Sự phát triển nhanh chóng và sựtrì trệthối nát là hai xu thếcùng song song
và tồn tại trong nền kinh tếcủa chủnghĩa tưbản độc quyền.
Xu thếphát triển nhanh chóng của được thểhiện ởchỗ: tốc độphát tăng
trưởng thần kì của các nước tưbản sau chiến tranh thếgiới thứhai, hiệu
quảlao động sản xuất được nâng cao một cách rõ rệt, sựphát triển không
ngừng của lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng nhưvũbão của khoa học
công nghệ. Làm cho thếgiới trởthành ngôi nhà chung, các nước xích lại
gần nhau hơn nhằm tận dụng lợi thếcủa mình.
Và các tổchức độc quyền xuyên quốc gia ra đời, nó là sản phẩm của quá
trình quốc tếhoá và là hình thức vận động mới của quan hệsản xuất trong
điều kiện lực lượng sản xuất quốc tếhoá sâu rộng, các tổchức độc quyền
xuyên quốc gia ngày càng gia tăng cảvềchất lượng và sốlượng . Ngày
nay, hoạt động của các tổchức độc quyền xuyên quốc gia đã thấm sâu vào
các lĩnh vực kinh tếvà có ảnh hưởng sâu sắc vềcác mặt chính trị, kinh tế,
xã hội và văn hoa.
Các tổchức độc quyền xuyên quốc gia có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình
quốc tếhoá sản xuất và sựtăng trưởng nền kinh tế. Sựphát triển của các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia đã ngày càng đáp ứng được đòi hỏi quốc tế
vềsản xuất và tưbản,qua đó thúc đẩy toàn bộquá trình quốc tếhóa đời
sống kinh tếthếgiới. Các tổchức độc quyền xuyên quốc gia làm cho quá
trình phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn trong từng ngành và giữa
các quốc gia với nhau.
45 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5115 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
1
----------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “ BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN XUYÊN QUỐC GIA”
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
2
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu ......................................................................................... 2
I. Bản chất và quá trình phát triển các tổ chức độc quyền .................. 4
1. Tổ chức độc quyền xuyên quốc gia?........................................... 4
2. Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền
xuyên quốc gia ............................................................................... 4
1. Bản chất và đặc trưng của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia7
II. Vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ....................... 11
1. Thúc đẩy thương mại quốc tế .................................................. 11
2. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài ..................................................... 13
3. Phát triển nguồn nhân lực ......................................................... 15
4. Phát triển nghiên cứu, chuyển giao công nghệ ......................... 16
III. Hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam21
1. Đặc điểm hoạt động .................................................................. 21
2. Tác động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tới nền kinh
tế Việt Nam ............................................................................... 23
3. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với hoạt động và thu hút các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam ............................. 27
Kết luận ............................................................................................ 32
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
3
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
4
LỜI MỞ ĐẦU
“Chủ nghĩa tư bản độc quyền- giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
Sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ thối nát là hai xu thế cùng song song
và tồn tại trong nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Xu thế phát triển nhanh chóng của được thể hiện ở chỗ: tốc độ phát tăng
trưởng thần kì của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, hiệu
quả lao động sản xuất được nâng cao một cách rõ rệt, sự phát triển không
ngừng của lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng như vũ bão của khoa học
công nghệ... Làm cho thế giới trở thành ngôi nhà chung, các nước xích lại
gần nhau hơn nhằm tận dụng lợi thế của mình.
Và các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ra đời, nó là sản phẩm của quá
trình quốc tế hoá và là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất trong
điều kiện lực lượng sản xuất quốc tế hoá sâu rộng, các tổ chức độc quyền
xuyên quốc gia ngày càng gia tăng cả về chất lượng và số lượng . Ngày
nay, hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã thấm sâu vào
các lĩnh vực kinh tế và có ảnh hưởng sâu sắc về các mặt chính trị, kinh tế,
xã hội và văn hoa.
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình
quốc tế hoá sản xuất và sự tăng trưởng nền kinh tế. Sự phát triển của các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia đã ngày càng đáp ứng được đòi hỏi quốc tế
về sản xuất và tư bản, qua đó thúc đẩy toàn bộ quá trình quốc tế hóa đời
sống kinh tế thế giới. Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia làm cho quá
trình phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn trong từng ngành và giữa
các quốc gia với nhau.
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia có vai trò quan trọng trong việc
phổ biến khoa học –kĩ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất lao động.
Thông qua các chi nhánh được lập ra ở các nước và khu vực, các tổ chức
độc quyền xuyên quốc gia có lợi thế trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
5
tài nguyên trên thế giới. Ngoài ra, do cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc
các tổ chức này phải coi trọng công tác nghiên cứu phát triển, không ngừng
đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm.
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là chủ thể chính của hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ khai thác các nguồn lực nhàn rỗi và
nguồn lực chưa được khai thác góp phần gia tăng năng lực sản xuất hiện
có. Ngoài ra, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia còn thúc đẩy sự phát
triển của thương mại quốc tế và làm cho các hoạt động thông tin, tài chính,
và ngân hàng ngày càng sôi động hơn.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh toàn cầu của các tổ chức độc quyền
xuyên quốc gia cũng làm tăng nhân tố không ổn định của nền kinh tế thế
giới.
Hoà cùng vào xu thế kinh tế chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng
trở thành một nền kinh tế mở, mở cửa để nhìn ra thế giới, sẵn sàng làm bạn
với tất cả các nước trên thế giới, mở cửa để phát triển kinh tế đất nước, để
tiếp nhận các nguồn lực...Vì vậy các nhà kinh tế tương lai của đất nước
phải có những kiến thức cơ bản, nền tảng tránh những lúng túng, bỡ ngỡ
khi hoà vào nền kinh tế thế giới. Chúng em- những sinh viên kinh tế khi
trước mắt chúng em mọi thứ còn đang rất mờ mờ tỏ tỏ, chưa rõ; mang
trong mình bản chất hiếu động thích khám phá, tìm hiểu cái mới. Đồng thời
với sự tò mò của riêng em và những kiến thức đã được tích luỹ trong
trường đại học em đã quyết định chọn đề tài:
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên
quốc gia .
Bài viết của em còn nhiều thiếu sót do sự tích luỹ tri thức chưa được nhiều
đồng thời em còn chưa có những kinh nghiệm sâu sắc trong những bài viết
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
6
công phu. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy. Em xin trân trọng cảm
ơn.
Sinh viên
Trần Thuý Diệp-BH45A.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
7
I.BẢN CHẤT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC
ĐỘC QUYỀN XUYÊN QUỐC GIA:
1.Tổ chức độc quyền xuyên quốc gia:
Độc quyền là sự tập trung vào trong tay một số ít các xí nghiệp, các
công ti lớn những ưu thế và những quyền lực về kinh tế trên cơ sở đó họ có
những ưu thế về chính trị.
Tổ chức độc quyền là những liên minh giữa các nhà tư bản nắm phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nhất định trên cơ sở đó loại
trừ được cạnh tranh quy định giá cả độc quyền cao.
Tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là các tổ chức, các công ti tư bản độc
quyền có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định nào đó. Chủ
tư bản ở một nước cụ thể nào đó có công ti mẹ đóng tại nước đó và thực
hiện kinh doanh trong và ngoài nước bằng cách lập các công ti con.
Các công ti xuyên quốc gia là sản phẩm của quá trình quốc tế hóa và là
hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất (QHSX) trong điều kiện quốc
tế hóa sâu rộng.
Trên thế giới đã có hơn 60.000 công ti xuyên quốc gia thưj thụ với khoảng
hơn 500.000 chi nhánh nước ngoài có tổng doanh thu trên 10.000 tỉ USD.
Điển hình là một số tập đoàn như : Sony của Nhật với số vốn là hơn 46 tỉ
USD, tập đoàn Ford của Mỹ với 232 tỉ USD.
Ngày nay các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã chiếm được những vị
trí then chốt trong nền kinh tế thế giới : chúng kiểm soát 80% hoạt động
nghiên cứu, 60% buôn bán quốc tế, 40% sản lượng công nghiệp, 90% trong
lĩnh vực đầu tư nước ngoài ... Với tiềm lực to lớn, với hệ thống chi nhánh
trải rộng khắp thế giới, các công ti này đã gắn kết các bộ phận của nền kinh
tế thế giới đồng thời đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa nối kết nền kinh tế
các nước với nền kinh tế thế giới tạo ra những cơ hội để các nước phát triển
nền kinh tế của mình .
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
8
Mặt khác nó cũng mang nhiều hạn chế ,sự phát triển của các công ty xuyên
quốc gia lại làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển,
giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển
2.Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền xuyên
quốc gia :
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là thời kì bùng nổ của những phát minh
khoa học vĩ đại , lực lượng sản xuất phát triển đã đẩy nhanh quá trình tích
tụ và tập trung sản xuất của chủ nghĩa tư bản, hình thành nên những xí
nghiệp có quy mô lớn.
Tốc độ gia tăng nhanh chóng của các phát minh khoa học và sự ứng dụng
ngày càng rộng rãi những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã
tạo ra một sức sản xuất mới, xuất hiện những ngành mới : luyện kim, hóa
chất, điện ... máy móc ra đời đã làm thay thế bớt sức người và nâng cao
năng suất lao động : động cơ điezen, máy phát điện, máy tiện, máy phay,
ngoài ra các phương tiện vận tải mới : ôtô, tàu thủy, máy bay, đường sắt ...
nó dẫn đến năng suất lao động tăng, khả năng tích lũy tư bản lớn ngày càng
nhiều thúc đẩy sản xuất lớn .
Các cuộc khủng hoảng kinh tế làm phá sản của hàng loạt các công ti, xí
nghiệp, sự thâm nhập và thôn tính lẫn nhau dẫn tới sự đổi mới hàng loạt tư
bản cố định ngày càng hiện đại hơn đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung
sản xuất.
Do tác động của những quy luật kinh tế vốn có của chủ nghĩa tư bản: quy
luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy tư bản, quy luật cạnh tranh sản xuất
càng đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất .
Cuộc cạnh tranh giữa các nhà tư bản ngày càng quyết liệt hơn bao giờ hết
buộc họ phải tăng quy mô để thắng thế trong cạnh tranh . Mặt khác sự phát
triển của hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất bằng
các hình thức lập các công ti cổ phần.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
9
Khi tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra với tốc độ cao và trên quy mô rộng
lớn như vậy đã dẫn thẳng tới độc quyền đây là một quy luật phổ biến và
căn bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào thời kì này . Sở dĩ
như vậy là do:
Một số các xí nghiệp lớn bao giờ cũng dễ tìm thấy sự thỏa thuận với nhau
hơn các xí nghiệp nhỏ.
Quy mô to lớn hơn của các xí nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình cạnh tranh mặt
khác cũng đặt xí nghiệp muốn né tránh cạnh tranh, muốn né tránh đối đầu
tìm kiếm các giải pháp trong sự thỏa hiệp.
Chính vì vậy các xí nghiệp đi đến thỏa hiệp với nhau, kí kết với nhau
những hiệp ước mang tính chất độc quyền.
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa hình thức liên kết chủ yếu theo
chiều ngang: đó chính là sự liên kết các doanh nghiệp cùng ngành, tiến
thêm một bước nữa nó đã tổ chức thành các hình thức: Cac ten, Xanh đi ca,
Tơ rớt, Công soóc xi om, Công glô mê rat ...
Các ten: là hình thức tổ chức tư bản độc quyền mà các nhà tư bản tham gia
kí hiệp định thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng, về phân chia thị
trường còn các nhà tư bản tham gia hình thức này vẫn độc lập với nhau cả
về sản xuất và thương nghiệp .
Xanh-đi-ca: hình thức này cao hơn, ổn định hơn Các ten, nó có một ban
quản trị đứng ra đảm nhiệm việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm để
họ khống chế giá mua và giá bán. Như vậy các nhà tư bản đã mất độc lập
với nhau về thương nghiệp chỉ còn độc lập về sản xuất.
Tơ-rớt: được tổ chức giống như các công ti cổ phần. Tài sản của các xí
nghiệp tham gia được tập trung lại giao cho một ban quản trị chung thống
nhất quản lí, ban quản trị này thống nhất trong cả sản xuất và thương
nghiệp. Các thành viên tồn tại với tư cách là những cổ đông họ sẽ được
hưởng lợi nhuận căn cứ vào cổ phần mà họ đóng góp.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
10
Công-soóc-xi-om: là hình thức tổ chức độc quyền mang tính chất tổ chức
đa ngành, là một liên minh bao gồm nhiều ngành: hãng buôn, ngân hang,
công ti bảo hiêm... trên cơ sở phụ thuộc tài chính vào một tập đoàn lớn
nhất, tất cả các tư bản đã tham gia vào Cac ten, Xanh đi ca, Tơ rớt vẫn có
thể gia nhập vào một Công sooc xi om .
Công-glô-mê-rat: cũng là một tập đoàn kinh doanh đa ngành được hình
thành trên cơ sở thôn tính sáp nhập nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành khác
nhau kết hợp lại với nhau thành một khối kinh tế đặt dưới sự kiểm soát và
quản lí chung của một công ti tư bản lớn nhất. Từ đó thành lập nên các
công ti đa quốc gia, xuyên quốc gia.
Cùng với sự xuất hiện độc quyền trong sản xuất thì quá trình độc quyền
trong ngân hàng, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất cũng diễn ra mạnh
mẽ :
- Số lượng các ngân hàng độc lập giảm xuống trong khi đó số chi
nhánh và số tiền gửi vào ngân hàng ngày càng tăng mạnh.
- Do tác động của cạnh tranh trong nội bộ ngành ngân hàng, các ngân
hàng nhỏ bị thôn tính hoặc sát nhập vào các ngân hàng lớn
Xuất hiện những ngân hàng khổng lồ, trên cơ sở những ngân hàng khổng lồ
đó các tổ chức độc quyền trong ngân hàng ra đời và nó giữ vai trò mới.
Ngoài vai trò truyền thống là nhận gửi tiền tệ, do được tích luỹ hầu hết tư
bản tiền tệ trong tay nên nên ngân hàng đã trở thành một tổ chức có thế lực
vạn năng được xem là trung tâm thần kinh chi phối toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, vì vậy cả ngân hàng và độc quyền trong công nghiệp đều muốn
thống lĩnh nền kinh tế, họ bắt tay nhau và quá trình thâm nhập lẫn nhau
giữa ngân hàng và công nghiệp làm xuất hiện tư bản tài chính. Từ sự xuất
hiện của tư bản tài chính kéo theo sự xuất hiện của bọn đầu sỏ tài chính đó
là những tư bản tài chính kếch sù nắm trong tay hầu hết của cải và thu
nhập quốc dân , thống trị các ngành kinh tế chủ yếu; có quyền lực kinh tế ắt
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
11
có quyền lực về mặt chính trị nên nó thống trị về mọi mặt của đời sống xã
hội .
Để hình thành nên các tổ chức độc quyền các công ti các xí nghiệp phải
liên doanh, liên kết với nhau, phải thôn tính, đồng hoá lẫn nhau nhằm tạo ra
sức mạnh to lớn cho mình nâng cao sức cạnh tranh, từ đó hình thành nên
những làn sóng sát nhập. Lần đầu tiên, vào cuối thế kỉ XIX, các xí nghiệp
hợp nhất với nhau theo chiều ngang để tạo thành công ti độc quyền. Tiếp
theo là vào những năm 20 của thế kỉ XX một làn sóng hợp nhất theo chiều
dọc diễn ra mạnh mẽ kéo theo nạn đầu cơ tiền tệ, đó chính là một trong
những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng 29-33. Lần thứ ba, vào nửa
cuối những năm 1960, sự sáp nhập hỗn hợp đã tạo thành những công ti
khổng lồ, nhưng khó quản lí nên hiệu quả không cao. Và lần sát nhập thứ
tư được bắt đầu từ nửa cuối những năm 1980- làn sóng sát nhập thôn tính
lẫn nhau giữa các công ti đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới và
nó mang những đặc điểm rất mới :
- Việc mua bán sát nhập không còn hãn hữu mà đang trở thành một xu
thế tất yếu, mạnh mẽ.
- Làn sóng sát nhập động chạm tới tất cả các ngành.
- Quy mô sát nhập của công ti lớn đã lên tới mấy chục tỉ USD.
- Việc mua bán, sát nhập đã hình thành nên các đế chế – công ti khổng
lồ trên khắp châu lục chiếm thị phần quan trọng trên thị trường thế giới.
Các công ti được thành lập từ việc sát nhập đều trở thành siêu độc quyền,
do đó về bản chất chúng cũng là độc quyền nhưng được nâng nên ở một
trình độ mới cao hơn.
Khi đã trở thành những tổ chức độc quyền xuyên quốc gia thì nó có ảnh
hưởng rất to lớn đối với nền kinh tế thế giới.
3. Bản chất và đặc trưng của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia:
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
12
Về bản chất khi chủ nghĩa tư bản bước lên một giai đoạn phát triển mới-
giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Thì quan hệ sản xuất của nó đã có
sự biến đổi hết sức to lớn về cả khía cạnh chủ sở hữu, đối tượng sở hữu,
hình thức sở hữu.
Chủ sở hữu không còn đơn thuần là chỉ một người sở hữu trong một công
ti, xí nghiệp, mà là có nhiều chủ cùng sở hữu. Nền sản xuất của các nước
của các nước tư bản ngày càng đòi hỏi phải mở rộng quy mô vượt ra khỏi
biên giới quốc gia. Quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền sản xuất đòi hỏi
phải có nguồn vốn khổng lồ, vượt ra khỏi khả năng của từng công ti, tập
đoàn. Quá trình cổ phần hoá, cùng với sự gia tăng của tương ứng của các
cổ đông làm cho giai cấp tư sản mất dần địa vị quyết định trong xã hội. Các
công ti lớn, các tập đoàn không chỉ dựa vào vốn của một ông chủ duy nhất
hay của một nhóm các ông chủ, mà phải dựa và sự đầu tư của rất nhiều
người; mặt khác, để thắng trong cạnh tranh, các tập đoàn không còn cách
lựa chọn nào khác là phải sử dụng vốn của nhiều người trong xã hội để đảm
bảo tối đa hoạt động đổi mới, hoàn thiện kĩ thuật công nghệ, sử dụng tốt
tiềm năng sáng tạo của người lao động ...
Trong quá trình đó, người công nhân hiện đại đã trở thành chủ sở hữu ( với
tư cách là cổ đông) và trở thành chủ thể sở hữu kinh tế. Do đó quan hệ sở
hữu trong điều kiện cách mạng khoa học- công nghệ đã thay đổi, với việc
mở rộng các cổ đông, việc hình thành các cổ phiếu liên công ti, khả năng
vay vốn , làm xuất hiện xu thế phi cá thể hoá sở hữu tư nhân lớn. Từ những
năm 1990 trở đi xu thế này xuất hiện ngày càng mạnh, ở Nhật tỉ lệ cổ phiếu
của các liên công ti đã lên tới 72%, vốn tư nhân của các cổ đông trong công
ti trong tổng số vốn hoạt động cao nhất thường chiếm 19%, còn lại là số
vốn của các cổ đông còn lại hoặc có thêm một phần vốn đi vay. Xu thế này
đã biến các tổ hợp công ti lớn thành các chủ thể sở hữu liên kết kinh tế, hay
đúng hơn là tạo nên hình thức sở hữu hỗn hợp. Trong loại hình này, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công nhân cùng tham gia vào tập đoàn với tư
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
13
cách là các vệ tinh, các chủ sở hữu về mặt kinh tế và địa vị của họ được
thực hiện theo chế độ “tham dự”.
Như vậy, trong các xí nghiệp , các công ti, tập đoàn và các siêu tập đoàn có
cả nhà tư bản lớn, nhà tư bản nhỏ, và công nhân cùng tham gia và là đồng
sở hữu với các tỉ lệ khác nhau. Việc người công nhân cùng sở hữu với nhà
tư bản là một xu hướng “dân chủ hoá về kinh tế” và đảm bảo sự dân chủ
hoá cho công nhân hơn trước, đồng thời cũng kích thích sự nhiệt tình trong
lao động hơn của công nhân và làm dịu mâu thuẫn giữa nhà tư bản với
công nhân.
Đối tượng sở hữu cũng có sự biến đổi. Đối tượng sở hữu không còn bị bó
hẹp trong việc sở hữu tư liệu sản xuất( sở hữu hiện vật) mà là sở hữu về
mặt giá trị (dưới nhiều hình thức như : vốn tự có, vốn cổ phần, vốn cho
vay, trí tuệ...), sở hữu trí tuệ, sở hữu các công trình khoa học, bằng phát
minh sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thông tin ..., các hình thức này ngày
càng trở nên quan trọng và mang tính quyết định đối với việc tăng trưởng
kinh tế.
Ngày nay khi nền kinh tế tri thức đang ngày càng đóng vai trò quan trọng,
thì sở hữu trí tuệ có vai trò đặc biệt quan trọng, vì chính trí tuệ là nguồn gốc
sinh ra của cải của xã hội. Sở dĩ nói được như vậy là vì lao động không chỉ
là lao động chân tay mà còn bao gồm cả lao động trí thức, lao động này tạo
ra sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhờ có sự tiến bộ này mà năng suất lao
động ngày càng cao khối lượng của cải tạo ra ngày càng nhiều, chất lượng
ngày càng tốt. Các nước tư bản luôn kích thích nhứng hoạt động nghiên
cứu, phát minh, sáng tạo công nghệ. Lợi nhuận siêu ngạch do áp dụng
những thành tựu của khoa học- công nghệ ngày càng lớn. Bây giờ lao động
trí óc trội hơn lao động chân tay, nội dung trí tuệ của sản phẩm trội hơn
hình thức vật chất của nó. Trong sản phẩm công nghiệp, hàm lượng chất
xám tăng cao, giá trị vật tư nguyên liệu giảm. Các ngành công nghiệp được
ưu tiên chủ yếu là những ngành công nghiệp mới, mang ưu thế của khoa
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
14
học công nghệ. Bí quyết công nghệ đã trở thành một cái gì đó tựa như tài
sản quốc gia, trong lĩnh vực cạnh tranh giữa các nước phát triển và một số
nước đang phát triển đều có chính sách công nghệ và chế độ bảo hộ sở hữu
trí tuệ.
Người công nhân hiện đại là những người đã qua đào tạo và thường xuyên
đào tạo lại, đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất hiện đại. Những người
công nhân này được tách ra và không tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất, đứng trên quá trình sản xuất trực tiếp, kết hợp các yếu tố của s