Chỉ trong vòng có một tuần lễ, Nic k Leeson, một nhân viên ngân hàng Barings đã làm tiêu tan
trong mây khói gần 1 tỷ euros, bằng số tiền mà ngân hàng này tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250
năm thành lập đến này. Sự kiện này đã gây chấn động hệ thống ngân hàng nước Anh vì Barings là
một ngâ n hàng danh tiếng và rất có uy tín t ại Anh, được thành lập vào năm 1762 . Nhiều cuộc phân
tích sự việc đã được tiến hành để tìm ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt đ ộng kinh doanh ngân
hàng ở châu Âu.
Lúc đó, Peter Barings, 59 tuổi, thế chân người anh ruột nắm cương v ị giám đốc Ngân hàng
Baring, đang rất thành công trên thị trường tài chính ngân hàng châu Âu. Cũng năm đó, Nic k Leeson
(sinh ngày 25 tháng Hai năm 1967 t ại Watford- Anh Quốc) được bổ nhiệm phụ trách Chi nhánh c ủa
Barings tại Singapore, một v ị trí được đánh giá là cũng rất quan trọng. Điều trái ngược trong đợt bổ
nhiệm này là Peter Barings tốt nghiệp ở trường Eton, một trường chỉ dành riêng con nhà giàu; còn
Nick Leeson mặc dù tốt nghiệp ở Cambridge nhưng đã từng trượt phổ thông tại một trường trung
học ngoại ô London và “dốt đ ặc” v ề môn toán như mọi người thường nói. Thế nhưng, vào giữa thập
kỷ 90, chính một mình Nic k Leeson lại thu v ề 30% tổng số lợi nhuận của ngân hàng Barings. Điều
này lúc đó được đánh giá là một nỗ lực phi thường!
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5133 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng barings, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Bộ Môn: Thị Trường Tài Chính
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NGÂN HÀNG
BARINGS
GVHD: TS. Hồ Viết Tiến
Nhóm : Nhóm 6- Lớp Ngân hàng Đêm 4- K21
Danh sách Nhóm 6:
1. Huỳnh Như Ngọc
2. Trần Bảo Nguyên
3. Phan Thanh Thủy
4. Trương Thị Mỹ Xuyên
Tp.HCM, tháng 12 năm 2012
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 2
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NGÂN HÀNG BARINGS
CHƯƠNG 1: CÂU CHUYỆN VỀ NGÂN HÀNG BARINGS
Chỉ trong vòng có một tuần lễ, Nick Leeson, một nhân viên ngân hàng Barings đã làm tiêu tan
trong mây khói gần 1 tỷ euros, bằng số tiền mà ngân hàng này tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250
năm thành lập đến này. Sự kiện này đã gây chấn động hệ thống ngân hàng nước Anh vì Barings là
một ngân hàng danh tiếng và rất có uy tín tại Anh, được thành lập vào năm 1762. Nhiều cuộc phân
tích sự việc đã được tiến hành để tìm ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh ngân
hàng ở châu Âu.
Lúc đó, Peter Barings, 59 tuổi, thế chân người anh ruột nắm cương vị giám đốc Ngân hàng
Baring, đang rất thành công trên thị trường tài chính ngân hàng châu Âu. Cũng năm đó, Nick Leeson
(sinh ngày 25 tháng Hai năm 1967 tại Watford- Anh Quốc) được bổ nhiệm phụ trách Chi nhánh của
Barings tại Singapore, một vị trí được đánh giá là cũng rất quan trọng. Điều trái ngược trong đợt bổ
nhiệm này là Peter Barings tốt nghiệp ở trường Eton, một trường chỉ dành riêng con nhà giàu; còn
Nick Leeson mặc dù tốt nghiệp ở Cambridge nhưng đã từng trượt phổ thông tại một trường trung
học ngoại ô London và “dốt đặc” về môn toán như mọi người thường nói. Thế nhưng, vào giữa thập
kỷ 90, chính một mình Nick Leeson lại thu về 30% tổng số lợi nhuận của ngân hàng Barings. Điều
này lúc đó được đánh giá là một nỗ lực phi thường!
Với ngân hàng Barings, kinh doanh theo lối cũ chưa bao giờ đem lại được số lợi nhuận lớn
như vậy. Và lúc đó, nhân viên ngân hàng Nicolas Leeson hoạt động trên thị trường dẫn xuất có thể
bán lại với giá cao hơn 200 lần. Thị trường này cũng được đánh giá là rất nhiều rủi ro. Chính bản
thân Peter Barings đã phải thốt ra: “Thị trường mới này cần được kiểm tra và làm chủ, đó là điều
chúng tôi đang làm ở đây”. Tuy nhiên, trên thực tế Barings ở London nhắm mắt làm ngơ, để mặc
cho Nick Leeson muốn làm gì thì làm. Nick Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát, thật
là một điều hiếm thấy trong kinh doanh ngân hàng.
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 3
Sự việc bắt đầu tồi tệ sau vụ động đất ở Nhật Bản. Chỉ số chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản
bất ngờ sụt thấp trong khi Nick Leeson lại đặt cược là lên. Lẽ ra phải dừng ngay lại nhưng Nick
Leeson vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng, mỗi hợp đồng lên đến 180 nghìn bảng Anh khiến tổng số
tiền tung ra lên tới 21 triệu euros. Cách làm này của Nick Leeson chẳng khác gì hành động của một
“con bạc đang khát nước”.
Một ngày sau đó, Peter Barings bị chuông điện thoại réo vang đánh thức. Từ đầu dây bên kia
người ta báo là Nick Leeson đã biến mất. Chiến dịch che dấu sự thật ở Ngân hàng Barings vẫn tiếp
tục được tiến hành. Vào thời gian ở London đang diễn ra cuộc họp thứ hai tại trụ sở Ngân hàng
Barings, Peter Barings đề nghị nhường chức chủ tịch Ngân hàng Barings cho ai đó có thể cứu giúp.
Thống đốc Ngân hàng Anh từ chối ký séc cho Barings vay.
Sau đó một tháng, Deustche Bank đã đề nghị mua lại Barings với giá 1 tỷ bảng Anh. Đến lúc
này, chẳng còn cần đề cập đến vấn đề này với ai hết.
Barings chỉ là một trong vô số những vụ bê bối tài chính của các ngân hàng trên thế giới.
Lòng tin của người tiêu dùng vào ngân hàng giảm thì các ngân hàng cũng khó có thể tồn tại được.
Mặc dù chịu sức ép rất lớn trong việc cải tổ, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới vẫn rất “ung dung”
coi mình đang “ngồi chiếu trên” với số lượng tài sản khổng lồ. Điều này thật là nguy hiểm, bởi có lẽ
nhiều người cũng biết rằng Barings đã là một trong những ngân hàng lớn nhất nước Anh nhưng khi
lâm vào tình trạng nguy kịch thì “cây đại thụ” này cũng sụp đổ rất nhanh.
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 4
CHƯƠNG 2:
CÁCH THỨC LEESON LÀM SỤP ĐỔ NGÂN HÀNG BARINGS
Các hoạt động của Nick Leeson trên thị trường chứng khoán giao sau tại Nhật Bản và
Singapore, đã dẫn tới sự sụp đổ của những ông chủ, mà Baring là một trường hợp điển hình. Các
điểm chính được trình bày lại dưới đây sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về nội dung chính
của bài nghiên cứu này- đó là sự cần thiết của các chính sách, quy trình thủ tục và các hệ thống cho
việc quản lý thận trọng các hoạt động phái sinh.
Barings sụp đổ vì nó không thể đáp ứng các nghĩa vụ thương mại rất lớn, mà Leeson tạo ra
dưới tên của ngân hàng. Khi ngân hàng Barings bắt đầu hoạt động quản lý tài sản vào ngày 27 tháng
Hai năm 1995, thông qua Leeson, đứng đầu bộ phận kinh doanh hợp đồng giao sau trên chỉ số chứng
khoán và lãi suất Nhật Bản với tổng giá trị là 27 tỷ USD: gồm 7 tỷ USD trên hợp đồng chỉ số chứng
khoán Nikkei 225 và 20 tỷ USD vào giao dịch trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) và Euroyen.
Leeson cũng đã bán 70.892 hợp đồng quyền chọn bán và quyền chọn mua chỉ số Nikkei với tổng giá
trị danh nghĩa là 6,68 tỷ USD. Khối lượng giao dịch danh nghĩa của các vị thế này là rất hấp dẫn,
tầm vóc của chúng là đáng kinh ngạc khi so sánh với các ngân hàng có vốn đầu tư khoảng 615 triệu
USD.
Khối lượng giao dịch của các vị thế này cũng được lưu ý trong tháng một và tháng hai năm
1995, khi Barings Tokyo và London chuyển 835 triệu USD đến văn phòng Singapore của nó để đáp
ứng nghĩa vụ ký quỹ trên thị trường SIMEX.
Những hoạt động được báo cáo (Một sự tưởng tượng):
Sự gia tăng về vị thế của chỉ số Nikkei biến mất sau trận động đất ở Kobe vào 17 tháng Một.
Điều này được phản ánh trong hình 10.1 - biểu đồ cho thấy rằng vị thế của Lesson đã đi theo hướng
ngược lại với chỉ số Nikkei – khi thị trường chứng khoán Nhật Bản sụt giảm thì vị thế của Leeson lại
càng tăng lên. Trước khi xảy ra trận động đất ở Kobe, chỉ số thị trường của Nikkei nằm trong khoảng
từ 19.000 đến 19.500, khi đó Leeson đã mua khoảng 3.000 hợp đồng giao sau trên Sàn giao dịch
chứng khoán Osaka (tương đương với 6. 000 hợp đồng trên thị trường SIMEX vì số lượng giao dịch
của SIMEX bằng một nửa quy mô với OSE.) Một vài ngày sau trận động đất, Leeson bắt đầu một
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 5
chiến lược mua vào tích cực với đỉnh điểm đạt 19.094 giao dịch khoảng một tháng sau ngày 17 tháng
Hai.
Hình 10.1
Vậy nguyên nhân tại sao Leeson lại tăng lượng mua Hợp đồng giao sau trong khi chỉ số
Nikkei sụt giảm sau trận động đất? Trả lời câu hỏi này đồng nghĩa với việc giải thích cơ chế lỗ mà
Leeson gây ra cho ngân hàng Barings.
Nhìn bên ngoài, có thể thấy chiến lược giao dịch chính của Leeson là kinh doanh Abritrage
chỉ số Nikkei 225 giữa sàn SIMEX (Singapore) và sàn OSE (Osaka- Nhật Bản). Tài khoản giao dịch
của Baring tại Nhật là 92000, tại Singapore là 88888. Nhưng thực ra, Leeson đồng thời thực hiện
mua và bán hợp đồng giao sau tại Singapore, mua và bán hợp đồng giao sau tại Osaka. Số lượng hợp
đồng Leeson bán ra ít hơn so với lượng Leeson mua vào. Số lượng hợp đồng Leeson mua vào tăng
lên là để đáp ứng cho việc Leeson bán hợp đồng quyền chọn khi người mua thực hiện quyền chọn
của mình. Có thể nói thêm rằng, Leeson thực hiện được việc này một phần là do không có sự liên kết
giữa thị trường SIMEX và OSE.
Những vị thế giao dịch chưa báo cáo (Thực tế)
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 6
Bảng 10.1 đưa ra một bảng tổng hợp các giao dịch trái quy định mà Leeson đã báo cáo. Điểm
đáng chú ý nhất ở Bảng 10.1 chỉ ra một thực tế rằng Leeson đã bán 70.892 quyền chọn chỉ số Nikkei
225 với trị giá khoảng 7 tỷ USD mà London Barings không hề hay biết, với giao dịch đỉnh điểm
trong hai tháng là vào tháng 11 và tháng 12 năm 1994, Leeson đã bán 34.400 quyền chọn.
Bảng 10.1
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 7
Theo cách nói của những người trong nghề thì Leeson đã bán hợp đồng chứng khoán hai
chiều (Straddle), cụ thể là ông ấy đã bán cả quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng mức giá
thực hiện và cùng kỳ hạn thanh toán. Leeson kiếm được khoản thu từ phí bán hơn 37.000 quyền
chọn trong một khoảng 14 tháng. Những giao dịch như vậy chỉ đem lại lợi nhuận khi chỉ số Nikkei
225 giao dịch ở mức giá thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của cả quyền chọn mua và quyền
chọn bán. Người bán sau đó sẽ được hưởng trọn phí thu được từ việc bán các quyền chọn (Hình 10.2
minh họa sơ đồ về lợi nhuận và thua lỗ của giao dịch bán hợp đồng chứng khoán hai chiều). Nếu chỉ
số Nikkei giao dịch gần giá thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn thì giao dịch vẫn có thể được lợi
nhuận vì phí bảo hiểm thu được nhiều hơn , bù đắp được sự tổn thất nhỏ từ quyền chọn mua (nếu thị
trường Tokyo tăng lên) hoặc quyền chọn bán (nếu chỉ số Nikkei giảm xuống).
Hình 10.2. Lãi- lỗ từ vị thế Short Straddle
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 8
Giá thực hiện của hầu hết các vị thế Straddle của Leeson dao động từ 18.500 đến 20.000. Do
đó, Leeson chỉ cần chỉ số Nikkei 225 tiếp tục giao dịch như trước trận động đất ở Kobe là ở mức
19.000 - 20.000, nếu anh ta có đủ tiền để giao dịch các quyền chọn này. Trận động đất Kobe đã làm
tiêu tan những chiến lược quyền chọn của Leeson. Vào ngày trận động đất xảy ra, ngày 17 tháng
Một, chỉ số Nikkei 225 ở mức 19.350. Tuần đó kết thúc ở mức hơi thấp, đạt được 18.950 điểm và do
đó, vị thế Straddle của Leeson đã bắt đầu lung lay, báo động. Các quyền chọn mua mà Leeson đã
bán đã bắt đầu mất giá nhưng các quyền chọn bán lại bắt đầu có giá trị với những người đã mua nó
nếu chỉ số Nikkei tiếp tục giảm. Thua lỗ của Leeson trên các quyền chọn bán là không giới hạn và
hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ số Nikkei vào ngày đáo hạn, trong khi lợi nhuận trên các quyền chọn
mua lại bị giới hạn ở mức phí quyền chọn thu được.
Đây là điểm mấu chốt để hiểu hành động Leeson bởi vì trước trận động đất ở Kobe, việc thực
hiện trái quy định của anh ta, tức là tài khoản '88888 ' thể hiện vị thế giao sau thất bại đối chỉ số
Nikkei 225. Tuy nhiên, vào thứ Sáu ngày 20 tháng 1, ba ngày sau trận động đất, Leeson đã mua
10.814 hợp đồng vào tháng 3 năm 1995. Không ai chắc chắn liệu anh ta đã mua các hợp đồng này
hay không bởi vì anh ta nghĩ thị trường đã qua phản ứng với cú sốc Kobe hay vì anh muốn mua vào
để vực dậy chỉ số Nikkei để bảo vệ vị thế bán phát sinh từ giao dịch Straddle. (Leeson không tự
phòng hộ vị thế quyền chọn của mình trước trận động đất và mua hợp đồng giao sau chỉ số Nikkei
225 sau trận động đất thì nó không thể phối hợp như là một phần của một chiến lược phòng hộ chậm
trễ sau khi ông nên bán ra hơn là mua vào).
Khi chỉ số Nikkei giảm 1.000 điểm, chỉ còn 17.950 vào thứ Hai ngày 23 Tháng 1 năm 1995,
Leeson thấy mình thấy thiệt hại ngay tại vị thế mua tương lai vào hai ngày trước và phải đối mặt với
khoản thiệt hại không giới hạn từ việc bán các quyền chọn bán. Không thể quay trở lại. Leeson đã cố
gắng để đảo ngược tình thế bất lợi sau sự kiện Kobe đang tràn ngập thị trường chứng khoán Nhật
Bản. Ngày 27 Tháng 1, tài khoản '88888' cho thấy một vị thế mua 27.158 hợp đồng vào Tháng 3
năm 1995. Trong ba tuần kế tiếp, Leeson đã tăng gấp đôi vị thế này lên một mức cao hơn ngày 22
tháng 2, đạt 55.206 của hợp đồng vào Tháng 3 1995 và 5640 hợp đồng vào Tháng 6 năm 1995.
Những thất bại lớn tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, sau trận động đất, càng làm cho thị
trường nhiều biến động. Điều này đã không giúp cho vị thế quyền chọn bán của Leeson - một người
bán các quyền chọn muốn ít sự biến động để giá trị của các quyền chọn tăng lên. Với biến động tăng
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 9
lên, quyền chọn bán của Leeson sẽ bị thiệt hại ngay cả khi thị trường chứng khoán Tokyo không sụt
giảm.
Leeson đã thực hiện các giao dịch trái quy định gần như kể từ khi ông bắt đầu giao dịch tại
Singapore vào năm 1992. Ông mất vị trí độc quyền trên SIMEX trên cả hợp đồng tương lai và hợp
đồng quyền chọn (Sự ủy quyền của London cho Leeson chỉ cho phép ông thực hiện vị thế khi nó là
một phần của 'chuyển đổi' và thực hiện theo lệnh của khách hàng . Điều đó cũng có nghĩa là Leeson
không bao giờ được phép bán các quyền chọn). Leeson mất tiền từ các giao dịch trái phép của ông
hầu như từ những ngày đầu. Tuy nhiên, ông đã được thừa nhận ở London như là một người kinh
doanh chênh lệch giá turbo tuyệt vời, và một mình ông đã đóng góp một nửa lợi nhuận năm 1993
cho Barings Singapore và một nửa toàn bộ lợi nhuận năm 1994 của ngân hàng. Sự thiếu hụt lớn cần
được bù đắp giữa thực tế và tưởng tượng được minh họa trong Bảng 10.2 không chỉ cho thấy sự
nghiêm trọng của thiệt hại gần đây của Leeson mà thực tế là ông luôn luôn bị thua lỗ. Chỉ tính riêng
năm 1994, Leeson đã làm Barings tổn thất 296 triệu USD, nhưng những ông chủ khi đó lại nghĩ rằng
Leeson đã kiếm cho họ được 46 triệu USD; do đó, họ chấp nhận trả thêm cho anh ta một mức tiền
thưởng là 720.000 USD.
Bảng 10.2
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 10
Giao dịch chéo:
Làm thế nào mà Leeson có thể lừa dối tất cả mọi người xung quanh? Làm thế nào ông có thể
cho thấy lợi nhuận trong hoạt động “chuyển đổi” của mình khi ông đã thực sự thua lỗ? Làm thế nào
ông có thể tạo ra một sổ sách giả tạo khi ông ở vị thế mua chỉ số Nikkei và vị thế bán về lãi suất của
Nhật Bản?
Ban Giám sát Ngân hàng (Bobs) của Ngân hàng Anh đã tiến hành một cuộc điều tra về sự sụp
đổ của Barings tin rằng "Công cụ được sử dụng để thực hiện việc lừa dối là giao dịch chéo." Một
giao dịch chéo là một giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch bởi một nhà môi giới vừa là người
mua vừa là người bán. Nếu một nhà môi giới có lệnh mua và lệnh bán phù hợp từ hai tài khoản
khách hàng khác nhau cho các hợp đồng tương tự và ở cùng một mức giá, thì môi giới ấy được phép
thực hiện các giao dịch thỏa thuận bằng cách kết hợp cả hai tài khoản khách hàng của mình. Tuy
nhiên, nhà môi giới chỉ có thể làm điều này sau khi đã thực hiện công khai giá đưa ra và cung cấp
mức giá trong “rỗ giá” và không có thành viên nào khác đưa giá lên. Theo quy định của SIMEX, nhà
môi giới phải công khai giá ba lần. Giao dịch chéo phải được thực hiện theo giá thị trường. Leeson
đã nhập vào một khối lượng đáng kể các giao dịch chéo giữa tài khoản '88888' và tài khoản '92000'
(TK giao dịch Chứng khoán Nikkei và Kinh doanh Arbitrage JGB của Barings tại Nhật Bản), tài
khoản '98007' (TK Kinh doanh Arbitrage JGB của Barings London) và tài khoản '98008' (TK Kinh
doanh Arbitrage Euroyen của Barings London).
Sau khi thực hiện các giao dịch chéo này, Leeson sẽ hướng dẫn các nhân viên của mình phá vỡ
tổng số hợp đồng sang các giao dịch khác, và thay đổi giá giao dịch để tạo ra mức lợi nhuận được
ghi có vào các tài khoản „'chuyển đổi' nói trên và thiệt hại thì sẽ được tính vào tài khoản '88888 '. Vì
vậy trong khi các giao dịch chéo trên Sàn giao dịch xuất hiện với mặt là chân thực và thỏa các quy
định của Sàn Giao dịch, sổ sách và chứng từ của BFS, duy trì trênhệ thống Contac- một hệ thống
thanh toán được sử dụng rộng rãi bởi các thành viên SIMEX, phản ánh các cặp giao dịch tăng lên với
số lượng giống nhau ở cùng mức giá và không có sự liên quan, quan hệ nào với những người thực
hiện trên sàn. Ngoài ra, Leeson sẽ tham gia vào các giao dịch chéo của các gói có kích thước nhỏ
hơn so với ở trên, nhưng khi nhập vào hệ thống Contac, ông sẽ sắp xếp mức giá được sửa đổi, một
lần nữa cho phép lợi nhuận được ghi có vào tài khoản chuyển đổi và thiệt hại được tính vào tài
khoản '88888 '.
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 11
Bảng 10.3 dưới đây là một ví dụ về cách Leeson đã xử lý số liệu trên sổ sách để thể hiện lợi
nhuận trên hoạt động chuyển đổi của Baring.
Bảng 10.3
Các báo cáo của Bobs ghi chú rằng: "Trong mỗi trường hợp, các mục trong hệ thống Contact
đã phản ánh một số lượng hợp đồng giả mạo với mức giá cả khác nhau để thực hiện giao dịch trên
sàn, khi đối chiếu với tổng số hợp đồng giao dịch ban đầu. Điều này gây chú ý khi xem xét báo cáo
của các giao dịch trong tài khoản '92000&” và những điều này lại xảy ra ở những thời điểm khác
nhau trong ngày. Điều này là cần thiết để đánh lừa Barings Securities Japan tin rằng lợi nhuận báo
cáo trong tài khoản '92000' là kết quả của các hoạt động arbitrage là hợp phép. Hiệu quả của các thao
tác này là để thổi phồng lợi nhuận báo cáo trong tài khoản '92000‟ từ các chi phí của tài khoản
'88888', tài khoản mà cũng thua lỗ đáng kể từ kinh doanh trái phép được thực hiện bởi Leeson.
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 12
Ngoài ra qua giao dịch trên SIMEX giữa tài khoản '88888&' và các tài khoản chuyển đổi, Leeson
cũng đã kinh doanh “hư cấu” các tài khoản đó, điều mà không bao giờ được phép trên Sàn giao dịch.
Tác động của các giao dịch trên thị trường off (không được cho phép trên SIMEX) lại một lần nữa
ghi nhận mức lợi nhuận vào tài khoản „'chuyển đổi' nói trên và thiệt hại tính vào tài khoản '88888 '.
Điểm mấu chốt của tất cả các giao dịch này là Barings làm đối tác với nhiều giao dịch riêng của
mình. Leeson mua từ một “tay này” và bán cho “tay khác‟‟ của mình, và khi làm như vậy đã không
phải chịu bất kỳ rủi ro thị trường nào của công ty. Do đó Barings không arbitraging giữa Sàn giao
dịch SIMEX và Nhật Bản, nhưng thực hiện vị thế đang giao dịch (và có thực), được gói gọn trong tài
khoản '88888 '. Nó báo cáo lợi nhuận và mất mát của tài khoản này một cách chính xác, đại diện cho
doanh thu thu được (hoặc không kiếm được) của Leeson. Thông tin chi tiết của tài khoản này không
bao giờ được chuyển vào kho bạc hoặc các văn phòng kiểm soát rủi ro ở London, một thiếu sót mà
cuối cùng đã có những hậu quả thảm khốc cho cổ đông và trái chủ Barings.
Hình 10.3 dưới đây, cho thấy số giao dịch chéo được thực hiện bởi Leeson. Đó là sự khác biệt
giữa đường đại diện cho tất cả các giao dịch Nikkei tài khoản '92000 ' không qua tài khoản '88888'
và đường phản ánh vị trí mà Leeson báo cáo cho các nhà quản lýBarings. Đồ thị đã minh họa khoảng
cách giữa vị trí báo cáo và thực tế
Ví dụ, Nhà quản lý Barings nghĩ rằng công ty đã có một vị thế bán 30.112 trong hợp đồng
SIMEX vào ngày 24 tháng 2, trong thực tế nó là vị thế mua 21.928 trong hợp đồng sau khi bỏ qua
các giao dịch chéo với tài khoản '88888 '.
Hình 10.3
Nhóm 6- NH Đêm 4-K21 TS. Hồ Viết Tiến
Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings Trang 13
CHƯƠNG 3:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ SỰ SỤP ĐỔ CỦA NGÂN HÀNG BARINGS
Trong hơn ba năm qua đã có nhiều báo cáo khuyến nghị những phương pháp quản lý rủi ro
tốt nhất. Ngân hàng Barings gần như vi phạm ở mọi mặt. Bởi vì hệ thống quản lý của ngân hàng
Barings đã phạm sai lầm trong việc thiết lập một hệ thống kiểm soát quản trị, tài chính và hoạt động
đúng đắn, công ty đã không nắm bắt được cho tới khi những việc mà Leeson bị vỡ lẽ ra. Kể từ khi
nền tảng của việc kiểm soát trở nên yếu kém, không có gì ngạc nhiên khi hệ thống kiểm tra mỏng
manh và lỗi quyết toán của công ty xảy ra ở nhiều cấp hoạt động, quản lý và ở nhiều địa điểm. Có
một số bài học được rút ra từ việc sụp đổ Ngân hàng Barings:
(a) Sự tách biệt bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm soát
(b) Sự tham gia của các nhà quản lý cấp cao
(c) Nguồn vốn thích hợp
(d) Quy trình