Đề tài Ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới lối sống của sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

1. Lý do chọn đề tài Hiện nay đất nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Thực chất của đổi mới kinh tế là chuyển từ cơ chế bao cấp của nhà nước sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước, đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho đất nước. Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao tổng lợi xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có đạo đức. Con người tham gia vào hoạt động kinh tế thị trường về nhân cách được độc lập, tự do có quyền bình đẳng trong cạnh tranh, giữ chữ tín trong trao đổi và tăng cường quan tâm phát triển lợi ích chung của xã hội. Trong giai đoạn phát triển này thì không thể kể đến vai trò của lớp trẻ mà cụ thể là sinh viên- thế hệ sẽ kế tiếp những truyền thống tốt đẹp của cha ông trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi sang cơ chế thị trường như hiện nay thì lối sống, cách nghĩ của sinh viên cũng biến chuyển theo: Có rất nhiều sinh viên đã trưởng thành và phát huy mọi khả năng của mình để góp một phần sức lực trong việc đổi mới đất nước; cũng có nhiều sinh viên nghèo đã biết vượt qua khó khăn của chính mình để học tập. Nền kinh tế thị trường đã làm sống động nền kinh tế và các hoạt động xã hội đã có tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội. Bên cạnh ảnh hưởng tích cực thì mặt trái của kinh tế thị trường và “mở cửa” tác động không nhỏ đến đạo đức lối sống xã hội, đặc biệt là lối sống của sinh viên. Hạn chế của sinh viên thường nhận thấy: vốn sống còn ít, thiếu sự từng trải nên cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị ở họ thường mang tính chủ quan, phiến diện lại chịu ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế; Trong khi đó việc hướng dẫn đối tượng này lựa chọn những giá trị văn hóa, lối sống văn hóa lại chưa được chú trọng đầy đủ nên họ dễ bị lôi kéo, bị ảnh hưởng lối sống không văn hóa, phản văn hóa, không có sức đề kháng chống lại những phản văn hóa. Đó là hiện tượng suy thoái đạo đức, đặc biệt là nạn hối lộ, buôn lậu, gian lận thương mại trước sự tấn công của thói ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu dùng, sức mạnh đồng tiền và chủ nghĩa thực dụng; hay như: lối sống gấp, kích động bạo lực, sống thử trước hôn nhân, thèm khát vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần, quay lưng lại với văn hóa truyền thống của dân tộc đang là vấn đề nổi cộm trong lối sống của sinh viên hiện nay. Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và bản thân mình cũng là một sinh viên, chúng tôi đã chọn “Ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới lối sống của sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ hơn vai trò của sinh viên cũng như có những kiến nghị, giải pháp đề xuất để xây dựng những con người “vừa hồng, vừa chuyên” như Bác đã nói. 2. Tình hình nghiên cứu Trước hết phải kể đến công trình của tập thể tác giả Xô Viết: “lối sống xã hội chủ nghĩa” trong đó nhiều vấn đề như khái niệm lối sống, nội dung và bản chất lối sống xã hội chủ nghĩa, cơ sở kinh tế chính trị của lối sống đã được đề cập. Ở nước ta từ những năm 80 đã xuất hiện những công trình trình bày những vấn đề có tính lý luận về lối sống như tác giả Vũ Khiêu với “Lối sống là gì?”(11), tác giả Hà Xuân Trường với bài báo: “Từng bước xây dựng nền văn hóa mới”, trong đó đề cập đến nếp sông văn hóa và các mặt biểu hiện của nó. Phong Châu và Nguyễn Trọng Thu: “Về lối sống của chúng ta” và những vấn đề về lối sống được tác giả Lê Như Hoa trình bày trong “Bàn về lối sống và nếp sống xã hội chủ nghĩa”(7). Đây là công trình nghiên cứu lý luận, trình bày khá hệ thống các khái niệm và các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt Nam theo mô hình chủ nghĩa xã hội bao cấp (trước 1986). Từ bình diện nhân cách và nhân tố văn hóa trong lối sống, tác giả Đỗ Huy đã nêu: Lối sống cũng như văn hóa có một điểm gặp gỡ chung, đó là trình độ phát triển các quan hệ nhân tính. Một lối sống có văn hóa trước hết phải là lối sống thể hiện được cái đúng, cái đẹp trong các quan hệ giữa con người với con người tức là hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Mỗi một lối sống đều có một hệ chuẩn mực chi phối nó; mỗi dân tộc, mỗi thời đại, mỗi xã hội đều có những chuẩn mực giá trị khác nhau thể hiện ở các quan hệ đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lối sống riêng của chúng, mà biểu hiện tập trung nhất là nhân cách. Tác giả cho rằng việc thẩm định chuẩn mực lối sống trên hướng nhân cách, hướng lựa chọn hành vi của con người có một ý nghĩa quan trọng. Tác giả Tương Lai đã đề cập tới mối quan hệ giữa đạo đức và lối sống của con người Tác giả nhấn mạnh: “chỉ qua lối sống người ta mới “nhìn thấy” đạo đức ” và “đạo đức mới của chúng ta phải được biểu hiện ra trong lối sống của những người lao động” Những công trình này các tác giả đề cập đến vấn đề cơ sở lý luận nghiên cứu lối sống theo những quan điểm khác nhau và mới trên bình diện lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu lối sống, xây dựng lối sống mới Xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống lối sống Tư bản chủ nghĩa Vào những năm 90 của thế kỉ XX, từ khi công cuộc đổi mới được triển khai những thay đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội diễn ra trên đất nước đã có nhiều công trình nghiên cứu lối sống về thế hệ trẻ với nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó bước đầu đã mô tả được bức tranh sinh động về thực trạng lối sống mới cho thế hệ trẻ. Chẳng hạn tác giả Đỗ Long đã đề cập vấn đề mối quan hệ giữa lối sống và việc hình thành nhân cách cho thanh niên với công trình : “ Lối sống và nhân cách của thanh niên”(15). Tác giả Trần Thị Tố Oanh đã đề cập tới vấn đề xây dựng nội dung chương trình giáo dục lối sống, hình thức và phương thức giáo dục lối sống ở tiểu học với công trình “ Công nghệ giáo dục lối sống trong trường tiểu học”. Đây là một công trình trình bày những nội dung, phương pháp tổ chức những hoạt động sống trong cuộc sống của học sinh ở trường để qua đó và bằng hoạt động đó, hình thành nên hành vi, nếp sống của học sinh tiểu học. Tác giả Đặng Thúy An với công trình “ Giáo dục lối sống lành mạnh trong quan hệ giới tính cho học sinh trung học qua môn Giáo dục công dân đã khai thác nội dung môn Giáo dục công dân để thông qua đó giáo dục cho học sinh ý thức tuân thủ những quy định, chuẩn mực trong quan hệ giới tính”. Tác giả Trần Thị Minh Đức với công trình “Ảnh hưởng của môi trường kí túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội trú”( đã phân tích thực trạng của lối sống sinh viên cả mặt tích cực và tiêu cực trong môi trường kí túc xá, từ đó nêu lên những kiến nghị cải tạo điều kiện sống ở kí túc xá cho sinh viên và việc giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên nội trú. Tác giả Văn Hùng đã phản ánh tình hình lối sống của thanh niên chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của môi trường xã hội trong thời kì mở cửa với bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa”(9). Bài viết cũng đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện mới. Tác giả Lê Đức Phúc trong “ Văn hóa học tập” đã nhấn mạnh tính văn hóa trong hoạt động chủ đạo của sinh viên. Văn hóa học tập cũng là sự thể hiện lối sống có văn hóa phù hợp với sự phát triển của nền văn minh đương đại. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự đã nêu lên những biểu hiện về lối sống và đạo đức của sinh viên Sư phạm khá cụ thể và sinh động, qua đó đề xuất những phương hướng, biện pháp nhằm giáo dục lối sống đạo đức lành mạnh cho sinh viên qua đề tài “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại học Sư phạm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trân trọng và kế thừa thành tựu của những công trình đi trước, song chúng tôi cố gắng tìm một hướng sâu hơn, làm rõ hơn thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay. Với sự lựa chọn trên, đây là một hướng nghiên cứu mới về lối sống sinh viên và hi vọng có nhiều đóng góp mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của nó tới lối sống sinh viên. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học, cao đẳng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra giải pháp khắc phục lối sống thiếu lành mạnh của sinh viên hiện nay đồng thời phát huy những lối sống đẹp tạo điều kiện cho sinh viên phát triển nhân cách toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, nhằm xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận nhằm xác định rõ khái niệm “kinh tế thị trường”, “lối sống”, “lối sống sinh viên”. - Tìm hiểu thực trạng sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay, những biểu hiện của lối sống sinh viên dưới tác động của nền kinh tế thị trường. - Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và điều chỉnh những hạn chế của nền kinh tế thị trường tới lối sống sinh viên. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra bảng hỏi. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp xử lý thông tin. 6. Đóng góp - Nhận thấy những biểu hiện tích cực cũng như hạn chế của nền kinh tế thị trường. - Làm rõ những biểu hiện của lối sống sinh viên dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của sinh viên giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục đề tài được chia làm 3 chương và 6 tiết.

docx49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 18269 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới lối sống của sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP KHOA (Ghi theo các tiêu chuẩn chấm điểm công trình) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điểm số: Xếp loại: (Nhất, Nhì, Ba…) Chủ tịch Hội đồng khoa học Khoa Giáo dục chính trị (Ký tên) MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang Lý do chọn đề tài………………………………………………. 5 Tình hình nghiên cứu…………………………………………. 6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………. . 8 Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….. 8 Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 9 Đóng góp của đề tài…………………………………………… 9 Kết cấu của đề tài……………………………………………… 9 NỘI DUNG……………………………………………………….10 Chương 1: Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở nước ta và sự tác động của nó đối với đời sống xã hội………………………………… 10 Sự chuyển đổi mô hình kinh tế trong nhóm tập trung sang kinh tế thị trường……………………………………………………………….10 Mô hình kinh tế trước đổi mới……………………………… 10 Mô hình kinh tế thời kì đổi mới…………………………….. 11 ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đời sống xã hội………14 Ảnh hưởng tích cực…………………………………………. 15 Ảnh hưởng tiêu cực…………………………………………. 16 Chương 2: Thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay……………………………… 18 Lối sống và quan niệm về lối sống…………………………….. 18 Sinh viên và lối sống sinh viên………………………………… 20 Khái niệm sinh viên và một số đặc điểm tâm lý sinh viên…. 20 Khái niệm sinh viên ……………………………………….. 20 Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên……………… 20 Khái niệm lối sống sinh viên………………………………. 22 Thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thị trường………………………………………………….. 22 Khái quát lối sống sinh viên hiện nay……………………… 22 Thực trang lối sống sinh viên………………………………. 24 Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những hạn chế tiêu cực của nền kinh tế thị trường tới lối sống sinh viên…………………………………………. 42 Phát huy những ảnh hưởng tích cực của lối sống sinh viên……. 43 Khắc phục những biểu hiện tiêu cực của lối sống sinh viên…… 43 KẾT LUẬN…………………………………………………………… 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………….. 48 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Hiện nay đất nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Thực chất của đổi mới kinh tế là chuyển từ cơ chế bao cấp của nhà nước sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước, đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho đất nước. Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao tổng lợi xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có đạo đức. Con người tham gia vào hoạt động kinh tế thị trường về nhân cách được độc lập, tự do có quyền bình đẳng trong cạnh tranh, giữ chữ tín trong trao đổi và tăng cường quan tâm phát triển lợi ích chung của xã hội. Trong giai đoạn phát triển này thì không thể kể đến vai trò của lớp trẻ mà cụ thể là sinh viên- thế hệ sẽ kế tiếp những truyền thống tốt đẹp của cha ông trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi sang cơ chế thị trường như hiện nay thì lối sống, cách nghĩ của sinh viên cũng biến chuyển theo: Có rất nhiều sinh viên đã trưởng thành và phát huy mọi khả năng của mình để góp một phần sức lực trong việc đổi mới đất nước; cũng có nhiều sinh viên nghèo đã biết vượt qua khó khăn của chính mình để học tập. Nền kinh tế thị trường đã làm sống động nền kinh tế và các hoạt động xã hội đã có tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội. Bên cạnh ảnh hưởng tích cực thì mặt trái của kinh tế thị trường và “mở cửa” tác động không nhỏ đến đạo đức lối sống xã hội, đặc biệt là lối sống của sinh viên. Hạn chế của sinh viên thường nhận thấy: vốn sống còn ít, thiếu sự từng trải nên cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị…ở họ thường mang tính chủ quan, phiến diện… lại chịu ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế; Trong khi đó việc hướng dẫn đối tượng này lựa chọn những giá trị văn hóa, lối sống văn hóa lại chưa được chú trọng đầy đủ nên họ dễ bị lôi kéo, bị ảnh hưởng lối sống không văn hóa, phản văn hóa, không có sức đề kháng chống lại những phản văn hóa. Đó là hiện tượng suy thoái đạo đức, đặc biệt là nạn hối lộ, buôn lậu, gian lận thương mại trước sự tấn công của thói ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu dùng, sức mạnh đồng tiền và chủ nghĩa thực dụng; hay như: lối sống gấp, kích động bạo lực, sống thử trước hôn nhân, thèm khát vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần, quay lưng lại với văn hóa truyền thống của dân tộc đang là vấn đề nổi cộm trong lối sống của sinh viên hiện nay. Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và bản thân mình cũng là một sinh viên, chúng tôi đã chọn “Ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới lối sống của sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ hơn vai trò của sinh viên cũng như có những kiến nghị, giải pháp đề xuất để xây dựng những con người “vừa hồng, vừa chuyên” như Bác đã nói. Tình hình nghiên cứu Trước hết phải kể đến công trình của tập thể tác giả Xô Viết: “lối sống xã hội chủ nghĩa” trong đó nhiều vấn đề như khái niệm lối sống, nội dung và bản chất lối sống xã hội chủ nghĩa, cơ sở kinh tế chính trị của lối sống đã được đề cập. Ở nước ta từ những năm 80 đã xuất hiện những công trình trình bày những vấn đề có tính lý luận về lối sống như tác giả Vũ Khiêu với “Lối sống là gì?”(11), tác giả Hà Xuân Trường với bài báo: “Từng bước xây dựng nền văn hóa mới”, trong đó đề cập đến nếp sông văn hóa và các mặt biểu hiện của nó. Phong Châu và Nguyễn Trọng Thu: “Về lối sống của chúng ta” và những vấn đề về lối sống được tác giả Lê Như Hoa trình bày trong “Bàn về lối sống và nếp sống xã hội chủ nghĩa”(7). Đây là công trình nghiên cứu lý luận, trình bày khá hệ thống các khái niệm và các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt Nam theo mô hình chủ nghĩa xã hội bao cấp (trước 1986). Từ bình diện nhân cách và nhân tố văn hóa trong lối sống, tác giả Đỗ Huy đã nêu: Lối sống cũng như văn hóa có một điểm gặp gỡ chung, đó là trình độ phát triển các quan hệ nhân tính. Một lối sống có văn hóa trước hết phải là lối sống thể hiện được cái đúng, cái đẹp trong các quan hệ giữa con người với con người tức là hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Mỗi một lối sống đều có một hệ chuẩn mực chi phối nó; mỗi dân tộc, mỗi thời đại, mỗi xã hội đều có những chuẩn mực giá trị khác nhau thể hiện ở các quan hệ đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lối sống riêng của chúng, mà biểu hiện tập trung nhất là nhân cách. Tác giả cho rằng việc thẩm định chuẩn mực lối sống trên hướng nhân cách, hướng lựa chọn hành vi của con người có một ý nghĩa quan trọng. Tác giả Tương Lai đã đề cập tới mối quan hệ giữa đạo đức và lối sống của con người… Tác giả nhấn mạnh: “chỉ qua lối sống người ta mới “nhìn thấy” đạo đức…” và “đạo đức mới của chúng ta phải được biểu hiện ra trong lối sống của những người lao động” Những công trình này các tác giả đề cập đến vấn đề cơ sở lý luận nghiên cứu lối sống theo những quan điểm khác nhau và mới trên bình diện lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu lối sống, xây dựng lối sống mới Xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống lối sống Tư bản chủ nghĩa… Vào những năm 90 của thế kỉ XX, từ khi công cuộc đổi mới được triển khai những thay đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội diễn ra trên đất nước đã có nhiều công trình nghiên cứu lối sống về thế hệ trẻ với nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó bước đầu đã mô tả được bức tranh sinh động về thực trạng lối sống mới cho thế hệ trẻ. Chẳng hạn tác giả Đỗ Long đã đề cập vấn đề mối quan hệ giữa lối sống và việc hình thành nhân cách cho thanh niên với công trình : “ Lối sống và nhân cách của thanh niên”(15). Tác giả Trần Thị Tố Oanh đã đề cập tới vấn đề xây dựng nội dung chương trình giáo dục lối sống, hình thức và phương thức giáo dục lối sống ở tiểu học với công trình “ Công nghệ giáo dục lối sống trong trường tiểu học”. Đây là một công trình trình bày những nội dung, phương pháp tổ chức những hoạt động sống trong cuộc sống của học sinh ở trường để qua đó và bằng hoạt động đó, hình thành nên hành vi, nếp sống của học sinh tiểu học. Tác giả Đặng Thúy An với công trình “ Giáo dục lối sống lành mạnh trong quan hệ giới tính cho học sinh trung học qua môn Giáo dục công dân đã khai thác nội dung môn Giáo dục công dân để thông qua đó giáo dục cho học sinh ý thức tuân thủ những quy định, chuẩn mực trong quan hệ giới tính”. Tác giả Trần Thị Minh Đức với công trình “Ảnh hưởng của môi trường kí túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội trú”( đã phân tích thực trạng của lối sống sinh viên cả mặt tích cực và tiêu cực trong môi trường kí túc xá, từ đó nêu lên những kiến nghị cải tạo điều kiện sống ở kí túc xá cho sinh viên và việc giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên nội trú. Tác giả Văn Hùng đã phản ánh tình hình lối sống của thanh niên chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của môi trường xã hội trong thời kì mở cửa với bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa”(9). Bài viết cũng đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện mới. Tác giả Lê Đức Phúc trong “ Văn hóa học tập” đã nhấn mạnh tính văn hóa trong hoạt động chủ đạo của sinh viên. Văn hóa học tập cũng là sự thể hiện lối sống có văn hóa phù hợp với sự phát triển của nền văn minh đương đại. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự đã nêu lên những biểu hiện về lối sống và đạo đức của sinh viên Sư phạm khá cụ thể và sinh động, qua đó đề xuất những phương hướng, biện pháp nhằm giáo dục lối sống đạo đức lành mạnh cho sinh viên qua đề tài “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại học Sư phạm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trân trọng và kế thừa thành tựu của những công trình đi trước, song chúng tôi cố gắng tìm một hướng sâu hơn, làm rõ hơn thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay. Với sự lựa chọn trên, đây là một hướng nghiên cứu mới về lối sống sinh viên và hi vọng có nhiều đóng góp mới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của nó tới lối sống sinh viên. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra giải pháp khắc phục lối sống thiếu lành mạnh của sinh viên hiện nay đồng thời phát huy những lối sống đẹp tạo điều kiện cho sinh viên phát triển nhân cách toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, nhằm xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý luận nhằm xác định rõ khái niệm “kinh tế thị trường”, “lối sống”, “lối sống sinh viên”. Tìm hiểu thực trạng sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay, những biểu hiện của lối sống sinh viên dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và điều chỉnh những hạn chế của nền kinh tế thị trường tới lối sống sinh viên. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp điều tra bảng hỏi. Phương pháp quan sát. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp xử lý thông tin. Đóng góp Nhận thấy những biểu hiện tích cực cũng như hạn chế của nền kinh tế thị trường. Làm rõ những biểu hiện của lối sống sinh viên dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của sinh viên giai đoạn hiện nay. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục đề tài được chia làm 3 chương và 6 tiết. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở nước ta và sự tác động của nó đối với đời sống xã hội Sự chuyển đổi mô hình kinh tế trong nhóm tập trung sang kinh tế thị trường Mô hình kinh tế trước đổi mới Sau khi đất nước được giải phóng nước ta bắt tay và công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đảng đã đề ra đường lối, chính sách nhằm phát triển kinh tế tại đại hội Đảng IV: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vât chất chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp…” Trên cở sở đường lối đó đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm lần 2(1976- 1980) với những mục tiêu sau: Tập trung cao độ lực lượng của cả nước để tạo bước phát triển vượt bậc trong nông nghiệp, đẩy mạnh lâm- ngư nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân, tăng tích lũy cho công nghiệp hóa. Xây dựng thêm nhiều cơ sở mới vè công nghiệp nặng, mở mang giao thông vận tải. Sử dụng hết lực lượng lao động, bước đầu hình thành cơ cấu công- nông nghiệp. Hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghã ở Miền Nam, củng cố quan hệ sản xuất ở Miền Bắc. Tại Đại hội Đảng lần V (tháng 3-1982) Đảng tiếp tục đề ra những mục tiêu nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Dưới sự chỉ đạo của Đảng nhân dân ta đã quyết tâm thực hiện và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số những tồn tại như: Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chưa thực sự được củng cố và hoàn thiện, vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp ở nhiều nơi chỉ còn là hình thức. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nền kinh tế quốc dân còn yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, lạc hậu, công nghiệp nặng chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của nhân dân, công nghiệp nhẹ phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, đại bộ phận lao động xã hội là lao động thủ công. Nền kinh tế vẫn là sản xuất nhỏ. Nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng, sản xuất không đủ tiêu dùng, hầu như không có tích lũy trong nội bộ nền kinh tế, phân công lao động kém phát triển, năng suất lao động xã hội thấp. Phân phối lưu thông rối ren. Thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định. Lạm phát nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh, đời sống nhân dân khó khăn. Tiêu cực xã hội tăng lên, trật tự xã hội giảm sút. Như vậy nền kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới về cơ bản vẫn là một nước có nền kinh tế lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chậm phát triển. Với đặc trưng cơ bản: kinh tế hàng hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, khép kín, đóng cửa. Với mục đích đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới được đánh dấu trong Đại hội Đảng lần VI (tháng 12- 1986) Mô hình kinh tế thời kì đổi mới Quan điểm đổi mới về kinh tế: Ngày nay đổi mới về kinh tế được nhà nước Việt Nam định nghĩa là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm của đổi mới kinh tế: Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế ( Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu hỗn hợp) tuy nhiên nền kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Quá trình đổi mới. Giai đoạn đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh: giá- lương- tiền. Thực tế của cuộc sống và sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế đòi hỏi Đảng ta phải tiến hành đổi mới. Những đổi mới cục bộ trong kế hoạch 5 năm 1981- 1985 không đủ để cải thiện tình hình. Do đó vấn đề đặt ra là phải đổi mới căn bản, từ nhận thức lý luận một cách khách quan , khoa học về mô hình chủ nghĩa xã hội đến tổ chức thực hiện mô hình đó. Có như vậy mới đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội. Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện công cuộc đổi mới. Đại hội VI đã đi vào lịch sử như một Đại hội mở đầu cho thời kì đổi mới ở Việt Nam. Đại hội đã chỉ ra những nguyên nhân căn bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội và trên cơ sở đó đề xướng chủ trương đổi mới đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải trải qua nhiều chặng đường. Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội , tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Nội dung đổi mới về kinh tế: Chuyển sang cơ chế giá thị trường, đẩy lùi lạm phát. Năm 1986, 1987, 1988 là những năm lạm phát liên tục ở mức 3 con số. Để chống lạm phát và quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nhà nước đã chỉ đạo chuyển từ cơ chế 2 giá sang cơ chế thị trường, thực hiện chính sách tự do hóa lưu thông. Cơ chế này có tác dụng xóa bỏ sự phân biệt 2 thị trường, tạo ra thị trường thống nhất, thông suốt, góp phần điều hòa cung cầu. Việc lợi dụng chênh lệch giá và các nhu cầu giả tạo bị loại trừ. Về cơ bản, ngân sách chấm dứt chi bù giá từ năm 1989. Ngoài ra nhà nước còn áp dụng một số biện pháp khác nhằm khống chế tốc độ lạm phát: gjảm bù lỗ cho khu vực kinh tế quốc doanh, giảm chi đầu tư xây dựng cơ bản, nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn chỉ số lạm phát, nới lỏng việc nhâp khẩu hàng hóa. Tác động tổng hợp của những biện pháp trên đã góp phần giảm mức độ lạm phát. Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần đồng thời với đổi mới cơ chế quản lý trong các ngành kinh tế quốc dân. Từ sau năm 1986 trở đi đã có sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế khác: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước. Các thành phần kinh tế này đều vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong công nghiệp, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh. Đây là giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý, phát huy quyền tự chủ, năng động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của người lao động. Trong thương nghiệp, chính sách tự do hóa lưu thông và cơ chế thị trường đã làm thay đổi căn bản phương thức kinh doanh của các cơ sở thương nghiệp từ kiểu bao cấp sang cơ chế thị trường. Lĩnh vực tài chính tiền tệ cũng tiến hành một số biện pháp đổi mới mhất định. Từ cuối năm 1988, ngân sách bắt đầu không cấp phát vốn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh mà thực hiện tín dụng cho vay. Để thích ứng với cơ chế thị trường, cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng bước đầu được sắp xếp lại theo mô hình 2 cấp: Hệ thống ngân hàng nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại. Đối với kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sau khi có nghị quyết 10 của bộ chính trị tháng 4 – 1988, cơ chế quản lí nông nghiệp có sự thay đổi căn bản. Đồng thời với sự đổi mới của hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô là sự đổi mới mang ý nghĩa cải cách trong cơ chế quản lí của các đơn vị kinh tế cơ sở. Trước hết hộ gia đình xã viên được xác định là đơn vị kinh tế địa chủ. Sự thay đổi căn bản về vị trí vai trò của kinh tế hộ đã giải phóng kinh tế hộ khỏi những ràng buộc của cơ chế cũ, khơi dậy tiềm năng to lớn trong từng hộ nông dân. Việc xác định rõ vai trò kinh tế hộ địa chủ đã làm thay đổi kết cấu mô hình hợp tác của nông thôn. Bước phát triển mới về kinh tế đối ngoại. Từ năm 1989, Việt Nam thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, mở rộng tìm kiếm bạn hàng. Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Cán cân thương mại dần
Luận văn liên quan