Quản lý rủi ro ở trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ. Rủi ro trong lĩnh vực hải quan là nguy cơ tiềm ẩn việc không tuân thủ pháp luật về hải quan trong thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải khiến cho cơ quan hải quan không thể thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình.
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Thế giới đang có những biến chuyển mạnh mẽ, các hoạt đông buôn bán, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng thì khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vào mỗi quốc gia cũng tăng lên nhanh chóng, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế của sự phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hành khách xuất nhập cảnh ngày càng gia tăng nhanh chóng. Vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan là làm sao vừa có thể kiểm tra, kiểm soát được tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vừa tạo thông thoáng cho hoạt động thương mại quốc tế với nguồn lực có hạn. Để giải quyết vấn đề này, ngành Hải quan đang từng bước thực hiện cải cách và hiện đại hóa để nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ của Hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung của doanh nghiệp. Trong đó, việc áp dũng kỹ thuật quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng, là giải pháp tối ưu cho Hải quan Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Với nhận thức đó, đề tài “ Áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Nội” vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn xây dựng trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam.
Đề tài được chia làm 3 chương:
- Chương 1 : Giới thiệu chung về Chi Cục Hải Quan Bắc Hà Nội
- Chương 2 : Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
41 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3715 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý rủi ro ở trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ. Rủi ro trong lĩnh vực hải quan là nguy cơ tiềm ẩn việc không tuân thủ pháp luật về hải quan trong thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải khiến cho cơ quan hải quan không thể thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình.
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Thế giới đang có những biến chuyển mạnh mẽ, các hoạt đông buôn bán, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng thì khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vào mỗi quốc gia cũng tăng lên nhanh chóng, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế của sự phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hành khách xuất nhập cảnh ngày càng gia tăng nhanh chóng. Vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan là làm sao vừa có thể kiểm tra, kiểm soát được tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vừa tạo thông thoáng cho hoạt động thương mại quốc tế với nguồn lực có hạn. Để giải quyết vấn đề này, ngành Hải quan đang từng bước thực hiện cải cách và hiện đại hóa để nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ của Hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung của doanh nghiệp. Trong đó, việc áp dũng kỹ thuật quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng, là giải pháp tối ưu cho Hải quan Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Với nhận thức đó, đề tài “ Áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Nội” vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn xây dựng trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam.
Đề tài được chia làm 3 chương:
- Chương 1 : Giới thiệu chung về Chi Cục Hải Quan Bắc Hà Nội
- Chương 2 : Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
Đề tài được viết trong hoàn cảnh ngành Hải quan đang trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập, quy trình quản lý rủi ro mới được áp dụng từ ngày 1/1/2006, khi Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 chính thức có hiệu lực. Mặt khác, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Trường ĐH Ngoại Thương HN, các cán bộ công chức hải quan tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội và bạn bè để đề tại được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI
1.1. Vài nét về Chi Cục Hải Quan Bắc Hà Nội
Chi cục hải quan Bắc Hà Nội được thành lập ngày 2 tháng 6 năm 1981theo Quyết định 580/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại Thương với tên gọi Trạm Hải quan số 1 Hà Nội trực thuộc Cục Hải quan Trung ương trên cơ sở Tổ Hải quan Giảng Võ. Trụ sở của Trạm Hải quan số I Hà nội lúc đầu đóng tại Nhà D2 Giảng Võ - Hà Nội, sau một thời gian chuyển tới Nhà C4 Giảng Võ. Nhiệm vụ của Trạm Hải quan số I là giám sát quản lý hàng hoá, quà biếu, văn hoá phẩm… xuất nhập khẩu thông qua công ty xuất nhập khẩu thuộc Liên hiệp công ty XNK Hà Nội Unimex và thu các loại thuế theo chế độ của Nhà nước. Thủ tục Hải quan đối với hàng hoá chủ yếu là những thủ tục do Bộ Ngoại thương và Cục Hải quan Trung ương quy định.
Ngày 30-8-1984 Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Điều 2 của Quyết định số 101/TCHQ-TCCB quy định Hải quan thành phố Hà Nội gồm Cơ quan Hải quan thành phố và 4 đơn vị Hải quan cửa khẩu gồm: Hải quan cửa khẩu Sân bay Nội Bài, Hải quan cửa khẩu Sân bay Gia Lâm, Hải quan Bưu điện Hà Nội, Hải quan Giảng Võ
Như vậy, từ tháng 8 năm 1985, Trạm Hải quan số I Hà Nội được đổi tên thành Hải Quan Giảng Võ và nằm trong cơ cấu của Hải Quan Thành phố Hà Nội.
Thực hiện qui định của Chính phủ về việc cho phép làm thủ tục hải quan tại các địa điểm thông quan bên ngoài cửa khẩu, ngày 26/05/1999, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 312/TCHQ-TCCB về việc thành lập Hải quan Đường Láng trên cơ sở tổ chức của Hải quan Giảng võ thuộc Cục Hải quan TP Hà nội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như Hải quan cửa khẩu, hoạt động theo qui chế địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và hàng hoá chuyển tiếp tại địa điểm thông quan tại 358 Đường Láng do Công ty Dịch vụ Lao động hợp tác quốc tế (Interserco) thành lập và quản lý.
Năm 2002 được coi là năm “bản lề” của ngành Hải quan với việc triển khai Luật Hải quan được xây dựng trên tinh thần đổi mới, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế, hiện đại hoá hải quan, đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan.Để triển khai thực hiện Luật Hải quan, đồng thời nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan Thành phố Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2001, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Đức Kiên đã ký quyết định số 364/QĐ-TCCB về việc “sắp xếp lại, đổi tên và thành lập mới các đơn vị Hải quan cửa khẩu và đơn vị tương đương thành Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan Thành phố Hà Nội”, gồm 11 đơn vị, trong đó Hải quan Đường Láng được đổi tên thành Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội được quy định chức năng và nhiệm vụ như sau:
Chức năng: tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ và thủ tục hải quan; chế độ kiểm tra, kiểm soát, giám sát về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế trên địa bàn Hà Nội .
- Thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; áp dụng các biện pháp để đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp ngân sách kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu trong phạm vi quyền hạn được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục Hải quan Thành phố Hà Nội giao.
Theo quyết định của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội, Chi cục chuyển trụ sở làm việc từ 358 Đường Láng về trụ sở tạm ICD Mỹ Đình từ ngày 9/8/2004. Từ tháng 2 năm 2008, Chi cục chuyển về trụ sở làm việc ổn định, đầy đủ tiện nghi với trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiên đại tại tòa nhà 300m2 được xây dựng ngay cạnh ICD Mỹ Đình.
Như vậy, Từ Trạm Hải quan số 1 Hà Nội được thành lập theo Quyết định 580/BNgT-TCCB ngày 2 tháng 6 năm 1981, đến nay đơn vị đã qua 4 lần đổi tên Hải quan Giảng Võ, Hải quan Đường Láng và Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
Năm 2008, biên chế của đơn vị có 42 người và 7 hợp đồng. Ban lãnh đạo gồm 3 đồng chí do đồng chí Phạm Trần Thành làm Chi cục trưởng. Từ tháng 4 năm 2008 trở đi, cơ cấu tổ chức của Chi cục có 4 đội với biên chế từng đội như sau: Đội Tổng hợp (5 cán bộ công chức, 1 đội trưởng, 1 phó đội trưởng); Đội Nghiệp vụ (17 cán bộ công chức, 1 đội trưởng, 3 phó đội trưởng); Đội Quản lý thuế (8 cán bộ công chức, 1 đội trưởng) và Đội Thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu hàng không (5 cán bộ công chức, 1 phó đội trưởng phụ trách).
Chi cục hải quan Bắc Hà Nội đang hướng tới mục tiêu giai đoạn 2008-2010 : xây dựng Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trở thành một Chi cục đa chức năng, làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát cho nhiều loại hình hàng hoá xuất nhập khẩu: ICD, chuyển tiếp hàng hoá đường biển, đường bộ, chuyển phát nhanh, hàng không, quá cảnh, hàng TN-TX triển lãm, cửa hàng miễn thuế, phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận.
1.2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng quản lý rủi ro tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội
1.2.1. Hệ thống khuôn khổ pháp lý
Luật Hải quan ban hành năm 2001, được sửa đổi bổ sung bằng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 với các điều khoản số 29, điều 30, điều 32; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005, các Nghị định, Thông tư, Quyết định và các văn bản hướng dẫn dưới Luật khác có liên quan, cho phép Chi cục áp dụng quy trình quản lý rủi ro, coi đó như một phương pháp quản lý hiện đại cần thiết của cơ quan hải quan.
Ngoài ra, các quy định pháp luật mới được ban hành trong những năm gần đây về hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý hải quan đã khẳng định rất rõ, rằng Việt Nam đang phấn đấu hội nhập cùng quốc tế, áp dụng các quy trình quản lý hải quan hiện đại phù hợp với khuyến nghị của Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan, chuẩn bị hành trang đầy đủ để tham gia vào các tổ chức kinh tế, hợp tác khu vực và thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)…
1.2.2. Quy trình thủ tục hải quan
Theo quy định tại Luật Hải quan (2001), Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan và Quyết định 56/2003/QĐ-TCHQ ngày 16/04/2003 quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, quy trình thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam gồm 03 bước: tiếp nhận, đăng ký hồ sơ; kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra trị giá, tính các khoản thuế, lệ phí phải nộp của doanh nghiệp. Tại thời điểm này, mặc dù pháp luật đã cho phép áp dụng các hình thức kiểm tra thực tế như miễn kiểm tra, kiểm tra tỷ lệ và kiểm tra toàn bộ thay vì phải kiểm tra tất cả các hàng hóa xuất nhập khẩu trước đó, nhưng quản lý rủi ro vẫn chưa được coi là phương pháp, công cụ chính thức quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Việc ra quyết định hình thức kiểm tra hàng hóa vẫn còn mang tính chủ quan và bản thân các công chức trong quy trình thủ tục cũng không ý thức được họ đang quản lý rủi ro khi thừa hành nhiệm vụ.
Khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Hải quan (2005) được ban hành, cùng với Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về “Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại”, quản lý rủi ro mới chính thức được công nhận là một công cụ trong hoạt động quản lý của Hải quan Việt Nam. Quyết định này đã bổ sung, cụ thể hóa Luật Hải quan, tạo cơ sở để ngành Hải quan thực hiện quy trình quản lý rủi ro kể từ ngày 01/01/2006.
1.2.3. Nguồn nhân lực
Coi con người là nguồn lực chính, là tài sản quan trọng nhất trong quá trình đổi mới toàn diện và hiện đại hóa hải quan Việt Nam . Tổng cục Hải quan luôn chú trọng đầu tư vào nguồn lực này và dành khoảng 20 tỷ đồng mỗi năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời, thường xuyên tổ chức tuyển dụng mới nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức năng động, sáng tạo trong thời đại mới. Do đó, số lượng và chất lượng cán bộ công chức hải quan đã tăng lên qua thời gian. Tính đến hết tháng 12/2005, toàn ngành hải quan có 7.084 cán bộ công chức với 65,56 % đạt trình độ đại học trở lên, tăng khoảng 10,3% so với năm 2001. Tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội, trên 80% cán bộ công chức đạt trình độ đại học.
Ngoài ra, do đặc thù riêng của ngành nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp và liêm chính hải quan cũng rất được chú trọng. Chi cục đã thường xuyên tổ chức giáo dục cho các cán bộ công chức hiểu rõ các yêu cầu về xây dựng lực lượng, về nhiệm vụ chính trị của ngành và thực hiện tốt phương châm hành động “Thuận lợi, tận tụy, chính xác” theo tinh thần tại Quyết định 517/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 17/06/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về áp dụng một số giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ, công chức hải quan.
1.2.4. Cơ sở vật chất
Vấn đề trang thiết bị vật chất đóng một vai trò quan trọng nhằm đưa Hải quan Việt Nam trở thành cơ quan quản lý hiện đại, mang tầm vóc quốc tế. Có thiết bị máy móc, phương tiện làm việc hiện đại các thao tác thủ công sẽ được giảm bớt, do đó, tiết kiệm được thời gian, sức lao động với kết quả kiểm tra chính xác, công tác kiểm soát hiệu quả hơn.
Được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới trong dự án Hiện đại hóa Hải quan, thời gian gần đây, Chi cục đã được Tổng cục Hải quan đã tiến hành trang bị thêm các phương tiện, thiết bị hỗ trợ công việc hiện đại như hệ thống máy vi tính đồng bộ có nối mạng internet để truyền và nhận thông tin giữa các cấp trong ngành, cân ô tô cố định, máy soi container và các thiết bị giám sát hàng hiện đại khác… phục vụ công tác kiểm soát, thay thế dần các trang thiết bị, phương tiện làm việc cũ, sử dụng kém hiệu quả.
1.2.5. Hệ thống công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại. Đối với ngành hải quan, công nghệ thông tin không chỉ là công cụ hữu ích nhằm hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ hải quan mà còn góp phần phân tích, dự báo, lưu giữ, thống kê các cơ sở dữ liệu của ngành và các đối tượng khác có liên quan.
Hiện nay, Chi cục hải quan Bắc Hà Nội đã được trang bị hệ thống máy tính hiện đại có mạng kết nối khu vực diện rộng (WAN) để kết nối với cơ quan Tổng cục Hải quan. Một số chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ đa chức năng đã được triển khai trên toàn quốc như Chương trình quản lý tờ khai xuất nhập khẩu (SLXNK), Chương trình quản lý kế toán thuế (KT559), Chương trình quản lý giá tính thuế (GTT22), Chương trình quản lý thông tin vi phạm, Chương trình quản lý rủi ro (Riskman)… Nhìn chung, các phần mềm quản lý đã phát huy được hiệu quả, giảm bớt thao tác thủ công truyền thống, đơn giản hóa các thao tác nghiệp vụ, là cơ sở để tiến tới thực hiện thông quan điện tử trên toàn quốc.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI
2.1. Quy trình thực hiện quản lý rủi ro tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội
Chi cục hải quan Bắc Hà Nội đang áp dụng quy trình quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa của Tổng cục hải quan từ ngày 01/01/2006 gồm 4 bước như sau:
2.1.1 Thiết lập bộ tiêu chí quản lý rủi ro
Tổng cục Hải quan xây dựng bộ tiêu chí rủi ro của mình gồm 76 tiêu chí, chia thành 6 nhóm chính dựa vào hoạt động xuất nhập khẩu thực tế, các thông tin rủi ro thu thập được của Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ Kiểm tra thu thuế, Vụ Giám sát quản lý và các Cục hải quan địa phương, như sau:
(Chi tiết như tại phụ lục)
Nhóm tiêu chí ưu tiên: gồm 6 tiêu chí, tập trung ưu tiên các doanh nghiệp có kim ngạch xuất - nhập khẩu lớn, số thuế thu nộp ngân sách nhà nước hàng năm cao và có ý thức tốt về chấp hành pháp luật hải quan. Các doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chí trên sẽ được cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục hải quan và được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên theo quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp: gồm 46 tiêu chí nhằm phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp dựa trên mức độ chấp hành pháp luật, loại hình doanh nghiệp, vốn kinh doanh, thời gian hoạt động, loại hình xuất nhập khẩu thường xuyên và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của doanh nghiệp.
Nhóm tiêu chí phân loại hàng hóa: gồm 11 tiêu chí đánh giá, chủ yếu căn cứ vào nhóm hàng hóa có thuộc diện xuất nhập khẩu có điều kiện hay không và thuế suất của hàng hóa đó.
Nhóm tiêu chí phân loại xuất xứ: gồm 3 tiêu chí, phân loại hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN, các nước được hưởng ưu đãi thuế quan và các nước là trung tâm sản xuất, trung chuyển ma túy.
Nhóm tiêu chí phân loại hình thức thanh toán: gồm 4 tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro trên các hình thức thanh toán quốc tế như thanh toán bằng tiền mặt, bằng điện chuyển tiền hay thanh toán nhờ thu…
Nhóm tiêu chí đánh giá loại hình xuất nhập khẩu: gồm 6 tiêu chí đánh giá dựa trên các loại hình xuất, nhập khẩu, với mức độ rủi ro có thể xảy ra khác nhau như hàng kinh doanh, hàng xuất - nhập khẩu gia công, hàng chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất…
Mỗi tiêu chí được xây dựng trong bộ tiêu chí rủi ro trên ứng với một mức điểm rủi ro nhất định. Khi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, căn cứ vào thông tin thu thập được, kết hợp với nội dung khai báo của doanh nghiệp, máy tính hoặc cán bộ tiếp nhận (đối với những đơn vị hải quan chưa được cài đặt phần mềm đánh giá rủi ro) đánh giá rủi ro của doanh nghiệp và lô hàng xuất nhập khẩu dựa trên mức điểm rủi ro đó. Tương ứng với mỗi mức độ rủi ro được đánh giá sẽ có hình thức kiểm tra thực tế lô hàng xuất, nhập khẩu thích hợp.
Ngoài ra, để phân tích rủi ro được chính xác, Tổng cục Hải quan đã phân loại Bộ tiêu chí quản lý rủi ro của mình thành các tiêu chí rủi ro động, tiêu chí rủi ro tĩnh để kiểm tra.
Tiêu chí động (Dynamic parameters): là những tiêu chí có tính chất biến động theo thời gian và được áp dụng ngay tại thời điểm phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. Các tiêu chí này dựa trên các thông tin trinh sát, thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa có khả năng và mức độ rủi ro cao và phải kiểm tra hải quan.
Tiêu chí động dựa trên các thông tin trinh sát, tình báo, thông tin về doanh nghiệp xấu hoặc qua phân tích xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại trên thực tế được lưu trong kho cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan, tập trung vào các vấn đề:
Chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh;
Thông tin cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp;
Thông tin mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của tổ chức, cá nhân;
Thông tin về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hoá, xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
Khi doanh nghiệp đến làm thủ tục, trên cơ sở kết hợp với các tiêu chí doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hải quan với thông tin cơ quan hải quan có được, để xác định khả năng vi phạm pháp luật và bước đầu đưa ra hình thức kiểm tra thực tế lô hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bộ tiêu chí này được xây dựng ở 2 cấp độ:
Cấp Tổng cục Hải quan: do các Cục Điều tra chống buôn lậu, Vụ Giám sát và quản lý, Vụ Kiểm tra thu thuế và Cục kiểm tra sau thông quan phối hợp xây dựng trong kho dữ liệu của Tổng cục và được nối mạng tới các vị trí làm thủ tục hải quan và có tác dụng trong toàn ngành.
Cấp Cục hải quan các tỉnh, thành phố: được xây dựng và chỉ có tác dụng trong phạm vi quản lý của Cục hải quan địa phương đó. Cục hải quan địa phương phối hợp giữa các tiêu chí được xây dựng ở cấp Tổng cục với các tiêu chí do Cục xây dựng để tổng hợp thành bộ tiêu chí chung, là cơ sở cho các Chi cục hải quan trực thuộc thực hiện.
Tiêu chí tĩnh (Fixed parameters): là các tiêu chí có tính chất ổn định trong khoảng thời gian nhất định. Tiêu chí này xác định khả năng và mức độ rủi ro bằng cách áp dụng các phương pháp tính toán dựa trên cơ sở thông tin do cơ quan hải quan thu thập, phân tích .
Tiêu chí tĩnh xác định trước khả năng xảy ra rủi ro (pre-determined risk values) dựa trên thang điểm và cơ sở dữ liệu do hải quan thu thập, được đánh giá định kỳ và cập nhật cho các Cục, Chi cục hải quan địa phương sử dụng. Khi cán bộ hải quan tại khâu đăng ký nhập tờ khai hải quan (hoặc cập nhật bằng phương thức khai điện tử) vào hệ thống máy tính, máy tính sẽ trợ giúp cán bộ hải quan trong việc kiểm tra đối chiếu giữa các tiêu chí trên tờ khai với tiêu chí tĩnh và tính toán để xác định mức độ rủi ro theo công thức toán học có sẵn để đưa ra điểm rủi ro chung, là căn cứ để xác định mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa.
2.1.2. Phân tích và xác định mức độ rủi ro
* Sơ đồ các bước tiến hành xác định rủi ro của một lô hàng:
Nguồn: Tổng cục Hải quan - Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2005
Bước 1: Xác định mức độ rủi ro thông qua nhóm các tiêu chí động
Qua bước này có thể xác định được các thông tin như:
Doanh nghiệp được ưu tiên làm thủ tục hải quan (thông tin về các doanh nghiệp được cấp thẻ ưu t