Đề tài Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất ở Hà Nội

1. Lý do chọn đề tài: Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu Á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt. Quá trình hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trở thành một xu hướng nổi bật của các quốc gia đang phát triển vào thập kỉ 50-60. Tốc độ phát triển của dân số đô thị ở các nước đang phát triển đã nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển. Theo “Báo cáo phát triển thế giới 2003” đã dự đoán đến năm 2050, lần đầu tiên trong lịch sử, đa số người dân ở các nước đang phát triển sẽ được sống ở các đô thị và các thành phố. Nhưng người ta cũng khẳng định tính có hại của đời sống đô thị, sự suy thoái về môi trường, cạn kiệt tài nguyên, các ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của con người, Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến hải đảo, không đâu là không mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Hệ thống acủa đất nước. Đặc biệt ở các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội-TP Hồ Chí Minh việc đô thị hóa diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, điều này đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. áp lực với đất đai là điều không thể tránh khỏi bởi chúng ta chỉ có thể sử dụng sao cho hợp lí nguồn của cải quốc gia chứ không thể thay đổi quỹ đất được Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị đã tác động đến một bộ phận dân cư. Nói đến đô thị người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên các đô thị lớn cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất lao động cao hơn. Nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Nhưng chúng ta cũng nên nhìn nhận cả mặt trái của quá trình đô thị hóa. Một trong số đó là quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mất đất. Việt Nam đang chứng kiến một tốc độ đô thị hoá cao chưa từng có. Lượng dân cư vào đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm có khoảng 1 triệu dân cư toàn quốc tiếp tục tham gia vào “đại gia đình” đô thị. Toàn quốc hiện có trên 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ, trong đó có 93 thành phố cấp tỉnh, thành. Riêng Hà Nội dự kiến tỉ lệ đô thị hoá đạt 30-32% vào năm 2010 và 55-62.5% trong năm 2020 và dân số đô thị đến năm 2010 là 3.9 - 4.2 triệu người, năm 2020 là 7.9-8.5 triệu người. Do vậy, đất đai sử dụng để xây nhà ở và các cơ sở hạ tầng là rất thiếu thốn. Từ nay đén năm 2010, theo kế hoạch sử dụng đất, Hà nội sẽ thực hiện thu hồi, chuyển hơn 5.200ha đất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu phát triển đô thị (Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội cho biết, theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2025, quy mô Hà Nội sẽ được mở rộng lên mức xấp xỉ 1.975km2, rộng hơn gấp đôi so với hiện nay). Xuất phát từ thực tiễn cũng như ảnh hưởng của quá trình đô thi hóa, nhóm 2 nghiên cứu 1 phần nhỏ của quá trình đô thị hóa tác động đến người dân : “Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất”. Chúng em hi vọng với đề tài này, sẽ có cách nhìn sâu hơn, thực tế hơn về tình cảnh người nông dân mất đất. 2. Đối tượng, phạm vi, thời gian, phương pháp nghiên cứu: -Đối tượng: Các vùng nông thôn có sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu đụ thị đặc biệt là các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội -Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, định tính, tổng hợp trên cơ sở các số liệu đã được thu thập, từ đó rút ra những kết luận, những nhận định, diễn biến xảy ra trong thực tế và xu hướng trong tương lai. - Pham vi nghiên cứu: Vùng ngoại thành ven đô thành phố Hà Nội, như các khu đô thị như Trung Hòa Nhân Chính, Định Công, Đông Anh, . - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến nay 3.Tài liệu tham khảo - Giáo trình “kinh tế đô thị” của GS.TS Nguyễn Đình Hương và Thạc sĩ Nguyễn Hữu Đoàn. Nhà xuất bản giáo duc 2002 - Giáo trình “quản lý đô thị” của GS.TS Nguyễn Đình Hương và Thạc s ĩ Nguyễn Hữu Đoàn. Nhà xuất bản thống kê -Trang web vietbaovietnam.vn -Trang web vn eppress.vn -Trang web bộ nông nghiệp phát triển nông thôn -Trang web bộ lao động thương binh xã hội -Trang web bộ t ài nguyên môi trường -Trang web cục thông kê -Trang web hội nông dân việt nam -Báo lao động số 218 ngày 20/9/2007 4.Kết cấu bài viêt: 1.Tính cấp thiết của đề tài 2. Đối tượng, phạm vi, thời gian,phương pháp nghiên cứu 3. Tài liệu tham khảo 4. Kết cấu bài viết 5.Câu hỏi nghiên cứu 5.1. Đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến nông dân mất đất 5.2. Chính sách nào giải quyết tình trạng mất đ ất của người dân 6. Cơ sở l ý thuyết 7.Thực trạng 7.1 Thực trạng về đất nông nghiệp và người nông dân mất đất 7.2 Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng tới người dân 7.3 Giải pháp 8. Kết luận.

docx27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lý do chọn đề tài: Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu Á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt. Quá trình hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trở thành một xu hướng nổi bật của các quốc gia đang phát triển vào thập kỉ 50-60. Tốc độ phát triển của dân số đô thị ở các nước đang phát triển đã nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển. Theo “Báo cáo phát triển thế giới 2003” đã dự đoán đến năm 2050, lần đầu tiên trong lịch sử, đa số người dân ở các nước đang phát triển sẽ được sống ở các đô thị và các thành phố. Nhưng người ta cũng khẳng định tính có hại của đời sống đô thị, sự suy thoái về môi trường, cạn kiệt tài nguyên, các ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của con người,… Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến hải đảo, không đâu là không mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Hệ thống acủa đất nước. Đặc biệt ở các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội-TP Hồ Chí Minh việc đô thị hóa diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, điều này đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. áp lực với đất đai là điều không thể tránh khỏi bởi chúng ta chỉ có thể sử dụng sao cho hợp lí nguồn của cải quốc gia chứ không thể thay đổi quỹ đất được Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị đã tác động đến một bộ phận dân cư. Nói đến đô thị người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên các đô thị lớn cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất lao động cao hơn. Nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Nhưng chúng ta cũng nên nhìn nhận cả mặt trái của quá trình đô thị hóa. Một trong số đó là quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mất đất. Việt Nam đang chứng kiến một tốc độ đô thị hoá cao chưa từng có. Lượng dân cư vào đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm có khoảng 1 triệu dân cư toàn quốc tiếp tục tham gia vào “đại gia đình” đô thị. Toàn quốc hiện có trên 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ, trong đó có 93 thành phố cấp tỉnh, thành. Riêng Hà Nội dự kiến tỉ lệ đô thị hoá đạt 30-32% vào năm 2010 và 55-62.5% trong năm 2020 và dân số đô thị đến năm 2010 là 3.9 - 4.2 triệu người, năm 2020 là 7.9-8.5 triệu người. Do vậy, đất đai sử dụng để xây nhà ở và các cơ sở hạ tầng là rất thiếu thốn. Từ nay đén năm 2010, theo kế hoạch sử dụng đất, Hà nội sẽ thực hiện thu hồi, chuyển hơn 5.200ha đất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu phát triển đô thị (Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội cho biết, theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2025, quy mô Hà Nội sẽ được mở rộng lên mức xấp xỉ 1.975km2, rộng hơn gấp đôi so với hiện nay). Xuất phát từ thực tiễn cũng như ảnh hưởng của quá trình đô thi hóa, nhóm 2 nghiên cứu 1 phần nhỏ của quá trình đô thị hóa tác động đến người dân : “Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất”. Chúng em hi vọng với đề tài này, sẽ có cách nhìn sâu hơn, thực tế hơn về tình cảnh người nông dân mất đất. 2. Đối tượng, phạm vi, thời gian, phương pháp nghiên cứu: -Đối tượng: Các vùng nông thôn có sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu đụ thị đặc biệt là các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội -Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, định tính, tổng hợp trên cơ sở các số liệu đã được thu thập, từ đó rút ra những kết luận, những nhận định, diễn biến xảy ra trong thực tế và xu hướng trong tương lai. - Pham vi nghiên cứu: Vùng ngoại thành ven đô thành phố Hà Nội, như các khu đô thị như Trung Hòa Nhân Chính, Định Công, Đông Anh,….. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến nay 3.Tài liệu tham khảo - Giáo trình “kinh tế đô thị” của GS.TS Nguyễn Đình Hương và Thạc sĩ Nguyễn Hữu Đoàn. Nhà xuất bản giáo duc 2002 - Giáo trình “quản lý đô thị” của GS.TS Nguyễn Đình Hương và Thạc s ĩ Nguyễn Hữu Đoàn. Nhà xuất bản thống kê -Trang web vietbaovietnam.vn -Trang web vn eppress.vn -Trang web bộ nông nghiệp phát triển nông thôn -Trang web bộ lao động thương binh xã hội -Trang web bộ t ài nguyên môi trường -Trang web cục thông kê -Trang web hội nông dân việt nam -Báo lao động số 218 ngày 20/9/2007 4.Kết cấu bài viêt: 1.Tính cấp thiết của đề tài 2. Đối tượng, phạm vi, thời gian,phương pháp nghiên cứu 3. Tài liệu tham khảo 4. Kết cấu bài viết 5.Câu hỏi nghiên cứu 5.1. Đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến nông dân mất đất 5.2. Chính sách nào giải quyết tình trạng mất đ ất của người dân 6. Cơ sở l ý thuyết 7.Thực trạng 7.1 Thực trạng về đất nông nghiệp và người nông dân mất đất 7.2 Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng tới người dân 7.3 Giải pháp 8. Kết luận. 5. Câu hỏi nghiên cứu 5.1. Đô thị hoá ảnh hưởng như thế nào đến người dân bị mất đất? Hàng loạt khu công nghịêp, khu đô thị mọc lên như một tất yếu trong quá trình Đô thị hoá thành phố Hà Nội. Duy chỉ có điều, người nông dân, hay nói chính xác hơn là những người có diện tích đất bị thu hồi đang phải đứng ngoài quá trình này, thậm chí họ cũng bị rơi vào cảnh bần cùng hoá. Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2001-2005, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng diện tích đất bị thu hồi cả nước đã lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất Nông nghiệp), tức là mỗi năm thu hồi gần 73,3 nghìn ha, trong đó Hà Nội là 7,776 nghìn ha. Và Hà Nội cũng là thành phố có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất nước với 138.291 hộ. Qua điều tra, khảo sát, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ở đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế, xã hội của nông dân. Ở những nơi bị thu hồi đất, có đến 67% số hộ vẫn phải quay lại nghề nông, chỉ có 13% có nghề mới ổn định. Nhưng ngặt một nỗi, những hộ dân muốn quay lại nghề cũ cùng chẳng có đất mà sản xuất, cuối cùng họ rơi vào cảnh thất nghiệp, kéo theo hàng loạt tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc… Nan giải hơn cả là điều kiện sống của người nông dân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi chỉ có 29% số hộ có điều kiện sống tốt hơn, còn lại tới 34,5% hộ mức sống thấp hơn so với trước khi bị thu hồi đất. Sau khi bị thu hồi, 60% số hộ vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, 9% số hộ làm dịch vụ, 6% số hộ sinh kế bằng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, còn lại là các ngành nghề khác. Chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước, trong khi có tới 53% số hộ thu nhập giảm so với trước. Bản thân nông dân là những người nghèo nhất, nhưng cùng với quá trình Đô thị hoá, họ lại bị kéo vào vòng xoáy của nghèo đói! Theo điều tra, phần lớn số tiền đền bù đất, người nông dân đều dùng vào việc mua sắm, xây dựng nhà cửa, có tiết kiệm lắm cũng chỉ được được 5-7 năm là họ tiêu hết số tiền đó và hậu quả người dân rơi vào tình trạng vô sản. Và cũng chính điều này dẫn đến số lao động dôi dư ra, nhất là độ tuổi từ 35-60 còn tồn rất nhiều. Cũng theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó các khu vực kinh tế trọng điểm là nơi có diện tích chuyển đổi lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích thu hồi. Điều đáng lưu ý là hầu hết diện tích đất bị chuyển đổi nói trên đều thuộc các vị trí thuận tiện cho canh tác, thu hoạch, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ (những nơi gần trung tâm, các trục đường lớn) tại Hà Nội. Thực trạng trên đã ảnh hưởng lớn tới đời sống và việc làm của hàng chục vạn người dân. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trung bình cứ mỗi hộ bị mất đất có khoảng 1,5 lao động bị mất việc làm, cứ mỗi ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi sẽ có 20 lao động nông nghiệp bị mất việc làm. Chỉ tính trong 3 năm (2001-2004) đã có gần 8 vạn lao động mất việc làm (bình quân 2 lao động/hộ). Không thể phủ nhận những lợi ích lớn lao, lâu dài của việc triển khai các dự án, tuy nhiên quá trình thu hồi đất của nông dân, chuyển đổi mục đích sử dụng đã có những vấn đề xã hội nảy sinh. Trước khi lấy đất, chính quyền thành phố Hà Nội và các chủ doanh nghiệp đều hứa và hơn thế còn cam kết là sẽ nhận tỷ lệ khá cao thanh niên và người lao động trên địa bàn vào làm việc tại doanh nghiệp. Nhưng phần lớn lời hứa đều "gió bay", các chủ đầu tư thường "ngoảnh mặt", không nhận lao động theo cam kết, nếu có nhận chỉ là chiếu lệ rồi lại sa thải không thương tiếc bởi cái cớ họ không có tay nghề, không đáp ứng được công nghệ mới, nên phải tuyển lao động các nơi khác đến. Vì vậy tình trạng thiếu việc làm hoặc mất việc làm của nông dân mất đất do quá trình đô thị hoá ngày càng tăng. Người nông dân mất đất tìm lối đi mới – Chuyển nghề. Nhưng thật không dễ! Sự khó khăn trong chuyển nghề, tìm việc làm mới đối với lao động không còn đất là do vấp phải những rào cản mà trước tiên là trình độ của người lao động. Thực tế chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học và 14% được đào tạo chuyên môn sơ cấp trở lên, cá biệt có nơi có tới hàng ngàn lao động mất việc làm nhưng chỉ có 10-20 người đã qua đào tạo, trong khi các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động có tay nghề trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cao. Hơn nữa số lượng lao động đã quá tuổi tuyển dụng (trên 35) rất khó thích nghi với công việc mới lại chiếm trên 50%. Một nguyên nhân thường gặp nữa là nhận thức của người lao động còn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ Nhà nước, vào tiền đền bù mà chưa tự mình tìm việc làm và việc tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao động còn hạn chế. Hầu hết các hộ nông dân ở Hà Nội sau khi bị thu hồi ruộng đất đời sống khó khăn do không có việc làm mà "miệng ăn núi lở". Đã xuất hiện những tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm … ở các vùng ven được "đô thị hoá". Bên cạnh đó, những vấn đề về môi trường như ô nhiễm nguồn nước, giảm diện tích cây xanh, chất thải chưa được xử lý … cũng xuất hiện tại các khu công nghiệp, đô thị mới trong thành phố 5.2 Chính sách nào giải quyết tình trạng mất đất của người dân trong quá trình đô thị hoá Để giải quyết tình trạng nông dân mất đất, lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh&Xã hội cho rằng, Hà Nội cần có chính sách đào tạo nghề đi trước, đón đầu khi có kế hoạch, quy hoạch phát triển, để đến khi công trình hoàn thành, các doanh nghiệp có thể tuyển dụng lao động vào làm việc ngay. Bộ đã đề ra giải pháp trong thời gian tới sưc hỗ trợ cho đào tạo dạy nghề cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, lập quỹ hỗ trợ đào tạo tại chỗ chuyển đổi nghề đối với lao động trên 35 tuổi với những công việc không đòi hỏi kĩ năng phức tạp. Sở Lao Động và Thương Binh Xã Hội Hà Nội dự kiến mỗi người ở độ tuổi lao động khi bị thu hồi đất nông nghiệp nếu muốn tham gia học nghề để chuyển đổi việc làm sẽ được hưởng một xuất đào tạo trị giá 1,5 triệu đồng/người. Ngoài ra, Sở đề xuất thêm đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi học nghề sẽ bao gồm cả con em nông dân từ bậc học phổ thông đến học nghề, cao đẳng và đại học Giải pháp khác là đào tạo phương pháp quản lý tiếp cận thị trường cho đội ngũ kinh doanh vừa và nhỏ, tạo cơ hội mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động. Hà Nội cũng đã chọn xuất khẩu lao động như một hướng tích cực trong giải quyết việc làm. Nhưng việc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Ngươì Hà Nội chê thị trường lao động Malayxia, Đài Loan vì lương thấp, vất vả.Họ chỉ thích sang Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi trình độ tay nghề lại không đáp ứng nổi.Để thu hút số người nghèo đi lao động xuất khẩu, sở Lao Động Thương binh và Xã Hội Hà Nội đề suất với Uỷ ban thành phố có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động như thưởng 700.000-1,5 triệu đồng nếu doanh nghiệp đưa được 1 lao động đi xuất khẩu, người đi cũng được hỗ trợ 1,2 triệu đồng. Và để thúc đẩy hoạt động này,các doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu cần trú trọng tới khâu đào tạo nghề,ngoại ngữ, ý thức kỉ luật cho người lao động.Đặc biệt, sắp tới bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội sẽ đầu tư xây khoảng 20 doanh nghiệp mạnh về xuất khẩu lao động,giảm số doanh nghiệp hiện nay, thành lập hiệp hội xuất khẩu lao động để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế,tham gia đấu thầu các dự án, công trình có sử dụng nhiều lao động nước ngoài. Còn theo bà Phan Lệ Xiêm – Phó ban Kinh tế (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam), để người nông dân có việc làm cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ sau khi hị bị thu hồi đất, nhất là dạy nghề, tạo việc làm mới. Đặc biệt, có cơ chế giám sát chặt chẽ trong việc doanh nghiệp ưu tiên nông dân và con em nông dân sau khi bị thu hồi đất được đào tạo và vào làm việc tại công ty. Theo giải pháp mà bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn đưa ra thì ngoài chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chính sách phát triển đô thị nông nghiệp và dịch vụ liền kề cũng cần được chú trọng. Cụ thể, áp dụng các tiến bộ mới để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đã tạo việc làm mới cho người nông dân bằng việc xây dựng các ki-ốt bán hàng, hệ thống phụ trợ để người nông dân vào đó làm việc. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm : quỹ này được hình thành từ một phần của khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp khi sử dụng đất, tiền chênh lệch giữa giá đất đền bù với đất nông nghiệp trước khi bị thu hồi và giá đất chuyên dụng đã được chuyển đổi sau khi thu hồi. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không chỉ sang đất công nghiệp mà còn để sản xuất dịch vụ; mở rộng đô thị; xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc chuyển đổi này là tất yếu, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với lao động trong quá trình Đô thị hoá Hà Nội. Tuy nhiên thời gian qua bên cạnh mặt tốt đáp ứng nhu cầu cho phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ … thì cũng còn tồn tại một số vấn đề đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho những người bị thu hồi đất. Phải có chính sách đền bù thoả đáng cho người bị thu hồi đất; giải quyết việc làm trên cơ sở định cư tại chỗ là chính. Ví dụ, bên cạnh khu công nghiệp, dịch vụ phải qui hoạch tái định cư, xây dựng khu dân cư tự phục vụ chính khu công nghiệp dich vụ đó. Một giải pháp nữa, không chỉ đào tạo nghề cho nhưng nơi đã đền bù giải toả mà phải chủ động có kế hoạch đào tạo đối với những vùng dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Một giải pháp nữa, trong khâu chỉ đạo tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng thì việc tái định cư và giải quyết việc làm cho người lao động không còn đất sản xuất phải được coi là bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu trong phương án đền bù giải toả thu hồi đất. Hội đồng giải phóng mặt bằng ở địa phương nên có ngành Lao động xã hội tham gia, đối với những khu vực giải toả đất của nông dân nên có Hội nông dân tham gia để họ được nói lên tiếng nói của họ. Thứ trưởng Nguyễn Lương Trào cho biết, hầu hết các địa phương đều yêu cầu hoặc khuyến khích các doanh nghiệp đóng tại địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi ưu tiên tuyển lao động tại chỗ. Thành phố Hà Nội quy định mỗi hecta đất thu hồi phục vụ cho dự án, chủ dự án phải đào tạo tại chỗ và tuyển dụng ít nhất 10 lao động địa phương. Trong khi đó việc đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất vẫn còn những bất cập. Việc đào tạo nghề vẫn còn mang tính dàn trải, ồ ạt, không dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu của thị trường lao động, chủ yếu dạy nghề mà các trung tâm dạy nghề có chứ không phải cái doanh nghiệp cần. Hệ quả là chất lượng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có nơi hỗ trợ tiền mặt cho việc học nghề nhưng không được người dân sử dụng vì họ không biết và không được định hướng chuyển đổi nghề gì cho hiệu quả. Khi thu hồi đất chưa gắn với quy hoạch tái định cư và kế hoạch cụ thể về hỗ trợ tay nghề, việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, việc thông tin, tuyên truyền đến người dân về kế hoạch, quy hoạch chuyển đổi đất thực hiện chậm trễ, chưa đầy đủ khiến người lao động bị động; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc nâng cao nhận thức và định hướng cho người dân học nghề chuyển đổi nghề phù hợp sau khi bị thu hồi đất. Một giải pháp được đề ra dựa trên cách làm của 1 số nước là dùng phần lớn tiền giải phóng mặt bằng của nông dân góp cổ phần vào các doanh nghiệp trên mảnh đất nông dân bị thu hồi. Thành phố dự kiến dùng tiền hỗ trợ đất bị thu hồi để mua trái phiếu cho người dân và nông dân sẽ sống bằng lãi suất ngân hàng. Từ nay đến năm 2010,dự kiến Hà Nội sẽ có thêm 90.000 nông dân phải ly nông. Để giải quyết bế tắc, có ý kiến đề xuất : thay tiền bằng thẻ. Cụ thể là : trong số nông dân phải ly nông có khoảng 18.000 người có nhu cầu chuyển đổi nghề với định mức 25.000 đồng/m2, đất bị thu hồi để chuyển đổi nghề có tổng kinh phí đào tạo khoảng 10,4 tỷ đồng. Thay vì việc hỗ trợ bằng tiền mặt sẽ hỗ trợ bằng thẻ ưu đãi học nghề. Với tấm thẻ này người dân có thể học một nghề nào đó tại bất kỳ trung tâm dậy nghề nào ở Hà Nội. Không những thế, sức ỳ tâm lý, thói quen, tác phong lao động của người nông dân cũng là một trở ngại. Mặc dù có tiền đền bù, hỗ trợ đào tạo nghề song không phải ai cũng biết đầu tư để tạo việc làm và có thu nhập ổn định. Phần lớn các hộ nông dân đã sử dụng tiền để xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt mà không quan tâm tới học nghề, chuyển nghề. Điều quan trọng là các chính sách trên phải được xây dựng đồng bộ ngay từ khi quy hoạch chứ không để đến khi thu hồi đất mới đề ra chính sách giải quyết. Nhà nước đã ban hành nhiều chủ chương, chính sách giúp thực hiện quá trình thu hồi đất và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. Các địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với người dân thông qua thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính Phủ như: Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi dưỡng,hỗ trợ và tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất; Nghị quyết số 01/2004/NĐ-CP củ Chính Phủ về 1 số giả pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện ngân sách nhà nước năm 2004,....Giải pháp thì đã có, việc thực hiện các giả pháp này trên thực tế đang gặp nhiều khó khăn và người nông dân không có hoặc thiếu đất canh tác vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo và tụt hậu. 6.Cơ sở lí thuyết: 6.1.Đô thị hoá. Một trong những khuynh hướng định cư lâu đời của loài người là đô thị hoá. Quá trình đô thị hoá ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đã ở trình độ khá cao như đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực …tức là vào khoảng những năm 2.000 trước công nguyên. Các khu vực đô thị lúc đầu thường mọc lên ở dọc các bờ sông thuận tiện giao thông, nguồn nước. Sự hình thành các đô thị gia tăng mạnh mẽ nhờ tiến bộ về công nghiệp của thế kỷ trước và hiện nay. Các đô thị là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi. Tiền đề cơ bản của đô thị là sự phát triển của công nghiệp hay đô thị hoá. Đô thị hoá trên thế giới từ cách mạng thủ công nghiệp ( tượng trưng là cái xa quay) . Sau đó là cách mạng công nghiệp ( tượng trưng là máy hơi nước) đã thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động cao hơn và đã làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội trên cơ sở phân công lao động xã hội. Đồng thời, cách mạng công nghệp đã tập trung hoá lực lượng sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành các khu đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị cũ. Ngay nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với đặc trưng của nó là cỗ máy vi tính, với những siêu xa lộ thông tin và điện thoại di động thì sự phát triển của đô thị hoá đã và sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mỗi nền văn minh đều tạo nên một phong cách sống, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp. Đô thị hoá là một quá trình lịch sử sản xuất hàng hoá hiện đại không ngừng phát triển, dân số không ngừng tập trung, mối quan hệ
Luận văn liên quan