Đề tài Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp dương hà gia lâm hà nội trong mùa hè và biện

Ngành chăn nuôi bò sữa nước ta đang phát triển mạnh ở nhiều vùng với tốc độ cao. Đã đến lúc cần phải quan tâm đến việc cải thiện dinh dưỡng cho người dân và đảm bảo cho ngành bò sữa phát triển bền vững. Cùng với phát triển kinh tế quốc dân, đời sống người dân càng được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm cao cấp ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng. Đặc biệt từ sau Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 về “Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010”, số lượng đàn bò không ngừng tăng nhanh qua các năm. Năm 2000 nước ta có khoảng 35.000 con bò sữa, năm 2002 có khoảng 55.000 con tăng gần 1,6 lần so với năm 2000, năm 2004 nước ta có khoảng 95.000 con gấp 2,7 lần. Tính đến tháng 8 năm 2006 cả nước có khoảng 113.000 con bò sữa gấp 3,2 lần so với năm 2000 (Cục chăn nuôi, 2007). Mục tiêu đến năm 2010 đàn bò sữa nước ta đạt số lượng 200.000 con, sản xuất được 350.000 tấn sữa, tuy tăng nhanh về số lượng nhưng ngành bò sữa nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất mà ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam đang gặp phải hiện nay là stress nhiệt. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm về mùa hè. Đây là điều kiện hoàn toàn bất lợi cho sinh lý của bò sữa. Nhiệt độ cao nhất trong mùa hè có lúc lên đến 400C. Độ ẩm hàng ngày trung bình hơn 80%, thậm chí có ngày lên tới 100%. Đây là nguyên nhân làm giảm 15 - 40% sản lượng sữa. Vì vậy, vấn đề chống stress nhiệt cho đàn bò sữa là một trong những khâu hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo khả năng sản xuất sữa, tránh những tổn thất không đáng có cho người chăn nuôi, đồng thời nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa. Hiện nay nước ta chưa có nghiên cứu đầy đủ và đồng bộ về lĩnh vực này để đưa ra các biện pháp áp dụng vào sản xuất tại một số địa phương. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp Dương Hà Gia Lâm Hà Nội trong mùa hè và biện pháp khắc phục”

doc106 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp dương hà gia lâm hà nội trong mùa hè và biện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi bò sữa nước ta đang phát triển mạnh ở nhiều vùng với tốc độ cao. Đã đến lúc cần phải quan tâm đến việc cải thiện dinh dưỡng cho người dân và đảm bảo cho ngành bò sữa phát triển bền vững. Cùng với phát triển kinh tế quốc dân, đời sống người dân càng được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm cao cấp ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng. Đặc biệt từ sau Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 về “Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010”, số lượng đàn bò không ngừng tăng nhanh qua các năm. Năm 2000 nước ta có khoảng 35.000 con bò sữa, năm 2002 có khoảng 55.000 con tăng gần 1,6 lần so với năm 2000, năm 2004 nước ta có khoảng 95.000 con gấp 2,7 lần. Tính đến tháng 8 năm 2006 cả nước có khoảng 113.000 con bò sữa gấp 3,2 lần so với năm 2000 (Cục chăn nuôi, 2007). Mục tiêu đến năm 2010 đàn bò sữa nước ta đạt số lượng 200.000 con, sản xuất được 350.000 tấn sữa, tuy tăng nhanh về số lượng nhưng ngành bò sữa nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất mà ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam đang gặp phải hiện nay là stress nhiệt. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm về mùa hè. Đây là điều kiện hoàn toàn bất lợi cho sinh lý của bò sữa. Nhiệt độ cao nhất trong mùa hè có lúc lên đến 400C. Độ ẩm hàng ngày trung bình hơn 80%, thậm chí có ngày lên tới 100%. Đây là nguyên nhân làm giảm 15 - 40% sản lượng sữa. Vì vậy, vấn đề chống stress nhiệt cho đàn bò sữa là một trong những khâu hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo khả năng sản xuất sữa, tránh những tổn thất không đáng có cho người chăn nuôi, đồng thời nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa. Hiện nay nước ta chưa có nghiên cứu đầy đủ và đồng bộ về lĩnh vực này để đưa ra các biện pháp áp dụng vào sản xuất tại một số địa phương. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp Dương Hà Gia Lâm Hà Nội trong mùa hè và biện pháp khắc phục” 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Xác định diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số ẩm nhiệt (THI - Temperature Humidity Index) tại Gia Lâm. - Bước đầu xác định ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thu nhận, lượng mước uống và năng suất của bò sữa. - Nghiên cứu giải pháp giảm stress nhiệt cho bò sữa trong mùa hè. 1.2.2. Yêu cầu Làm rõ sự tác động của nhiệt độ, ẩm độ đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận, năng suất sữa của bò sữa trong mùa hè. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái niệm về stress và stress nhiệt 2.1.1. Khái niệm stress Khái niệm stress do Hans Selie (Canada) đề cập trong bài báo “Hội chứng do các tác nhân có hại gây ra” công bố năm 1936. Theo quan điểm hiện đại, stress là trạng thái mất cân bằng nội môi của cơ thể, là một trạng thái sinh lý không bình thường xảy ra do tác động của các yếu tố bất lợi trong và ngoài cơ thể. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, có tác nhân stress mà cơ thể không duy trì được trạng thái cân bằng nội môi thì con vật lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để thích nghi. Khi bị stress, gia súc phải trải qua quá trình huy động năng lượng để chống lại tác nhân gây stress, duy trì cân bằng nội môi. Khi tác nhân stress vượt qua giới hạn chịu đựng, sự duy trì cân bằng nội môi gặp khó khăn, con vật lâm vào trạng thái stress nặng và có thể bị chết. Khi bị stress, gia súc phải huy động năng lượng tiềm tàng của cơ thể; đây là năng lượng cho tăng trọng, sinh sản và tiết sữa. Do đó, trong điều kiện stress khả năng sản xuất của gia súc giảm và gây thiệt hại cho chăn nuôi. 2.1.2. Stress nhiệt ở bò sữa Nhiệt độ môi trường và ẩm độ là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa, đặc biệt là ở bò sữa cao sản (Kadzere và cộng sự., 2002). Bởi vì các yếu tố này ảnh hưởng đến cả lượng thức ăn thu nhận và lượng nhiệt sản xuất ra trong quá trình trao đổi chất. Các nghiên cứu về bò sữa đã tập trung rất nhiều vào cải tiến di truyền và dinh dưỡng để nâng cao năng suất sữa, cũng như về khả năng khả năng điều hòa nhiệt của bò sữa (Kadzere và cộng sự., 2002). Trao đổi chất ở gia súc luôn luôn là một cân bằng động, trong đó luồng dinh dưỡng đi vào được cân bằng bởi hai quá trình đồng hóa và dị hóa và các chất dinh dưỡng khác (Kadzere và cộng sự., 2002). Bò cần dinh dưỡng để duy trì các hoạt động sinh hóa học của cơ thể sinh sản, tiết sữa, nuôi thai... Stress nhiệt ở bò sữa được hiểu là trạng thái mà tại đó do tác động của nhiệt độ, ẩm độ...bắt đầu xuất hiện các điều chỉnh ở mức độ mô bào và ở toàn bộ cơ thể gia súc, giúp nó tránh được các rối loạn chức năng sinh lý và làm cho gia súc thích nghi tốt hơn với môi trường ngoài (Kadzere và cộng sự., 2002). Ấn định được nhiệt độ cơ thể trong một giới hạn khá hẹp là hết sức cần thiết để gia súc kiểm soát được các phản ứng sinh hóa học và các quá trình sinh lý trong điều kiện trao đổi chất bình thường (Shearer và Beede, 1990). Để duy trì được trạng thái đẳng nhiệt, gia súc cần ở trạng thái cân bằng nhiệt với môi trường (Kadzere và cộng sự., 2002). Bò sữa thích hợp nhất với khoảng nhiệt độ từ 5 - 250C, đây là vùng nhiệt độ trung tính (VNTT) (Roenfeldt, 1998). Khi nhiệt độ vượt quá 260C, bò sữa đạt tới điểm, mà tại đó chúng không còn khả năng làm mát cơ thể chúng được nữa và rơi vào trạng thái stress nhiệt. Nhiệt độ cơ thể gia súc thường được duy trì bởi các hệ thống điều hòa nhiệt trong phạm vi 10C, khi nhiệt độ môi trường không quá cao hoặc quá thấp (Bligh, 1973). Stress nhiệt thường được đánh giá thông qua nhiệt độ cơ thể (Fuquay và cộng sự., 1979). Nhiệt độ cơ thể bò sữa thường rất mẫn cảm với khí hậu nóng (Akari và cộng sự., 1984). Vì thế nóng là một chỉ thị rất nhậy cảm về stress nhiệt. Mc.Dowell và cộng sự (1976) đề nghị sử dụng chỉ số nhiệt ẩm (THI) làm chỉ thị (thước đo) về stress nhiệt. THI được tính như sau: THI = 0,72 (W+D) + 40,6. Trong đó: W: nhiệt độ của nhiệt kế ướt tính bằng 0C D: nhiệt độ của nhiệt kế khô tính bằng 0C Chỉ số này được Frank Wiersma (1990) sửa đổi như sau: THI (0C) = Nhiệt độ bên khô (0C) + 0,36 x nhiệt độ bên ướt (0C) + 41,2 Bò sữa có vùng nhiệt - ẩm tối ưu để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất (Frank Wiersma, 1990) . Bảng 2.1 cho thấy bò HF sẽ không bị stress nhiệt nếu THI nhỏ hơn 72, bị stress nhẹ khi THI trong khoảng từ 72 đến 78, stress nặng khi THI từ 79 đến 88, stress nghiêm trọng khi THI từ 89 đến 98 và sẽ bị chết khi THI lớn hơn 98. Do vậy, THI là một chỉ số rất hữu ích cần phải tham khảo khi quyết định chăn nuôi bò sữa nguồn gốc ôn đới trong một vùng nhiệt đới nào đó. Đồng thời, chỉ số này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng bò hàng ngày, vì nó có thể dự đoán được vào một giai đoạn nào đó bò có thể bị stress hay không căn cứ vào. Chỉ số THI cũng phản ánh được rõ ràng rằng trong điều kiện ẩm độ càng cao thì bò đòi hỏi phải được sống trong điều kiện nhiệt độ càng thấp để không bị stress nhiệt. Đây là một khó khăn lớn cho phần lớn các vùng sinh thái ở Việt Nam. Vũ Chí Cương và cộng sự (2005) đã nghiên cứu tại Ba Vì trong mùa hè ở điều kiện môi trường nhiệt độ chuồng nuôi luôn cao hơn nhiệt độ ngoài chuồng nuôi, còn ẩm độ chuồng nuôi luôn thấp hơn môi trường ngoài. Chỉ số nhiệt - ẩm trong chuồng nuôi luôn cao hơn giá trị này ở ngoài chuồng nuôi. Nhiệt độ, ẩm độ và THI trong ngày rất khác nhau, độ ẩm cao nhất vào buổi sáng và thấp nhất về buổi trưa, còn nhiệt độ và THI cao nhất vào buổi trưa, thấp nhất vào buổi sáng. Bảng 2.1. Bảng chỉ số nhiệt - ẩm (THI) dùng dự đoán stress nhiệt ở bò sữa (Viersma, 1990) STRESS nhẹ Không bị STRESS STRESS nghiêm trọng STRESS nặng Bò chết Độ ẩm (%) oC Bảng 2.2. Nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt - ẩm (THI) trung bình của một số địa phương Địa phương Nhiệt độ trung bình tháng (0C) Ẩm độ trung bình tháng (%) Chỉ số nhiệt - ẩm (THI) trung bình Hà Nội 23,0 84,0 73,0 Huế 25,0 88,0 75,0 TP Hồ Chí Minh 27,0 82,0 78,0 Lâm Đồng 17,9 84,0 <72,0 Mộc Châu 18,2 82,5 <72,0 Tuyên Quang 20,0 80,0 <72,0 Bảng 2.2 cho thấy các địa phương vùng cao như: Lâm Đồng, Mộc Châu (Sơn La), Tuyên Quang nhờ có nhiệt độ bình quân (dưới 220C) và chỉ số nhiệt ẩm thấp (THI nhỏ hơn 72) nên nguy cơ bị tác động trực tiếp của stress nhiệt sẽ là không lớn. Tuy nhiên, khả năng bị stress thực tế còn phụ thuộc vào THI của từng tháng, từng ngày, thậm chí từng thời điểm trong ngày. Nói chung ở Việt Nam, trong các tháng mùa hè nhiệt độ và THI vượt xa giới hạn thích hợp đối với bò sữa. Căn cứ vào các thông số nhiệt độ và ẩm độ của mình các địa phương có thể lường trước được mức độ ảnh hưởng của stress nhiệt khi nuôi bò HF. Stress nhiệt được đặc trưng bởi sự tăng nhịp thở và nhiệt độ trực tràng, trao đổi chất sút kém, năng suất sinh sản giảm (Bandaranayaka và Holmes., 1976). Coppock và cộng sự., (1982) cho rằng bò sữa năng suất cao chịu ảnh hưởng của nhiệt nhiều hơn bò năng suất thấp; bởi vì, vùng nhiệt trung tính sẽ thấp hơn khi năng suất sữa, lượng thức ăn thu nhận và sản xuất nhiệt do trao đổi chất tăng lên. 2.2. Môi trường Năng suất của bò sữa không chỉ phụ thuộc vào phẩm giống đơn thuần mà còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường nuôi dưỡng. Nói cách khác, sức sản xuất thực tế của bò sữa là do kết quả của sự tương tác giữa tiềm năng di truyền của con vật và các yếu tố môi trường, kể cả chăm sóc nuôi dưỡng. Về mặt khách quan, chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn ở các nước ôn đới. Lee (1965) cho rằng các yếu tố gây stress cho bò sữa bao gồm: nhiệt độ, ẩm độ tương đối, gió, mưa, bức xạ mặt trời. Ảnh hưởng của stress nhiệt rất phức tạp và phụ thuộc vào giống, loài, tính biệt, lứa tuổi, sự thích nghi, mức dinh dưỡng…và stress có thể ảnh hưởng tới năng suất, sinh sản, sinh trưởng… Vì vậy, rất khó dự đoán được ảnh hưởng của stress nhiệt lên gia súc. Trong các yếu tố nêu ở trên, người ta thường quan tâm đến hai yếu tố chính gây nên stress nhiệt cho bò sữa là nhiệt độ và ẩm độ. 2.2.1. Nhiệt độ Theo James G. Linn (1997), hai nguồn nhiệt tác động đến bò sữa là: nhiệt độ từ môi trường (do bức xạ mặt trời, sự bốc hơi nước và đối lưu của không khí) và nguồn nhiệt sinh ra từ chính cơ thể gia súc trong quá trình trao đổi chất. Nguồn nhiệt thứ hai ảnh hưởng ít hơn so với nguồn nhiệt từ môi trường. Tuy nhiên, khi lượng thức ăn thu nhận và quá trình sản xuất sữa tăng thì lượng nhiệt tỏa ra từ bò sữa cũng tăng, lượng nhiệt này làm tăng thêm nhiệt độ môi trường. Bò sữa cũng như các loại gia súc khác, có một khoảng nhiệt độ được gọi là nhiệt độ trung tính. Vùng nhiệt này được xác định bởi hai giới hạn là nhiệt độ nguy cận trên và nhiệt độ nguy cận dưới. 2.2.1.1. Vùng nhiệt trung tính Vùng nhiệt trung tính là vùng mà tại đó nhiệt sản sinh trong trao đổi chất là thấp nhất (Kadzere và cộng sự., 2002). Tại vùng này năng suất bò là cao nhất, chi phí cho các hoạt động sinh lý của cơ thể là thấp nhất (Jonson, 1987). Thông thường VNTT thay đổi từ nhiệt độ nguy kịch cận dưới (NĐCD) và nhiệt độ nguy kịch cận trên (NĐCT). Các cận này thay đổi phụ thuộc vào tuổi gia súc, loài, giống, lượng thức ăn thu nhận, thành phần khẩu phần, khả năng thích nghi, năng suất, kiểu chuồng trại... (Yousef, 1985). 2.2.1.2. Nhiệt độ nguy cận dưới Nhiệt độ môi trường mà dưới đó tốc độ sản xuất nhiệt của gia súc ở trạng thái nghỉ phải tăng lên để duy trì cân bằng nhiệt chính là nhiệt độ nguy kịch cận dưới (NĐCD). NĐCD ở bò sản xuất 30kg sữa có mỡ tiêu chuẩn (4%) là từ 16 - 370C (Kadzere và cộng sự., 2002). 2.2.1.3. Nhiệt độ nguy kịch cân trên Nhiệt độ môi trường mà tại đó gia súc tăng sản xuất nhiệt, do nhiệt độ cơ thể tăng lên vì thải nhiệt do bốc hơi không đủ chính là nhiệt độ nguy kịch cận trên (NĐCT) (Yousef, 1985). Khi nhiệt sinh ra trong cơ thể vượt quá khả năng thải nhiệt do bốc hơi, nhiệt độ cơ thể tăng lên và gia súc có thể bị chết do nhiệt độ quá cao (Hyperthermia) (Allan và Dan, 2005). Thông thường nhiệt độ cơ thể bò là 38,50C. Bò bị stress nhiệt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 39,20C. Nhiệt độ cận trên thường là từ 25 - 260C ở bò sữa không kể đến năng suất sữa và khả năng thích nghi trước đó (Berman và cộng sự., 1968). Tuy nhiên Yousef (1985): lại cho rằng NĐCT biến đổi phụ thuộc vào tình trạng sinh lý và yếu tố môi trường khác. Igono và cộng sự., (1988) thấy rằng: bò sữa năng suất cao mới dễ mẫn cảm hơn với stress nhiệt và năng suất sữa giảm đáng kể khi nhiệt độ trực tràng vượt quá 390C trong 16 giờ. Purwanto và cộng sự., (1990) cho thấy bò sữa năng suất cao (36,6kg/ngày) và trung bình (18,5kg/ngày) tạo ra nhiều nhiệt hơn (48,5 - 27,7%) so với bò cạn sữa. Lý do là: bò sữa năng suất cao, lượng thức ăn thu nhận nhiều hơn, sản suất nhiều nhiệt trao đổi hơn. Frisch và Vercoe (1977) cho thấy các giống gia súc nhai lại đã thích nghi với các môi trường khô hạn, có khả năng chống chịu stress nhiệt tốt hơn. 2.2.2. Ẩm độ tương đối Cùng với nhiệt độ, độ ẩm cao cũng có ảnh hưởng tới trạng thái sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật. Ẩm độ môi trường quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng bất lợi cho gia súc. Nếu ẩm độ quá cao, bò sữa không thể thải được lượng nhiệt thừa từ cơ thể. Có thể nói ẩm độ cao luôn là yếu tố bất lợi hàng đầu. Đối với bò sữa, ẩm độ cao thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiệt độ cao, ở người stress nhiệt 1/2 là do nhiệt độ đóng góp, 1/2 còn lại là do độ ẩm nhưng ở bò sữa thì nhiều nghiên cứu cho thấy độ ẩm đóng góp 2/3 còn lại nhiệt chỉ đóng góp 1/3. 2.3. Hệ số sinh học của gia súc Chúng ta không thể nghiên cứu quan hệ giữa gia súc và môi trường nếu thiếu hiểu biết về hằng số sinh học của gia súc. Các hằng số này được duy trì bởi quá trình tự điều chỉnh của cơ thể: nhiệt độ cơ thể, tần số hô hấp, tần số tim. 2.3.1. Nhiệt độ cơ thể Gia súc là động vật đẳng nhiệt, nhiệt độ cơ thể bình thường của gia súc luôn nằm trong phạm vi nhất định mặc cho điều kiện môi trường sống như thế nào. Điều này có nghĩa là vượt quá biến động về nhiệt độ chúng sẽ chết. Nhiệt độ cơ thể là chỉ thị tốt nhất về sức khỏe của gia súc và biến động của nhiệt độ cơ thể trên hoặc dưới mức bình thường là số đo khả năng chịu đựng của gia súc với các môi trường khắc nghiệt. Mỗi loài gia súc có một phạm vi thân nhiệt bình thường. Gia súc non thân nhiệt cao hơn gia súc trưởng thành 1 - 1,50C. Bảng 2.3: Phạm vi thân nhiệt bình thường của một số loài vùng nhiệt đới (oC) Loài Thân nhiệt Cao nhất Bò Zebu (Bos Indicus) 37 41 Bò ôn đơi (Bos Taurus) 37,5 40 Trâu 38 39 Cừu 38 40 Dê 38 40 Ngựa 37,5 38,5 Lợn 38,5 39,5 (Theo Steven Rosen, 2004) 2.3.2. Nhịp thở Tần số hô hấp là số lần thở/ phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi và tầm vóc, trạng thái sinh lý, vận động, nhiệt độ môi trường,.. Tần số hô hấp của các loài gia súc khác nhau được đưa ra ở bảng 2.4. Bảng 2.4: Tần số hô hấp của các loài (lần/phút) Loài Tần số hô hấp Loài Tần số hô hấp Ngựa 8 - 16 Lợn 20 - 30 Trâu 18 - 21 Chó 10 - 30 Bò 10 - 30 Mèo 10 - 25 Dê 10 - 18 Gà 22 - 25 (Theo Nguyễn Xuân Tịnh và công sự, 1996) 2.3.3. Tần số tim Tần số tim hay chính là nhịp tim/phút có thể xác định bằng cách đùng tay sờ hoặc nghe bằng tai nghe ở vùng ngực. Ở ta có thể xác định tần số tim bằng cách bắt mạch ở tĩnh mạch đuôi. Trong một loài gia súc thậm chí một cá thể nhịp tim cũng có sự thay đổi. Ngoại cảnh và trạng thái bản thân đều ảnh hưởng đến nhịp tim. Trong một ngày thì nhịp tim về sáng chậm. hơn. Khi nhiệt độ cao, thân nhiệt tăng tinh thần hưng phấn, khi ăn, khi vận động đều làm cho nhịp tim tăng lên. Nhịp tim của các loài gia súc khác nhau. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự (1996) nhịp tim của một số loài gia súc được thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2.5: Nhịp tim một số loài (lần/phút) Loài Nhịp tim Loài Nhịp tim Bò 50 - 70 Trâu 45 - 50 Ngựa 32 - 42 Nghé 45 - 55 Dê, Cừu 70 - 80 Nghé 6 tháng tuổi 60 - 100 Lợn lớn 80 - 90 Chó 70 - 80 Lợn con 90 - 190 Thỏ 100 2.4. Khả năng thích nghi của gia súc, nguồn gốc và đặc điểm một số giống bò nhập nội vào Việt Nam 2.4.1. Khả năng thích nghi của gia súc Các yếu tố thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của cơ thể và do vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, sức khoẻ và sức sản xuất của bò. Các yếu tố đó bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, gió, bức xạ, thời gian chiếu sáng và lượng mưa. Trong các yếu tố này nhiệt độ và ẩm độ là những yếu tố quan trọng nhất. Nhiệt độ không khí từ 10 - 200C, ẩm độ tương đối từ 55 - 65%, tốc độ gió trung bình khoảng 5 - 7 km/giờ và mức độ ánh sáng mặt trời trung bình được xem là điều kiện khí hậu, thời tiết lý tưởng cho sự tăng trưởng và sản xuất của bò. Khi nhiệt độ không khí tăng cao hơn 270C, hiệu quả sinh học trong các hoạt động của bò sữa đều giảm xuống. Trong điều kiện khí hậu, thời tiết của vùng nhiệt đới như Việt Nam, thường thì nhiệt độ không khí vượt mức 250C và ẩm độ tương đối vượt mức 80% là tác nhân bất lợi, gây nhiều tác động xấu đến khả năng sản xuất của bò sữa. Các giống bò nhóm Zêbu - Bos indicus (Sindhy, Sahiwal) sống trong môi trường khí hậu nhiệt đới (Kadzere và cộng sự., 2002), nhiệt độ, ẩm độ cao nên đã có những biến đổi về mặt cơ thể như tăng diện tích da (phát triển u, yếm) để thích nghi với nhiệt độ môi trường cao. Trong khi các giống bò Bos Taurus (như Holstein Friesian) vốn sống trong điều kiện môi trường khí hậu ôn đới, đã có những biến đổi cơ thể như phát triển hệ thống lông, giảm diện tích bề mặt cơ thể (không u, yếm) để giảm sự thoát nhiệt, thích nghi với môi trường nhiệt độ thấp. Vì vậy khi các giống bò ôn đới, được nuôi trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao khó thể hiện được các tính năng sản xuất cao của mình. Hiện nay, đã có nhiều tiến bộ trong việc chọn lọc những giống bò thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao, nhưng để có một giống bò Holstein Friesian cao sản, thích nghi tốt cần phải có những biện pháp chăm sóc, chuồng trại, chăm sóc, thú y phù hợp để khai thác hết tiềm năng sản xuất của con giống . 2.4.2. Nguồn gốc và đặc điểm một số giống bò nhập nội vào Việt Nam 2.4.2.1. Bò Holstein Friesian Bò Holstein Friesian (HF) là giống bò chuyên sữa nổi tiếng thế giới được tạo ra từ thế kỷ thứ XIV ở tỉnh Fulixon của Hà Lan, là nơi có khí hậu ôn hoà, mùa hè kéo dài và đồng cỏ rất phát triển (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). Ảnh 2.1. Bò cái HF Ảnh 2.2. Bò đực HF Bò HF có 3 dạng màu lông chính: lang trắng đen (chiếm ưu thế), lang trắng đỏ (ít), và toàn thân đen riêng đỉnh trán và chót đuôi trắng; các điểm trắng đặc trưng là: điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống bụng, 4 chân và chót đuôi trắng; toàn thân có dạng hình nêm đặc trưng của bò sữa; đầu con cái dài, nhỏ, thanh, đầu con đực thô; sừng nhỏ, ngắn, chỉa về phía trước; trán phẳng hoặc hơi lõm; cổ thanh, dài vừa phải, không có yếm; vai - lưng - hông - mông thẳng hàng; bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng; bầu vú rất phát triển; tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). Tầm vóc bò HF khá lớn: khối lượng sơ sinh khoảng 35 - 45 kg, trưởng thành 450 - 750kg/cái, 750 - 1.100kg/đực. Bò này thành thục sớm, có thể phối giống lúc 15 - 20 tháng tuổi. Khoảng cách lứa đẻ khoảng 12 - 13 tháng. Năng suất sữa trung bình khoảng 5.000 - 8.000 kg/chu kỳ (10 tháng), tỷ lệ mỡ sữa thấp, bình quân 3,3 - 3,6%. Năng suất sữa biến động nhiều tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng và thời tiết khí hậu, cũng như kết quả chọn lọc của từng nước. Bò HF chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sản khoa. Bò HF chỉ nên nuôi thuần tốt ở những nới có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân năm dưới 21oC (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004) 2.4.2.2. Bò Jersey Bò Jersey là giống bò sữa của Anh, được tạo ra từ gần 300 năm trước trên đảo Jersey là nơi có khí hậu ôn hoà, đồng cỏ phát triển tốt quanh năm thích hợp cho chăn nuôi bò theo p