Đề tài Ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ tới hoạt động kinh doanh của công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh

Ngày nay, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng bắt đầu đi ra thế giới. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến sự “vươn vai” của hàng hoá Việt Nam vào thị trường quốc tế, trong đó không thể không kể đến sự lớn mạnh của mặt hàng thuỷ sản. Đây là mặt hàng có thế mạnh lớn bởi nước ta có vùng chủ quyền khai thác rộng lớn. Hiện nay, Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với nhu cầu nhập khẩu lớn, đa dạng và ổn định; và đặc biệt là chúng ta đã có những thuận lợi về xuất khẩu sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký kết nhưng chúng ta nhận thấy một thực tế khách quan là phần lớn các công ty Thuỷ sản của nước ta muốn (hoặc đã) xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn.Và công ty thuỷ sản II Quảng Ninh không nằm ngoài tình trạng này, ông Ngô Duy Thực – Giám đốc công ty cho biết: “Mỹ là một thị trường rộng lớn và phức tạp nên có thể gây choáng ngợp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam”. Vấn đề đặt ra là tại sao công ty thuỷ sản II Quảng Ninh đến nay mới “bắt đầu” nhận thấy rằng vào thị trường Mỹ lắm lợi ích và cũng đầy khó khăn thử thách? Bài viết “Ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ tới hoạt động kinh doanh của công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh” sẽ phân tích những khó khăn về luật pháp Mỹ và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục những khó khăn ấy khi công ty kinh doanh trên thị trường Mỹ. Bài viết này bao gồm ba chương:  Chương I: Công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninhvà ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ  Chương II: Tác động của môi trường luật pháp Mỹ đến hoạt động kinh doanh của công ty  Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp giúp công ty khắc phục những khó khăn khi kinh doanh ở Mỹ

doc54 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ tới hoạt động kinh doanh của công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ ÁN MÔN HỌC Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP MỸ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN II QUẢNG NINH Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hường Sinh viên : Đỗ Thị Thu Hồng Lớp : Quản trị kinh doanh Quốc Tế Khoá : 42 Hệ : Chính Quy Hà Nội, năm 2003 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan, bài viết này hoàn thành là do em tự nghiên cứu và cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, em không sao chép từ bất kỳ một bài viết được sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào. Hơn nữa, tình huống, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực; các thông tin trích dẫn trong đề án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Sinh viên Đỗ Thị Thu Hồng MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………..1 CHƯƠNG I: CÔNG TY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN II QUẢNG NINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯƠNG LUẬT PHÁP MỸ……………….……...3 Mỹ – một thị trường thuỷ sản đầy tiềm năng………………..3 Thực trạng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam………………4 Sơ lược về tình hình hoạt động của công ty………………….6 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY……………………………....10 2.1. Đối với Luật thuế và Hải quan………………………………11 Đối với Luật khắc phục những bất lợi………………………13 Luật thuế đối kháng………………………………………...14 Luật chống bán phá giá……………………………………..14 Các cuộc điều tra chống bán phá giá………………………..24 Quy định về trách nhiệm đối với sản phẩm………………...27 Đối với quyền tự vệ…………………………………………. .28 Đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ……………………….. .28 CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP GIÚP CÔNG TY KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN………………………………….31 Bài học kinh nghiệm…………………………………………31 Giải pháp giúp công ty khắc phục khó khăn………………34 Giải pháp mang tầm vĩ mô……………………………………..34 Giải pháp cấp công ty…………………………………………..39 Nâng cao năng lực của công ty………………………39 3.2.2.2. Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp Mỹ…….40 3.2.2.3. Tiến hành mua bảo hiểm cho sản phẩm………………41 3.2.2.4. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến…………….42 3.2.2.5. Làm quen với các vụ kiện tụng………………………42 3.2.2.6. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu……………………..44 KẾT LUẬN……………………………………………………………..46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….47 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng bắt đầu đi ra thế giới. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến sự “vươn vai” của hàng hoá Việt Nam vào thị trường quốc tế, trong đó không thể không kể đến sự lớn mạnh của mặt hàng thuỷ sản. Đây là mặt hàng có thế mạnh lớn bởi nước ta có vùng chủ quyền khai thác rộng lớn. Hiện nay, Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với nhu cầu nhập khẩu lớn, đa dạng và ổn định; và đặc biệt là chúng ta đã có những thuận lợi về xuất khẩu sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký kết nhưng chúng ta nhận thấy một thực tế khách quan là phần lớn các công ty Thuỷ sản của nước ta muốn (hoặc đã) xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn.Và công ty thuỷ sản II Quảng Ninh không nằm ngoài tình trạng này, ông Ngô Duy Thực – Giám đốc công ty cho biết: “Mỹ là một thị trường rộng lớn và phức tạp nên có thể gây choáng ngợp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam”. Vấn đề đặt ra là tại sao công ty thuỷ sản II Quảng Ninh đến nay mới “bắt đầu” nhận thấy rằng vào thị trường Mỹ lắm lợi ích và cũng đầy khó khăn thử thách? Bài viết “Ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ tới hoạt động kinh doanh của công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh” sẽ phân tích những khó khăn về luật pháp Mỹ và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục những khó khăn ấy khi công ty kinh doanh trên thị trường Mỹ. Bài viết này bao gồm ba chương: Chương I: Công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninhvà ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ Chương II: Tác động của môi trường luật pháp Mỹ đến hoạt động kinh doanh của công ty Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp giúp công ty khắc phục những khó khăn khi kinh doanh ở Mỹ Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Hường – Chủ nhiệm Bộ môn Kinh Doanh Quốc Tế đã giúp đỡ và tận tình hướng dẫn để em hoàn thành đề tài này. Mặc dù em đã rất nỗ lực nhưng do khuôn khổ thời gian hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận những ý kiến nhận xét và những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. CHƯƠNG I: CÔNG TY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN II QUẢNG NINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP MỸ 1.1.MỸ – MỘT THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN ĐẦY TIỀM NĂNG Mỹ đang là một thị trường nhiều triển vọng mà Việt nam mới bắt đầu khai thác. Thị trường này có sức mua rất lớn và giá cả tương đối ổn định, tuy nhiên trong thời gian qua, hàng thuỷ sản Việt nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ. Với GDP bình quân đầu người năm 2000 là 32000USD, mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế là 4%/năm, Mỹ là một thị trường có sức tiêu dùng rất cao, đặc biệt là hàng thuỷ sản. Trung bình mỗi năm người Mỹ tiêu dùng 4,9 pounds thuỷ sản tương đương 8 kg, tăng 44,6% so với năm 19960 và 19,5% so với năm 19980. Trong tương lai, mức tiêu thụ thuỷ sản ngày càng tăng mạnh do xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ chuyển sang sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính trong gia đình. Theo thống kê của Bộ thuỷ sản Mỹ, người Mỹ hiện sử dụng xấp xỉ 20% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, trong số đó thì hơn một nửa là thuỷ sản nhập khẩu. Tại Mỹ có nhiều cơ sở chế biến phải sử dụng nguyên liệu ngoại nhập. Có khoảng 1000 cơ sở chế biến cả nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu ngoại nhập. Do đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt nam. Chỉ cần tăng lên 1% trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ cũng đã mở ra cơ hội vàng cho Việt nam tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên gấp hai lần. Chính vì vậy, ngay từ năm 1994, Việt nam đã bắt đẫu xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ với kim ngạch khoảng 6 triệu USD. Và con số nay đã được tăng lên nhanh chóng qua các năm, 1999 xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này đạt 125,9 triệu USD, năm 2000 đạt 304,359 triệu USD, và đến năm 2001, đã tăng lên 500 triệu USD, biến thị trường Mỹ trở thành thị trường chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam, từ 11,6% thị phần năm 1998 đã tăng lên 28,92% vào năm 2001 và khả năng thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường Mỹ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, trong thời gian vừa qua, Ngành thuỷ sản Việt nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. Đó là các nhà sản xuất cá nheo của Mỹ đang thực hiện các biện pháp để hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm cá tra và cá basa của ta, như tuyên truyền cá của Việt nam không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi trồng trong điều kiện ô nhiễm. Đồng thời một số Nghị sỹ của Mỹ yêu cầu áp dụng luật chống phá giá do giá cá của ta rẻ hơn cá catfish của Mỹ 1USD/kg và tốc độ xuất khẩu vào Mỹ tăng nhanh. Và đặc biệt ngày 1/7/2000 họ còn đưa ra Quốc hội Hoa kỳ dự luật HR 2439, gọi là ( Country of origin labelling Bill” ( nhãn mác của nước xuất xứ). Dự luật HR2330 liên quan đến cá tra và cá basa của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ. 1.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO MỸ TRONG NHỮNG NĂM QUA Bắt đầu từ năm 1994, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, những lô hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam đã có mặt trên thị trường Mỹ. Từ đó trở đi cho đến tháng 7 năm 2000, mặc dù chưa ký Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, nhưng giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn tăng đều đặn và tăng đột biến vào những năm 1995, 2000 và 2001, Mỹ đã vượt Nhật, trở thành nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam (xem bảng trang bên). Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, tôm đông chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu thông báo của Hải quan Mỹ thì năm 2001 Việt Nam chỉ đứng thứ nhì sau Thái Lan với khối lượng trên 32.000 tấn và đạt giá trị là 417,8 triệu USD. Kế đến là mặt hàng cá tra, cá basa, đứng thứ ba là cá ngừ và thứ tư là các “ sản phẩm khác” bao gồm cá philê đông, cua tươi, cá biển đông, cá nước ngọt đông, cua đông… Cơ cấu giá trị xuất khẩu 4 loại thuỷ sản trên đây của Việt Nam vào Mỹ năm 2002 tương ứng như sau: tôm 79,8%; cá tra, basa 4,5%; cá ngừ 4,1%; và các sản phẩm khác 11,6%. Theo thống kê của Mỹ, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đa dạng về chủng loại, có tới 135 loại sản phẩm khác nhau. Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trườn Mỹ (triệu USD) STT  Năm  Kim ngạch xuất khẩu  Tốc độ tăng trưởng      Kim ngạch xuất khẩu  Tỷ lệ (%)   1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 (ước tính)  5,78 19,498 33,988 39,83 80,20 129,50 298,22 523,60 631,20 767,54  - 13,71 14,49 5,85 40,37 49,30 68,72 228,85 107,60 136,34  - 237,2 74,3 17,2 101,3 61,5 130,2 75,6 20,5 21,6   (Nguồn: Bộ thuỷ sản và tính toán của tác giả) Theo đánh giá của người tiêu dùng Mỹ thì các loại sản phẩm thuỷ sản của ta là có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon vì nuôi chủ yếu theo kiểu quảng canh và quảng canh cải tiến nên nên vị tôm ngọt tự nhiên, ngon hơn tôm nuôi công nghiệp của Thái Lan và Indonesia nên thường bán được giá cao hơn. Thí dụ, năm 2000, mặc dù Việt Nam chỉ xuất 15.000 tấn tôm nhưng giá trị rất cao – 224 triệu USD. Trong khi đó Ấn Độ xuất những 26.000 tấn mà chỉ thu được có 223 triệu USD. Tính ra 1 kg tôm của Việt Nam bán được 14,934 USD, của Mehico là 13,961 USD, của Thái Lan là 11,895 USD và của ấn Độ là 8,076 USD. 1.3. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN II QUẢNG NINH Xí nghiệp xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh được thành lập từ năm 1988, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Năm 1992, Xí nghiệp được nâng cấp thành Công ty. Bình mới rượu cũ, những khó khăn tích tụ. Năm 1996 – 1997, Công ty gặp những khó khăn rất lớn tưởng như khó có thể vượt qua do thiếu cán bộ quản lý, vốn ít, thiết bị lạc hậu, nhà xưởng, kho tàng chật chội, sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường thế giới. Và 300 công nhân không đủ việc làm, có nhiều người đã bỏ sang các doanh nghiệp khác. Đây cũng chính là thời điểm thách thức đối với mỗi thành viên của Công ty. Ban lãnh đạo Công ty cùng với cán bộ công nhân viên tâm huyết đã chung sức tháo gỡ khó khăn, mạnh dạn đầu tư mở rộng nhà xưởng, đổi mới thiết bị để sản xuất những sản phẩm tinh chế có giá trị gia tăng, mở rộng ngành nghề kinh doanh với phương châm đa phương bạn hàng, đa dạng sản phẩm, tích cực tìm thị trường đầu ra cho xuất khẩu. Những cố gắng ấy dã có kết quả xứng đáng. Năm 1998, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,5 triệu USD, gấp hơn hai lần năm 1997. Những năm 1997 – 1998 là thời điểm đột phá, tạo đà phát triển cho doanh nghiệp những năm về sau.Và đây là năm đầu tiên công ty bắt đầu thâm nhập vào thị trường Mỹ. Có thể kể ra những nhân tố sau đây đã thúc đẩy công ty thâm nhập vào thị trường Mỹ: + Đường lối của đảng và chính phủ thông thoáng tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đặc biệt đáng chú ý là chính phủ đã thông qua cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Việt nam giai đoạn 2001 – 2005. Với cơ chế mới này mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ những rào cản pháp lý, thủ tục gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu. Khả năng tiếp cận với thị trường Quốc tế trong đó có thị trường Mỹ của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản sẽ nhiều hơn, thuận lợi hơn. + Nhà nước dành nhiều sự quan tâm cho ngành thuỷ sản: Với những chương trình hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của Ngành thuỷ sản; chương trình đánh bắt xa bờ; chương trình đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ để phát triển ngành thuỷ sản; với sự hỗ trợ toàn diện của Nhà nước, Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản ra đời, trở thành cơ quan có thẩm quyền về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường. Mới đây chương trình chuyển đổi một số vùng trồng lúa sang phối hợp nuôi trồng thuỷ sản đã mở ra khả năng to lớn cho sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam. + Nhà nước đã ký gần 80 hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước trong đó hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được thông qua vào tháng 12/2001 mở ra khả năng to lớn cho thuỷ sản Việt Nam nói riêng và cho các hàng hoá xuất khẩu nói chung có điều kiện thuận lợi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. + Sự ra đời hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam 12/6/1998 là một mốc son tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành thuỷ sản năm bắt thông tin, nâng cao khả năng tiếp thị, trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển xuất khẩu trong đó có xuất khẩu vào thị trường Mỹ. + Cùng với sự phát triển của ngành đã hình thành một lớp doanh nhân mới am hiểu về thị trường, kinh nghiệm quản lý kinh doanh được tích luỹ, họ đã xây dựng được các mối quan hệ thương mại tốt với các đối tác của Mỹ, đây là tiền đề để duy trì và phát triển thị trường. + Chất lượng sản phẩm của công ty được quản lý theo tiêu chuẩn HACCP từ năm 1999 và là một trong hai doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tiên của miền Bắc được Cộng đồng châu Âu cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp vào 15 nước thành viên EU. Đây là thuận lợi đầu tiên giúp cho công ty xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Tuy vậy, khi thâm nhập vào thị trường Mỹ công ty cũng đã gặp phải những khó khăn như: * Những nhân tố khách quan: + Thị trường Mỹ quá rộng và lớn, hệ thống luật pháp của Mỹ rất phức tạp. Trong khi đó công ty mới tiếp cận thị trường này, sự hiểu biết về nó và kinh nghiệm tiếp cận với thị trường chưa nhiều. + Thị trường Mỹ ở quá xa Việt Nam, chi phí vận tải và bảo hiểm lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng hoá từ Việt Nam đưa sang Mỹ tăng lên. Hơn nữa thời gian vận chuyển dài làm cho hàng thuỷ sản tươi sống bị giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ so với hàng hoá từ các nước châu Mỹ la tinh có điều kiện khí hậu tương tự ta đưa vào Mỹ. +Tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất cao, thị trường Mỹ nhập khẩu hàng thuỷ sản từ rất nhiều nước khác nhau trong đó có những nước có lợi thế tương tự như Việt Nam đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu, cho nên chính phủ và các doanh nghiệp của các nước này đều quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thâm nhập dành thị phần trên thị trường Mỹ. Đây cũng được xem là khó khăn khách quan tác động đến khả năng thúc đấy xuất khẩu thuỷ sản của công ty vào thị trường này. * Những nhân tố chủ quan + Năng lực chế biến thuỷ sản đông lạnh hiện tại được đánh giá là dư thừa so với nguồn nguyên liệu hiện có . Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc tranh mua nguyên liệu gay gắt giữa các doanh nghệp, giá nguyên liệu ngày một bị đẩy lên cao, thêm vào đó , các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển nhanh hơn tốc độ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đã làm giảm tính cạnh tranh về giá của sản phẩm. + Cơ sở vật chất phục vụ cho đánh bắt, bảo quả và chế biến thuỷ sản đã được cải thiện đáng kể nhưng tỷ lệ các cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản mới đạt ở mức trung bình và yếu còn chiếm tỷ trọng cao, đây là nhân tố tac động đến chất lượng và vệ sinh an toàn của hàng thuỷ sản xuất khẩu. + Tỷ lệ hàng thuỷ sản xuất khẩu dưới dạng thô ít qua chế biến còn cao đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, ảnh tới việc tạo dựng sản phẩm thuỷ sản độc đáo riêng có của Việt Nam trên thị trường Mỹ và cũng ít khai thác được lợi thế do giảm thuế suất thuế nhập khẩu mà hiệp định thương mại Việt -Mỹ mang lại. + Một nhân tố nữa ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ là tình trạng thiếu vốn kinh doanh ở tất cả các khâu: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, thương mại. Công ty phải tự bươn trải vay vốn với lãi suất cao ảnh hưởng tới giá thành thuỷ sản xuất khẩu. Trong năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn do các quy định kiểm tra của Mỹ, do tình hình nguyên liệu không ổn định nhưng công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh vẫn hoàn thành kế hoạch nhà nước; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 16 triệu USD, tăng 17% so với năm 2001; sản xuất 7.685 tấn thành phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường như Nhật Bản, Eu, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông… Trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty. Tuy vậy, khi kinh doanh trên thị trường Mỹ, công ty đánh giá các cơ hội và thách thức luôn đi cùng nhau. Điều quan trọng là phải biết khắc phục những khó khăn thử thách và phải biết nắm lấy những cơ hội để vượt qua và phát triển. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Hiệp định thương mại Việt – Mỹ thông qua đã mở rộng cánh cửa cho công ty đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, một thị trường mà dung lượng hàng hóa và khả năng tiêu thụ rất lớn. Tuy vậy, Mỹ là một thị trường còn khá mới mẻ đối với công ty nên khả năng rủi ro xảy đến với công ty khi xuất khẩu sang Mỹ cũng lớn hơn so với thị trường khác. Thách thức lớn đang đặt ra đối với công ty là hệ thống luật pháp vô cùng phức tạp của Mỹ. Những quy định ngặt nghèo của Mỹ về hàng hoá nhập khẩu là những trở ngại lớn đối với công ty và nếu không có sự nỗ lực cao, công ty sẽ không dễ đàng vượt qua rào cản này. Những khó khăn đối với công ty không phải do hệ thống pháp luật của Mỹ còn có nhiều thiếu sót, thiếu đồng bộ, mà do hệ thống đó quá phức tạp. Ông Ngô Duy Thực – Giám đốc công ty cho rằng: “ xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ phải xuyên qua một rừng luật lệ. Những doanh nghiệp nào nắm bắt và hiểu rõ được những luật lệ kinh doanh và tập quán tiêu thụ ở Mỹ mới có thể có khả năng gặt hái được ít nhiều kết quả ở thị trường Mỹ”. Tuy nhiên, công ty khó mà nắm bắt hết hệ thống luật lệ Liên bang và các bang ở Mỹ. Chúng ta biết rằng, bên cạnh hệ thống pháp luật Liên bang, các bang ở Mỹ đều có hệ thống pháp luật riêng.Trong đó có nhiều điều khoản điều chỉnh một vấn đề lại khá khác biệt nhau. Hơn nữa, các Thống đốc bang ở Mỹ đều có thẩm quyền rất lớn trong điều chỉnh các hoạt động kinh tế thương mại. Chính vì khó khăn phức tạp như vậy, việc xúc tiến nhập khẩu hàng hóa vào htị trường Mỹ thường phải thông qua các nhà môi giới hải quan. Một điểm đáng lưu ý khác là trong nhiều thập kỷ qua, chính sách thương mại Mỹ luôn hướng tới tự do hoá thương mại toàn cầu (thông qua WTO), khu vực (các hiệp định thương mại khu vực, như NAFTA), và đặc biệt ở cấp độ song phương với hàng loạt hiệp định thương mại song phương giữa Mỹ với các nước khác. Các quy định của Luật Thương mại Mỹ rất chặt chẽ. Và hệ thống Luật thuế và thuế của Mỹ nổi tiếng là rắc rối và ngày càng phức tạp. Nhiều loại thuế ở 50 bang được áp dụng không chỉ ở cấp liên bang, bang mà còn ngay cả ở cấp thấp hơn ( cấp địa phương). Hơn nữa,người đóng thuế (cá nhân, công ty) đều phải tự khai thu nhập và nộp thuế dựa trên thu nhập được khai, chứ không phải chờ cơ quan thuế. Chính do sự phức tạp này mà ngay cả người dân Mỹ cũng phải thường xuyên thuê dịch vụ của các nhà khai thuế chuyên nghiệp nhằm tránh rủi ro bị phạt do khai sai, nộp chậm thuế… Về phía công ty thuỷ sản II Quảng Ninh trong quan hệ buôn bán với Mỹ, nhất là khi thực hiện xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ, công ty đã và đang gặp phải những khó khăn trở ngại sau đây:
Luận văn liên quan