Nhà nước tư bản ra đời đó là một tất yếu của lịch sử. Nhà nước tư bản đã trải qua nhiều hìn thái phát triển khác nhau trong đó có Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước. Sự ra đời phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước là mặt biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại.
Đầu thế kỷ XX, V. I. Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỷ XX, Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước mới trở thành một thực thể rỏ ràng là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Hay trong tác phẩm chống Đuyrinh, Ph. Anghen đã nhận xét: “ Sự cạnh tranh trong nội bộ quốc gia nhương chỗ cho sư độc quyền của một công ty duy nhất trong nội bộ quốc gia đó. Đại biểu chính thức của Xã hội Tư Bản Chủ Nghĩa – tức là Nhà nước – cũng buộc phải đảm đương lấy việc lãnh đạo lấy các tư liệu sản xuất ”
Nghiên cứu vấn đề trên, đề án kinh tế chính trị với đề tài: “ Bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nuớc. Ý nghĩa phương pháp luận của việc vận dụng nó ở nước ta hiện nay
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7266 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nuớc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – lời mở đầu
Nhà nước tư bản ra đời đó là một tất yếu của lịch sử. Nhà nước tư bản đã trải qua nhiều hìn thái phát triển khác nhau trong đó có Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước. Sự ra đời phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước là mặt biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại.
Đầu thế kỷ XX, V. I. Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỷ XX, Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước mới trở thành một thực thể rỏ ràng là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Hay trong tác phẩm chống Đuyrinh, Ph. Anghen đã nhận xét: “ Sự cạnh tranh trong nội bộ quốc gia nhương chỗ cho sư độc quyền của một công ty duy nhất trong nội bộ quốc gia đó. Đại biểu chính thức của Xã hội Tư Bản Chủ Nghĩa – tức là Nhà nước – cũng buộc phải đảm đương lấy việc lãnh đạo lấy các tư liệu sản xuất…”
Nghiên cứu vấn đề trên, đề án kinh tế chính trị với đề tài: “ Bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nuớc. ý nghĩa phương pháp luận của việc vận dụng nó ở nước ta hiện nay
Mục lục
Trang
A. Lời mở đầu
1
Mục lục
3
B. Những lý luận chung về CNTB độc quuyền Nhà nước
4
Bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại
4
Tư bản độc quyền tư nhân
5
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
6
Nguyên nhân ra đời chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
6
Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
7
Biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại
8
Biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
10
Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại
12
C. ý nghĩa phương pháp luận của sự vận dụng nó ở nước ta hiện nay
14
Những khuyết tật của cơ chế thị trường
14
Chức năng của kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta
15
Thực trạng nền kinh tế nước ta từ sau đổi mới đến nay
16
Phương hướng nâng cao, giải pháp nâng cao hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước
17
D. Kết luận
19
Danh mục tài liệu tham khảo
20
B. những lý luận chung về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
I. bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Chủ Nghĩa Tư Bản là phương thức sản xất được xác lập là tiến bộ và có nhiều ưu điểm đã thay thế cho nền sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu. Chủ Nghĩa Tư Bản là một phương thức sản xuất tất yếu khi có một nền đại công nghiệp cơ khí ( Từ cuối thế kỷ XVIII ở nước Anh bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần I )
Phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa phát triển qua hai giai đoạn:
* Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh ( Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ). Trong thời kỳ tự do cạnh tranh nhà tư bản đồng thời vừa là chủ sở hữu vừa là người điều hành. Giữa các nhà tư bản có sự ghanh đua đấu tranh gay gắt nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận cao nhất.
* Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền ( Từ cuối thế kỷ XIX ). Đây là hai giai đoạn của cùng một phương thức sản xuất, cùng dựa trên quan hệ sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa, chỉ khác nhau về trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất. Trong giai đoạn này các Doanh nghiệp độc quyền, những Doanh nghiệp do tập thể các nhà tư bản đầu tư, thống trị.
a. Tư bản độc quyền tư nhân:
Cạnh tranh tự do dẫn đế hàng loạt những xí nghiệp quy mô nhỏ bị phá sản, bị thôn tính hoặc một số xí nghiệp quy mô nhỏ tự nguyện sát nhập lại thành xí nghiệp quy mô lớn. Chính cạnh tranh đã thúc đẩy tập trung sản xuất nhanh chóng.
Do sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất.
Sự phát triển của ứng dụng Tư Bản Chủ Nghĩa, tư bản không thể phát triển mạnh mẽ nếu như không có chế độ tín dụng ngày càng mở rộng. Tín dụng tư Bản Chủ Nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay.
Khủng hoảng kinh tế nổ ra dẫn đến hàng loạt xí nghiệp bị phá sản, còn lại một số xí nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng thì phải đổi mới tư bản cố định. Nó cũng thúc đẩy mở rộng quy mô sản xuất.
Các nguyên nhân này đã thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao. Tuy nhiên các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nếu cạnh tranh sẽ rất quyết liệt, khó đánh bại nhau và gây thiệt hại cho nhau về cạnh tranh giữa các đối thủ. Vì vậy đã xuất hiên thoả hiệp, mặt khác do có ít xí nghiệp lớn nên dễ thoả hiệp được với nhau, điều mà ở giai đoạn tự do cạnh tranh không có. Từ đây tổ chức độc quyền ra đời đánh dấu bước chuyển từ Chủ Nghĩa Tư Bản tự do cạnh tranh sang Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền.
Tổ chức độc quyền: là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn nắm trong tay phần lớn phần việc sản xuất hộăc tiêu thụ một hoặc một số sản phẩm nhằm bán hàng hoá với gía cả độc quyền cao, mua nguyên liệu với giá cả độc quyền thấp để có dược lợi nhuận độc quyền cao.
Bản chất của tư bản độc quyền: đó là sự thống trị trở về kinh tế và chính trị của độc quyền.
Hình thức của độc quyền: Các ten, Sanhdica, Tơrớt…
b. Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước:
Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở các nước kinh tế phát triển như Tây Âu đó là các nước: Đức, Italia… và Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước phát triển nhanh chóng trở thành phổ biến từ sau đại chiến thế giới thứ II và là một đặc trưng cơ bản của Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại.
b.1 Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước:
Khái niệm: Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của Nhà nước tư bản thành một tư bản thành một thiết chế thống nhất. Nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho Chủ Nghĩa Tư Bản.
b.2. Nguyên nhân ra đời của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước:
Sự ra đời của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền nhà nước bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá và trình độ cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuât Tư Bản Chủ Nghĩa về tư liệu sản xất, được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Do sự tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn làm cho tích tụ tập trung sản xuất ngày càng cao. Do đó là xuất hiện những cơ cấu sản xuất ngày càng lớn dẫn đến xã hội hoá sản xuất ngày càng rộng đòi hỏi phải có trung tâm điều tiết phối hợp hành động. Đó chỉ có thể là Nhà nước.
Thứ hai: Do sự phân công lao động xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất nói chung làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn làm. Đặc biệt là các ngành kết cấu hạ tầng hoặc nghiên cứu cơ bản ( Vốn đầu tư, vốn chu chuyển chậm, tỉ xuất lợi nhuận thấp ).
Thứ ba: Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền làm mâu thuẫn thêm sâu sắc, đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cáp công nhân và nhân dân lao động. Để làm giảm mâu thuẫn đó Nhà nước phải thực thi một số chính sách như : trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập, phúc lợi xã hội…
Thứ tư: Với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và bành chứng của các liên minh độc quyền thế giới vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột về lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Điều đó đồi hỏi Nhà nước phải điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế.
b.3. Bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước:
* Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của các tổ chức Nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho Chủ Nghĩa Tư Bản.
* Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước là nấc thang phát triển mới của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền ( chủ nghĩa đế quốc ). Nó là sự thống nhất của cả ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của Nhà nước trong một thể chế thống nhất và bộ máy Nhà nước cuộc vào các tổ chức độc quyền.
* Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chú không phải chỉ là một chính sách trong giai đoạn độc quyền Chủa Nghĩa Tư Bản. Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế Nhà nước có sự biến đổi thích hợp đến với xã hội đó. Ngày nay vai trò của Nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước. V.I. Lênin chỉ ra rằng: “ Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị… đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy “. Trong cơ cấu của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước, Nhà nước trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Như vậy Chủ nghĩa Tư Bản đã chuyển sang một giai đoạn mới với bản chất chính là Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước ra đời trong cách mạng khoa học công nghệ.
b.4. Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại có những biểu hiện mới
b.4.1: Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và Nhà nước
V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ xung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ: “ Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng, hôm nay là chủ ngân hàng ngày mai là bộ trưởng “.
Sự kết hợp về nhân sự thực hiện thông qua các đảng phái tư sản. Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội được thực hiên sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy Nhà nước. Cùng với các đảng phái tư sản là các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau ví dụ như: Hội Công nghiệp toàn quốc Mỹ, Tổng liên đoàn Công nghiệp Italia… Các hội này trở thành lực lượng chính trị kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước. Ngoài ra chúng còn lập ra các uỷ ban tư vấn bên cạnh bộ nhằm “ lái “ hoạt động của Nhà nước theo chiến lược của mình. Vai trò của các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực tế đằng sau quyền lực của chính quyền. Thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau, mặt khác các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ chủ yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu các tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
b.4.2: Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước
Sở hữu độc quyền nhag nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư bản độc quyền ó nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của Chủ Nghĩa Tư Bản. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu Nhà nước và sơ hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội.
Sở hữu Nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ máy Nhà nước mà gồm cả những Doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp và trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Sở hữu Nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: Xây dựng Doanh nghiệp Nhà nước bằng vốn của ngân sách, quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại…
Các doanh nghiẹp nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng sau:
* Mở rộng sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản.
* Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi dể đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
* Là chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa theo những chương trình nhất định. Cùng với việc Nhà nước thực hiện kinh doanh thị trường Nhà nước cũng hình thành. Sự tiêu thụ của Nhà nước được thực hiện qua những đơn đặt hàng quân sự do ngân sách chi mỗi ngày một tăng.
b.4.3: Sự điều tiết kinh tế của nhà nước Tư sản
Một trong những hình thức biểu hiện quan trọng của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước là sự điều tiết quá trình kinh tế. Hệ thống điều tiết của Nhà nước Tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của Nhà nước. Sự điều tiết kinh tế của Nhà nước được thực hiện dướinhiều hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế và các công cụ hành chính pháp lý…
Các chính sách kinh tế của Nhà nước Tư sản là sự thể hiệ rõ nét nhất sự điều tiết kinh tế của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà Nước, chúng bao gồm nhiều lĩnh vực như: Chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát chính sách về tăng trưởng kinh tế, chính sách đối ngoại, chính sách xã hội. Các công cụ chủ yếu của Nhà nước Tư sản để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế như : Ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ tín dụng, các Doanh nghiệp Nhà nước, kế hoạch hoá hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính – pháp lý.
b.5. Những biẻu hiện mới của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước
b.5.1: Đặc điểm nổi bật nhất, quan trọng nhất của những biến đổi của Chủ Nghĩa Tư Bản sau chiến tranh thế giới thứ II là sự phát triển chưa từng có và rộng khắp của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước biểu hiện chủ yếu là:
- Tỉ trọng kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa tăng lên rõ rệt.
- Sự kết hợp kinh tế Nhà nước và kinh tế Tư nhân tăng lên rõ rệt. Trong năm 1979 trong 40 Công ty Công nghiệp lớn nhất Tây Âu có 7 Công ty hỗn hợp vốn giữa vốn Nhà nước và tư nhân. Trong đó vốn Nhà nước chiếm một nửa.
- Chỉ tiêu tài chính của các Nhà nước Tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội tăng.
b.5.2: Sự điều tiết kinh tế của Nhà nước Tư sản có những biểu hiện mới:
* Mục tiêu của sự điều tiết kinh tế của Nhà nước Tư bản độc quyền nhằm khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường Tư Bản Chủ Nghĩa, định hướng cho sự phát triển kinh tế – xã hội nhằm tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản.
* Để điều kiện kinh tế, Nhà nước Tư bản độc quyền đã tổ chức bộ máy điều tiết. Bộ máy gồm có cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có sự tham gia của những đại biểu tập đoàn lớn và các quan chức Nhà nước.
* Cơ chế điều tiết kinh tế của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước là:
- Hạn chế sự quan liêu hoá Nhà nước bằng cách xem xét lại hệ thống luật kinh tế, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và xây xựng các đạo luật mới thích hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
- Xác định lại sự trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, một số xí nghiệp.
- Thực hiện tư nhân hoá khu vực kinh tế Nhà nước nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp và khắc phục sự hoạt động kém hiệu quả của các Doanh nghiệp Nhà nước.
- Nơi lỏng sự điều tiết của Nhà nước, xoá bỏ những quy định của Nhà nước có thể dẫn đến hạn chế sự cạnh tranh của thị trường.
- Xác định lại các tứ tự ưu tiên trong chính sách kinh tế.
- Tăng cường sự phối hợp chính sách kinh tế giữa các nước trong lĩnh vực có tầm quan trọng đói với sự ổn định tình hình kinh tế – xã hội.
* Nổi bật hơn trong những biểu hiện mới của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước là việc thực hiện các chính sách xã hội. Phương thức điều tiết của Nhà nước linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, phạm vi rộng hơn:
- Điều tiết bằng chương trình và kế hoạch.
- Điều tiết cơ cấu kinh tế bằng quan hệ thị trường thông qua hợp đồng, đồng thời hỗ trợ các ngành truyền thống cần dược tiếp tục duy trì và những ngành mũi nhọn, công nghệ cao.
- Điều tiết tiến bộ khoa họcvà công nghệ bằng tăng chi ngân sách cho R và D, đề xuất các hướng ưu tiên phát triển công nghệ, tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng của các Công ty tư nhân.
- Điều tiết thị trường lao động băng cách đào tạo và đào tạo lại, khuyến khích phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ…
- Điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ, chống lạm phát điều tiết giá.
- Điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại, hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế.
II. xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Khi phân tích sự vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản, Lênin đã chỉ ra rằng: Chủ Nghĩa Tư Bản đến giai đoạn độc quyền, nền kinh tế của nó vận động theo hai xu hướng: Sự phát triển nhanh chóng song song với trì trệ thối nát. Ngày nay, hai xu hướng dó vẫn tác động trong nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Xu thế phát triển nhanh chóng của Chủ Nghĩa Tư Bản biểu hiện rõ rệt từ trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, đặc biệt là vào những năm 1950 và 1960 của thế kỷ XX với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, năng suất chất lượng hiệu quả tăng rõ rệt. Sự phát triển đó là do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự điều tiết kinh tế của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền Nhà nước, sự bành chướng của các Công ty xuyên quốc gia và sự kích thích do cuộc chạy đua giữa hai hệ thống kinh tế thế giới.
Xu thế trì trệ biểu hiện ở chỗ nền kinh tế Chủ Nghĩa Tư Bản tăng trưởng chậm so với tiềm năng to lớn của khoa học công nghệ cho phép ( ví dụ hiệu xuất sử dụng thiết bị máy móc chỉ đạt 60 - > 70 % ), thất nghiệp cao gây nên sự lãng phí về nguồn lực, quân sự hoá nền kinh tế.
Sự tồn tại song song của hai xu thế trong Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại một mặt nói lên rằng Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại vẫn còn sức sống, quan hệ sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa còn có thể tự điều chỉnh và trong giớ hạn nhất định nó còn có thể thích ứng với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy xã hội Tư bản phát triển. Song mặt khác cũng nói lên rằng Chủ Nghĩa Tư Bnả đang vấp phải những giới hạn nhất định, mâu thuẫn cơ bản của Chủ Nghĩa Tư Bản vẫn tồn tại và vận động. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa quyết định sự thay thế phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa bằng phương thức sản xuất cao hơn, tiến bộ hơn. Đó là xu hướng vận động của lịch sử mang tính tất yếu.
Chủ Nghĩa Tư Bản hiện dại đang thực hiện quá trình đổi mới cải cách để thích nghi với điều kiện lich sử mới do sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ. Tuy vậy Chủ Nghĩa Tư Bản vẫn không tránh khỏi những giới hạn và mâu thuẫn. Chủ Nghĩa Tư Bản thể hiện tính tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất trước đó song lại trở thành lỗi thời, do đó cần thay thế bằng xã hội tiến bộ hơn.
c. ý nghĩa phương pháp luận của sự vận dụng nó ở nước ta hiện nay
1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước.
a. Những khuyết tật của cơ chế thị trường:
Cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế thị trường, tuy nhiên cơ chế thị trường cũng có những khuyết tật vốn có của nó:
Thứ nhất: Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo thì hiệu lực của cơ chế thị trường bị giảm. Chẳng hạn xuấ hiện độc quyền, các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng, tăng giá để thu lợi nhuận cao. Mặt khác, khi xuất hiện độc quyền thì không có sức ép của cạnh tranh đối với việc đổi mới kỹ thuật.
Thứ hai: Mục đích hoạt động của các Doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì vậy họ có thể lợi dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người do đó hiệu quả kinh tế xã hội không được đảm bảo.
Thứ ba: Phân phối thu nhập không công bằng. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, sự phân cực về của cải, tác động xấu đến đạo đức và tình người. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao,nhưng nó không tự động mang lại giá trị mà xã hội muốn vươn tới.
Thứ tư : Một nền kinh tế do cơ cấu thị trường thuần tuý điều tiếtkhó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kì và thất nhgiệp. Người ta nhận thấy rằng, một nền kinh tế thị trường hiện đại đứng trước khó khăn nan giải của kinh tế vĩ mô: Không một nước nào trong một thời gian dài lại có lạm phát thấp và đầ đủ công ăn việc làm.
Do cơ chế thị trường có một loạt các khuyết tật vốn có của nó nên trong thực tế không tồn tại cơ chế thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những thất bạicủa cơ chế thị trường, khi đó nền kinh tế như người ta gọi là nền kinh tế hỗn hợp.
b. Các c