Việc nghiên cứu để ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh cho vàng trong giai đoạn giá vàng đang biến động rất mạnh mẽ ngày nay đang là một đề tài được nhiều người quan tâm.
52 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[1]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2008”
TÊN CÔNG TRÌNH:
ÁP DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ
PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG
KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NA
THUỘC NHÓM NGÀNH: Khoa học kinh tế
[2]
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài:
Vàng hiện đang là một kênh đầu tư rất thu hút, được giao dịch khắp nơi trên
thế giới. Mấy năm gần đây, giá vàng đã liên tục gia tăng. Khi các nguồn đầu tư
trong nước như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, sản xuất kinh
doanh dần trở nên yếu thế thì các nhà đầu tư đã tập trung vào vàng như một kênh rất
nhiều lợi thế. Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai
hoạt động kinh doanh vàng và phát triển mạnh mẽ, ngay cả các ngân hàng nước
ngoài cũng chuyển hướng đầu tư mạnh mẽ về vàng.
Việt Nam phải nhập khẩu 90% nhu cầu vàng cho thị trường tiêu thụ trong
nước, nên mọi biến động về giá vàng, tỷ giá, lãi suất của các đồng tiền chủ đạo đều
gây ra những biến động tức thời đến thị trường. Trong điều kiện hoạt động đầu tư
vào vàng của người dân Việt Nam đang rầm rộ, giá vàng thì liên tục có những biến
động mạnh và rất khó dự báo thì những sản phẩm phái sinh chắc chắn sẽ đáp ứng
được nhu cầu của nhiều người và các thành phần kinh tế có giao dịch vàng trong
kinh doanh. Các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro về giá cả hàng hoá như
hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai…đã có từ rất lâu và trở nên phổ
biến ở các nước tiên tiến nhưng lại khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam. Việc
nghiên cứu để ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh cho vàng trong giai đoạn
giá vàng biến động mạnh mẽ hiện nay là một đề tài được rất nhiều người quan tâm.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Mục tiêu: Từ tình hình biến động mạnh mẽ của giá vàng, các sản phẩm
phái sinh đã thực sự trở nên cần thiết. Áp dụng công cụ phái sinh chính là một xu
hướng phù hợp để giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro và phát triển thị trường vàng.
- Đối tượng: Những sản phẩm phái sinh như quyền chọn vàng, magrin vàng,
kỳ hạn… chính là những công cụ cần được nghiên cứu để có thể áp dụng và phát
triển thị trường như các thi trường vàng phát triển trên thế giới.
[3]
- Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào tình hình biến động của giá vàng trên thực
tế, và việc sử dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam mà cụ thể là sản phẩm phái
sinh như option, future, margin... từ đó đưa ra những khiếm khuyết cần được khắc
phục và thông qua đó xây dựng những phương pháp sao cho phù hợp với tình hình
thực tế để phát triển thị trường vàng Việt Nam.
3. Kết cấu đề tài:
Đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: phân tích tình hình biến động của thị trường vàng trên thế giới
và ở Việt Nam trong thời gian qua, những nhân tố ảnh hưởng giá vàng, xu hướng
biến động cũng như những ảnh hưởng của giá vàng lên các cơ hội kinh doanh.
- Chương II: Thị trường các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam.
- Chương III: Áp dụng công cụ phái sinh trong kinh doanh vàng, thức trạng
hoạt động của sàn giao dịch vàng, và quyền chọn vàng… những giải pháp cơ bản để
phát triển thị trường vàng trong thời gian tới.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Đề tài nghiên cứu mang tính lý luận đóng
góp kiến thức về xu hướng sử dụng công cụ phòng ngừa đã được hình thành và phát
triển trên thế giới. Từ đó, nhận thức đúng đắn mà hướng đến những giải pháp xây
dựng và phát triển thị trường vàng Việt Nam.
5. Hướng phát triển của đề tài: Đề tài nghiên cứu còn bỏ ngỏ ở giải pháp xây
dựng và phát triển thị trường vàng với ứng dụng đầy đủ các công cụ phái sinh bằng
việc nghiên cứu định lượng thực tế, để ứng dụng các mô hình áp dụng từng loại
công cụ phái sinh phù hơn. Cũng như cách thức và qui trình xây dựng một sàn vàng
thống nhất có đầy đủ các công cụ phòng ngừa cho nhà đâu tư Việt Nam.
[4]
CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG VÀNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Tình hình biến động giá vàng :
1.1 Tình hình biến động giá vàng trên thế giới:
Trong lịch sử, giá vàng thế giới lên đến đỉnh điểm vào ngày 21 tháng 1 năm
1982 với mức giá 875 USD/ounce. Nguyên nhân của việc giá vàng leo thang bắt
đầu từ việc kinh tế Mỹ bị suy giảm, lạm phát gia tăng, nhất là sau khi bị sa lầy trong
cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 – 1975), Mỹ buộc phải bán vàng với khối lượng
lớn trị giá khoảng 3,5 tỷ USD. Động thái đó không những khiến cho kho vàng của
Mỹ bị giảm mạnh mà còn làm cho đồng USD buộc phải thả nổi sau quyết định ngày
15 tháng 8 năm 1971, Mỹ đã đơn phương vô hiệu hoá thoả thuận Bretton Woods .
Và ngày 18 tháng 12 năm 1973, Mỹ lại phải tuyên bố phá giá đồng USD ở mức
10% - đánh dấu thời kỳ lạm phát tràn lan khắp toàn cầu và mở đầu một giai đoạn
giá vàng bắt đầu tăng ngày một cao, từ 233,2 USD/ounce năm 1972 lên đến 875
USD/ounce vào thời điểm ngày 21 tháng 1 năm 1981. (1).
Biểu đồ 1: Giá vàng thế giới giai đoạn 1971 – 2008
[5]
Giá vàng giảm mạnh nhất vào giai đoạn 1989 – 1999, khi chuẩn bị thành lập
khối đồng tiền chung Châu Âu. Tổng lượng vàng dự trữ bán ra trong thời kỳ này
khoảng 3,5 ngàn tấn. Điều đó đã khiến giá vàng giảm mạnh, và đến ngày 1 tháng 7
năm 1999 giá vàng tụt xuống còn 252,8 USD/ounce, rồi giảm xuống mức thấp nhất
mọi thời đại là 251,7 USD/ounce. Đây là mức giá vàng thấp nhất trong vòng hơn 20
năm qua, do nổi lo của Ngân Hàng Trung Ương giảm dự trữ vàng và các công ty
khai khoáng bán vàng trong các thị trường kỳ hạn để ngăn cản việc giá vàng giảm.
Trước tình hình đó, ngày 26 tháng 9 năm 1999, thoả thuận Châu Âu về vàng đã ra
đời. Theo thoả thuận này, các nước cam kết trong vòng năm năm sẽ không bán vàng
dự trữ quốc gia nhằm ngăn chặn giá vàng tụt dốc, tổng lượng vàng bán ra cũng
không được vượt quá 400 tấn. Tình hình thị trường xoay chuyển theo hướng tích
cực hơn, vàng có xu hướng hồi phục trở lại. Từ đầu tháng 10 năm 1999 đã vượt qua
mức 300 USD/ounce và tăng lên mức 338 USD/ounce trong vòng 2 năm sau khi
Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu nhất trí hạn chế bán vàng.
Tháng 2 năm 2003, giá vàng chạm mức cao nhất trong vòng bốn năm rưỡi do việc
mua vàng tích trữ gia tăng do Mỹ xung đột với Iraq.
Và lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2003 giá vàng đã phá vỡ mức 400USD/ounce và
đạt những mức giá đã có vào năm 1988.
Từ đầu năm 2004, theo nhận định của phần lớn các nhà phân tích và các
chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới, xu hướng USD sụt giảm giá trị so với các
ngoại tệ khác, đồng thời giá vàng tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Điều này thể
hiện rõ vào những phiên giao dịch đầu tiên của năm 2004, trong lúc USD tiếp tục
sụt giảm giá trị so với EUR và Yen Nhật thì giá vàng đã tăng đến 424 USD/ounce
vào hôm 5/1 - mức cao nhất trong vòng 13 năm qua..Vào ngày 08/03, 15 Ngân hàng
Trung ương của các nước Châu này ngay lập tức đã làm giá vàng thế giới tăng
403USD/ounce.Theo thoả ước mới, trong vòng 5 năm từ 27/09/2004, lượng vàng
bán ra của các Ngân hàng Trung Ương Âu đã đạt được thoả ước tiếp tục kiềm chế
lượng vàng bán ra mỗi năm.Thoả thuận Châu Âu không quá 500 tấn mỗi năm mà
các ngân hàng đã kí kết trong thoả ước Washington năm 1999(sẽ hết hiệu lực vào
[6]
tháng 09/2004). Tiếp theo sau đó bạo động ở Trung Đông, đồng đôla rớt nhẹ khiến
thị trường kim loại quí thế giới ngày một nóng bỏng.Sáng ngày 24/03, vàng tại New
York leo tới 421USD/ounce cao nhất trong vòng gần 3 tháng kể từ đầu năm 2004.
Vào thời điểm này giá vàng thế giới chỉ thấp hơn 5,5 USD/ounce so với mức đỉnh
đạt được vào ngày 13/01/2004 và đã cao hơn 15 USD/ounce so với tuần trước đó.
Vào những tháng cuối năm 2004, những số liệu không khả quan của nền kinh tế
Mỹ, sự sụt giảm lòng tin của các nhà đầu tư đối với đồng đôla khiến giá kim loại
quí vượt mức cao nhất trong vòng 16 năm trở lại đây-gần 450USD/ounce. Trong
phiên giao dịch đêm ngày 23/11, 1 ounce vàng tại thị trường New York đã ở mức
449,9 USD. Như vậy tính từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 11, giá vàng thế giới đã
tăng tới 7% do đồng đôla liên tục mất giá so với các ngoại tệ mạnh khác. Tháng
12/2004 hãng Reuters cho biết, giá vàng giao tháng 12 trên thị trường New York đã
giảm tới gần 7USD/ounce còn 450,4 USD/ounce.
Năm 2005, theo thông tin được đưa ra của Bộ Lao Động Hoa Kì ngày 07/04
số việc làm mới được tạo ra trong tháng 4 của cao hơn dự đoán đã nâng giá trị đồng
USD lên so với các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới,giá vàng vì thế giảm mạnh,chỉ
còn 424USD/ounce.Thế nhưng đến 23/09 giá vàng thế giới đã lên mức kỉ lục mới là
473,5 USD/ounce,buộc các nhà phân tích thị trường dự đoán ngưỡng tiếp theo của
giá vàng sẽ là 480 USD/ounce.Giá vàng tăng mạnh mặc so trước đó Quỹ Dự trữ
Liên Bang Hoa Kỳ (FED) trong cuộc họp ngày 21/09 đã quyết định tăng lãi suất
3,75%(tăng 0,25%).
Năm 2006, có rất nhiều biến động lớn trên thị trường vàng. Ngày 3 tháng 5,
giá vàng thế giới đã tăng lên mức mới 675 USD/ounce, do được sự hậu thuẫn mạnh
mẽ từ sự kiện hạt nhân của Iran, và đồng USD mất giá. Tuy nhiên, thị trường vàng
cho thấy giá tăng chủ yếu là do hoạt động đầu cơ. Ngày 12 tháng 5, sau khi đạt mức
kỉ lục 732 USD/ounce, giá vàng bắt đầu giai đoạn giảm giá có lúc đã giảm đến 540
USD/ounce. Đến ngày 04/10 giá vàng thế giới đã đột ngột “rớt giá” mạnh, trong
vòng ngày 03/10 ở mức giảm hơn 13 USD. Chỉ trong 2 ngày đầu của tháng 10, giá
vàng quốc tế giảm hơn 20 USD từ mức xấp xỉ 605 USD/ounce xuống gần mức 580
[7]
USD/ounce. Những ngày cuối năm 2006, giá vàng thế giới liên tục tăng mạnh lên
mức 650 USD/ounce, do nhu cầu tiêu thụ vàng trong mùa lễ hội cuối năm cao và
những thông tin kinh tế Mỹ được công bố không mấy khả quan, đồng USD giảm
giá mạnh mẽ khi thị trường bán tháo đồng USD.
Biểu đồ biến động giá vàng thế giới trong 5 năm, từ năm 2003 đến năm 2008,
đường biểu diễn giá vàng cho thấy một sự gia tăng liên tục và tăng mạnh mẽ kể từ
năm 2006 đến nay thể hiện qua độ dốc và những điểm đột biến của đồ thị đường
biểu diễn biến động giá vàng trên thế giới.
Biểu đồ giá vàng thế giới trong 5 năm từ 2003 đến 2008 từ nguồn
www.kitco.com.
Thị trường vàng thế giới trong những tháng đầu năm 2007 vẫn đang tiếp tục
thể hiện sự biến động mạnh như trong năm 2005 và năm 2006. Quí thứ nhất, giá
vàng thế giới gần như đã diễn biến đúng theo dự đoán của các ngân hàng cũng như
các quĩ đầu tư lớn trên thế giới, và đã kết thúc quí này ở mức 668 USD/ounce, tăng
5% so với thời điểm đầu năm. Sự suy giảm của thị trường chứng khoán thế giới vào
cuối tháng 2 đã gây ra một sự giảm giá nghiêm trọng (hơn 9 %) của giá vàng.
Nhưng ngày 7/9 giá vàng đã có những bước phục hồi mạnh mẽ vượt ngưỡng 700
USD/ounce mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2007, do thị trường chứng khoán được
[8]
phục hồi và sự suy yếu của đồng USD. Bên cạnh đó, tình hình tại Trung Đông (giữa
Syria và Israel) trở nên căng thẳng đã đẩy giá dầu tăng cao và nhu cầu tiêu thụ vàng
đang tăng mạnh cho mùa lễ hội và mùa cưới ở Châu Á và Trung Đông, điển hình là
Ấn Độ. Cuối tháng 9, giá vàng thế giới tiếp tục leo thang mạnh mẽ, mức cao nhất
trong vòng 28 năm qua và được giao dịch trên mức 735 USD/ounce vượt đỉnh cao
mà giá vàng đã thiết lập được vào giữa tháng 5 năm 2006. Đầu tháng 11/2007, ngay
sau khi quyết định cắt giảm lãi suất USD được Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED)
được đưa ra vào ngày 31/10, đồng USD đã tiếp tục giảm mạnh khiến giá vàng vượt
ngưỡng 800 USD/ounce. Những ngày cuối năm, thị trường này lại leo dốc và có lúc
giá đã vượt 840 USD/ounce khi đồng đôla sụt giá mạnh. Kết thúc năm 2007, mức
giá đóng cửa London đạt 836 USD/ounce.
Chỉ trong vòng hai năm 2006 và 2007, giá vàng thế giới liên tục tăng cao,
khoảng 61%, với mức tăng bình quân năm là 27% và bình quân tháng hơn 2%. Đây
là mức tăng rất cao so với mức tăng khoảng 13%/năm của giai đoạn 2000-2006.
Đầu năm 2008, giá vàng thực hiện một cú đại nhãy vọt lên ngưỡng 880
USD/ounce vào ngày 8/1, phá vỡ mức giá kỷ lục 873 USD/ounce đã đạt được vào
năm 1980. Sự tăng giá của dầu và các mặt hàng khác cũng là nguyên nhân đẩy giá
vàng lên, đồng USD trượt mạnh sau khi phó chủ tịch FED ông Donald Kohn ám chỉ
sẽ chú trọng vào việc giảm nguy cơ trong tăng trưởng, mặc cho tình hình lạm phát
gần đây có xu hướng tăng cao. Giữa tháng 3 giá vàng thế giới tiếp tục tăng và đạt
mốc kỉ lục mới 1007,1 USD/ounce. Nguyên nhân khiến giá vàng tiếp tục lên cao
được lí giải bằng việc các ngân hàng đầu tư của Mỹ đang rung động và lo lắng khi
một ngân hàng đại gia trên thị trường tài chính như Bear Streams.Co.Inc đang đứng
trước nguy cơ vỡ nợ và tình hình suy thoái đồng USD tiếp tục mất giá kỉ lục.
Chỉ trong hơn hai tháng đầu năm 2008 có mức tăng đột biến từ mức 833.3
USD/ounce lên đến 989,4 USD/ounce vào ngày 19/3/08 tương đương gần 19%.
Như vậy, bình quân tháng tăng gần 6% cao hơn nhiều so với mức 2% của giai đoạn
2006 - 2007. Đáng lưu ý là vào ngày 17 tháng 3 giá vàng đã có lúc đột biến lên đến
1032 USD/ounce.
[9]
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá vàng: (2)
2.1 Tình hình kinh tế và thị trường tài chính ngày càng xấu đi:
Năm 2007, với rất nhiều sự kiện kinh tế và những biến động không ngờ của thị
trường tài chính thế giới. Nền kinh tế toàn cầu đạt tốc độ tăng trưởng 5,2% giảm
0,2% so với năm 2006, với các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước đang
phát triển vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nhìn chung nền kinh tế
thế giới gặp nhiều khó khăn và dự báo sẽ giảm còn 4,8% năm 2008. Nợ xấu tăng
mạnh, đặc biệt đối với hoạt động cho vay mua nhà trả chậm, một loạt ngân hàng lớn
ở Mỹ bị thua lỗ và gặp khó khăn về thanh khoản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất
trong vòng 4 năm qua, lòng tin của người tiêu dùng tăng mạnh, ảnh hưởng xấu đến
doanh thu bán lẻ. Những diễn biến bên trong nền kinh tế Mỹ đã đẩy đồng USD
xuống thấp kỉ lục so với nhiều ngoại tệ khác, thậm chí so với một số đồng tiền của
các nước phát triển Châu Á, thổi phồng bong bóng tăng giá dầu, ảnh hưởng xấu tới
hầu hết các nền kinh tế thế giới do các mối liên hệ về thương mại tài chính rõ rệt
nhất là các nền kinh tế Châu Âu.
2.2 Đồng USD suy yếu:
Năm 2007 thực sự là năm mà các nhà đầu tư USD phải đối mặt với những cú
sốc dữ dội. Đồng USD tiếp tục giảm giá từ đầu năm 2007, thế nhưng ngày 7/11,
USD lao xuống vạch 1 Euro bằng 1,4967 USD mức thấp nhất kể từ khi đồng Euro
được đưa vào sử dụng năm 1999. Trong năm 2007, đồng USD đã bị mất giá 10% so
với EUR. Điều này không phải là mới vì trong 5 năm qua đồng USD đã giảm giá
25%. Một trong những nguyên nhân khiến cho đồng USD liên tục mất giá là do Mỹ
liên tục cắt giảm lãi suất. Lần thứ nhất, vào ngày 18/9, FED cắt giảm lãi suất đồng
“bạc xanh”từ mức 5,25% xuống còn 4,75%. Lần thứ hai, vào ngày 31/10, lãi suất
USD được FED hạ xuống còn 4,5%. Lần thứ ba, trước sức ép nền kinh tế Mỹ có
khả năng rơi vào suy thoái, trong phiên họp ngày 11 tháng 12 năm 2007 vừa rồi,
FED đã quyết định cắt giảm lãi suất chủ đạo từ mức 4,5% xuống 4,25% đây là lần
[10]
cắt giảm thứ 3 liên tiếp trong năm nay nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ trải qua thời
kỳ khủng hoảng bắt đầu từ tháng 08/2007.
Nếu đồng đôla tiếp tục mất giá thì giá vàng còn có cơ hội chực chờ bùng nổ kỷ
lục của giá vàng trong lịch sử là 850 USD/ounce được thiếp lập vào năm 1980 do
nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng năng lượng và áp lực lạm phát như đám
mây che phủ bầu trời kinh tế toàn cầu.
2.3 Các ngân hàng trung ương chuyển hoá kho dự trữ ngoại hối:
Trước sự giảm giá được dự báo trước của đồng USD thì việc nắm giữ nhiều
đồng tiền này trong kho dự trữ ngoại hối sẽ là một rủi ro lớn. Trong bối cảnh thị
truờng như hiện nay thì vàng đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi các
Ngân hàng Trung Ương tiến hành giảm tỷ trọng nắm giữ đồng USD và tài sản bằng
đồng USD. Kế hoạch chuyển hoá tài sản của Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc
đang rất được thị trường đặc biệt quan tâm. Tổ chức này đang sở hữu kho dự trữ
ngoại hối lớn nhất thế giới hơn 1400 tỉ USD. Theo chủ tịch Ngân hàng Trung Ương
Trung Quốc thì tổ chức này đang xem xét khả năng sẽ gia tăng lượng vàng trong
kho dự trữ lên mức 3% - 5% từ 1% hiện tại, mức tăng này tương đương sản lượng
vàng thế giới một năm, khoảng 2600 tấn. Các Ngân Hàng Trung Ương tại khu vực
Trung Đông cũng đang xem xét đến khả năng chuyển hoá này và giá vàng thế giới
được nhận định là có nhiều nhân tố hỗ trợ.
2.4 Nhà đầu tư tổ chức vẫn đang đầu cơ vàng:
Nhu cầu vàng đầu tư còn tăng mạnh:quan điểm dùng vàng để đảm bảo giá trị
tài sản và sinh lợi đã trở nên nổi trội hiện nay là: “ Vàng còn hơn cả tiền”, “ Hãy
bán mọi thứ trừ vàng”.Các nhà đầu tư đang có khuynh hướng chuyển tiền đầu tư từ
các loại ngoại tệ mạnh sang đầu tư tập trung vào vàng để hưởng siêu lợi nhuận.Như
vậy,các quỹ đầu tư (hedge funds)và giao dịch vàng (exchange- trade gold funds-
EFTs) sẽ tiếp tục thao túng thị trường vàng.
[11]
2.5 Vàng dầu “chạy” cùng chiều:
Mối tương quan cùng chiều giữa vàng và dầu vẫn đang tiếp diễn như nhiều
năm trước. Theo số liệu trong quá khứ, tỷ số dầu/vàng thường xoay quanh mức
15:1, nghĩa là 15 thùng dầu bằng giá của một ounce vàng. Hiện tại, tỷ số này chỉ là
10:1, do giá dầu tăng quá nhanh. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ ( OPEC) đã
quyết định cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày vào đầu tháng 02/2007, đưa
tổng sản lượng cung ứng ra thị trường của tổ chức này giảm xuống mức 25,9 triệu
thùng/ngày, nhằm ngăn lại đà giảm mạnh của giá dầu. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng
hạt nhân của Iran, xung đột vũ trang tại Nigeria và sự ngưng trệ của một số khu vực
sản xuất dầu lớn trên thế giới gây lo ngại cho khả năng leo thang gia dầu. Giá dầu
tăng sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất đầu vào và qua đó là gia tăng giá cả hàng hoá
tiêu dùng, trong khi vàng lại được xem là tài sản đầu tư an toàn khi các nền kinh tế
đối mặt với rủi ro lạm phát.
2.6 Kinh tế bất ổn, lạm phát tăng cao:
Sự giảm tốc mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ (1,9% so với 2,9% năm 2006) là
nhân tố chính làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2007. Suy thoái
của thị trường nhà đất Mỹ và những rối loạn trên thị trường tài chính đã kìm hãm
tổng cầu nội địa. Theo OEDC, năm 2007, tổng cầu nội địa Mỹ chỉ tăng 1,6%, đầu tư
vốn cố định tại Mỹ giảm 2,1%. Tăng trưởng trong khu vực đồng Euro và Nhật Bản
cũng chậm lại, song mức giảm nhẹ hơn so với Mỹ. Nhiều người đang so sánh tình
hình kinh tế hiện nay với việc suy thoái toàn cầu năm 1987. Các chuyển gia kinh tế
nhận định rằng, những gì hiện tại đối với cuộc khủng hoảng tín dụng cũng không
khác gì giai đoạn sụp đổ chứng khoán năm 1987, thậm chí tình hình hiện nay của
Mỹ còn tệ hơn giai đoạn đó khi các số liệu bảng lương, việc làm và sản lượng công
nghiệp đầu giảm sút. Nhiều nhà phân tích cho rằng, FED còn cắt giảm thêm 2% lãi
suất nữa trong vòng 12 tháng năm 2008 để cứu nền kinh tế còn Ngân hàng Trung
Ương Châu Âu và Anh cũng khó tránh bài toán tương tự.
[12]
2.7 Yếu tố kĩ thuật ủng hộ:
Quan sát đồ thị giá vàng theo tuần, áp dụng phân tích về đường trung bình di
động lẫn sóng Elliott, chúng ta có thể nhận ra giá vàng vào cuối tháng 10-2007 đã
bắt đầu một giai đoạn tăng giá trung hạn mạnh khi đường bình quân di động ngắn
hạn đã cắt đường bình quân di động dài hạn theo chiều hướng lên, mở ra một chu kì
tăng giá trung hạn, tương tự với bước sóng 3 theo chiều tăng phân tích sóng Elliott.
Bỏ qua các vấn đề kĩ thuật phức tạp trong phân tích này, có thể kết luận rằng việc
giá vàng tăng cao trong 2 tháng đầu năm 2008 được hỗ trợ mạnh bởi những yếu tố
tâm lí và kĩ thuật của thị trường xuất hiện từ cuối năm 2007.
2.8 Dự báo:
Theo phân tích kĩ thuật, trong ngắn hạn, giá vàng sẽ bắt đầu giai đoạn điều
chỉnh giảm ngắn hạn theo sóng 4 của phân tích sóng Elliott trước khi tăng trở lại
(nhiều nhà đầu cơ quốc tế có thể bán kiếm lời ở mức xung quanh 950USD). Khả
năng