Con người ta muốn sống phải có cơm ăn, áo mặc muốn có những của cải vật chất ấy thì phải sản xuất ra, loài người sẽ chết đói nếu nó ngừng sản xuất. Nhưng trong qúa trính sản xuất ra của cải vật chất con người không bao giờ tiến hành đơn độc một mình mà họ phải biết kết hợp với nhau và trao đổi hoạt động cho nhau. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Còn Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất cho nên lực lượng sản xuất vẫn là yếu tố quyết định. Như vậy qua lịch sử ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất từ đó có thể vận dụng vào điều kiện hiện nay của nước Việt Nam ta .
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Con người ta muốn sống phải có cơm ăn, áo mặc muốn có những của cải vật chất ấy thì phải sản xuất ra, loài người sẽ chết đói nếu nó ngừng sản xuất. Nhưng trong qúa trính sản xuất ra của cải vật chất con người không bao giờ tiến hành đơn độc một mình mà họ phải biết kết hợp với nhau và trao đổi hoạt động cho nhau. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Còn Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất cho nên lực lượng sản xuất vẫn là yếu tố quyết định. Như vậy qua lịch sử ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất từ đó có thể vận dụng vào điều kiện hiện nay của nước Việt Nam ta .
PHẦN NỘI DUNG
Trước chủ nghĩa tư bản, lịch sử loài người đã trải qua 3 phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến. Mỗi phương thức đó đều vận động trong sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định, trở nên mâu thuẫn không thể điều hoà với quan hệ sản xuất hiện tồn, làm cho phương thức sản xuất cũ tan rã và phương thức sản xuất mới ra đời.
I. Phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ.
- Lực lượng sản xuất trong giai đoạn đầu công xã nguyên thuỷ đó là loài người ngay từ thủa mới ra đời đã sống theo tập thể. Đó là những bầy người nguyên thuỷ vì vậy loài người ra đời cũng là xã hội loài người ra đời. Chính lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người. Tuy nhiên, trong buổi sơ sinh của nó, loài người còn hết sức yếu ớt, bất lực trước thiên nhiên. Họ ăn sống thức ăn sống trong hang động và luôn bị thú dữ đe doạ. Việc phát hiện ra lửa trong thiên nhiên và biết cách lấy lửa từ những hòn đá bằng cách cọ xát chúng lại với nhau mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và là dấu mốc son của tiến bộ loài người thời nguyên thuỷ. Lửa không những đem lại cho họ thức ăn chín, ngon mà là vũ khí lợi hại để họ chống lại thú dữ. Họ dùng lửa để đốt rẫy làm nương và chống lại giá lạnh. Đó là nét khác biệt để phân biệt sự khác nhau giữa người và động vật. Cùng với phát hiện ra lửa con người thời kỳ này còn biết sử dụng đá làm vật mài nhọn các vũ khí từ thô sơ có sẵn trong thiên nhiên trở thành vũ khí sắc bén để bảo vệ mình và săn thú dữ….. Sáng tạo ra cung tên là bước ngoặt quan trọng trong cải tiến công cụ sản xuất, cung tên giúp cho nghề săn bắn phát triển nhờ đó mà thức ăn ngày càng dồi dào hơn, tiếp tục đó là cuộc cách mạng đồ gốm. Họ chế tạo dụng cụ chứa thức ăn bằng đất nung sét, con người biết tự mình trồng trọt lấy các thứ cây công nghiệp, nghề nông nguyên thuỷ xuất hiện. Nhờ đó thức ăn của con người được đảm bảo chắc chắn hơn, săn bắn phát triển thú vật săn bắt về được nhiều thì dần dần nảy sinh nghề chăn nuôi nguyên thuỷ, họ biết dùng súc vật làm sức kéo trong nông nghiệp. Như vậy trải qua hàng mấy chục vạn năm lao động, qua sự phát triển lâu dài của lực lượng sản xuất, loài người mới dần dần thoát khỏi tình trạng dã man và bước tới ngõ cửa của đời sống văn minh.
- Quan hệ sản xuất thời nguyên thuỷ còn rất đơn giản, từng cá nhân riêng lẻ không sao sống nổi. Nhờ lao động tập thể con người mới tránh khỏi làm mồi cho thú dữ và mới có thể đấu tranh được với thiên nhiên. Quan hệ sản xuất thời kỳ này chưa có hình thức chiếm hữu về tư liệu sản xuất, công cụ lao động hết sức thô sơ. Tất cả mọi người trong xã hội đều làm chung cùng làm cùng hưởng không có người lãnh đạo. Họ sống với nhau bình đẳng cũng vì không có sản phẩm thừa nên không có khả năng chiếm đoạt sản phẩm thặng dư vì lúc đó chưa có giai cấp và hiện tượng người bóc lột người nào. Phân phối sản phẩm một cách bình quân, vì số thức ăn ít ỏi nếu một người nào đó được lĩnh phần nhiều hơn thì số người khác phải chết đói. Cuối thời kỳ này xuất hiện một công xã thị tộc là những người cùng chung dòng máu sống quây quần bên nhau. Thị tộc bầu ra người tù trưởng để lãnh đạo công việc chung. Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu với nhau họp thành bộ lạc. Bộ lạc là hình thức tổ chức cao nhất của xã hội nguyên thuỷ. Biết chế tạo ra đồ đồng, sắt là sự phát triển cao nhất của lực lượng sản xuất trong xã hội nguyên thuỷ. Lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới thì phân công lao động lớn dần, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và sự bất bình đẳng về tài sản, sự phân chia giai cấp trong nội bộ làm cho xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã. Cần phải có một xã hội mới, phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ đã ra đời. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định trở nên mâu thuẫn không thể điều hòa với quan hệ sản xuất hiện tồn làm cho phương thức sản xuất mới ra đời. Như vậy quan hệ sản xuất đã không thích ứng với lực lượng sản xuất thời bấy giờ, phương thức sản xuất mới ra đời là phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.
II. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
- Lực lượng sản xuất thời chiếm hữu nô lệ có khác nhiều so với xã hội nguyên thủy, người lao động chính là những người nô lệ của chủ nô, bị lệ thuộc và dưới sự cai trị của chủ nô. Là sự sở hữu hoàn toàn về thể xác, họ có thể bán hoặc giết người nô lệ tùy ý. Sản phẩm ngưòi nô lệ làm ra là tài sản của chủ, họ không có một chút tài sản nào cho riêng mình, không có một chút tự do bình đẳng. Họ bị bán sức lao động một cách rẻ mạc, nô lệ không được coi là người mà chỉ như thứ công cụ biết nói. Chủ nô dùng roi vọt, nhục hình để bắt nô lệ làm việc như vậy họ đã trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu. Công cụ lao động va kỹ thuật canh tác còn thô sơ, năng xuất lao động thấp, sự phân công lao động trong nội bộ ngành xuất hiện. Xã hội có các ngành chính là trồng trọt chăn nuôi và thủ công nghiệp. Trao đổi phát triển thương nhân tách khỏi sản xuất.
- Quan hệ sản xuất cả tư liệu sản xuất lẫn người lao động đều thuộc sở hữu tư nhân, nô lệ được coi như công cụ rẻ tiền. Họ chịu sự chi phối hoàn toàn của chủ nô cả vể thân thể, chủ nô chiếm đoạt hết sản phẩm của nô lệ, chỉ cấp cho một chút ít tư liệu sinh hoạt để họ khỏi chết đói và tiếp tục lao động. Do hình thức sở hữư tư nhân về tư liệu sản xuất nên quá trình sản xuất được tiến hành qui mô lớn, xuất hiện xưởng thủ công với đa số là nô lệ. Như vậy năng suất lao động sẽ tăng lên một cách đáng kể so với sản xuất nhỏ trước kia. Sự phân chia giai cấp trong xã hội ngày càng rõ rệt đó là hai giai cấp: chủ nô và nô lệ. Xã hội khi đã phân chia thành giai cấp thì cần có nhà nước, nhà nước của chủ nô ra đời nhằm áp bức bóc lột nô lệ và quần chúng nhân dân, bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô. Nhà nước của chủ nô có tác dụng rất lớn trong việc củng cố và phát triển quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Nhờ có lao động tập thể mà con người mới xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ như: Kim tự tháp (Ai Cập), Vạn lý trường thành (Trung Quốc), đê điều, thành trì… Phân công lao động xã hội phát triển hơn. Xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới trong Nông nghiệp cũng như trong Thủ công nghiệp. Phân công phát triển thì hàng hóa trao đổi ngày càng nhiều, khu vực trao đổi càng mở rộng, giai cấp thương nhân xuất hiện.
- Nếu như thời nguyên thủy mọi người đều làm chung, ăn chung, ở chung chưa có sản phẩm riêng thì thời nô lệ sản phẩm lao động làm ra là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô, đã có sự phân phối sản phẩm vào tay chủ nô. Vì vậy sản phẩm thừa (giá trị thặng dư) cũng đã xuất hiện ở thời kì này hay là sự xuất hiện của bóc lột đối với người nô lệ. Như vậy phương thức sản xuất sau bao giờ cũng hơn phương thức sản xuất trước đó (xã hội nguyên thủy). Chế độ nô lệ có tạo ra sự phát triển nhất định trong lực lượng sản xuất nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc: chủ nô - nô lệ, lao động trí óc và lao động chân tay, thành thị – nông thôn… đến một giai đoạn nhất định chế độ chiếm hữu nô lệ trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển. Có áp bức là có đấu tranh vì vậy người dân nô lệ đã thờ ơ với việc cải tiến, thậm chí họ còn phá hoại công cụ lao động. Do kinh tế suy sụp , nhiều chủ nô trả tự do cho nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô lệ càng mở rộng lao động càng bị coi là hèn hạ, chỉ đáng dành riêng cho nô lệ , không xứng đáng là công việc của những người dân tự do. Thợ thủ công bị phá sản vì bị nền sản xuất lớn của chủ nô cạnh tranh, bị kiệt quệ thuế khóa nặng, lực lượng sản xuất bị phá hoại nặng nề đòi hỏi một quan hệ sản xuất khác phù hợp thích ứng lực lượng sản xuất vì vậy phương thức sản xuất thời phong kiến ra đời .
III. Phương thức sản xuất phong kiến
- Lực lượng sản xuất trong xã hội phong kiến người lao động tuy đã được giải phóng nhưng họ phải chói buộc vào chủ ruộng bởi địa tô và những mối quan hệ lệ thuộc thân thể. Nhưng họ vẫn có hứng thú lao động sản xuất hơn khi còn là nô lệ, bởi vì bây giờ họ đã có nền kinh tế riêng của họ. Nếu như trước đây thời chiếm hữu nô lệ người nông dân làm việc không tích cực, không phấn đấu trong sản xuất thì bây giờ họ có tư tưởng tiến bộ hơn, hăng say làm việc. Cày sắt được truyền bá rộng rãi kỹ thuật canh tác được cải tiến hơn nữa, phân công trong nội bộ nông nghiệp mở rộng hơn các nghề thủ công được chuyên môn hóa hơn nhiều. Cách nấu gang và chế biến sắt dẫn đến cải tiến hơn về công cụ lao động, Con người đã dùng sức gió và sức kéo để thay cho sức cơ bắp. Súc vật được sử dụng để làm sức kéo trong canh tác, ngoài ra họ biết áp dụng kỹ thuật lâm canh làm năng xuất tăng lên rõ rệt, nghề thủ công, nghề in đã ra đời và phát minh quan trọng cần nhắc đến là sự ra đời của đồng hồ. Họ đã làm chủ được thời gian, như Các Mác đã nói “ Đánh giá quá trình phát triển của một chế độ xã hội không nên xem xã hội đó sản xuất ra những gì mà xem xã hội đó sử dụng công cụ gì”
- Quan hệ sản xuất: Hình thức sở hữu tư liệu sản xuất là hình thức sở hữu tư nhân nhưng hơn hẳn chế độ chiếm hữu nô lệ: người lao động được chia ruộng đất, được tự do cày cấy và chỉ nộp tô thuế cho họ mà thôi. Đã khuyến khích họ hăng say làm việc, trong xã hội có hai giai cấp: Địa chủ phong kiến- nông dân, phong kiến có quyền trực tiếp chi phối nông dân, hình thức phân phối sản phẩm dựa vào 3 hình thức địa tô: Tô lao dịch, Tô hiện vật, Tô tiền.
- Như vậy qua 3 phương thức sản xuất trước CNTB ta thấy được qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp và thích ứng với lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như thế ấy. Nếu như thời nguyên thủy quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất và công hữu về tư liệu sản xuất, không có kẻ chiếm lĩnh của thừa thì bây giờ trở thành lao động tư nhân. Khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất thì phương thức sản xuất xã hội nguyên thủy đã bị thay thế bằng phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Chính vì quan hệ sản xuất dẫn đến lực lượng sản xuất, phân phối sản phẩm ở 3 thời kỳ là khác nhau: từ sản phẩm là của chung đã có sản phẩm thặng dư.
Tóm lại qua 3 phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất, khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa thì sẽ làm thay đổi phương thức sản xuât, làm cho xã hội thay đổi để thích ứng với nhu cầu hiện nay.
IV. Điều kiện hiện nay của Việt Nam.
- Lực lượng sản xuất của nước ta hiện nay chủ yếu là lao động chân tay, máy móc còn thô sơ lạc hậu.Công cụ lao động thô sơ như cày cuốc vẫn được sử dụng rộng rãi . Người lao động thất nghiệp nhiều chứng tỏ nguồn lao động nước ta dồi dào phong phú. Để khắc phục tình trạng này nhà nước ta đã khuyến khích mỗi công dân tự mở thêm các xí nghiệp thủ công tư nhân tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó nhà nước ta giúp những người có ít vốn sang nước ngoài làm việc để xây dụng kinh tế nên tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể. Không những máy móc lạc hậu mà con người lao động cũng không có khả năng lẫn chuyên môn cao khi tiếp xúc với máy móc hiện đại. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ nảy sinh đó là điểm yếu của nước ta hiện nay. Với một nước nông nghiệp như nước Việt Nam Đảng ta đã có mô hình hợp tác xã phù hợp, giao ruộng đất cho từng xã viên, nếu cá nhân muốn có vốn làm ăn có thể vay từ quỹ hợp tác xã kết hợp với ngân hàng với số lãi rất thấp nên đã khuyến khích họ tích cực tham gia sản xuất tạo công ăn việc làm cho nông dân.
- Tuy nhiên bên cạnh đó nước ta có những mặt rất hiện đại, một lượng đông đảo người lao động có tay nghề cao vì họ được học ở các truờng học nghề của nhà nước, tay nghề cao nên năng xuất lao động cũng tăng lên nhanh chóng. Phân phối sản phẩm bình quân tức là người công nhân cũng có quyền góp khẩu phần của mình trong công ty, họ có trách nhiệm và nghĩa vụ đưa công ty đi lên và giàu mạnh. Người công nhân được trả lương theo sản phẩm làm nhiều hưởng nhiều- làm ít hưởng ít. Vì vậy quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất nhất là đối với nhiều thành phần kinh tế hiện nay. Có thể nói chỗ nào có lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất hoạt động
KẾT LUẬN
Qua ba phương thức sản xuất truớc CNTB, mỗi thời kỳ đều có phương thức sản xuất khác nhau nhưng nhìn chung cả 3 phương thức sản xuất đều tuân theo quy luật nhất định đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đó là quy luật chung của sự phát triển xã hội. Nước Việt Nam ta, Đảng và nhà nước đã có cách nhìn đứng dắn để chấn chỉnh lại những sai lầm trước đó vì vậy mà nước ta đã và đang đi lên ngày càng trở nên to đẹp và phồn vinh hơn vì vậy mà cuộc sống của con người ngày càng ấm no và hạnh phúc.
Bài tiểu luận của em có gì sai sót, em xin được sự góp ý của thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách kinh tế học phổ thông (Giáo sư Trần Phương.)
Giáo trình kinh tế chính trị Mác- LêNin (NXB chính trị quốc gia)
Một vài tài liệu và báo chuyên ngành khác.