Đề tài Ảnh hưởng của việc sử dụng lập lại florfenicol lên tăng trởng và một số chỉ tiêu huyế thọc của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giống nuôi trong bể

Đề tài:“Ảnhhưởngcủa việcsửdụnglậplại Florfenicol lêntăng trưởng và mộtsố chỉ tiêu huyếthọccủa cá tra(Pangasianodon Hypophthalmus) giống nuôi trongbể” được thực hiện nhằm đánh giá ảnhhưởngcủa Florfenicol (FFC) lênt ăng trưởng vàmộtsố thay đổi huyếthọccủa cá tra giống. ề tài được thực hiện trong 2 thángt ừ tháng 4/2009 đến tháng 6/2009,gồm một thí nghiệm có 5 nghiệm thức,mỗi nghiệm thức có 3lầnlặplại,mổi tháng lậplại 1lần. Cá tra giống kíchcỡ 26 (g) đượcbố trí trênbể composite 500 L, cho ăn kháng sinh FFC ở các liều 10mg FFC/kg cá/ ngày, 50mg FFC/kg cá/ngày, 100mg FFC/kg cá/ngày, 200mg FFC/kg cá/ngày trong vòng 7 ngày. Thời gian thumẫu: 1 ngày trước khi ăn kháng sinh, sau khi ăn kháng sinh 1 ngày, 7 ngày, ng ưng ăn kháng sinh 7 ngày. Kết quả cho thấy:sốlượnghồngcầu giảm không có ý nghĩa thống kê sau 7 ngày ănkháng sinh và tr ởlạigầnbằngvớiban đầusau 7 ngày ngưng ăn kháng sinh ở tháng 1. Ở tháng thứ 2sốlượnghốngcầutăng không có ý nghĩa thống kê sau 7 ngày ăn kháng sinh.Sốlượngbạchcầu ở tháng 1 giảm có ý nghĩa thống kêtừ ngày 1-7 sau khi ăn kháng sinh. Ở tháng 2từ ngày 1 -7 sau khi ăn kháng sinhsốlượngbạchcầu chỉ giảm có ýnghĩa thống kê ở nghiệm thức 200 mgFFC, cácnghiệm thức còn lại giảm không có ý nghĩa thống kê.

pdf60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của việc sử dụng lập lại florfenicol lên tăng trởng và một số chỉ tiêu huyế thọc của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giống nuôi trong bể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN QUANG VINH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG LẬP LẠI FLORFENICOL LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG NUÔI TRONG BỂ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version i TÓM TẮT Đề tài: “Ảnh hưởng của việc sử dụng lập lại Florfenicol lên tăng trưởng và một số chỉ tiêu huyết học của cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) giống nuôi trong bể” được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của Florfenicol (FFC) lên tăng trưởng và một số thay đổi huyết học của cá tra giống. Đề tài được thực hiện trong 2 tháng từ tháng 4/2009 đến tháng 6/2009, gồm một thí nghiệm có 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại, mổi tháng lập lại 1 lần. Cá tra giống kích cỡ 26 (g) được bố trí trên bể composite 500 L, cho ăn kháng sinh FFC ở các liều 10mg FFC/kg cá/ ngày, 50mg FFC/kg cá/ngày, 100mg FFC/kg cá/ngày, 200mg FFC/kg cá/ngày trong vòng 7 ngày. Thời gian thu mẫu: 1 ngày trước khi ăn kháng sinh, sau khi ăn kháng sinh 1 ngày, 7 ngày, ngưng ăn kháng sinh 7 ngày. Kết quả cho thấy: số lượng hồng cầu giảm không có ý nghĩa thống kê sau 7 ngày ăn kháng sinh và trở lại gần bằng với ban đầu sau 7 ngày ngưng ăn kháng sinh ở tháng 1. Ở tháng thứ 2 số lượng hống cầu tăng không có ý nghĩa thống kê sau 7 ngày ăn kháng sinh. Số lượng bạch cầu ở tháng 1 giảm có ý nghĩa thống kê từ ngày 1-7 sau khi ăn kháng sinh. Ở tháng 2 từ ngày 1 -7 sau khi ăn kháng sinh số lượng bạch cầu chỉ giảm có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức 200 mgFFC, các nghiệm thức còn lại giảm không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ huyết sắc tố ở tháng 1, giảm sau 7 ngày cá ăn kháng sinh giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. ở tháng 2 giữa các nghiệm thức đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê 7 ngày sau khi cá ăn kháng sinh cả 4 nghiệm thức có thuốc tỷ lệ huyết sắc tố đều tăng không có ý nghĩa thống kê. Tăng trưởng của cá không bị ảnh hưởng của thuốc trong thời gian thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng tương đối giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Hệ số tiêu tốn thức ăn ở các nghiệm thức có thuốc đều thấp hơn ở nghiệm thức đối chứng. Tỷ lệ sống đạt cao từ 95.3-98% sau 60 ngày thí nghiệm. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version ii LỜI CẢM TẠ! Xin chân thành cảm ơn! Thầy Nguyễn Thanh Phương – Trưởng khoa thủy sản, cô Đỗ Thị Thanh Hương - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và chế biến thủy sản – đã tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện đề tài trong thời gian qua. Chị Nguyễn Thị Kim Hà đã tận tình tình giúp đỡ, chỉ dẫn hoàn thành đề tài. Các thầy cô khoa Thủy sản, trường ĐHCT đã chỉ dạy trong suốt thời gian học tập ở trường. Những người bạn đã giúp đỡ trong thời gian làm đề tài. Xin chân thành cảm ơn! PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iii MỤC LỤC Tóm tắt ................................................................................................................. i Lời cảm tạ ............................................................................................................ii Mục lục .............................................................................................................. iii Danh sách bảng ................................................................................................... v Danh sách hình ................................................................................................... vi Danh mục viết tắt ..............................................................................................vii Chương 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra ................................................................... 3 2.1.1 Vị trí phân loại ...................................................................................... 3 2.1.2 Phân bố ................................................................................................. 3 2.1.3 Đặc diểm sinh lí .................................................................................... 3 2.1.4 Đặc điểm hình thái ................................................................................ 3 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng............................................................................ 3 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng............................................................................ 4 2.2 Các nghiên cứu về tồn lưu kháng sinh trên cá ......................................... 4 2.3 Florfenicol và các nghiên cứu về florfenicol trong điều trị bệnh trên cá 5 2.4 Một số nghiên cứu về huyết học và tăng trưởng trên cá .......................... 7 Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 9 3.1 Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 9 3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9 3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu ....................................................... 12 3.4 Xử lý số liệu ........................................................................................... 16 Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 17 4.1 Các yếu tố môi trường ........................................................................... 17 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iv 4.1.1 TAN (NH3+/NH4+)............................................................................ 17 4.1.2 Nitrite ............................................................................................... 17 4.1.3 Nitrate ............................................................................................... 18 4.1.4 Ammonia .......................................................................................... 18 4.1.5 pH ..................................................................................................... 19 4.1.6 Nhiệt độ ............................................................................................ 20 4.2 Các chỉ tiêu huyết học ............................................................................. 21 4.2.1 Hồng cầu ......................................................................................... 21 4.2.2 Bạch cầu .......................................................................................... 24 4.2.3 Tỷ lệ huyết sắc tố hematocrit: (%) ................................................... 27 4.3 Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hoá thức ăn ................... 29 4.3.1 Tốc độ tăng trưởng-Tỷ lệ sống ........................................................ 30 4.3.2 Hệ số tiêu tốn thức ăn ...................................................................... 31 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 33 5.1 Kết luận .................................................................................................. 33 5.2 Đề xuất ................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 34 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 37 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version v DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Nhu cầu thức ăn của cá trong thời gian thí nghiệm .......................... 11 Bảng 4.1: Sự thay đổi số lượng hồng cầu (106 tb/mm3) giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm (tháng 1) ....................................................................21 Bảng 4.2: Sự thay đổi số lượng hồng cầu (106 tb/mm3) giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm (tháng 2) ....................................................................22 Bảng 4.3: Sự thay đổi số lượng bạch cầu (104 tb/mm3) giữa các nghiệm thức trong thời gian nghiệm (tháng 1) ..........................................................................24 Bảng 4.4: Sự thay đổi số lượng bạch cầu (104 tb/mm3) giữa các nghiệm thức trong thời gian nghiệm (tháng 2) ..........................................................................24 Bảng 4.5: Sự thay đổi tỷ lệ huyết sắc tố (%) giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm (tháng 1) .....................................................................................27 Bảng 4.6: Sự thay đổi tỷ lệ huyết sắc tố (%) giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm (tháng 2) .....................................................................................27 Bảng 4.7: Biến động khối lượng cá trong thời gian thí nghiệm ...........................30 Bảng 4.8: Sự biến động tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG), tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) và tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức ...............................30 Bảng 4.9: Sự biến động hệ số thức ăn và lượng thức ăn cá sử dụng hàng ngày giữa các nghiệm thức............................................................................................31 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version vi DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Công thức cấu tạo của florfenicol ..........................................................6 Hình 3.1: Hệ thống bể thí nghiệm ........................................................................10 Hình 3.2 : Vị trí đếm hồng cầu trên buồng đếm Neubauer ..................................14 Hình 3.3: Máy li tâm sigma 201m ........................................................................15 Hình 4.1 Biến động TAN của các nghiệm thức ...................................................17 Hình 4.2 Biến động NO2 của các nghiệm thức ....................................................18 Hình 4.3 Biến động NO3 của các nghiệm thức ....................................................18 Hình 4.4 Biến động NH3 của các nghiệm thức ....................................................19 Hình 4.5 Sự biến động pH giữa các các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm. .................................................................................................................20 Hình 4.6 Biến động nhiệt độ giữa các các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm ..................................................................................................................21 Hình 4.7 Khối lượng cá sau 60 ngày thí nghiệm ..................................................29 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version vii DANH MỤC VIẾT TẮT CAP: Chloramphenicol ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long FFC: Florfenicol ha: hecta ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam NTTS II: Nuôi trồng thuỷ sản II ĐC: Đối chứng PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 1 Chương 1 GIỚI THIỆU Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Năm 2007 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 3.752 triệu USD, tăng 4% so với kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2006, 9 tháng đầu năm 2008 Sản lượng thủy sản ước tính đạt 3408,5 nghìn tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: nuôi trồng 1828,5 nghìn tấn, tăng 20,9%; khai thác 1580 nghìn tấn (nguồn báo điện tử ĐCSVN Ngày 8/2/2008). Trong đó cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng chủ lực của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lợi nhuận thu được từ các mô hình nuôi của những đối tượng này đã góp phần làm diện tích nuôi không ngừng mở rộng. Cuối tháng 6/2008 diện tích nuôi cá tra của An Giang đạt 1400 ha, tăng 20,6%; Cần Thơ 1200 ha, tăng 22,1%; Vĩnh Long 450 ha, tăng 13,2%; Bến Tre trên 360 ha, tăng 5 lần so với thời điểm cuối năm 2007 (agifish.com.vn 01/10/2008, nguồn Vinanet). Tuy nhiên, do sự tăng nhanh diện tích nuôi và phát triển thiếu quy hoạch, không đồng bộ như hiện nay đã kéo theo rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cá nuôi như sự suy thoái, ô nhiễm nguồn nước, môi trường tự nhiên biến động bất thường, dịch bệnh xảy ra thường xuyên ở cá có các bệnh phổ biến như: bệnh đốm trắng ở gan thận; bệnh xuất huyết, lở loét, đốm đỏ, bệnh ký sinh trùng…Khi dịch bệnh xảy ra người nuôi thường sử dụng các loại kháng sinh không đúng liều lượng hướng dẫn để trị bệnh cho cá như oxytetracyline, furazolidone, streptomycin… Điều này đã gây ra hiện tượng kháng thuốc ở một số chủng vi khuẩn vì vậy khi dịch bệnh xảy ra lại thì tỷ lệ chết cao và bên cạnh đó là vấn đề tồn lưu lớn dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của một số thị trường xuất khẩu thủy sản về vấn đề dư lượng hóa chất, kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, Bộ Thủy Sản ( nay là Bộ Nông Nghiệp & PTNT ) đã giao cho Viện Nghiên cứu NTTS II nghiên cứu tìm ra các chất thay thế những hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng như Chloramphenicol (CAP), Nitrofuran, Malachite green,…Trong số những hóa chất, kháng sinh được đề nghị thay thế cho nhóm cấm sử dụng thì Florfenicol là một trong những chất được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trên cá tra, basa. Đây là dẫn chất của CAP, có khả năng diệt khuẩn tương tự như CAP nhưng ít độc hơn CAP. Kháng sinh này đã được EU cho phép sử dụng trên cá da trơn (Catfish), mức giới hạn tối đa trong sản phẩm thủy sản xuất vào thị trường EU là 1000 ppb và Canada là 800 ppb. Ở Việt Nam Florfenicol được khuyến cáo sử dụng trong điều trị bệnh mủ gan ở cá, PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 2 tuy nhiên kháng sinh này thuộc danh mục kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản với mức dư lượng tối đa là 1000 ppb (Quyết định 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005). Florfenicol là loại kháng sinh mới được phép sử dụng để điều trị bệnh cá của nhiều quốc gia trên thế giới kể cá Hoa Kỳ. Ở Việt Nam Florfenicol cũng được sử dụng phổ biến nhất là vùng ĐBSCL để điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá đặc biệt là bệnh gan thận mủ ở cá tra. Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của kháng sinh này lên tốc độ tăng trưởng cũng như lên một số chỉ tiêu huyết học. Vì thế mà đề tài “Ảnh hưởng của việc sử dụng lập lại Florfenicol lên tăng trưởng và một số chỉ tiêu huyết học của cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) giống nuôi trong bể” được thực hiện. § Mục tiêu: Đánh giá sự ảnh hưởng của việc cho ăn nhiều lần Florfenicol lên tăng trưởng của cá tra nuôi trong bể ở các nồng độ khác nhau. § Nội dung nghiên cứu: Xác định sự ảnh hưởng của việc cho ăn nhiều lần Florfenicol lên sự tăng trưởng và số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hematocrit của cá tra. . PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 3 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) 2.1.1 Vị trí phân loại Bộ : Siluriformes Họ : Pangasiidae Bleeker, 1858 Giống : Pangasius Valenciennes in Cuvier and Valenciennes, 1840 Loài : Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878) Hệ thống phân loại được cập nhật từ http:// www.itis.gov bởi Nguyễn Văn Thường (2008). 2.1.2 Phân bố Cá tra sống chủ yếu ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan (Nguyễn Văn Thường, 2008). 2.1.3 Đặc diểm sinh lí Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 0/0 0 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 oc, nhưng chịu nóng tới 39 oc. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác (Hội nghề cá Việt Nam, 2004). 2.1.4 Đặc điểm hình thái Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan (Dương Nhật Long, 2003). 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Là loài cá ăn tạp nhưng thiên về động vật, thích ăn loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật và cũng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Ở giai đoạn cá bột hết noãn hoàng thì cá thích ăn mồi tươi sống, ăn các loài động vật phù du có kích cỡ vừa cỡ miệng như: luân trùng, moina, thậm chí cá tra bột còn ăn thịt lẫn nhau trong bể ương nuôi. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 4 thức ăn như: mùn bã hữu cơ, cám, rau, động vật đáy, phân động vật, thức ăn hỗn hợp (Dương Nhật Long, 2003). 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh về chiều dài. Cá trong ao ương sau 2 tháng đạt chiều dài 10-12cm. Khi đạt kích cỡ 2,5 kg trở lên, mức tăng trọng lượng thân nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. (Dương Nhật Long, 2003). 2.2 Các nghiên cứu về tồn lưu kháng sinh trên cá Nghiên cứu của Xu, et al. (2005) trên cá rô phi (Oreocrhomis ninoticus) và tôm thẻ Trung Quốc (Penaeus chinensis). Sau 7 ngày cho ăn kháng sinh mức tồn lưu cao nhất của Enrofloxacin trên cơ cá rô phi là 3.610 μg/kg, ở gan 5.960 μg/kg. Trong khi đó lượng Ciprofloxacin được chuyển hóa ở cơ là 220 μg/kg, ở gan là 350 μg/kg. Ở tôm thẻ Trung Quốc (Penaeus chinensis) lượng tồn lưu của ENR và Ciprofloxacin trên cơ là 1.680 μg/kg và 70 μg/kg. Đối với cá tra thí nghiệm, sau 7 ngày gây nhiễm Enrofloxacin, hàm lượng Enrofloxacin tồn lưu trong cơ thịt là 2.796 μg/kg và Ciprofloxacin là 86,8 μg/kg . Các nghiên cứu về sự đào thải Enrofloxacin trên các đối tượng khác cho thấy Enrofloxacin đào thải rất nhanh. Gore, et al. (2005) nghiên cứu thời gian tích lũy và đào thải của Enrofloxacin trên cá mực khối lượng thân từ 95,7 đến 129 g, với liều dùng là 10 mg/kg khối lượng cơ thể bằng phương pháp tiêm một lần trực tiếp vào cơ thể và thu mẫu máu sau 1, 3, 6, 24 và 48 ngày. Sau 1 giờ tiêm thì nồng độ Enrofloxacin cao nhất trong máu là 10,9 μg/ml máu. Tuy nhiên không phát hiện tồn lưu của Enrofloxacin cũng như Ciprofloxacin trong máu cá mực sau khi tiêm 24 giờ. Thời gian đào thải của Enrofloxacin trong cá mực là rất nhanh. Kết quả phân tích xác định thời gian tồn lưu Enrofloxacin trên cá tra của Trần Minh Phú và ctv (2008). Cho thấy sau 1 tuần cho cá ăn thức ăn có chứa kháng sinh thì hàm lượng Enrofloxacin tích luỹ trong cơ tăng dần từ ngày thứ 3 (1.108±789 μg/kg) đến ngày thứ 7 (2.796 ± 482 μg/kg). Trong quá trình cá ăn thức ăn có chứa Enrofloxacin, đã có sự chuyển hoá của Enrofloxacin thành Ciprofloxacin với hàm lượng 70,8±34,7 μg/kg sau 3 ngày cho ăn thức ăn có chứa kháng sinh và đạt 86,8 ± 37,9 μg/kg sau 7 ngày. Sau 60 ngày cho cá ăn thức ăn không có kháng sinh đã cho thấy có sự đào thải kháng sinh từ trong cá. Hàm lượng Enrofloxacin còn lại sau 60 ngày ngừng cho ăn kháng sinh là 97,9±66,5 μg/kg, giảm 96,4% so với lượng tích lũy gây nhiễm ban đầu. Sự PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 5 đào thải diễn ra chậm dần sau 15 ngày ngưng cho ăn kháng sinh. Hàm lượng Enrofloxacin trong cá hầu như không đào thải được nhiều từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 60. Tương tự hàm lượng Ciprofloxacin còn lại sau 60 ngày là 2,03±1,63 μg/kg giảm 97,6% so với lượng đã chuyển hóa được trong 7 ngày gây nhiễm. Kết thúc quá trình gây nhiễm, hàm lượng kháng sinh trong cơ cá giảm dần theo thời gian và vẫn tồn lưu ở hàm lượng cao sau 2 tháng kết thúc gây nhiễm. Theo Jing-Bin Feng, Xiao-Ping Jia và Liu-Dong Li (2008). Đối với cá rô phi nuôi ở nước ngọt nồng độ kháng sinh flofenicol trong gan và mang sau khi cho ăn 2 giờ là 5,21 μg/g và 5,27 μg/g ở cơ và thận sau sau 12h là 4,59 μg/g và 5,50 μg/g. Sau 24 giờ thí nghiệm nồng độ kháng sinh tr
Luận văn liên quan