Đề tài Ảnh hưởng của tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam

Đất nước ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài với những biến động và thăng trầm của riêng mình. Gắn liền với nó là sự ảnh hưởng của rất nhiều các trường phái triết học khác nhau đã du nhập, đã được chọn lọc và áp dụng trong cách sống, cách tư duy của người Việt Nam chúng ta. Và không thể phủ nhận rằng trong hàng loạt các tư tưởng triết học đó, Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á cũng như Châu Á nói chung đã bị ảnh hưởng khác sâu sắc và rõ rệt bởi mảng triết học phật giáo. Tất nhiên khi du nhập vào một đất nước, một quốc gia hay một dân tộc thì triết học phật giáo nói riêng cũng như các loại triết học khác đều có những biến chuyển để phù hợp và mang đậm dấu ấn riêng của các quốc gia đó. Cùng bị ảnh hưởng bởi triết học phật giáo nhưng tại sao người ta không bao giờ đồng quy Việt Nam với các vương quốc phật giáo khác như Thái Lan, Campuchia hay Mianma ? Có lẽ câu trả lời nằm trong chính nhận thức của mỗi một cá nhân mang dòng máu Việt Nam, cũng như chính bản thân những người viết bài nghiên cứu này. Chúng ta có những tư duy riêng của mình, có những cảm thụ cũng như cách chắt lọc riêng về những lý luận hay tri thức mà triết học phật giáo mang lại cho chúng ta. Đến với Việt Nam, những người nước ngoài không bao giờ quên được những hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những cánh đồng sen tỏa ngát hương thơm, hay cong cong mái chùa nghi ngút khói hương, hay thân tình hơn là cách mà con người Việt Nam đối xử với nhau và với xã hội. Vậy triết học phật giáo đã đến, đã ảnh hưởng và đã biến đổi như thế nào ở Việt Nam là vấn đề mà chúng tôi muốn tìm hiểu và phân tích dưới góc độ cảm nhận của cá nhân mình. Nhưng có lẽ triết học phật giáo với hàng chục các vấn đề mang trong mình sẽ làm cho một bài nghiên cứu nhóm sẽ trở nên phức tạp và không bao quát hết được các khía cạnh. Vì thế với bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ chọn cho mình một khía cạnh riêng để tìm hiểu, để viết và để hiểu hơn về một vấn đề mà có lẽ nếu nói chung chung thì ai cũng biết nhưng nếu nói cho cặn kẽ thì lại có thật nhiều điều mới mẻ. Khía cạnh đó là tư duy biện chứng trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư duy của con người Việt Nam. Trong khuôn khổ một bài viết 20 trang có thể sẽ có những thiếu sót và chưa đầy đủ nhưng chắc chắn nó sẽ có những phát hiện riêng và quan niệm mới mẻ về một vấn đề tưởng như rất lý luận và trừu tượng đối với các bạn trẻ. Bản thân chúng tôi khi viết những dòng này cũng hy vọng mình sẽ có được nhiều sự hiểu biết hơn về các kiến thức triết học, và thấy rằng triết học thực sự là một bộ môn khoa học với những tri thức rất tuyệt vời.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3973 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ DUY BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 3 1. Bản chất của tư duy biện chứng trong triết học phật giáo 3 2. Thuyết vô ngã-vô thường 3 3. Luật nhân quả 5 4. Nhân sinh quan trong triết học phật giáo 7 PHẦN II: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN TƯ DUY CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 9 1 Ảnh hưởng của tư duy biện chứng trong phật giáo đến tư duy người Việt Nam 9 2. Biểu hiện cụ thể của những ảnh hưởng này trong cuộc sống của người Việt Nam 10 2.1. Quan hệ giữa người với người 10 2.1.1. Đạo đức 10 2.1.2. Chính trị 11 2.1.3. Văn hóa 12 2.2. Quan hệ giữa người với thế giới xung quanh 14 2.2.1. Cải tạo môi trường phục vụ cho cuộc sống của mình 14 2.2.2. Đấu tranh giải phóng dân tộc 15 2.2.3. Hội nhập kinh tế thế giới 16 KẾT LUẬN 18 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài với những biến động và thăng trầm của riêng mình. Gắn liền với nó là sự ảnh hưởng của rất nhiều các trường phái triết học khác nhau đã du nhập, đã được chọn lọc và áp dụng trong cách sống, cách tư duy của người Việt Nam chúng ta. Và không thể phủ nhận rằng trong hàng loạt các tư tưởng triết học đó, Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á cũng như Châu Á nói chung đã bị ảnh hưởng khác sâu sắc và rõ rệt bởi mảng triết học phật giáo. Tất nhiên khi du nhập vào một đất nước, một quốc gia hay một dân tộc thì triết học phật giáo nói riêng cũng như các loại triết học khác đều có những biến chuyển để phù hợp và mang đậm dấu ấn riêng của các quốc gia đó. Cùng bị ảnh hưởng bởi triết học phật giáo nhưng tại sao người ta không bao giờ đồng quy Việt Nam với các vương quốc phật giáo khác như Thái Lan, Campuchia hay Mianma…? Có lẽ câu trả lời nằm trong chính nhận thức của mỗi một cá nhân mang dòng máu Việt Nam, cũng như chính bản thân những người viết bài nghiên cứu này. Chúng ta có những tư duy riêng của mình, có những cảm thụ cũng như cách chắt lọc riêng về những lý luận hay tri thức mà triết học phật giáo mang lại cho chúng ta. Đến với Việt Nam, những người nước ngoài không bao giờ quên được những hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những cánh đồng sen tỏa ngát hương thơm, hay cong cong mái chùa nghi ngút khói hương, hay thân tình hơn là cách mà con người Việt Nam đối xử với nhau và với xã hội. Vậy triết học phật giáo đã đến, đã ảnh hưởng và đã biến đổi như thế nào ở Việt Nam là vấn đề mà chúng tôi muốn tìm hiểu và phân tích dưới góc độ cảm nhận của cá nhân mình. Nhưng có lẽ triết học phật giáo với hàng chục các vấn đề mang trong mình sẽ làm cho một bài nghiên cứu nhóm sẽ trở nên phức tạp và không bao quát hết được các khía cạnh. Vì thế với bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ chọn cho mình một khía cạnh riêng để tìm hiểu, để viết và để hiểu hơn về một vấn đề mà có lẽ nếu nói chung chung thì ai cũng biết nhưng nếu nói cho cặn kẽ thì lại có thật nhiều điều mới mẻ. Khía cạnh đó là tư duy biện chứng trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư duy của con người Việt Nam. Trong khuôn khổ một bài viết 20 trang có thể sẽ có những thiếu sót và chưa đầy đủ nhưng chắc chắn nó sẽ có những phát hiện riêng và quan niệm mới mẻ về một vấn đề tưởng như rất lý luận và trừu tượng đối với các bạn trẻ. Bản thân chúng tôi khi viết những dòng này cũng hy vọng mình sẽ có được nhiều sự hiểu biết hơn về các kiến thức triết học, và thấy rằng triết học thực sự là một bộ môn khoa học với những tri thức rất tuyệt vời. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ DUY BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO Có thể nói khi bàn về các vấn đề triết học người ta thường rơi vào trạng thái là được tiếp xúc với rất nhiều các kiến thức, các luận giải nhưng lại rất khó để hiểu được đâu là vấn đề cốt lõi thực sự. Ở đây triết học phật giáo cũng thế, nó chứa đựng trong mình hàng chục các vấn đề khác nhau và hầu hết chúng đều có các ảnh hưởng đến tư duy của người Việt Nam. Vậy khía cạnh tư duy biện chứng trong triết học phật giáo thực chất là gì? Và biểu hiện cụ thể ra sao? thì chúng ta có thể phân tích khái quát như sau: 1. Bản chất của tư duy biện chứng trong triết học phật giáo - Tư duy biện chứng trong phật giáo là tư duy về sự vận động biến đổi của vạn vật trong thế giới. Nó thể hiện rõ ràng nhất, nổi bật nhất là phạm trù tư duy về về thế giới và con người trong đó luận giải về các vấn đề sinh ra, tồn tại và biến mất: + Con người nằm trong vòng sinh lão bệnh tử, quan niệm về con người trong vòng luân hồi số kiếp và giải thoát. + Thế giới vô thường - vô tại, hiện tại này là nguyên nhân dẫn đến những cái khác. - Tư duy biện chứng thể hiện rõ nhất và trung tâm nhất là ở thuyết vô ngã-vô thường và luật nhân quả. + Luật nhân-quả: Triết học phật giáo đề cao tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân-quả. Điều này được quán triệt trong việc lý giải những vấn đề của cuộc sống nhân sinh như: Hạnh phúc, đau khổ, giàu nghèo, thọ,yểu… + Thuyết vô ngã-vô thường: Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật. 2. Thuyết vô ngã-vô thường Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vụ trụ vốn không có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực tế con người chẳng qua cũng là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội hợp lại: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). Theo cách phân loại khác-“lục tại”: Địa (chất khoảng), thuỷ (chất nước), hoả (nhiệt năng), phong (hơi thở), không (khoảng trống) và thức (ý thức). Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự “hội hợp” của hai loại yếu tố là vật chất “sắc” và tinh thần “danh”. Như vậy thì không có cái gọi là “tôi” (vô ngã). Phạm trù “vô thường” gắn liền với phạm trù “vô ngã”. Vô thường nghĩa là vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh – Trụ – Dị – Diệt…(hay: Sinh – Trụ – Hoại – Không). Vậy thì “có có” – “không không” luân hồi (bánh xe quay) bất tận: “thoáng có”, “thoáng không” cái còn mà chẳng còn, cái mất mà chẳng mất. Triết học phật giáo cho rằng các sự vật hiện tượng trong vũ trụ là vô thủy vô chung (vô cùng- vô tận). Tất cả thể giới đều ở quá trình biến đổi liên tục (vô thường) không có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật cả. Tất cả các Pháp đều thuộc về một giới ( vạn vật nằm trong vũ trụ) gọi là Pháp giới. Mỗi một pháp( mỗi một sự vật hiện tượng, hay một lớp các sự vật hiện tượng) đều ảnh hưởng đến toàn pháp. Như vậy các sự vật, hiện tượng hay các quá trình của thế giới là luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại và quy định lẫn nhau. Tác phẩm “thanh dung thực luận” của kinh phật viết: có người cố chấp có Đại tự nhiên là bản thể chân thực bao khắp cả, lúc nào cũng thường định ra chu pháp, đạo Phật cho rằng toàn bộ chư pháp đều chi phối bởi luật nhân quả, biến hóa vô thường, không có cái bản ngã cố định, không có cái thực thể, không có hình thức nào tồn tại vĩnh viễn. Sanh diệt vô thường: Là sự vô thường nhanh chóng trong từng ý niệm, nó thay đổi hoàn toàn, cái mà xảy ra bên trong bất cứ một chúng sanh nào hay một sự vật nào, ngoài sự tập hợp của các pháp thì xuất hiện sự sanh diệt ngay lúc đó. Như vậy, mỗi người, mỗi vật luôn luôn thay đổi và không bao giờ giống nhau, vì hai sự kiện hoạt động tiếp nối nhau. Trong Triết học Phật giáo gọi là “sanh diệt vô thường”, nguyên lý này được giải thích theo quan điểm Phật giáo là bất cứ sự thay đổi nào của vạn vật đều sanh diệt không ngừng trong từng khoảnh khắc. Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có. Nhưng không hẳn là như vậy mà lắm lúc chúng ta quên đi sự vô thường và biến hoại của vật chất trong từng giây phút đi qua. Ta có thể tận mắt nhìn một đám mây đang bay ngang trước mắt, nhưng rồi nó cũng phải biến tướng dời đi nơi khác mà không còn nguyên vẹn như ban đầu chúng ta đang có cảm thọ là đám mây kia vẫn ở vị trí cũ. Tóm lại: Ngay từ đầu triết học phật giáo đã giả quyết các vấn đề một cách biện chứng và duy vật. TH phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới của các đấng tối cao, của thượng đế và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách quan và không do vị thần nào sáng tạo ra cả. Cái bản thể ấy chính là sự thường hằng trong vận động của vũ trụ, là muôn ngàn hình thức của vạn vật trong vận động, nó có mặt trong vạn vật nhưng nó không dừng lại ở bất kỳ hình thức nào.Và có thể nói qua thuyết vô ngã vô thường người ta nhận ra thế giới quan trong triết học phật giáo hay nói cách khác là cách nhìn nhận thế giới của triết học phật giáo. Đó là một thế giới luôn vận động, biến đổi không ngừng và triết học phật giáo đã nhìn nhận thế giới trong sự hình thành, tồn tại, phát triển và biến mất. Hay nói một cách khác triết học phật giáo đã nhìn nhận sự tồn tại thế giới trong sự phức tạp của nó. 3. Luật nhân quả Luật nhân quả được hiểu một cách thông thường như sau: cái nhân nhờ có cái duyên mới sinh ra được mà thành quả. Quả lại nhờ có duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành quả mới … Cứ thế nối nhau vô cùng, vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn loài, cứ sinh sinh, hóa hóa mãi. Tất cả vạn vật đều tuân theo luật nhân quả biến đổi không ngừng và chỉ có sự biến hoá ấy là thường còn(vĩnh viễn). Do quy luật nhân quả mà vạn vật ở trong quá trình biến đổi không ngừng, thành, trụ, hoại, diệt( sinh thành, biến đổi, tồn tại và diệt vong). Qúa trình đó phổ biến khắp vạn vật, trong vũ trụ, nó là phương thức thay đổi chất lượng của sự vật hiện tượng. Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hóa vô thường của vạn vật đã xây dựng nên thuyết nhân duyên. Trong thuyết nhân duyên có ba khái niệm cơ bản là Nhân, Quả, Duyên: - Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó được gọi là Nhân - Cái gì tập lại từ Nhân gọi là Quả. - Duyên là điều kiện, mối liên hệ giúp Nhân tạo ra Quả. Duyên không phải là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để giúp cho sự biến chuyển của Phật pháp. Luật nhân quả có thể hiểu cụ thể như sau: - Nhân Quả là một định luật mới ngó thì rất giản dị, nhưng nếu càng đi sâu vào sự vật thì càng thấy phức tạp, khó khăn! Trong vũ trụ mọi sự vật không phải đơn thuần tách rời từng món, mà có liên quan mật thiết, xoắn lấy nhau, ảnh hưởng nhau, tương phản nhau, tiếp thừa nhau, chằng chịt giữa sự vật, hành giả gọi nó là "Duyên" nên mới có từ “Nhân Duyên”. Ví dụ: hạt lúa cái quả của cây lúa đã thành, mà lại là cái nhân của cây lúa sắp thành. Lúa muốn thành cây lúa có bông lại phải nhờ có điều kiện và những mối liên hệ thích hợp như đất, nước, không khí, ánh sáng. Những nhân tố đó chính là duyên. Mối quan hệ Nhân – Quả là mối quan hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa vạn vật. Mối quan hệ bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ, cái đơn giản hay phức tạp.Ví như một hạt cát nhỏ được tạo thành từ mối quan hệ nhân quả trong toàn vũ trụ, cả vũ trụ hòa hợp tạo nên nó. - Thuần nhân không sinh ra quả. Hạt lúa không thành cây, nếu không đem gieọ Hạt lúa không thành cơm, nếu không đem xay giả và nấu chín. Ở khía cạnh khác thì lại khác. Thí dụ, muốn có quả cam thì phải có nhân (hạt) cam. Tức nhân nào thì quả nấỵ Học đàn thì biết đàn. Nghĩa là nhân quả phải đồng loại nhau. Do đó, nhân chuyển đổi thì quả cũng chuyển đổi theọ Thế nên dựa vào luật nhân quả ông bà ta khuyên ngắn gọn "làm lành hưởng phước, làn ác mang họa", với ước muốn con cháu ăn hiền ở lành. - Trong nhân có quả, trong quả có nhân. Chính trong Nhân hiện tại đã hàm chứa cái Quả vị lai; cũng chính trong Quả hiện tại đã có hình bóng của Nhân quá khứ. Một sự vật ta gọi là Nhân, là khi nó chưa biến chuyển, hình thành ra cái Quả. Một vật đều có Nhân và Quả; đối với quá khứ nó là Quả, nhưng đối với tương lai nó là Nhân. Nhân và Quả đấp đổi nhau, tiếp nối nhau không bao giờ dứt. Nhờ sự liên tục ấy, mà trong một hoàn cảnh nào, người ta cũng có thể đoán biết quá khứ và tương lai của một sự vật hay một người. - Sự biến chuyển từ Nhân đến Quả có khi mau, khi chậm, chứ không phải bao giờ diễn tiến trong một thời gian đồng đều. Có những Nhân và Quả xảy ra kế tiếp nhau, Nhân vừa phát thì Quả xuất hiện, như khi ta vừa đánh xuống mặt trống (nhân) thì âm thanh phát ra (quả). Nhiều khi Nhân gây rồi, nhưng phải đợi một thời gian mới hình thành. Cái thời gian ấy phức tạp vô chừng. Như gieo hạt lúa phải cần thời gian vài ba tháng. Có khi từ Nhân đến Quả hàng chục năm, như từ khi đi học (nhân) đến lúc thành tài (quả). Có khi từ Nhân đến Quả phải đợi một vài trăm năm hay hơn nữạ Điều nầy vượt qua mức sự kiểm soát của một kiếp người nên có kẻ không tin luật Nhân Quả Nhân Quả nơi con người: Nói đến con người thì có nhiều phương diện nào vật chất, như con người do cha mẹ sanh ra (nhân) rồi hoàn cảnh cuộc sống (duyên). Về phương diện tinh thần thì có tư tưởng tốt và xấu. Nói một cách tổng quát dù vật chất hay tinh thần, hễ gieo nhân nào thì gặt quả nấỵ Về thời gian thì Nhân trước, Quả sau. Nhân Quả tồn tại trong diễn biến trước sau nối nhau, trong sự hòa hợp liên quan đến nhau. Có nguyên nhân thì tất có kết quả, có kết quả thì tất có nguyên nhân. Mọi sự vật đều biến đổi sinh diệt theo phép Nhân quả. Luật nhân quả là lý luận cơ bản mà triết học phật giáo dùng để giải thích mối quan hệ tương hỗ của mọi sự vật. 4. Nhân sinh quan trong triết học phật giáo Quan điểm về triết lý nhân sinh, ở phương Đông đã kết luận bản tính tự nhiên của con người. Ở phương Tây thì kết luận con người được cấu tạo từ vật chất. Còn theo triết học Mác-Lênin, quan niệm về con người: Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với xã hội; trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Đạo Phật quan niệm về triết lý nhân sinh thể hiện trong thuyết “thập nhị nhân duyên”. Trong mười hai nhân duyên thì vô minh căn bản. Từ nhân quá khứ sang quả hiện tại lại làm lại nhân cho quả tương lai. Cũng theo phật giáo nguồn gốc vũ trụ và con người không do lực lượng siêu nhân sáng tạo ra mà cho rằng thế giới là vô cùng vô tận. Trong thập nhị nhân duyên ta chú trọng đến quy luật “sinh lão bệnh tử”, mà ở đó con người tuân theo quy luật này để hình thành, tồn tại, phát triển và biến mất: - Sinh: hiện hữu là ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc vật. Do sinh mà có tử, ấy là sinh làm quả cho hữu và làm nhân cho tử. - Lão tử: là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết. Nhưng chết- sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trong vòng vô minh. Cho nên lại mang nghiệp rơi vào vòng luân hồi khổ não. Sinh lão bệnh tử là bốn nỗi khổ mà ai cũng phải trải qua theo như phật giáo, nó xuất phát từ một bài thơ của đức phật: Trên trời dưới đất Chỉ là tôn nhất Tất cả thế gian Sanh, già, bệnh, chết. Sinh lão bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất cứ ai. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt: sự sống và cái chết. Khi con người sinh ra và lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiến dần tới cái chết. Do vậy, nếu tất cả mọi người đều hiểu được sinh tử là quy luật tự nhiên thì họ sẽ sống tích cực hơn và ra sức đóng góp cho đời nhiều hơn. PHẦN II: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN TƯ DUY CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 1 Ảnh hưởng của tư duy biện chứng trong phật giáo đến tư duy người Việt Nam Hơn tất cả các học thuyết khác của phương đông, Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên của con người,đó là sinh, lão, bệnh, tử. Bốn chặng đó của cuộc đời đã nói lên sự phát triển tất yếu của con người mà nếu ai đó nhận thức được sẽ không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời thậm chí sống lạc quan bình thản trước cái chết. Nhiều nhà sư trong Lý – Trần đã có quan niệm như thế. Phật giáo đã đề cập đến vấn đề ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng,thành, thức là những vấn đề có ý thức luận sâu xa. Tuy đối tượng đó là tâm và tính chất là duy tâm nhưng trong quá trình ngũ uẩn chứa đựng một quá trình nhận thức hợp lý; Từ sự vật khánh quan (Sắc), Con người cảm thụ được (Thụ), Suy nghĩ (Tưởng), Rồi đem hiện (Hành), và cuối cùng là biết (Thức). Ở đây nếu đem bóc cái thần bí ra ta thấy có những hạt nhân hợp lý. Phật giáo đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những qua niêm biện chứng với các khái niệm ‘vô thường’, ‘vô ngã’ Cho thấy phật giáo nhìn sự vật trong sự vận động biến đổi liên tục không có gì là trụ lại mãi, không có ai là tồn tại mãi.Tuy nhận thức đó chỉ nhìn thấy cái biến đổi mà không nhìn thấy cái ổn định tương đối, chỉ thấy được cái vận động mà không thấy được của cái hình thức vận động sẽ đi đến chiều hướng bi quan buông xuôi nhưng mặt khác phải thấy nhận thức được như vậy là cũng có chiều sâu, là thấy được phương diện cơ bản của sự phát triển sự vật. Phật giáo đề cập đến mối nhân duyên đến mối quan hệ nhân quả, đến việc xét sự vật phải từ kết quả tìm ra nguyên nhân và xem kết quả này là nguyên nhân từ kết quả khác trong mỗi qua hệ khác. Trên đây là những vấn đề mà phật giáo đã ảnh hưởng đến tư duy Việt Nam góp phần làm nên những yếu tố triết học sâu xa trong thế giới quan của người Viêt Nam. 2. Biểu hiện cụ thể của những ảnh hưởng này trong cuộc sống của người Việt Nam 2.1. Quan hệ giữa người với người 2.1.1. Đạo đức Khi quan sát thế giới bên ngoài, Phật giáo đã nhìn ra một mối quan hệ phổ biến, cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng – đó là mối quan hệ Nhân – Duyên - Quả. Thuyết này là sự phản ánh khái quát rút ra từ thế giới hiện tượng, đặc biệt là khi xem xét sự phát triển của tự nhiên. Cách nhận thức hợp lý này đã cung cấp cho người Việt một cách suy nghĩ mang tính chất nhân quả để nhìn con người, cuộc sống, vạn vật: “nhân nào, quả nấy”,”gieo gió, gặp bão”, “ở hiền gặp lành”.... Phạt giáo khuyến khích con người ăn ở nhân đức để có được cuộc sống tốt đẹp trong thời gian mai sau. Phật giáo còn dạy muốn suy nghĩ thật khách quan cần phải có cái tâm bình tĩnh, tỉnh táo. Tâm nhảy nhót như khỉ vượn, bị thiêu đốt bởi tham lam, hận thù, si mê, tâm đứng ở nhị kiến, thích và không thích, yêu và ghét, thì nhận thức không thể nào khách quan được. Tâm như vậy giống như mặt nước hồ qua trận cuồng phong làm nổi sóng, vẩn đục và không thể nào thấy được những viên cuội dưới đáy sông. Muốn cho tâm được yên tĩnh, tỉnh táo thì việc đầu tiên là nên nghĩ và làm những điều thiện. Đạo Phật hướng người Việt tới việc suy nghĩ về làm những điều thiện, làm lành lánh giữ. Trong các loại nghiệp của con người có 3 loại nghiệp quan trọng nhất là thân, khẩu, ý. Trong đó Phật giáo coi nghiệp ý (về tư duy, suy nghĩ) là quan trọng nhất. “Tổng vệ sinh”, “làm sạch” tư duy vừa là công việc khẩn thiết vừa là công việc thường xuyên từng giờ, từng phút với mỗi Phật tử. Chính vì quan tâm cứu vớt con người trước bất công đau khổ nên người Việt đã tiếp thu và nhiệt tình ủng hộ đạo Phật. Đạo hiếu là nền tảng đạo đức của người dân việt và chịu ảnh hưởng trực tiếp của phật giáo. Đạo hiếu là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là bản chất người Việt Nam từ xa xưa. Tập tục của người Việt Nam thể hiện tinh thần hiếu đạo qua việc thờ cúng tổ tiên trong mọi gia đình, mà chúng ta thường gọi là đạo ông bà. Có thể nói, báo hiếu này là điểm tựa tinh thần cững chắc và cũng là nền tảng đạo đức của dân tộc ta và nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những lơi răn dạy của Thế Tôn, của Phật giáo : “Tâm hiếu là tâm Phật, Hạnh hiếu là hạnh Phật”. 2.1.2. Chính trị Phật giáo ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt của Văn hóa- Xã hội của đất nước, Từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến ngày nay, trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử nhưng Phật giáo vẫn có sức ảnh hưởng tới chính trị Việt Nam, tới các nhà nước của Việt Nam. Dưới hai triều Đinh và Lê, các nhà vua của hai triều này
Luận văn liên quan