế hệ tương lai cũng tiếp tục chịu thiệt thòi. Chúng ta thấy nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng giới là làm chậm lại quá trình đạt tới những mục tiêu bình đẳng giới mà Chính Phủ đề ra; cản trở nỗ lực xây dựng xã hội mà ở đó cả nam giới và phụ nữ đều được hưởng lợi ích từ những thành tựu của sự phát triển. Đó là những hậu quả của định kiến giới gây ra.
Như vậy, định kiến giới có ảnh hưởng to lớn tới việc thực hiện bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội.
1.Ảnh hưởng của định kiến giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình
Ảnh hưởng của định kiến giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện chủ yếu trên các khía cạnh: trong phân công lao động trong gia đình, trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong gia đình, trong việc quyết định các vấn đề trong gia đình, trong việc chăm sóc nuôi dạy con cái, trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
1.1. Trong phân công lao động trong gia đình
Xuất phát từ nền tảng định kiến giới là phụ nữ có thiên hướng về gia đình, nam giới có thiên hướng về công việc và sự nghiệp, vì vậy có sự chênh lệch lớn về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nam giới và phụ nữ trong gia đình. Chúng ta dễ dàng nhận thấy, phụ nữ và nam giới cùng dành thời gian lao động sản xuất như nhau trong cả công việc ngoài thị trường hoặc phi thị trường. Tuy nhiên, phụ nữ lại sử dụng phần lớn thời gian mà nam giới dùng để nghỉ ngơi, giải trí để làm việc gia đình. Các công việc gia đình cũng xé lẻ thời gian của người phụ nữ, tiêu tốn nhiều thời gian của họ trong khi nam giới làm việc được tập trung hơn và có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Gánh nặng này ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất của phụ nữ. Đây là một chỉ báo quan trọng có nguồn gốc từ định kiến giới. Ở một khía cạnh khác, việc người phụ nư phải đảm nhận hầu hết các công việc trong gia đình sẽ hạn chế trong thời gian họ tham gia các công việc xã hội. Do đó, phụ nữ bị hạn chế về mặt nhận thức xã hội, khía cạnh này phản ảnh chỉ bảo phát triển tinh thần ở phụ nữ bị hạn chế so với nam giới.
Để lý giải hiện tượng trên, có thể chỉ ra tối thiểu ba lí do cản trở việc nam giới tham gia làm các công việc trong gia đình.
Thứ nhất, áp lực từ định kiến xã hội cho rằng “không phải việc của đàn ông” hoặc quan niệm một người đàn ông làm các công việc nội trợ sẽ bị “mất đi khí chất nam nhi”.
Thứ hai, bản thân nhiều người phụ nữ cũng coi đó là “việc của nữ giới” và không yêu cầu, thậm chí không đánh giá cao sự tham gia của nam giới.
Thứ ba, nhiều trường hợp vượt qua được áp lực từ phía xã hội hoặc phía người vợ thì nam giới không còn kĩ năng làm các công việc trong gia đình do họ không được dạy và tập luyện từ nhỏ.
Trước những lí do này, bản thân người nam g