Độc lập tựchủlà khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Trải
qua biết bao gian nan, hi sinh máu và nước mắt, nhân dân ta mới đánh
đuổi được ngoại xâm giành được độc lập tựdo và ngày nay, bằng nỗ
lực tất cảcủa toàn dân, chúng ta phấn đấu giành mục tiêu cao cả: Độc
lập dân tộc, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Khái niệm về xây
dựng một nền kinh tế độc lập tựchủ đã và đang đươc hoàn thiện hơn
qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Đặc biệt trong đại hội IX của Đảng
đã đưa ra một quan niệm đầy đủnhất, đúng đắn nhất vềviệc xây dựng
nền kinh tế độc lập tựchủtrong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế: “
Nền kinh tế độc lập tự chủ trước hết là độc lập tự chủ về đường lối
chính trị, phương hướng phát triển, chính sách thể chế, quy mô phát
triển kinh tế. Đồng thời có tiềm lực đủmạnh, có mức tích luỹcao từnội
bộnền kinh tế, có cơcấu kinh tếhợp lý, có sức cạnh tranh cả ởtrong và
ngoài nước, có năng lực nội sinh vềkhoa học và công nghệ, giữvững
ổn định kinh tếvềkhoa học và công nghệ, giữvững ổn định kinh tế-tài
chính vĩmô, có lực lượng vật chất đảm bảo an toàn và điều kiện cơbản
cho cuộc sống xã hội và phát triển kinh tếnhưan ninh lương thực, an
toàn năng lượng, an toàn tài chính, an toàn môi trường,xây dựng cơsở
hạtầng ngày càng hiện đại và một sốngành công nghiệp then chốt đáp
ứng yêu cầu tái sản xuất mởrộng không ngừng trên cơsởkĩthuật ngày
càng cao ”<13.37>
37 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về mối quan hệ giữa xây dựng, mối quan hệ độc lập tự chủ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
----------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Bàn về mối quan hệ giữa xây dựng,
mối quan hệ độc lập tự chủ và quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.”
2
Đề cương chi tiết.
A. Đặt vấn đề.
B. Nội dung:
I. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
và hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Những quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ.
2. Những quan điểm của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1. Thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Các quan điểm và nguyên tắc của Đảng ta trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
II. Thực trạng về mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
1. Những yếu tố khách quan và chủ quan hình thành quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
2. Con đường hội nhập kinh tế ở Việt Nam và các thành công bước
đầu.
2.1. Các bước đi cuả nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
2.2. Những thành công bước đầu của Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
3
3. Những thuận lợi, khó khăn và yếu kém còn tồn tại ở nước ta khi
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
3.1. Những mặt thuần lợi của hội nhập kinh tế đối với việc xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
3.2. Những tác động bất lợi của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế với quá trình hình thành nền kinh tế độc lập tự chủ của
nước ta.
3.3 Những yếu kém và tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới.
III. Những giải pháp để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong
quá trình hội nhập kinh tế.
1. Các giải pháp tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý theo thông lệ quốc tế.
1.2. Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ vĩ mô.
1.3. Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ doanh nghiệp.
1.4. Cần có bước đột phá và tạo lợi thế so sánh trong lộ trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
2. Điều kiện và giải pháp chủ yếu để bảo đảm tự chủ về kinh tế
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Kết luận.
D. Danh mục tài liệu tham khảo.
4
5
B. NỘI DUNG:
I. Quan diểm của Đảng ta về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và
hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Những quan diểm của Đảng ta về xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ.
Độc lập tự chủ là khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Trải
qua biết bao gian nan, hi sinh máu và nước mắt, nhân dân ta mới đánh
đuổi được ngoại xâm giành được độc lập tự do và ngày nay, bằng nỗ
lực tất cả của toàn dân, chúng ta phấn đấu giành mục tiêu cao cả: Độc
lập dân tộc, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Khái niệm về xây
dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đã và đang đươc hoàn thiện hơn
qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Đặc biệt trong đại hội IX của Đảng
đã đưa ra một quan niệm đầy đủ nhất, đúng đắn nhất về việc xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế : “
Nền kinh tế độc lập tự chủ trước hết là độc lập tự chủ về đường lối
chính trị, phương hướng phát triển, chính sách thể chế, quy mô phát
triển kinh tế. Đồng thời có tiềm lực đủ mạnh, có mức tích luỹ cao từ nội
bộ nền kinh tế, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh cả ở trong và
ngoài nước, có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, giữ vững
ổn định kinh tế về khoa học và công nghệ, giữ vững ổn định kinh tế-tài
chính vĩ mô, có lực lượng vật chất đảm bảo an toàn và điều kiện cơ bản
cho cuộc sống xã hội và phát triển kinh tế như an ninh lương thực, an
toàn năng lượng, an toàn tài chính, an toàn môi trường,xây dựng cơ sở
hạ tầng ngày càng hiện đại và một số ngành công nghiệp then chốt đáp
ứng yêu cầu tái sản xuất mở rộng không ngừng trên cơ sở kĩ thuật ngày
càng cao…”
6
Quả thật, Độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất cỏ bản để
củng cố và duy trì độc lập tự chủ về chính trị và tăng cường độc lập tự
chủ của quốc gia. Ta phải khẳng định rằng không thể có độc lập về
chính trị khi bị lệ thuộc vào kinh tế. Điều đó càng có ý nghĩa quan trọng
đối với nước ta, một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
trong điều kiện tình hình thế giới diễn biến phức tạp và biến cố không
lường.
Trong xu thế toàn cầu diễn ra rộng khắp, và các nước đang tích
cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh
tế ngày càng tăng do đó các nước ngày càng phải chú trọng đến khả
năng độc lập tự chủ về kinh tế nhằm đảm bảo chính đáng lợi ích quốc
gia, dân tộc mình trong cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt và để xây dựng
cho mình một vị thế chính trị nhất định trên trường quốc tế.
Độc lập tự chủ về kinh tế phải đăt trong mối quan hệ biện chứng
với độc lập tự chủ về chính trị và các mặt khác để tạo thành sức mạnh
tổng hợp và độc lập tự chủ của một quốc gia.
“Một nền kinh tế độc lập tự chủ phải là một nền kinh tế phát triển
toàn diện, có khả năng tự thoả mãn những nhu cầu mọi mật của dời
sống xã hội, của an ninh, quốc phòng và quá trình tái sản xuất, không bị
lệ thuộcvào nước ngoài cả từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, để
có thể vận hành một cách bình thường và đảm bảo được nền tảng cho
việc duy trì an ninh quốc gia.”
Một sự tự chủ về kinh tế củng có nghĩa là nền kinh tế đó cũng có
khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế (như
những trấn động thị trường của khủng hoảng kinh tế tài chính ở bên
ngoài) và rất ít bị tổn thương trước những biến động đó, trong bất kỳ
tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động
7
bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu như an
ninh, quốc phòng của đất nước.
Một sự tự chủ về kinh tế cũng có nghĩa là trước sự bao vây, cô lập,
chống phá về kinh tế, chính trị của các thế lực thù địch bễn trong và bên
ngoài đất nước cũng không bị đổ vỡ về chính trị và kinh tế. Như vậy
độc lập về kinh tế cũng có nghĩa đảm bảo vững chắc cho định hướng xã
hội chủ nghĩa theo đường lối, chủ trương mà Đảng và nhân dân ta đã
lựa chọn.
“Khác hẳn trước đây, khi nói đến độc lập tự chủ của nhiều kinh tế
khép kín, tự cung tự cấp ít giao lưu với thị trường quốc tế. Ngày nay
trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế độc
lập tự chủ phải là độc lập tự chủ trong phát triển nền kinh tế thị trường
mở cửa, hội nhập thế giới, chủ động tích cực tham gia sự giao lưu, hợp
tác phân công lao động quốc tế và trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực
và lợi thế so sánh của quốc gia để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả
trên trường quốc tế.”
Nền kinh tế ấy cũng đáp ứng được cơ bản những nhu cầu thiết yếu
của phát triển kinh tế, nâng cao dời sống nhân dân, tăng cường quốc
phòng và an ninh, chủ động hôi nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế
giới.
Về mức độ, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là một quá trình
từ thấp đến cao. Độc lập tự chủ kinh tế ở mức độ cao phải đạt được đầy
đủ những yêu cầu, nội dung nêu trên và những điều kiện cụ thể nêu ở
phần dưới. Đồng thời phải có mức độ tối thiểu cần thiết, cơ bản đảm
bảo được sự ổn định kinh tế xã hội và ứng phó được với mọi bất trắc
xảy ra, đảm bảo sự độc lập tự chủ về đường lối, chính sách phát triển
của nền kinh tế.
8
2. Những quan điểm của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế:
2.1.Thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường đổi mới được bắt đầu từ đại
hội VI của Đảng, đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thi trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng VII chủ trương thực
hiện đa phương hoá quan hệ quốc tế, mở rộng và phát triển quan hệ
kinh tế dối ngoại. Khẳng định sự đúng đắn của đường lối đó, Đại hội
VIII đã tiếp tục chủ trương : “Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự
chủ , mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với
tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong cộng đồng thế
giới; phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” và “chủ động tham gia
cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế
quốc tế một cách chọn lọc với bước đi thích hợp”
Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển
như vũ bão, trình độ quốc tế hoá sản xuất và đời sống nhân loại đang
tăng lên mạnh mẽ, Đại hội IX của Đảng đã đưa ra quan điểm hội nhập
kinh tế khác hẳn tình trạng bị bao vây, cô lập, đóng cửa.
“Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình mở rộng, giao lưu kinh tế và
khoa học công nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu; là quá trình
tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội có tính chất toàn cầu như
vấn dề dân số, tài nguyên, thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống… là quá
trình loại bỏ dần các hàng rào thuế quan trong thương mại quốc tế,
thanh toán quốc tế và viêc di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các
nước”
Đảng ta cũng khẳng định: “Chủ động hôi nhập kinh tế là hành vi
có ý thức, tự giác của các quốc gia, doanh nghiệp trong việc xây dựng
9
và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược đầu tư,
sản xuất kinh doanh trên cơ sở lộ trình, hình thức và bước đi đã lựa
chọn nhằm phát huy có hiệu quả những lợi thế của đất nước và tránh
được những tác động tiêu cực vào đất nước trong quá trình hội nhập
vào nền kinh tế của quốc gia trong khu vưc và trên thế giới.”
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cũng chính là quốc tế xúc tiến,
chuẩn bị tốt các điều kiện và đẩy nhanh các cuộc đàm phán song
phương, đa phương để quốc gia ra nhập có hiệu quả vào các liên kết
kinh tế khu vực và toàn cầu.
2.2.Các quan điểm và nguyên tắc của Đảng ta trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế:
Quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX là:“Chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội
lực, nâng cao hiều quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định
hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giử
gìn bản sắc văn hoá dân tộc,bảo vệ môi trường”
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quốc tế
hội nhập cần phát huy tiềm năng và nguồn lực các thành phần kinh tế
của xã hội trong đó kinh tế nhà nước năm vai trò chủ đạo.
“Hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh
tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo,
khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập kinh
tế tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp và thời diểm cụ thể, đồng thời
vừa phải đề phồng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng
đơn giản, nôn nóng.”
Nhận thức đầy đủ đăc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế
hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất
10
nước, vừ đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước
ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi giành cho các nước đang phát triển
và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp
sang kinh tế thị trường.
Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu
giữ vững ổn định chích trị, an ninh quốc gia, quốc phòng; thông qua hội
nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ
quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua
hội nhập kinh tế để thực hiện diễn biến hoà với nước ta.
II. Thực trạng về mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
1. Những yếu tố khách quan và chủ quan hình thành quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế được đề ra trong hoàn cảnh
thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp khó lường trước
được và có những đặc điểm sau:
Trong hơn thập kỉ qua, kinh tế thế giới nhìn chung phát triển
không đồng đều.Trên thế giới đã xảy ra những cuôc khủng hoảng lớn,
sâu rông hơn cả cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính xảy ra vào năm
1997.Vì thế các nứoc và các khu vực thay đổi theo:
Kinh tế Mỹ phát triển nhanh và ổn định liên tục trong nhiều năm
và đến năm 2002 bắt đầu suy giảm; kinh tế Tây Âu không còn phát
triển nhanh như các thập kỷ trước; kinh tế Nhật suy thoái chưa có lối ra;
các nước thuộc Liên Xô trước đây và các nước Đông Âu rơi vào tình
trạng suy thoái kéo dài, vài năm gần đây tăng trưởng tương đối khá;
kinh tế Trung Quốc phát triển ngoại mục; Đông Nam Á và Đông Á phát
triển nhanh vào bậc nhất thế giới trong những thập kỹ trước, tuy nhiên
11
vừa qua đã rơi vào suy thoái và nay đang hồi phục; Nam Á và nhất là
Châu Phi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài; kinh tế Mỹ
Latinh còn khá hơn song vẫn chưa ổn định.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Nó
đang tác động đến tất cả các nước trên thế giới với những mức độ khác
nhau, đưa lại những thành quả cực kỳ to lớn cho nhân loại và những
hậu quả xã hội hết sức sâu sắc. Công nghệ thông tin đang là nhân lõi
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nó phản ánh giai
đoạn mới về chất của sản xuất, trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần
chủ yếu trong sản phẩm. Công nghệ sinh học là bước đột phá vào thế
giới đầy bí hiểm cuả cuộc sống, tạo ra một tiềm năng to lớn cho việc
sản xuất ra các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người như lương
thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ
hàng không vũ trụ… mở ra một tiềm năng mới cho loài người chinh
phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Tự động hoá trong sản xuất ngày
càng giải phóng con người khỏi nhưng công viêc nặng nhọc, nguy
hiểm, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ xã hội.
Xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng đến cơ
sở của tất cả các đân tộc trên thế giới. Ngày nay các nền kinh tế của các
quốc gia gắn bó hữu cơ với nhau, tuỳ thuộc vào nhau. Tính thẩm thấu
lẫn nhau của các nền kinh tế ra tăng. Nền sản xuất thế giới mang tính
toàn cầu. Phân công lao động thế giới ngày càng cao. Phương châm
kinh doanh là lấy thế giới làm máy của mình, lấy các nước làm phân
xưởng của mình, qua đó phân công lao động quốc tế có thể lợi dụng ưu
thế kỹ thuật, tiền vốn sức lao động và thị trường của các nước, thúc đẩy
12
quá trình quốc tế hoá sản xuất phát triển nhanh chóng. Trong quá tình
toàn cầu hoá, khu vực hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn đến sự
ra đời rồi hợp nhất của nhiều tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính
quốc tế và khu vực như : tổ chức thương mại quốc tế WTO, quỹ tiền tệ
thương mại quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB, liên minh Châu Âu
EU, khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA.
Hiện nay các nước lớn, nhỏ đều dành ưu tiên cho phát triển kinh
tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở. Ngay những nước có tiềm năng, thị
trường lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ… và cả một số nước vốn
khép kín, theo mô hình tự cung tự cấp cũng dần mở cửa từng bước hội
nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực.
Mặt khác cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề mà
không một quốc gia riêng lẽ nào có thẻ tự giải quyết nếu không có sự
hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số,
đẩy lùi bệnh dịch hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế…
Tuy nhiên trong xu thế đó các nước công nghiệp phát triển, đứng
đầu là Mỹ, do có ưu thế về thị trường nắm được tiến bộ khoa học công
nghệ, có nền kinh tế phát triển cao đã ra sức thao túng chi phối thị
trường thế giới, áp đặt điều kiện với các nước chậm phát triển hơn,
thậm chí dùng nhiều biện pháp thô bạo như bao vây, trừng phạt, làm
thiệt hại lớn đến lợi ích các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Trước tình hình đó các nước đang phát triển từng bước tập hợp lại, đấu
tranh chống chính sách cường quyền áp đặt của Mỹ để bảo vệ lợi ích
của mình về một trật tự kinh tế bình đẳng và công bằng.
Ở khu vực Đông Nam Á đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc. Mặc
dù trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trầm trọng trọng trong
thời gian qua (1997 – 1998) song vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng
13
cho vị trí và địa lý kinh tế của mình, dung lượng thị trường lớn, tài
nguyên phong phú, lao động rồi rào được đào tạo tốt, có quan hệ quốc
tế rộng rãi.
Toàn bộ tình hình trên đã đem lại nhiều thuận lợi, đồng thời cũng
tạo ra nhiều thách thức gay gắt với nước ta trong quá trình phát triển đất
nước nói chung và quá trình hội nhập kinh tế nói riêng.
Như vậy cùng với tình hình thế giới và khu vực hội nhập kinh tế
quốc tế là xu thế tất yếu, là yêu cầu khách quan của Việt Nam trong quá
trình phát triển kinh tế hiện nay.
2. Con đường hội nhập kinh tế ở Việt Nam và các thành công bước
đầu.
2.1. Các bước đi cuả nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Năm 1993, chúng ta đã công khai quan hệ với các tổ chức tài
chính tiền tệ quốc tế như: quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới
WB, ngân hang phát triển Châu Á ADB. IMF và WB đã hỗ trợ cho ta
thông qua chương trình tín dụng trung hạng; chương trình điều chỉnh cơ
cấu SAC của WB và chương trình điều khiển cơ cấu mở rộng ESAF
của IMF. Nội dung đàm phán với các tổ chức này gắn bó mật thiết với
những yêu cầu của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Trong quan hệ
với cơ sở các tổ chức này ta chỉ chấp nhận sự hỗ trợ tài chính nếu yêu
cầu của họ không trái vơí đường lối chính sách của ta, có năm điều kiện
họ đưa ra vi phạm chủ quyền và lợi ích của ta nên đã bị ta bác bỏ.
Ngày 25/7/1995 nước ta chính thức ra nhập ASEAN, đồng thời
tham ra khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), cam kết thực hiện
trương trình ưu đãi thế quan có hiệu lực chung (CEPT), loại bỏ hàng
rào phi thuế quan và cắt giảm thuế quan xuống 0-5% vào năm 2006 với
14
các thành viên ASEAN. Ngoài ra chúng ta còn tham ra đàm phán hiệp
định thương mại dịch vụ, tham ra trương trình hợp tác công nghiệp
AICO và khu vực đầu tư ASEAN (AIA) cũng như các chương trình hợp
tác trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vân tải.. của ASEAN.
“Tháng 3/1995 Việt Nam đã là thành viên chính thức của hội nghị
thượng đỉnh vể hợp tác Á Âu (ASEM), tham ra vào hoạt động của diễn
đàn này để thuận lợi hoá thương mại, xây dựng môi trường đầu tư thuận
lợi xúc tiến sự hợp tác tương hỗ giữa các doanh ngiệp của các nước
thành viên trong khối.
Ngày 5/6/1996, Việt Nam đã gửi đơn xin ra nhập diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC. Tháng 11/1998 đã được công
nhận là thành viên chính thức của tổ chức này. Việt Nam đã xây dựng
và thực hiện trương trình hành động quốc gia IAP và tham ra trương
trình hành động chung CAP làm thúc đẩy quốc tế tự do hoá và thuận lợị
thương mại dịch vụ, đầu tư giữa các nước trong khối (Việt Nam sẽ hoan
toàn mở cửa thị trường cho thương mại và đầu tư vào năm 2002).”
Tháng 1 - 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO với 135
quốc gia thanh niên, chi phối hơn 90% tổng kinh ngạch thương mại thế
giới là một thể chế kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã trả lời các câu hỏi của
WTO làm rõ về chế độ thương mại của mình và đã tiến hành các vòng
đàm phán đầu tiên với ban công tác của WTO về việc gia nhập của Việt
Nam.
Hiện nay ta đã kí hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì và
từng bước thực hiện có hiệu quả và khắc phục những tồn tại của hiệp
định thương mại này.
15
2.2. Những thành công bước đầu của Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Do quán triệt tốt mục tiêu quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ cụ thể
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên hơn một thập niên qua
cùng với những bước đi đầu tiêu của mình chúng ta đã đạt được những
kết quả quan trọng trên các mặt: thương mại, đầu tư, ngoại giao…
Chúng ta đã đẩy lùi được chính sách bao vây cấm vận, cô lập về
kinh tế của các thế lực thù địch. Tạo được môi trường kinh tế với 150
quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Trao đổi hàng hoá ngày càng tăng lên
đáng kể, hàng hoá Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường trên thế giới.
Các ngành công nghiệp của ta từ chỗ không có mặt hàng nào có