Ngày nay cùng với sựhội nhập và phát triển sâu rộng của nền kinh tếthị
trường, người ta càng có nhiều điều kiện và lý do đểquan tâm tới môi trường,
chẳng hạn do sựphát triển quá nóng của nền kinh tếhay sựphát triển thiếu bền
vững khiến những nhà chức trách phải xem xét lại trong phương hướng và chính
sách của mình những vấn đềliên quan đến môi trường bởi lẽmôi trường và phát
triển có những mối quan hệchặt chẽ.
Trong quan điểm truyền thống đã không tính đến yếu tốmôi trường và tài
nguyên thiên nhiên, đây là một khiếm khuyết cơbản dẫn đến hậu quảlà nguồn
tài nguyên thiên nhiên bịkhai thác cạn kiệt, chất thải ra môi trường không được
đánh giá một cách đầy đủ, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Trong quan điểm hiện nay người ta cho rằng hệthống kinh tế được gắn kết
với hệthống tựnhiên thông qua hai dòng vật chất cơbản: các yếu tố đầu vào
dưới dạng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường và các yếu tố đầu ra
dưới dạng chất thải, việc lượng hóa được đầu vào và đầu ra của các sản phẩm tức
là chúng ta đã lượng hóa được các chi phí và lợi ích của tài nguyên và môi
trường, điều này có nghĩa chúng ta đã khắc phục được những thất bại của thị
trường.
82 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trịcảnh quan vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Áp dụng phương pháp chi phí du
lịch để đánh giá giá trị cảnh quan vườn
quốc gia Cát Bà, Hải Phòng.”
2
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 7
2. Mục tiêu ........................................................................................................................ 9
3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 9
5. Cấu trúc chuyên đề..................................................................................................... 10
CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP TCM CHO ĐÁNH GIÁ HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG ....................................................................................................................... 11
1.1. Hàng hóa môi trường .................................................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 11
1.1.2. Tổng giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường ................................................ 11
1.2. Định giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường................................................. 15
1.2.1. Sự cần thiết phải định giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường .................... 15
1.2.2. Sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị hàng .......................... 17
hóa chất lượng môi trường ............................................................................................ 17
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ VQG CÁT BÀ – HẢI PHÒNG ....................................... 25
2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................... 25
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 25
2.1.2. Địa chất, địa hình ............................................................................................ 27
2.1.3. Khí hậu và thủy văn ......................................................................................... 29
2.1.4. Hệ sinh thái VQG Cát Bà ................................................................................ 30
2.2. Dân cư trong vùng ......................................................................................... 31
3
2.3. Cơ sở hạ tầng sẵn có ..................................................................................... 33
2.4. Các hoạt động mang tính chất bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ..................... 35
2.4.1. Công tác nghiên cứu khoa học ............................................................................. 35
2.4.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng ......................................................................... 36
2.4.3. Công tác giáo dục môi trường ............................................................................. 38
2.4. Tiềm năng du lịch VQG Cát Bà ........................................................................... 40
Chương III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ XÁC ĐỊNH CẢNH
QUAN TẠI VQG CÁT BÀ – HẢI PHÒNG ......................................................................... 48
3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho VQG Cát Bà ................. 48
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin ...................................................... 48
3.2.1. Thiết kế bảng hỏi .................................................................................................. 49
3.2.2. Tiến hành điều tra lấy mẫu .................................................................................. 50
3.2.3. Xử lý số liệu .................................................................................................................. 51
3.3. Tổng quan về các đặc điểm nghiên cứu mẫu ........................................................ 51
3.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách tham gia phỏng vấn ................................ 51
3.3.2. Các hoạt động của du khách tại VQG Cát Bà ..................................................... 53
3.3.3. Số ngày lưu trú và các chi phí du lịch của du khách ........................................... 57
3.4. Xác định mô hình hàm cầu cho VQG Cát Bà ....................................................... 59
3.4.1. Phân vùng xuất phát ............................................................................................ 59
3.4.2. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát (VR) ............................................................ 61
3.4.3. Ước lượng chi phí du lịch cho một chuyến đi đến VQG Cát Bà .......................... 63
3.4.4. Xây dựng hàm cầu du lịch cho VQG Cát Bà ....................................................... 70
3.5. Những kết quả thu được ................................................................................ 74
3.6. Những hạn chế trong quá trình thực hiện ZTCM tại VQG Cát Bà .............. 74
3.7. Kiến nghị ....................................................................................................... 76
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78
4
GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
1 ITCM
Individual travel cost
method
Phương pháp chi phí du
lịch cá nhân
2 ZTCM Zonal travel cost method
Phương pháp chi phí du
lịch theo vùng
3 TEV Total economic value Tổng giá trị kinh tế
4 VQG Vườn quốc gia
5 DLST Du lịch sinh thái
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG Trang
Bảng 2.1: Lượng du khách đến VQG Cát Bà qua các năm 36
Bảng 3.1: Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách phỏng vấn 46
Bảng 3.2: Số du khách trong mỗi nhóm tại VQG Cát Bà 48
Bảng 3.3: Mục đích du khách tới VQG Cát Bà 49
Bảng 3.4: Các hoạt động được du khách ưa thích 50
Bảng 3.5: Những điểm làm du khách chưa hài long 51
Bảng 3.6: Phân vùng xuất phát 54
Bảng 3.7: Số lượt tham quan của mỗi vùng 56
Bảng 3.8: Tỷ lệ tham quan/1000dân/năm 57
Bảng 3.9: Chi phí ăn, ở của mỗi vùng 60
Bảng 3.10: Chi phí đi lại của du khách 61
Bảng 3.11: Chi phí cơ hội 63
Bảng 3.12: Tổng hợp các chi phí 63
Bảng 3.13: Giá trị VRi, Pi ở các vùng 64
6
Bảng 3.14: Lợi ích giải trí và thặng dư tiêu dùng của du khách
các vùng
67
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÊN HÌNH Trang
Hình 1.1: Sơ đồ tổng giá trị kinh tế 6
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý VQG Cát Bà 20
Hình 2.2: Bản đồ du lịch VQG Cát Bà 22
Hình 2.3: Một trong những làng nổi ở Cát Bà 33
Hình 2.4: Lượng khách đến VQG Cát Bà qua các năm 37
Hình 3.1: Đồ thị hàm cầu giải trí VQG Cát Bà 66
7
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự hội nhập và phát triển sâu rộng của nền kinh tế thị
trường, người ta càng có nhiều điều kiện và lý do để quan tâm tới môi trường,
chẳng hạn do sự phát triển quá nóng của nền kinh tế hay sự phát triển thiếu bền
vững khiến những nhà chức trách phải xem xét lại trong phương hướng và chính
sách của mình những vấn đề liên quan đến môi trường bởi lẽ môi trường và phát
triển có những mối quan hệ chặt chẽ.
Trong quan điểm truyền thống đã không tính đến yếu tố môi trường và tài
nguyên thiên nhiên, đây là một khiếm khuyết cơ bản dẫn đến hậu quả là nguồn
tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, chất thải ra môi trường không được
đánh giá một cách đầy đủ, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Trong quan điểm hiện nay người ta cho rằng hệ thống kinh tế được gắn kết
với hệ thống tự nhiên thông qua hai dòng vật chất cơ bản: các yếu tố đầu vào
dưới dạng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường và các yếu tố đầu ra
dưới dạng chất thải, việc lượng hóa được đầu vào và đầu ra của các sản phẩm tức
là chúng ta đã lượng hóa được các chi phí và lợi ích của tài nguyên và môi
trường, điều này có nghĩa chúng ta đã khắc phục được những thất bại của thị
trường.
8
Nhìn nhận mang tính chất toàn diện thì môi trường có 3 vai trò chính đó là:
cung cấp tài nguyên thiên nhiên, chứa chất thải, dịch vụ sinh thái và cung cấp
thông tin. Từ vai trò của môi trường con người đã biết vận dụng những quy luật
tự nhiên để đưa ra các vấn đề như vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở những vùng
nhiệt đới có đa dạng sinh học cao.
Việt Nam là một nước nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa có độ ẩm và
nền nhiệt cao có những điều kiện thuận lợi để phát triển rừng cùng hệ đa dạng
sinh học cao. Đó là những tiềm năng cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch
sinh thái, du lịch vườn, một trong những ngành vừa mang lại giá trị kinh tế cao
lại gìn giữ được cảnh quan tự nhiên nếu có những biện pháp và chính sách đúng
đắn.
Vườn quốc gia Cát Bà là một trong sáu khu sinh thái Việt Nam được
Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cần Giờ, Cát Tiên, Đồng
bằng sông Hồng, Cát Bà, Kiên Giang và Tây Nghệ An). Cho đến ngày nay, Cát
Bà đã trở thành địa chỉ du lịch quen thuộc với nhiều người, nhất là với khách
thích đi du lịch sinh thái.
Đây là một điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi có chất lượng môi trường
tốt, số lượng du khách đến nơi này hàng năm là tương đối lớn.Chính vì vậy tôi
quyết định chọn đề tài của mình là: “Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để
đánh giá giá trị cảnh quan vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng”.
9
2. Mục tiêu
- Áp dụng phương pháp chi phí du lịch vào một địa điểm cụ thể để làm
sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao nhận thức.
- Xác định giá trị cảnh quan môi trường VQG Cát Bà để đề xuất các giải
pháp cho phát triển bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian lãnh thổ: Vườn quốc gia Cát Bà.
- Thời gian nghiên cứu: Điều tra phỏng vấn khách du lịch vào tháng 3,
tháng 4 năm 2009.
- Giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu và tính toán giá trị cảnh quan môi
trường tại Vườn quốc gia Cát Bà.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: tổng hợp tài liệu thứ cấp và phỏng
vấn trực tiếp
Phương pháp thực địa: Đây là phương pháp rất cần thiết và không
thể thiếu trong nghiên cứu định giá môi trường, đặc biệt là khi sử dụng phương
pháp chi phí du lịch, kết hợp với việc nghiên cứu qua các tài liệu khác, phương
pháp thực địa được coi là một phương pháp chủ đạo trong chuyên đề vì lãnh thổ
nghiên cứu nhỏ đòi hỏi phải có những khảo sát thực địa tương đối cụ thể để nắm
được đặc trưng lãnh thổ một cách thực tế. Phương pháp này được kết hợp với
10
phương pháp điều tra xã hội học các đối tượng khách du lịch. Vì thế các thông
tin thực tế qua quan sát, nghe, trao đổi, thu thập được càng phong phú hơn.
Phương pháp điều tra xã hội học: Đây cũng là một phương pháp
không kém phần quan trọng trong việc lượng giá giá trị cảnh quan của địa
điểm nghiên cứu, các thông tin thu thập được qua điều tra giúp nhà nghiên
cứu tổng hợp được các ý kiến và các số liệu cần thiết cho tính toán. Cùng với
phương pháp thực địa, phương pháp này khá quan trọng trong việc phân tích
các hiện tượng thực tế.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
về kinh tế môi trường trong việc xây dựng, thiết kế bảng hỏi, phương pháp
phỏng vấn khách du lịch cũng như việc xây dựng các mô hình tính toán trong
đề tài này.
Phương pháp xử lý số liệu bằng các phần mềm Excel: Các số
liệu điều tra sẽ được tổng hợp và tính toán bằng các hàm cơ bản trên Excel ví
dụ như min, max, average…hàm cầu du lịch được hồi quy bằng công cụ
Regression Analysis trong excel.
Phương pháp lượng giá gía trị cảnh quan: Để lượng giá giá trị
cảnh quan của địa điểm nghiên cứu, trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp
chi phí du lịch theo vùng (ZTCM).
5. Cấu trúc chuyên đề
Chương I. Phương pháp TCM cho đánh giá hàng hóa chất lượng môi
trường
Chương II. Tổng quan về VQG Cát Bà
Chương III. Áp dụng phương pháp TCM để lượng giá giá trị kinh tế VQG
Cát Bà
11
CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP TCM CHO ĐÁNH GIÁ HÀNG HÓA CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1.1. Hàng hóa môi trường
1.1.1. Khái niệm
Hàng hoá môi trường là một loại hàng hoá mà người ta mơi đưa vào trong
kinh tế học môi trường để xem xét giá trị của nó mà trong định nghĩa người ta
cho rằng chất lượng môi trường là hàng hoá nên nó có giá trị và giá trị sử dụng.
Khi xem xét về hàng hoá môi trường cho đến nay thì các nhà kinh tế môi
trường đều thống nhất cho rằng muốn nghiên cứu nó thì phải nhìn nhận trên góc
độ tổng giá trị kinh tế.
1.1.2. Tổng giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường
Hiện nay các nhà kinh tế môi trường cho rằng để đánh giá một hệ sinh thái
trước hết phải có quan điểm nhìn nhận có tính tổng hợp bởi lẽ thực chất của một
hệ thống môi trường hay hệ sinh thái bản thân nó đã có tính tổng hợp, cụ thể đó
là tổng giá trị kinh tế (TEV: Total economic value). Minh họa qua sơ đồ sau:
12
Hình 1.1: Sơ đồ tổng giá trị kinh tế
Nguồn: Giáo trình kinh tế môi trường
Sự phân biệt đầu tiên và quan trọng nhất đó là giá trị sử dụng và giá trị phi sử
dụng
UV (Use values): Giá trị sử dụng của một loại hàng hoá là tính chất có
ích, công dụng của hàng hoá đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc
sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân, là những giá trị bắt nguồn từ lợi ích của
xã hội do sử dụng hoặc có tiềm năng sử dụng một tài nguyên môi trường nhất
UV
TEV
IDUV
NUV
EXV
V
BV OV DU
V
TEV = UV+NUV = (DU + IDUV) + (OV + BV + EXV)
=
13
định hay các dịch vụ của nó. Nói cách khác giá trị sử dụng được hình thành từ
việc thực sự sử dụng môi trường. Nó bao gồm:
DUV (Direct use values): Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cung cấp mà chúng ta có thể tính được về giá cả và
khối lượng trên thị trường. Một cá nhân có thể trực tiếp thưởng thức nguồn tài
nguyên bằng cách tiêu dùng nó. Ví dụ: giá trị cảnh quan của một công viên hay
một khu rừng.
IUV (Indirect use values): Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị
chủ yếu dựa trên chức năng của hệ sinh thái và môi trường, hay nói cách khác
đây là các chức năng môi trường cơ bản gián tiếp hỗ trợ cho các hoạt động kinh
tế và lợi ích của mọi người. Ví dụ một khu vực bảo vệ lưu vực sông hay tầng
ôzôn bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím. Tuy nhiên sự khác nhau giữa giá trị sử
dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp chỉ mang tính chất tương đối.
OV (Option values): Giá trị tuỳ chọn là lượng mà mỗi cá nhân sẵn
sàng chi trả để bảo tồn. Đây là giá trị do nhận thức của con người đặt ra trong hệ
sinh thái. Giá trị này không có tính thống nhất chung và cũng phải được tính về
mặt tiền tệ theo tínn chất lựa chọn của nó. Ví dụ bảo tồn một khu vực tự nhiên là
một lựa chọn cho chúng ta khả năng biến đổi nó trong tương lai hay giữ lại nó
dựa vào những thông tin thu thập về giá trị tương đối của khu vực tự nhiên.
NUV (Non use values): Giá trị phi sử dụng thể hiện các giá trị phi
phưong tiện nằm trong bản chất của sự vật, không liên quan đến việc sử dụng
thực tế hoặc thậm chí việc lựa chọn sự vật này. Tuy nhiên thay vào đó những giá
trị này thường liên quan nhiều về mặt lợi ích của con người. Gía trị phi sử dụng
bao gồm:
14
BV (Bequest values): Giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố trong một hàm nhiều biến và có thể có sự thay đổi trên cơ sở
phát hiện của khoa học cũng như nhận thức của con người. Một số người cho
rằng giá trị tuỳ thuộc là giá trị của việc để lại các giá trị sử dụng và phi sử dụng
cho con cháu.
EXV (Existen values): Giá trị tồn tại xuất phát từ nhận thức của con
người về tài nguyên và môi trường mà người ta cho rằng sự tồn tại của một cá
thể hay một giống loài nào đó có ý nghĩa về mặt kinh tế không chỉ trước mắt mà
cả lâu dài buộc người ta phải duy trì giống loài đó bằng mọi giá. Trong việc tính
toán này thì việc xác lập tiền tệ là khó khăn nhưng việc xác lập nhận thức về mặt
giá trị là rất dễ dàng.
Dưới đây là ví dụ về tổng giá trị kinh tế đối với khu rừng miền núi.
DUV: Lớn nhất là gỗ củi, các động vật, giá trị phi gỗ (mộc nhĩ, nấm
hương…), tất cả những giá trị đó khi chúng ta lượng giá chúng đều có khả năng
xác định dễ dàng nhờ giá thị trường.
IDUV: Duy trì nguồn nước ngầm, chống lũ quýet, chống xói mòn đất →
khó lượng hóa hơn rất nhiều
OV: Tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng khu vực mà có sự lựa chọn khác
nhau. Ví dụ ở các khu rừng miền núi phía bắc, giá trị tuỳ chọn có thể là giá trị
của các loại cây gỗ lim, sến, táu nhưng trong khi đó các khu rừng ở Tây Nguyên
có giá trị tuỳ chọn Cẩm Lai, tuỳ thuộc vào tính chất sinh thái của từng khu vực.
BV: Giá trị này phụ thuộc vào tính đặc trung của từng hệ sinh thái mà các
nhà kinh tế sinh thái cần thiết phải đưa ra đánh giá tính phụ thuộc của nó. Ví dụ
đối với hệ sinh thái của khu vực xung quanh hồ Ba Bể, khu vực xung quanh rừng
Nà Hang, duy trì khu rừng này là chỗ dựa của loài voọc mũi hếch.Việc lượng giá
15
các giá trị này hết sức khó khăn, nó còn tuỳ thuộc vào cách tiếp cận của từng
chuyên gia.
EXV: Gía trị tồn tại giống hệ sinh thái rừng ngập mặn, là những giá trị có
được nhờ duy trì hệ sinh thái của thế hệ trước để lại cũng như việc chúng ta phải
đầu tư duy trì nó để mang lại lợi ích cho tương lai. Ví dụ: rừng miền núi, tính
chất nguyên sinh của rừng, ví dụ cây trò chỉ của rừng Cúc Phương.
Như vậy, việc tính toán giá trị kinh tế của hệ sinh thái dựa trên quan điểm
tổng hợp người ta đã đưa ra giá trị TEV, đây là cơ sở cho các nhà kinh tế học
môi trường đưa ra phương pháp tiếp cận đánh giá nhằm lượng hoá các giá trị
môi trường phục vụ cho việc hoạch định chính sách duy trì, bảo tồn đầu tư phát
triển, đảm bảo tính bền vững.
1.2. Định giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường
1.2.1. Sự cần thiết phải định giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường khi mà tất cả các loại
hàng hóa đều được đem lên cân, đong, đo đếm và được định giá thông qua cung
cầu trên thị trường thì hàng hóa chất lượng môi trường cũng ngày càng khẳng
định vai trò cuả nó trong hệ thống nền kinh tế. Và việc định giá nó là cần thiết
bởi các lý do sau:
Chất lượng môi trường trước hết nó là một loại hàng hóa bởi nó có hai
thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Như chúng ta đã biết các nhu cầu thiết yếu
để duy trì sự sống của con người đó là: ăn, mặc, ở. Hàng hóa chất lượng môi
trường thỏa mãn không chỉ những nhu cầu thiết yếu đó mà còn thỏa mãn vô số
những nhu cầu khác của con người thông qua việc cung cấp không gian sống,
các điều kiện sống, cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các
hoạt động sản xuất và sinh hoạt (giá trị)…Đồng thời việc phục hồi chất lượng
16
môi trường là do lao động sản xuất của con người (hao phí lao động xã hội)- giá
trị sử dụng. Như vậy cần định giá hàng hóa chất lượng môi trường để tránh gây
ra thất bại trên thị trường.
Trong quá khứ người ta thường chưa chú trọng đến nguồn tài nguyên thiên
nhiên vì người ta cho rằng tài nguyên thiên nhiên là thứ “thiên nhiên ban tặng”
nên trong quá trình khai thác và sử dụng người ta không tính toán lượng sử dụng
và cũng không quan tâm đến thiệt hại trong quá trình khai thác gây ra như việc
cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm hay lượng thải phát sinh sau đó. Việc định giá
môi trường là một cách nhắc nhở con người quan tâm và bảo vệ môi trường.
Đồng thời qua định giá cũng đo được tốc độ sử dụng hết nguồn tài nguyên và dự
báo cho con người mức độ khan hiếm nguồn tài nguyên càng gia tăng trong
tương lai.
Khi đánh giá được chất lượng môi trường cũng như những thiệt hại của
một hoạt động kinh tế gây ra cho môi trường sẽ góp