Đề tài Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Trong điều kiện của khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc hoàn thiện các khái niệm pháp lý cơbản có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộpháp lý, đối với việc hoàn thiện hệthống pháp luật và nâng cao hiệu quảcủa pháp luật. Áp dụng pháp luật là một khái niệm cơbản của khoa học pháp lý, việc nghiên cứu vềáp dụng pháp luật ởnước ta hiện nay có ý nghĩa thời sựcảvềmặt lý luận và thực tiễn vì những lý do sau: Thứnhất, mặc dù áp dụng pháp luật là một khái niệm pháp lý cơbản song ởnước ta cho đến nay, các công trình nghiên cứu vềáp dụng pháp luật chưa nhiều. Các vấn đềlý luận và thực tiễn vềáp dụng pháp luật mới chỉ được giới thiệu một cách khái quát trong giáo trình Lý luận chung vềnhà nước và pháp luật, các giáo trình của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành và một số công trình nghiên cứu chuyên biệt, vì vậy, một sốvấn đềlý luận vềáp dụng pháp luật chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo và toàn diện. Thứhai, thực tiễn áp dụng pháp luật ởnước ta thời gian vừa qua cho thấy hoạt động này đã đạt được khá nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chếcần khắc phục. Nghiên cứu vềthực tiễn áp dụng pháp luật trong một sốlĩnh vực cụ thểvừa góp phần làm sáng tỏvà hoàn thiện lý luận, vừa có thểchỉra được những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật, những hạn chếtrong quá trình tổchức thực hiện các quy định đó, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảcủa nó. Thứba, ởnước ta hiện nay, pháp luật đã trởthành một trong những công cụcó hiệu quảnhất đểNhà nước quản lý xã hội. Song pháp luật chỉthểhiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác. Kết quảáp dụng pháp luật đểgiải quyết các vụviệc xảy ra trong thực tếcó đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủyếu phụthuộc vào sựhiểu biết pháp luật và thái độtôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủthểcó thẩm quyền áp dụng. Trong khi đó trường ta là một cơsở đào tạo cán bộpháp lý lớn nhất của cảnước, sinh viên, học viên của trường ta sau khi tốt nghiệp phần lớn trở thành người áp dụng pháp luật trong thực tế, chính vì vậy, việc cung cấp cho người học những kiến thức cơbản và cụthểvềáp dụng pháp luật là hoàn toàn cần thiết. Đểgóp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường, việc tổng hợp, trình bày một cách có hệthống các kiến thức lý luận vềáp dụng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một sốlĩnh vực cụthểtrong một công trình nghiên cứu đểcó thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập ở trường ta hiện nay là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Ý thức được tất cảnhững lý do trên nên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đềtài Áp dụng pháp luật ởViệt Nam hiện nay.

pdf276 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY MÃ SỐ: LH – 08 – 08/ĐHL HÀ NỘI - 2009 2 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện của khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc hoàn thiện các khái niệm pháp lý cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật. Áp dụng pháp luật là một khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn vì những lý do sau: Thứ nhất, mặc dù áp dụng pháp luật là một khái niệm pháp lý cơ bản song ở nước ta cho đến nay, các công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật chưa nhiều. Các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật mới chỉ được giới thiệu một cách khái quát trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, các giáo trình của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành và một số công trình nghiên cứu chuyên biệt, vì vậy, một số vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo và toàn diện. Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta thời gian vừa qua cho thấy hoạt động này đã đạt được khá nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể vừa góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện lý luận, vừa có thể chỉ ra được những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật, những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định đó, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của nó. Thứ ba, ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác. Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng. Trong khi đó trường ta là một cơ sở đào tạo cán bộ pháp lý lớn nhất của cả nước, sinh viên, học viên của trường ta sau khi tốt nghiệp phần lớn trở thành người áp dụng pháp luật trong thực tế, chính vì vậy, việc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và cụ thể về áp dụng pháp luật là hoàn toàn cần thiết. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường, việc tổng hợp, trình bày một cách có hệ thống các kiến thức lý luận về áp dụng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể trong một công trình nghiên cứu để có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập ở trường ta hiện nay là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Ý thức được tất cả những lý do trên nên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Áp dụng pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý nên cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Chẳng hạn, những vấn đề lý luận cơ bản và khái quát về áp dụng pháp luật được đề cập đến 4 trong các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật dành cho hệ đại học, trung cấp và trong các giáo trình của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành. Bên cạnh đó, vấn đề này còn được đề cấp đến trong một số công trình nghiên cứu khác. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật” của Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1995 và tác phẩm “Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” của Tiến sĩ Đào Trí Úc do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1993 đều có một chương mang tên Áp dụng pháp luật đề cập đến vấn đề này. Bên cạnh đó, những vấn đề ít nhiều liên quan đến việc áp dụng pháp luật trong thực tế thì được đề cập đến trong rất nhiều công trình nghiên cứu có tính chất chuyên biệt. Đơn cử một số công trình như: “Giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục thương lượng, hòa giải” của TS. Trần Ngọc Dũng, Tạp chí Luật học số 1/2004; “Bàn về quyền khởi tố vụ án hành chính của viện kiểm sát nhân dân” của Th.S. Nguyễn Thị Thuỷ, Tạp chí Luật học số 1/2004; “Một số vấn đề áp dụng phong tục, tập quán trong giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình” của Nguyễn Hồng Hải, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Tạm giam bị cáo sau phiên toà sơ thẩm” của Hà Thị Loan, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Thực tiễn giải quyết vụ án lao động tại TAND năm 2001, những vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Lao động và giải pháp” của Nguyễn Xuân Thu, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Nhân thân người phạm tội một căn cứ quyết định hình phạt” của Trịnh Tiến Việt, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Tôn trọng nguyên tắc tự do ý chí của các đương sự trong tố tụng dân sự” của Nguyễn Văn Luật, Đặc san nghề luật số 4/2003… Tuy nhiên, theo tôi được biết, trong số các công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật ở nước ta cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về áp dụng pháp luật theo cách kết hợp những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật với thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể như công trình này, tức là chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận vấn đề áp dụng pháp luật như cách tiếp cận của công trình này. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật mà chủ yếu là trên cơ sở quan điểm duy vật và phép biện chứng. Đồng thời đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, giải thích pháp luật… 4. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau: - Làm sáng tỏ thêm và hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật.. - Làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể ở nước ta hiện nay, những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại, thông qua đó có thể giúp cho việc hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về áp dụng pháp luật, đồng thời chỉ ra những ưu điểm của hoạt động này để phát huy và những điểm hạn chế, bất cập trong các quy 5 định của pháp luật cũng như thực tế thực hiện các quy định đó để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật nước ta hiện nay. - Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên các trường luật cũng như cho các cơ quan, nhân viên nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. 5. Phạm vi nghiên cứu Áp dụng pháp luật là vấn đề có nội dung khá rộng và phức tạp nên không thể trình bày được tất cả các vấn đề về nó trong một công trình nghiên cứu, nhất là một công trình nghiên cứu khoa học cấp trường. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật, lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể: hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế… Ngay trong mỗi lĩnh vực đó, đề tài cũng chỉ có thể đề cập đến việc áp dụng pháp luật trong một hoặc một vài trường hợp cụ thể mà không thể đề cập đến việc áp dụng pháp luật trong tất cả các trường hợp. 6. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề cơ bản sau: 1. Một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật: khái niệm, đặc điểm, các trường hợp cần áp dụng pháp luật, quy trình áp dụng pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự. 2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể: hình sự, dân sự, hành chính, lao động, đất đai, thương mại…; những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại trong hoạt động này; những biện pháp cần thực hiện để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả của áp dụng pháp luật đồng thời làm sáng tỏ và hoàn thiện thêm lý luận chung về áp dụng pháp luật. 6 PHẦN I BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 1.1. KHÁI NIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Chúng ta đều biết áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, do vậy, việc xem xét khái niệm áp dụng pháp luật phải được bắt đầu từ việc xem xét khái niệm thực hiện pháp luật. Trong thực tế cuộc sống hiện đại, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu và thậm chí là hoạt động cực kỳ quan trọng vì nó có vai trò hiện thực hoá các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hoá, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Do tầm quan trọng như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, được đề cập đến trong các giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật học. Trong một số giáo trình, cách diễn đạt về khái niệm này hoàn toàn trùng khớp với nhau. Ví dụ, cả Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội lẫn Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đều cùng một quan niệm rằng: “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”1. Quan niệm này gần như đã được coi là “chân lý” vì nó đã tồn tại và được sử dụng trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, chưa thể nói đây là một định nghĩa hoàn thiện về thực hiện pháp luật bởi hai lý do. Thứ nhất, không phải hành vi thực hiện pháp luật nào cũng phải là một quá trình hoạt động. Theo tiếng Việt, quá trình có thể được hiểu là “Trình tự phát triển, diễn biến của một sự việc nào đó”2, nếu nói quá trình hoạt động thì có nghĩa đó là một xâu chuỗi các hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định. Trong khi đó, có những trường hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành vi đơn lẻ, ví dụ, hành vi dừng lại trước đèn đỏ khi đi đường, hành vi mua thức ăn ngoài chợ... Thứ hai, không phải trong tất cả các trường hợp, chủ thể thực hiện pháp luật đều nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống mà đa số các chủ thể đều nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình. Các tác giả của các giáo trình trên hình như cũng đồng tình với điều đó nên họ đều giải thích rằng “Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì 1 Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2003, tr. 463 và Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội – 2005, tr. 494. 2 Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học. NXB. Đà Nẵng. Hà Nội – Đà nẵng 2002, tr. 973 8 đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật”3; “Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm theo. Cũng có thể chúng được thực hiện do ảnh hưởng của những người xung quanh (thấy người khác làm như thế thì cũng làm theo) chứ bản thân người thực hiện hành vi đó chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó”4. Có thể thấy, trong các trường hợp được nêu trên thì chỉ hành vi hợp pháp được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự như vậy mới có thể được coi là có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, còn những hành vi hợp pháp được thực hiện trong trường hợp chủ thể chưa hoặc không nhận thức được tại sao phải làm như vậy hoặc do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng các biện pháp đó thì không thể được coi là có mục đích đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Do vậy, định nghĩa thực hiện pháp luật nêu trên chỉ phù hợp với hình thức áp dụng pháp luật mà chưa hoàn toàn phù hợp với các hình thức thực hiện pháp luật khác. Vậy nên quan niệm về thực hiện pháp luật như thế nào cho phù hợp? Chúng tôi cho rằng có thể xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật xuất phát từ nghĩa của từ thực hiện trong tiếng Việt và theo cách xây dựng khái niệm vi phạm pháp luật - một khái niệm hầu như không còn sự tranh cãi bởi vì nó đã được thừa nhận bởi đa số các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Ở Việt Nam, từ thực hiện có thể được hiểu theo nghĩa là “Làm cho thành ra sự thực”5, hoặc “Bằng hoạt động làm cho trở thành sự thật…”6. Trên cơ sở các quan niệm này thì có thể hiểu thực hiện pháp luật là làm cho pháp luật trở thành sự thực hay làm cho các quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Vì thế, thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi quy định của pháp luật mà việc thực hiện nó có thể là bằng hành động hoặc bằng không hành động, cụ thể, việc thực hiện những quy phạm cấm đoán đương nhiên là bằng không hành động, song việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý lại chủ yếu là bằng hành động. Tuy nhiên, nhà nước ban hành ra pháp luật chỉ để điều chỉnh hành vi hay xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức, tức là các chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó đối với xã hội, đồng thời điều khiển được hành vi của mình, mà không điều chỉnh xử sự của các chủ thể không có khả năng nhận thức. Bằng việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định, pháp luật 3 Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr. 461- 462 và Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sđd, tr. 494. 4 Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd tr. 462 và Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sđd, tr. 494. 5 Từ điển Hán Việt. Đào Duy Anh. Nxb. Văn hoá – Thông tin, tr. 474. 6 Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học. Nxb. Đà Nẵng. Hà Nội – Đà Nẵng 2002, tr. 973. 9 tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó. Trên cơ sở nhận thức đó, các chủ thể sẽ lựa chọn và thực hiện các hành vi thực tế của mình. Bằng việc quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật hay các hình thức khen thưởng đối với những chủ thể thực hiện tốt pháp luật và các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, pháp luật sẽ tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ có thể lựa chọn và thực hiện cách xử sự có thể được thưởng, đồng thời tránh hoặc không thực hiện những hành vi có thể bị phạt. Do đó, đối với các chủ thể không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hoàn toàn vô tác dụng, không có giá trị gì. Các hành vi hợp pháp được thực hiện bởi các chủ thể có khả năng nhận thức có thể vì nhiều lý do, có thể là vì chủ thể ý thức được đó là yêu cầu của pháp luật nên tự giác thực hiện, có thể là do bắt chước người khác, có thể là do bị bắt buộc, có thể là do sợ bị trừng phạt… Các hành vi hợp pháp của các chủ thể cũng có thể được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau, có thể nhằm thoả mãn một nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình, có thể nhằm nâng cao trình độ học vấn, có thể nhằm kiếm được việc làm tốt… Nhìn chung, trong quá trình soạn thảo và ban hành các quy định của pháp luật, các nhà làm luật chủ yếu quan tâm đến việc tìm kiếm những cách xử sự có lợi cho xã hội, cách xử sự cần phải có nhằm thiết lập trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định để yêu cầu hoặc đòi hỏi các chủ thể trong xã hội phải xử sự theo; đồng thời tìm ra những cách xử sự có hại cho xã hội để mà ngăn cấm thực hiện. Mục đích cuối cùng của công cuộc tìm kiếm này là có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội theo chiều hướng mà nhà nước mong muốn. Còn lý do và mục đích thực hiện pháp luật của các chủ thể cụ thể có lẽ họ không quan tâm nhiều. Vì vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản rằng: thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật. Trên cơ sở quan niệm trên, ta thấy, thực hiện pháp luật có một số dấu hiệu cơ bản sau đây: Trước hết, thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người. Chúng ta đều biết nhà nước đặt ra pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng mà nó mong muốn. Tất cả các quan hệ xã hội đều được thể hiện thông qua cách xử sự của người ta với nhau, vì thế, bằng cách quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định, nhà nước có thể tác động lên các quan hệ xã hội, điều chỉnh chúng theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Do đó, pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi hay xử sự của con người mà không thể điều chỉnh suy nghĩ hay tư tưởng của họ, bởi vì, không ai có thể “đọc” được hay dự đoán được chính xác ý nghĩ của người khác khi nó đang tồn tại trong đầu họ, tức là khi nó chưa được thể hiện ra bên ngoài thành những hành vi hay xử sự cụ thể để mà điều chỉnh. C. Mác đã từng khẳng định: “Ngoài hành vi của mình ra tôi không tồn tại đối 10 với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó. Những hành vi của tôi – đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với pháp luật bởi vì hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền hiện thực, và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành”7. Vì lý do này mà chỉ có thể căn cứ vào hành vi xác định hay xử sự thực tế của một chủ thể nào đó rồi đối chiếu với các quy định cụ thể của pháp luật mà ta có thể xác định được là họ có thực hiện pháp luật hay không. Hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể có thể được thể hiện dưới dạng hành động, tức là thể hiện qua những lời nói, cử chỉ, động tác nhất định, ví dụ: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, thoả thuận, ký kết hợp đồng mua bán… ; song cũng có thể được thể hiện dưới dạng không hành động, tức là không thực hiện những cử chỉ, động tác, lời nói nhất định, ví dụ: không vượt đèn đỏ, không đi vào đường ngược chiều khi tham gia giao thông… Thứ hai, thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên vì thực hiện pháp luật là sự hiện thực hoá các quy định của pháp luật hay, làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể khác trở thành hiện thực, tức là biến các quy định của pháp luật từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Vì vậy, những hành vi trái pháp luật không bao giờ có thể được coi là thực hiện pháp luật. Thứ ba, thực hiện pháp luật phải là xử sự của các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, tức là xử sự của chủ thể có khả năng bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Như trên đã nói, pháp luật chỉ có thể điều chỉn
Luận văn liên quan