Đề tài Bãi chôn lấp Phước Hiệp những nguy cơ tiềm ẩn

Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.Cách quản lí và xử lí CTRSH tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về việc hạn chế và bảo vệ môi trường. Vì chủ yếu CTR được thu gom, sau đó chôn lấp một cách sơ sài, mà không phân loại và xử lý triệt để dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề bức xúc. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều bãi chôn lấp vẫn chưa được thiết kế và xây dựng theo đúng các quy định của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi này không kiểm soát được mùi hôi, khí độc và nước rỉ rác. Đây là nguồn lây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí dẫn đến kết quả là chất lượng môi trường bị giảm sút.

doc45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6145 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bãi chôn lấp Phước Hiệp những nguy cơ tiềm ẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DDD TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Đề tài: BCL PHƯỚC HIỆP NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương Danh sách nhóm: Lớp DH10DL_Nhóm 1_Thứ 6_Tiết 012_TV101 1. Võ Thị Mỹ Ngọc 10157124 2. Trần Thị Ni Ni 10157140 3. Nguyễn Vũ Hảo 10157056 4. Nguyễn Thị Chung 10157024 5. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 10157057 6. Lê Thị Mỹ Nhung 10157137 7. Chu Tuấn Anh 10157005 8. Nguyễn Thị Cẩm Lệ 10157085 Tp.HCM, 2013 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.Cách quản lí và xử lí CTRSH tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về việc hạn chế và bảo vệ môi trường. Vì chủ yếu CTR được thu gom, sau đó chôn lấp một cách sơ sài, mà không phân loại và xử lý triệt để dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề bức xúc. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều bãi chôn lấp vẫn chưa được thiết kế và xây dựng theo đúng các quy định của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi này không kiểm soát được mùi hôi, khí độc và nước rỉ rác. Đây là nguồn lây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí dẫn đến kết quả là chất lượng môi trường bị giảm sút. Từ khi bắt đầu vận hành năm 2003, bãi chôn lấp Phước Hiệp Tp.HCM thường xuyên gặp các vấn đề ô nhiễm môi trường và an toàn sức khoẻ công nhân. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức quản lý hiện có ở bãi chôn lấp còn yếu kém, chưa có khả năng giảm thiểu, giải quyết các vấn đề trên. Trong đề tài này, nhóm sẽ đề cập đến tình trạng ô nhiễm môi trường tác động đến sức khỏe cộng đồng tại khu vực bãi chôn lấp Phước Hiệp và đề ra một số biện pháp khắc phục cũng như áp dụng công cụ truyến thông để nâng cao hiểu biết về các nguy cơ môi trường cho ban quản lý và người dân xung quanh khu vực BCL Phước Hiệp. NỘI DUNG Tổng quan về BCL Phước Hiệp Vị trí địa lý: Bãi rác Phước Hiệp thuộc khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc nằm trong khu vực kênh 15 đến kênh 17, thuộc phần đất của nông trường Tam Tân Giao khoáng lại, nay thuộc quyền quản lý của xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh. Cách trung tâm thành phố 37 km. Ranh giới hành chính: Phía Đông của bãi rác giáp ấp Mũi Côn Tiểu. Phía Tây của bãi rác giáp ấp Phước Hòa. Phía Nam của bãi rác giáp ấp Mũi Côn Đại. Phía Bắc của bãi rác giáp với kênh Thầy Cai (Ranh giới giữa Hồ Chí Minh và tỉnh Long An) Công suất thiết kế: 3000 tấn/ngày Tình hình hoạt động Giới thiệu Bãi rác hiện có 3 bãi chôn lấp ( bãi 1, 2, 3) Bãi số 1: Ngày 9/09/2002, UBND TP có quyết định số 3678/QĐ/-UB duyệt dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác số 1, khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc TP (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi), do Công ty Xử lý chất thải làm chủ đầu tư (sau này sáp nhập vào công ty Môi trường đô thị). Dự án này được thực hiện trên diện tích 43,325ha, công suất chôn rác trên 2,6 triệu tấn, công suất xử lý rác hàng ngày là 3.000 tấn/ngày. Thời gian vận hành bãi rác là 2 năm 10 tháng. Chính thức đưa vào hoạt động 1/1/2003 với diện tích 300x600 m, chiều sâu là 1,8m; đóng cửa bãi 1 từ tháng 9 năm 2007, và đã bán cho Hàn Quốc để thu khí gas. Thời gian tiếp nhận rác từ 12h trưa đến 6h sáng hôm sau. Bãi 1a: diện tích 150x650m. Bãi 2: diện tích 300x650m. Độ sâu của bãi 1a và 2 ngang nhau, từ 3-4 m (bãi nửa chìm nửa nổi). Hình 1.Bãi chôn lắp số 1 đã ngừng hoạt động Bãi số 2 được chia thành 4 ô. Ngày 16/2/2008, Công ty Môi trường Đô thị Tp. HCM đã chính thức đưa vào hoạt động bãi chôn lấp rác số 2 tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp - Củ Chi. Đây là bãi chôn lấp rác thay thế cho bãi chôn lấp 1A (đã hết khả năng tiếp nhận vào đầu năm 2008) có sức chứa khoảng 4,464 triệu tấn rác, công suất tiếp nhận trung bình 2.000 tấn/ngày và tối đa trên 4.000 tấn/ngày, thời gian khai thác 5 năm với tổng mức vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng (100% vốn do công ty đầu tư). Hình 2. Bãi rác số 2. Bãi số 3 được khởi công xây dựng năm 2008. Hình 3: Bãi rác số 3 Quy trình kỹ thuật xử lý rác: Công tác côn lấp rác. Hằng ngày, một phần chất thải rắn sinh hoạt trong thành phố được các đơn vị vận chuyển đến bãi chôn lấp Phước Hiệp bằng các phươc tiện chuyên dụng. Trạm cân sẽ xác định khối lượng đầu vào và đầu ra, ghi nhận, tồng kê khối lượng rác vận chuyển đến. Công tác quản lý tiếp nhận, cập nhật và xuất các thông tin định kỳ bằng phần mềm quản lý. Sau khi qua cầu cân, rác sẽ được đổ tại sàn trung chuyển - kiểm tra phân loại rác. Qua kiểm tra, nếu phát hiện các loại rác không hoặc chưa được phép chôn lấp sẽ được vận chuyển đem đến nơi xử lý khác theo quy định. Công trường sẽ điều tiết, vận chuyển khối lượng rác vào ô chôn rác phù hợp với thiết bị sàn ủi và đầm nén rác. Rác được phép chôn lấp sẽ được xe xúc, xúc từ sàn phân loại đổ lên xe tải ben chuyên dùng, vận chuyển đến đổ vào ô chôn rác đã được lót đay bằng tấm nhựa HDPE và lắp đặt ống PE thu gom nước rác. Tại mỗi ô chôn rác, rác được san phẳng thành từng lớp có chiều dày không vượt quá 60cm và được đầm nén kỹ bằng xe chuyên dùng đảm bảo tỷ trọng tối thiểu sau đầm nén 0,65 tấn/m3. Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, chiều dày rác sau đầm nén đạt 2,2m, sẽ được phủ một lớp đất trung gian dày 20cm được mua từ ngoài bãi chôn lấp vận chuyển đến ô chôn lấp. Có thể sử dụng màng PE tự hủy thay thế cho lớp đất này. Đối với khu vực mới đổ rác chờ phủ lớp đất trung gian hoặc do điều kiện thời tiết quá xấu không cho phép tiến hành phủ ngay lớp đất trung gian trong ngày, sử dụng tấm bạt nhựa có láng dầu che phủ tạm thời nhằm chốn phát tán mùi hôi, hạn chế nước mưa thấm vào, che rác lộ thiên tạo cảnh quan sạch đẹp. Rác được đổ theo hang trong từng ô chôn lấp và mỗi ô chôn sẽ được đổ 10 lớp rác. Trên lớp rác trên cùng sẽ được phủ lớp vải địa kỹ thuật bentonite. Làm đường tạm và bãi xe tạm để xe chở rác vào mỗi ô chôn rác mà không làm hỏng lớp màng chống thấm HDPE bằng tấm panel bê tong hoặc bằng đất sỏi đỏ. Vệ sinh công trường. Tất cả các xe vận chuyển ra trước khi ra khỏi BCL phải lội qua bể rửa xe để làm sạch bánh xe. Hằng ngày,vét bùn đất, rác vương vãi tại các mương rãnh, hố gas, cống thoát nước trong toàn bộ phạm vi BCL. Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, quét dọn và rửa sạch mặt đường từ phía ngoài Cầu Thầy Cai đến BCL. Quét dọn và rửa sạch đường vào cầu cân, đường nội bộ cầu cân, sàn phân loại rác. Hốt bùn đất, thay nước bể rửa xe hằng ngày. Vào những ngày hanh, khô phun nước tạo ẩm trong phạm vi BCL ( trừ khu vực ô chôn rác) và đoạn đường từ cầu Thầy Cai đến cổng BCL nhằm hạn chế bụi phát tán ra các khu vực lân cận. Công tác xử lý mùi hôi. Chủ yếu sử dụng chế phẩm EM (effective Micro-or gamism) và Bokashi. Phun EM thứ cấp (EEM), pha loãng vơi nước sạch để phun theo tỷ lệ 1:200 (mùa khô) và 1:50 – 1:100 (mùa mưa). Dùng xe bồn 16m3 pha trộn và phun đều EM trên rác liên tục trong suốt thời gian xe vận chuyển, đổ rác xuống sàn phân loại, kiểm tra. Hình 4:Phun chế phẩm EM Hằng ngày, phun bổ sung EM trên diện ích mới đổ rác, phần diện tích chôn rác chưa quá 2 tháng và các khu vực phát sinh mùi hôi. Tùy tình hình phát sinh mùi hôi trên mỗi ô chôn rác mà tăng hoặc giảm số lần bổ sung ban ngày để đạt yêu cầu. Bổ sung rải Bokashi để giảm mùi hôi trực tiếp vào sàn trung chuyển theo từng chuyến xe đổ xuống và một lớp rên cùng tại ô chôn rác sau khi kết thúc khố lượng rác tiếp nhận trong ngày. Công tác xử lý cháy nổ. Lượng khí gây cháy nổ (chủ yếu là CH4) sẽ được thu gom bằng giếng thu đứng đặt cách đều nhau. Ống HDPE p150 thu khí gas từ các giếng, sau đó dẫn về ống chính HDPE p400. Toàn bộ khí gas thu gom được đốt bỏ bằng dầu đốt, ống nối với dầu đốt có gắng thiết bị chống ngọn lửa thổi ngược lại. Nồng độ khí gây cháy nổ thoát ra ngoài không khí sẽ được quan trắc thường xuyên bằng thiết bị chuyên dùng đặt tại các trạm quan trắc. Công tác xử lý nước rỉ rác. Nước rỉ rác ở các ô chôn tự chảy về hố tụ nước, được bom chuyển tập trung về nhà máy xử lý nước rỉ rác hoặc bơm ngược lên bãi rác tạo độ ẩm phân hủy. nước rỉ rác sau khi xử lý, qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ được xả vào kênh Thầy Cai theo hướng dẫn của sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Kiểm soát mầm bệnh. Phun thuốc diệt ruồi, muỗi các côn trùng có tiềm năng gây bệnh theo hướng dẫn của trung tâm y tê dự phòng. Số lần phun căn cứ vào mức độ phát triển của côn trùng. Hằng ngày phun thuốc diệt ruồi vào cấu cân, sàn phân loại rác, đường vào cầu cân, khu vực ô chôn rác, bên trong tường rào, cho nhà dân trong phạm vi 300m tính từ tường rào của BCL. Duy tu bảo dưỡng. Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng, máy phát điện dự phòng và hệ thống tường rào bao quanh. Kiểm tra bulon, châm dầu mỡ các vị trí cần thiết của hai cầu cân điện tử hang ngày. Thực hiện kiểm định cân theo quy định của nhà sàn xuất. Duy tu, bảo dưỡng, định kỳ bơm nước rác, máy xử lý nước rỉ rác, các xe chuyên dùng xử lý rác theo quy định của nhà nước. Chăm sóc, bảo dưỡng thảm cây xanh cách ly, cây cảnh, dây leo, thảm cỏ… Duy tu sữa chữa thường xuyên đường vận chuyển rác từ sàn phân loại đến mỗi ô chôn rác. Kiểm tra duy tu các ku vực bị sụt lún rên toàn bộ BCL. Quan trắc môi trường. Hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành môi trường để thực hiện công tác quan trắc môi trường, lấy mẫu thử nghiệm, lấp báo cáo môi trường định kì theo quy định của cơ quan quản lý môi trường. Môi trường nước Nước mặt Lưu lượng: 2 tháng / lần Thành phần hóa học: 10 mẫu /lần x 4 lần /năm Nước ngầm 1 mẫu / giếng x 9 giếng / lần x 4 lần / năm Hình 5: Hệ thống quan trắc môi trường Quan trắc trong cả đới không khí với đới bảo hòa nước. Nước rỉ rác Lưu lượng: 2 tháng / lần Thành phần hóa học: 4 tháng / lần Môi trường không khí Chu kỳ quan trắc : 18 mẫu / lần x 6 lần / năm Thông số đo: bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, khí phát thải. Quan trắc kiểm tra độ dốc, độ lún sụp, lớp phủ và thảm thực vật: chu kỳ quan trắc 2 lần / năm Các chỉ tiêu phân tích thêm ( ngoài việc phân loại bình thường): Tỷ trọng của rác (kg/m3) Độ ẩm của rác (0%) Tỷ lệ rác có thể tái chế (%) Tỷ lệ các loại rác khác (%) Tỷ lệ rác có thể làm compost (%) Tỷ lệ rác có thể đốt cháy (%) Kích cỡ các loại rác Hiện trạng môi trường Hiện trạng môi trường không khí Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường cho thấy: Khí phát sinh từ bãi rác có nồng độ cao, dung tích lớn, chứa nhiều khí độc hại như CH4, H2S, NH3. Nồng độ H2S vượt 80 lần giá trị tiêu chuẩn cho phép QCVN 05-2009/BTNMT. Nồng độ NH3 vượt tiêu chuẩn cho phép 100 lần gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn phát sinh khí bãi rác: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là do mùi hôi thối bốc lên của rác. Mùi hôi phát tán trên một diện rộng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân quanh khu vực. Khí thoát ra từ bãi chôn lấp không những có khả năng ảnh hưởng lớn đến môi trường trong thời gian vận hành mà còn ảnh hưởng sau khi đóng cửa bãi rác. Các khí thoát ra chủ yếu là CO2, CH4, H2S, NH3… axit béo bay hơi. Khí thoát ra từ sàn trung chuyển chất thải rắn từ khâu tiếp nhận rác Bụi do hoạt động san ủi, đầm nén và chất thải rắn từ ô chôn lấp bị thổi theo gió. Khí thải và tiếng ồn do xe vận chuyển chất thải rắn cũng như các loại xe máy và thiết bị vận hành khác gồm: SOx, NOx, CO… Bên cạnh đó thì chất lượng môi trường còn thể hiện ở môi trường đất, mức ồn do giao thông và sức khỏe của người dân. Hiện trạng môi trường nước Tại bãi rác Phước Hiệp, nồng độ nước rác sau xử lý vượt tiêu chuẩn cho phép QCVN 12:2008/BTNMT nguồn thải loại B. Sàn trung chuyển và các hồ chứa nước rỉ rác có mùi hôi. Nguồn gốc phát sinh nước rỉ rác: Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp Nước rò rỉ trong khu vực sàn trung chuyển Nước rò rỉ từ các xe vận chuyển chất thải rắn Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi bãi chôn lấp Nước vệ sinh các thiết bị Nước thải sinh hoạt của công nhân Nước rỉ rác hình thành khi nước thấm vào các ô chôn lấp, chủ yếu có thể là do: Nước sẵn có và tự hình thành khi phân hủy rác hữu cơ trong bãi chôn lấp Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn lấp Nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm vào các ô chôn lấp Nước mưa rơi xuống khu vực ô chôn lấp rác trước khi phủ đất và trước khi đóng bãi. Hình 6: Nước rỉ rác làm ô nhiễm nguồn nước Bãi rác Phước Hiệp chỉ tiếp nhận rác sinh hoạt, vì vậy chúng chứa thành phần hữu cơ như: thực phẩm, tre, lá cây, rơm rạ… chiếm tỉ trọng rất cao (chiếm 80% - 90% khối lượng rác của bãi chôn lấp). Nước thải rò rỉ từ bãi chôn lấp có tính ô nhiễm cao và nguy hiểm, do thành phần và tính chất của chúng chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng và đặc biệt là các loại vi sinh vật có hại cho môi trường sống và con người. Các nguồn phát sinh nước thải từ bãi chôn lấp có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước mặt và nước ngầm nếu có không được xử lí đúng cách và triệt để. Ảnh hưởng đến môi trường nước mặt: môi trường nước bị ô nhiễm dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều gây ảnh hưởng xấu đến giới tự nhiên, đến các hệ sinh thái, thủy sinh…Chất lượng nước mặt tại điểm tiếp nhận bị suy giảm mạnh về các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Ảnh hưởng đến môi trường nước nước ngầm: Khi môi trường nước bị ô nhiễm, vùng ven sông rạch, vùng bán ngập do mực nước ngầm nông, nguồn nước mặt ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại đã ngấm vào mạch nước ngầm theo phương nằm ngang hoặc di chuyển thẳng đứng xuống mạch nước ngầm theo phương thẳng đứng. Chất lượng môi trường nước ngầm tại khu vực suy giảm về tổng lượng muối hòa tan và vi sinh. Hiện trạng tài nguyên sinh vật Hiện trạng tài nguyên sinh vật ở khu vực BCL có những nét đặc trưng như sau: Các loài thực vật có mức độ tập trung thấp, chủ yếu là các loài cây bụi, tre nứa rải rác. Ngoài ra còn rải rác một số cây lâu năm nhưng đang bị nhân dân khai thác lấy gỗ. Mật độ cây xanh che phủ không cao do chiến tranh tàn phá Động vật nuôi trong khu vực cũng không nhiều, chủ yếu là các loài gia súc được chăn thả. Hệ sinh thái dưới nước không phát triển do các nguồn nước trong khu vực BCL bị nhiễm phèn. Hình 7:Hiện trạng môi trường xung quanh BCL Các yếu tố nguy cơ: Ô nhiễm môi trường nước: Nguồn gốc phát sinh: Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp Nước rò rỉ trong khu vực sàn trung chuyển Nước rò rỉ từ các xe vận chuyển chất thải rắn Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi BCL Nước vệ sinh các thiết bị Nước thải sinh hoạt của công nhân Nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp được định nghĩa là chất lỏng thấm qua lớp chất thải rắn mang theo chất hòa tan hoặc các chất lơ lửng. Nước rỉ rác được hình thành khi nước thấm vào các ô chôn lấp, chủ yếu có thể do: Nước có sẵn và tự hình thành khi phân hủy rác hữu cơ trong BCL Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn lấp Nước từ các khu vực khác chảy qua Nước mưa rơi xuống khu vực ô chôn lấp rác trước khi phủ đất và trước khi đóng bãi Khi độ ẩm của rác vượt quá độ giữ nước (độ giữ nước của chất thải rắn là lượng nước lớn nhất được giữ lại trong các lỗ rỗng mà không sinh ra dòng thấm, hướng xuống dưới tác dụng của trọng lực). Thành phần, tính chất của nước thải: Thành phần của nước rỉ rác thay đổi rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: thành phần rác, tuổi bãi rác, chế độ vận hành của bãi rác, chiều cao chôn lấp, thời tiết, điều kiện thủy văn khu vực, hoạt động hóa học, sinh học, độ ẩm, nhiệt độ, pH, mức độ ổn định Do đó, nước rỉ rác ở những bãi rác mới có pH thấp, nồng độ BOD5, COD và kim loại nặng cao, còn ở những bãi rác lâu năm thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rác thấp hơn đáng kể, pH lại nằm trong khoảng 6,5 - 7,5 và nồng độ kim loại giảm do phần lớn kim loại ít tan ở pH trung tính. Khả năng phân hủy sinh học của nước rỉ rác thay đổi theo thời gian, được thể hiện qua tỉ số BOD5/COD. Ban đầu, tỉ số sẽ ở khoảng trên 0,5 (tỉ số 0,1 – 0,6 cho thấy chất hữu cơ trong nước rỉ rác đã sẵn sàng để phân hủy). Ở những bãi chôn lấp lâu năm, tỉ số BOD5/COD thường là 0,05 – 0,2. Tỉ số giảm do nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp lâu năm chứa acid humic và fulvic khó phân hủy sinh học. Ngoài ra, nồng độ các chất ô nhiễm còn dao động theo mùa trong năm. Thành phần của nước rỉ rác có thể được biểu diễn tổng quan ở Bảng 2.1 Thành phần Đơn vị Bãi mới dưới hai năm Bãi lâu năm trên 10 năm Khoảng Trung bình BOD5 COD SS Nito hữu cơ Ammonia Nitrate Sulfat Phospho tổng Độ kiềm pH Canxi Clorua Tổng Fe mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L 2.000-30.000 3.000-60.000 200-2000 10-800 10-800 5-40 50-1000 5-100 1.000-10.000 4,5-7,5 50-1.500 200-3.000 50-1.200 10.000 18.000 500 200 200 25 300 30 3.000 6 250 500 60 100-200 100-500 100-400 80-120 20-40 5-10 20-50 5-10 200-1.000 6,6-7,5 50-200 100-400 20-200 Nguồn: Huỳnh Thị Mỹ Phi, 2005 Một số thành phần của nước rỉ rác Phước Hiệp: Thành phần Gía trị mg/L (trừ pH) COD BOD5 N-NH3 Ntc TDS TSS TOC Ptc pH Chất hữu cơ tổng số 2760 450 2,191 2,258 9336 76 1178 24,3 7,99 229,1 Nguồn: Huỳnh Thị Mỹ Phi, 2005 Ở các BCL mới, nồng độ COD có thể lên đến 40.000-50.000 mg/L, nước đen ngòm và thậm chí có mặt các kim loại nặng (do pin, acpui,…) như nồng độ crom Cr= 0,12-0,23 mg/L, đồng Cu= 0,34- 0,46 mg/L, niken Ni= 0,5-0,7 mg/L, pH thay đổi thấp từ 5,12- 5,40. Vào mùa mưa, nước mưa pha loãng nước rò rỉ làm cho nồng độ các chất bẩn giảm xuống, COD = 4.500- 5.700 mg/L, pH= 7,45-7,72 , Cr= 0,02 mg/L, Cu = 0,12- 0,26 mg/L. Ở các BCL cũ, độ màu của nước rò rỉ sẽ tang lên nhưng nồng độ các chất ô nhiễm giảm đi. Như vậy, nước rò rỉ chủ yếu bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, đây là lý do tại sao sau sự cố tràn nước rò rỉ ra môi trường, nước triều và nước mưa pha loãng nước rò rỉ thì thực vật ở quanh khu vực lại sinh sôi nảy nở. Và cũng có thể nói ảnh hưởng của nước rò rỉ đến các vùng nông nghiệp chỉ xảy ra ở mức độ tức thời làm mất mùa một vụ, không có tác hại lâu dài và có thể khắc phục được. Điều đáng quan tâm là lượng nước rò rỉ có thể thấm xuyên qua đáy bãi rác và đi vào nguồn nước ngầm làm ô nhiễm lâu dài nguồn nước này. Nước rò rỉ từ bãi rác cũng chứa các hợp chất hữu cơ độc hại bao gồm các hydrocacbon aliphatic và vòng thơm, các chất hữu cơ bị halogen hóa. Các hydrocacbon đa vòng thơm có tính gây ung thư cũng được tìm thấy trong nước rò rỉ, ác chất này có thể gây đột biến gen. Sự hòa tan các chất hydrocacbon bị clo hóa như DDT và PCB có thể làm tang khả năng tạo phức với các acid humic và acid filvic. Khi người dân sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hình :Ô nhiễm môi trường nước Tác động đến con người: Nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm. Nguồn nước ô nhiễm tác động đến con người thể hiện qua sức khỏe cộng đồng, khi ăn các loại thực phẩm như cá, tôm, nghêu, … bị nhiễm độc do nước ô nhiễm, còn người sẽ mắc nhiều chứng bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư. Ngoài ra, nguồn nước còn gây ra cá bệnh thương hàn, kiết lị, dịch tả, da liễu, … nguyên nhân là do trong nước ô nhiễm có nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh cho người. Khi nguồn nước bị ô nhiễm dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều gây ảnh hưởng xấu đến giới tự nhiên, hệ sinh thái, động- thực vật thủy sinh. Khi môi trường nước bị ô nhiễm vùng ven sông rạch, vùng bán ngập do mực nước ngầm nông, nguồn nước mặt bị ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại đã di chuyển thẳng xuống mạch nước ngầm theo phương thẳng đứng hoặc từ nước sông ngấm vào mạch nước ngầm theo phương nằm ngang, dưới tác dụng của thủy triều mà không qua gạn lọc, làm sạch tự nhiên của môi trường nước. Ô nhiễm môi trường không khí: Nguồn gốc phát sinh: Khí BCL từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chủ yếu gồm các khí: CH4, CO2, NH3, H2S, axit béo bay hơi. Khí thải từ sàn trung chuyển CTR từ khâu tiếp nhận rác Bụi do hoạt động san ủi, đầm nén và CTR từ ô chôn lấp bị thổi theo gió Khí thải và tiếng ồn do xe vận chuyển CTR cũng như các loại xe máy và thiết bị vận hành khác gồm