Đề tài Bánh mì ngọt

Hiện nay bánh mì nói chung được sử dụng phổ biến, góp phần đa dạng hóa bữa ăn cho mọi người. Người Việt thường hay gọi chung các loại bánh với nguyên liệu chính là bột mì và nướng trong lò nướng với những danh từ chung như bánh ngọt, bánh Âu. Các loại bánh ngọt ngày nay có nguồn gốc từ phương Tây, cụ thể là cả vùng châu Âu sau đó sang Mỹ, chứ ko phải như nhiều người lầm tưởng Pháp là cái nôi bắt nguồn các sản phẩm bánh mì, bánh ngọt.

doc27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 14109 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bánh mì ngọt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN & CHẾ BIẾN NÔNG SẢN @&? Đề tài: BÁNH MÌ NGỌT Tp.HCM, tháng 3 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay bánh mì nói chung được sử dụng phổ biến, góp phần đa dạng hóa bữa ăn cho mọi người. Người Việt thường hay gọi chung các loại bánh với nguyên liệu chính là bột mì và nướng trong lò nướng với những danh từ chung như bánh ngọt, bánh Âu. Các loại bánh ngọt ngày nay có nguồn gốc từ phương Tây, cụ thể là cả vùng châu Âu sau đó sang Mỹ, chứ ko phải như nhiều người lầm tưởng Pháp là cái nôi bắt nguồn các sản phẩm bánh mì, bánh ngọt. Bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu sơ lược về các loại bánh phổ biến trên thị trường nói chung cũng như là về quy trình sản xuất, và các chỉ tiêu cảm quan đối với loại “bánh mì ngọt” nói riêng 1. Tổng quan về các loại bánh Tất cả các sản phẩm liên quan đến việc sử dụng bột, trứng, chất béo và nướng lên được gọi chung là PASTRY. Vì thế, người đầu bếp chuyên phụ trách việc làm ra những sản phẩm này được gọi là Pastry Chef. Từ "cake" mà người Việt hay gọi là "bánh ngọt" chỉ là 1 mảng rất hẹp trong Pastry mà thôi. Bread – Bánh mì Phân loại: Bánh mì thường: (lean yeast bread) Bánh mì "ngọt": (rich yeast bread)   Các kiểu bánh mì có tên gọi riêng như: Baguette, Bánh mì gối (Sandwich), Rolls (Bánh mì tròn), kiểu bánh Humberger (Lấy lòng đỏ trứng và để tạo màu và rắc vừng trên vỏ bánh) Các loại bánh nhiều lớp (Puff pastry) và Croissant (bánh sừng bò) cũng có cách thức và  nguyên liệu giống như bánh mì ngọt. Puff pastry Croissant Quick bread – Bánh mì nhanh Đây là tên gọi chung cho các loại bánh-dạng-bánh-mì nhưng không qua công đoạn ủ và lên men tự nhiên (khoảng vài tiếng) mà dùng các chất hóa học gây tác dụng nở nhanh, vì thế làm rất nhanh. Quick bread cũng thường có kết cấu mềm hơn và "rich" hơn, không có được độ dai như với bánh mì nở bằng men tự nhiên. Quick breads bao gồm các loại bánh với tên gọi như: muffins, scones, loaf bread, coffee cakes. Muffins: có dạng giống chiếc bánh nhỏ hình cốc, có thể được để trong cốc giấy hoặc không cần. Muffins ngọt hoặc mặn đều có. Scone: dạng hình nón, hình tam giác bẹt. Loaf: hình khối chữ nhật Coffee cake: làm với khuôn tròn, vuông, chữ nhật... Muffin Scone Bánh không dùng lò nướng Đây là những loại bánh dùng phương pháp rán bằng chất béo. Các loại phổ biến: Doughnuts (donut): bánh ngọt có hình bánh xe tròn, làm chín bằng cách rán ngập dầu. Pancake: bánh rán chảo làm chín bằng cách quét lớp dầu/bơ mỏng lên mặt chảo, bánh dẹt, mỏng. Crepe: gần giống như pancake nhưng được tráng mỏng hơn rất nhiều. Waffles: bánh có dạng mỏng, dẹt và thường làm vào khuôn riêng.                  Một loại Waffle                                            Khuôn làm Waffle Fritters: bánh có vị ngọt và mặn tùy nguyên liệu sử dụng, không có hình dạng cố định, làm chín bằng rán ngập dầu.  Pie và tart Hai loại bánh này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Có cả tart và pie ngọt hoặc mặn.  Pie: bánh vỏ kín có chứa nhân bên trong, tất cả gọi chung là vỏ pie. Bột cho vỏ pie được chia làm 2 phần, 1 phần cán mỏng làm đế, xếp nhân bên trong, rồi phần còn lại cán mỏng phủ lên trên, gắn kín các mép và xiên thủng vài chỗ trên vỏ bề mặt để hơi thoát ra trong quá trình nướng.  Tart: bánh ko có vỏ, nướng hở phần nhân. Tart là 1 dạng đặc biệt của pie mà ko cần 1 lớp vỏ bọc kín nhân.  Cake Tên gọi chung cho các loại bánh ngọt có hàm lượng chất béo và độ ngọt cao nhất trong các sản phẩm bánh nướng lò. Làm bánh dạng cake đòi hỏi nhiều sự chính xác về cân đong nguyên liệu. Cấu trúc bánh thường là mềm, xốp, nhiều hương vị và bánh cake được nướng và trình bày dưới nhiều hình dạng khác nhau. Cupcake: là một trong nhiều cách trình bày của cake, bánh dạng nhỏ, đựng trong những chiếc cup giấy xinh xắn.  Chiffon, angel food, devil food: là dạng bánh bông xốp mềm được tạo thành nhờ việc đánh bông lòng trắng và lòng đỏ riêng biệt. Bánh được nướng trong khuôn dạng ống (tube). Chiffon: dùng dầu ăn làm thành phần chất béo trong bánh. Cả lòng trắng và đỏ đều được sử dụng nhưng tách riêng trong quá trình làm.  Angel food: chỉ dùng lòng trắng đánh bông, không có chất béo. Bánh nhẹ và trắng như bông.  Devil food: bánh có màu đen chocolate, dùng bơ làm chất béo. Là một dạng bánh dùng bơ (butter cake) Chiffon Angel food Devil food Pound cake: Bánh có hàm lượng chất béo và đường đều cao, tên gọi để chỉ các nguyên liệu chính đều có khối lượng 1 pound Anh, khoảng 454g.  Bánh này thường có kết cấu nặng và đặc hơn bánh dạng bông xốp. Bánh làm trong khuôn loaf hoặc khuôn bundt.  Cheesecake: thành phần chủ yếu của bánh là cream cheese. Bột được sử dụng rất ít hoặc không sử dụng.  Cookies Người việt mình hay gọi các loại Cookies là bánh quy (Biscuit - bích quy, tiếng Pháp). Từ hay Cookie có nghĩa là "bánh nhỏ – small cake". Có loại cookie được làm từ hỗn hợp bột khá giống như với cake, nhưng trong phần lớn trường hợp, cookie có hàm lượng nước thấp. Cookie rất đa dạng, có loại mềm, ẩm, khô, giòn, dai, xốp, cứng.  Phân biệt “bánh mì ngọt” và “bánh mì thường” Bánh mì thường (lean yeast bread): thành phần chỉ có bột và nước, có thể có dùng men hoặc không dùng men, vì thế có loại bánh mì cần qua quá trình ủ nở lên men và có loại không qua quá trình này. Bánh mì "ngọt" (rich yeast bread):  từ "ngọt" được dịch khá phiến diện, đây là những loại bánh mì ngoài bột, nước, men, có sử dụng thêm các thành phần khác như đường, chất béo, sữa, bột sữa, vì thế bánh mì có thêm nhiều mùi vị thơm ngon và kết cấu khác với bánh mì thường. Tổng quan về nguyên liệu chính Bột mì là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì bằng quá trình nghiền. Trong quá trình này vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp (ra thành phẩm là bột mì). Phân loại bột mì Bột mì hiện nay được làm từ nhiều loại bột được nghiền trộn từ nhiều loại lúa khác nhau. Người ta gọi tên như bột mì loại trắng, hay nâu, đen.. tùy vào mầu sắc của bột và gọi là bột cứng hay mềm tùy vào lượng và tính chất gluten của bột. Bột mì để làm bánh mì (Bread), gluten cao hơn và khỏe hơn, để làm cho bánh nở khỏe, giữ được hình dạng của bánh sau khi nướng. Bột mì để làm bánh kem xốp (cake hay gateaux) có gluten ít hơn. Bột làm bánh ngọt (pastry) có gluten cao hơn bánh kem xốp chút ít, và thấp hơn bột làm bánh mì. Các loại bột mì chủ yếu sau (phân theo công dụng): Bột bánh mì, hay bột mì thông thường. Bột bánh ngọt (pastry). Bột bánh gato hay bánh kem (cake, gateaux). Bột mì gia dụng (all-purpose): Có lượng gluten cao, thích hợp để làm hầu hết các loại bánh, trong gia đình. Bột mì làm bánh bao: Loại bột trắng, được xay từ phần lõi của hạt lúa mì. Bột mì Durum: Làm các loại mì Spagetti... được làm từ loại lúa mì rất cứng (Durum), có gluten cao nhất. Loại bột mì này được sản xuất từ nhà máy bột mì chuyên dụng Thành phần hóa học của bột mì Những đặc điểm thành phần bột mì về mặt số lượng và chất lượng định theo giá trị dinh dưỡng và tính chất nướng bánh của bột. Các chất dinh dưỡng trong bột có hạng cao thì được cơ thể tiêu hóa dễ hơn, nhưng bột mì ở hạng thấp lại có vitamin và chất khoáng cao hơn. Bột mì chủ yếu gồm gluxit và protit, cụ thể vế thành phần được trình bày ở bảng dưới đây: Loại và hạng bột mì Thành phần hóa học trung bình tính bằng % chất khô Pantozan Tinh bột Protit Chất béo Đường chung Xenluloza Tro Bột mì hảo hạng 1.95 79 12 0,8 1,8 0,1 0,5 Hạng I Hạng II 2,5 3,5 77,5 71 14 14,5 1,5 1,9 2,0 2,8 0,3 0,8 2.3 0,7 1,2 Bảng I.1. Thành phần hóa học của bột mì Hàm lượng các gluxit và protit chiếm khoảng 90% trọng lượng bột mì. Hàm lượng protit có trong các hạng bột mì khác nhau thì không giống nhau. Hàm lượng protit tăng dần từ bột hạng cao ñến bột hạng thấp, nhưng về mặt dinh dưỡng thì protit trong bột hạng cao giá trị hơn protit trong bột hạng thấp Protit trong bột mì gồm 4 loại: Anbumin, Globulin, Protalamin, Glutenlin. Trong 4 loại nói trên thì hàm lượng Anbumin và Globulin chiếm khoảng 20%, còn 80% là Protalamin và Glutenlin, và tỉ lệ protalamin và glutenlin trong bột mì là tương đương nhau. Khi bột mì có chất lượng bình thường thì tỉ lệ Gluten ướt phụ thuộc vào hàm lượng protide của bột. Hàm lượng và chất lượng Gluten bột mì phụ thuộc vào giống lúa mì, điều kiện trồng trọt, chế độ sấy hạt, chế ñộ gia công nước nhiệt, chế độ bảo quản… Vì chất lượng của Gluten có ảnh hưởng lớn đến quá trình chế biến và chất lượng sản phẩm như vậy nên trong sản xuất bánh quy thường sử dụng bột có chất lượng yếu và trung bình. Trong quá trình chế biến có thể vận dụng các yếu tố của nhiệt độ, nồng độ muối ăn, cường độ nhào… để cải thiện những tính chất vật lý của Gluten. Giảm nhiệt độ nhào thì Gluten trở nên chặt hơn, tăng nhiệt độ nhào thì Gluten nở nhanh nhưng khả năng giữ khí kém và bánh ít nở hơn. Muối ăn có tác dụng làm cho Gluten chặt lại và tăng khả năng hút nước lên, cường độ thủy phân protit giảm đi rõ rệt. Cường độ nhào làm tăng quá trình tạo hình Gluten nhưng làm giảm khả năng giữ khí của Gluten. Axit ascorbic, kali bromat, peroxyt và một số chất oxi hóa khác có tác dụng làm cho Gluten chặt hơn còn các chất khử thì có tác dụng ngược lại. Số lượng Gluten không ảnh hưởng lớn đến chất lượng bánh quy, song hàm lượng Gluten tăng thì độ ẩm của bột nhào tăng, do đó thời gian nướng bị kéo dài. Vì vậy, ta cần hạn chế số lượng Gluten trong khoảng 27-30%. Gluxit của bột mì: gluxit trong bột mì gồm có: tinh bột dextrin, xenluloza, hemieluloza, gluxit keo, các loại đường. Quá trình tạo thành gluxit được biểu diễn bởi phương trình tổng quát sau: 6CO2 + 6H2O à C6H12O6 + O2 Tinh bột: là gluxit quan trọng nhất của tinh bột. Trong hạng bột cao chứa ñến 80% tinh bột. Tinh bột của các loại bột khác nhau thì không giống nhau về hình dáng, kích thước, khả năng trương nở và hồ hóa. Dextrin: đó là những chất keo tạo thành với nước một dung dịch dính. Trong bột mì sản xuất từ bột mì nảy mầm có chứa từ 3-5% là dextrin. Dextrin ít lien kết với nước, do đó khi bột nhào có hàm lượng cao các dextrin làm bánh kém dai. Xenluloza: xenluloza làm giảm giá trị dinh dưỡng của bột. Trong bột hạng cao có khoảng 0,1 – 0,15 % xenluloza. Hemixenluloza: Hàm lượng hemixenluloza phụ thuộc vào hạng bột, thường khoảng 2 – 8%, cơ thể người không tiêu hóa được hemixenluloza. Đường trong bột: chứa một lượng không lớn lắm. Trong bột có chứa khoảng 0,1 – 0,5 maltoza. Hàm lượng sacaroza trong bột mì khoảng 0,2 – 0,6%. Hàm lượng chung các loại đường phụ thuộc vào loại bột và chất lượng của hạt. Chất béo: Trong bột các lipit ở trạng thái tự do và trạng thái kết hợp với protit, gluxit. Những hợp chất này có ảnh hưởng ñến tính chất các gluten, chúng làm cho các gluten đàn hồi hơn. Hàm lượng chung của chất béo trong bột mì vào khoảng 0,1 – 2% tùy theo hạng bột mì. Vitamin: trong bột mì có chứa rất nhiều vitamin như B1, B6, PP… Hạng bột càng cao thì vitamin càng thấp và ngược lại. Men trong bột: là những protit có tính chất xúc tác. Trong bột có chứa rất nhiều men làm ảnh hưởng đến chất lượng bột, các loại men quan trọng như: men thủy phân tinh bột và protit như: proteinaza, polipeptidaza, anpha- amilaza, beta-amylaza và còn có các men khác như: lipaza, lipoxydaza… Tạp chất trong bột mì: Trong bột mì có chứa rất nhiều tạp chất như sâu, mọt… và tăng nhiều trong quá trình bảo quản. Tính chất nướng bánh của bột mì Chất lượng của bột mì phụ thuộc vào tính chất nướng bánh của bột mì. Bột mì có tính chất nướng bánh cao làm cho bánh bích quy sản xuất ra: bề mặt có màu vàng, bánh có mùi thơm đặc trưng. Lực nở của bột mì: Khả năng của bột mì tạo thành Gluten hoặc tạo thành bột nhào với những tính chất xác định được gọi là lực nở của bột mì. Bột mì hạng cao có chứa nhiều protit, hút nước nhiều và tạo thành bột nhào có tính đàn hồi dễ gia công cơ học. Trong bột nhào bột mì hạng cao, men thủy phân protit hoạt động rất chậm và bánh bích quy làm từ loại bột này sẽ có hình dáng đúng và xốp đều. Khả năng sinh đường và tạo khí của bột mì: Chất lượng của bánh bích quy phụ thuộc vào hàm lượng đường trong bột nhào. Đường là chất cần thiết để tạo thành CO2 làm nở bột nhào khi lên men. Màu sắc của bánh và mùi thơm của bánh, cấu tạo và độ xốp của bánh đều phụ thuộc vào hàm lượng đường của bột nhào. Lượng đường có trong bản thân bột mì thường không đủ để làm ra bánh bích quy có chất lượng bình thường. Muốn sản xuất ra bánh có chất lượng bình thường thì lượng đường trong bột mì cần có khoảng 5,5 – 6%. Trong thực tế lượng đường trong bột mì chỉ có khoảng 2,0 – 3,0% lượng đường sinh ra thêm là do khả năng đường hóa tinh bột của men trong quá trình bột nhào. Tiêu chuẩn kỹ thuật của bột mì sản xuất bánh quy: Độ ẩm < 15% Độ axit pH=5.8 – 6.3 Hàm lượng tro Bột hảo hạng < 0.55% Bột hạng 1 < 0.75% Bột hạng 2 < 1.25% Bột hạng 3 < 1.9% Độ giãn dài Gluten 0.3cm/phút Hàm lượng tro không tan trong HCl 0.22% Tạp chất sắt ≤ 2 – 3 mg/kg Tính chất và khả năng thay thế của bột mì Tính chất của bột: thành phần các chất trong bột rất đa dạng nên tính chất của bột rất phức tạp, song có một số tính chất cơ bản sau: Khả năng hút nước, trương nở của Gluten, tinh bột(ở 65ْ C) hồ hóa và hút nước rất mạnh. Quá trình oxi hóa chất béo có trong bột. Quá trình thủy phân nhờ các men có trong bột. Quá trình phân hủy protit có trong bột tạo ra axit amin, NH3 . Khả năng thay thế:Trong sản xuất bánh mì bột mì là nguyên liệu chính không thể thay thế vì chỉ có bột mì tạo ra Gluten có tính chất đặc biệt để tạo ra bánh đặc trưng, song khi sản xuất bánh quy ta có thể thay 5% bột mì bằng bột đậu nành. Bảo quản Bột mì phải nhập trước khi chế biến nên phải bảo quản tương đối lâu dài. Bột đóng trong các bao và được bảo quản trong các kho. Yêu cầu của kho: thoáng mát, độ ẩm thích hợp thường 88%, nhiệt độ (t= 25-300C), các bao sắp xếp một cách khoa học Một số hiện tượng xảy ra trong quá trình bảo quản: Bột bị vón cục: do Gluten, tinh bột hút nước và trương nở mà xuất hiện vón cục Mùi ôi khét: do quá trình oxi hóa chất béo Mọt sâu xuất hiện nhiều Tổng quan về nguyên liệu phụ Tổng quan về trứng. Trứng gà thường được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp protein cho người. Như nhiều loại trứng của chim, bề ngoài của trứng gà có hình bầu dục, hai đầu không cân bằng, một to một nhỏ. Cấu tạo một quả trứng: Cấu tạo của trứng, về cơ bản được chia làm 4 bộ phận, lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ trứng. Lòng đỏ chiếm khoảng 31,9% khối lượng, lòng trắng là 55,8%, vỏ cứng là 11,9% và màng vỏ là 0,4%. Dinh dưỡng: Chất lipid có trong lòng đỏ, triglicerid 62,3%, phospholipid 32,8% và cholesterol 4,9% với một ít aminolipid. Vỏ cứng chứa: carbonat calcium khoảng 98,43%, carbonat magnesium 0,84% và phosphat calcium 0,73% về trọng lượng. Còn xét tổng thể quả trứng, phần nước chiếm khoảng 65,7%, protid 12%, lipid 10,6%, glucid 0,8% và khoáng chất 10,9% về trọng lượng. Tác dụng của trứng: tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm như tạo độ xốp, mềm,.. Tổng quan về bơ Bơ (phiên âm từ tiếng Pháp: beurre) là một chế phẩm sữa được làm bằng cách đánh sữa hoặc kem tươi hay đã được lên men. Ứng dụng: Bơ được dùng để quết lên bánh mì, dùng làm gia vị, cũng như dùng trong nấu nướng chẳng hạn như làm nước xốt, rán, nướng. Tác dụng của bơ: tăng độ đậm đặc, làm cho khối bột nhào tơi xốp, tạo mùi thơm ngon nên kích thước hạt bơ càng bé càng tốt. Bơ có cấu tạo từ chất béo bơ bao quanh những giọt nước và đạm sữa nhỏ. Bảo quản: Khi để trong tủ lạnh, bơ trở nên cứng, nhưng sẽ mềm đủ để quết được sau một thời gian để trong nhiệt độ phòng, bơ chảy lỏng tại nhiệt độ 32–35°C . Bơ thường có mầu vàng tái với các sắc độ từ vàng xậm đến gần như trắng. Màu sắc của bơ phụ thuộc vào chế độ ăn của con vật cho sữa. Người ta thường làm bơ từ sữa bò, nhưng bơ cũng có thể được làm từ sữa của các loài động vật có vú khác như cừu, dê, trâu,... Muối ăn, chất tạo mùi, hay chất bảo quản đôi khi cũng được cho vào bơ. Khi bơ được thắng lại sẽ cho ra loại "bơ nguyên chất", chỉ toàn là chất béo bơ. Tổng quan về đường Các sản phẩm đường có trên thị trường: Đường vàng (brown sugar) được làm bằng tinh thể đường trắng từ mía hay củ cải và mật mía (molasses), để cho có màu và vị. Đường là chất cần thiết để tạo thành CO2 làm nở bột nhào khi lên men. Màu sắc của bánh và mùi thơm của bánh, cấu tạo và độ xốp của bánh đều phụ thuộc vào hàm lượng đường của bột nhào, kích thước hạt đường càng mịn càng tốt. Saccharose là đường được sản xuất từ mía, được dùng trong sản xuất bánh kẹo. Saccharose là một cacbon hydrat, công thức phân tử C11H22O11, là disaccharide do 2 mono disaccharide là D-glucose và D-fructose tạo thành. Chỉ tiêu chất lượng của Saccharose: Sac ≥ 99.6% Ẩm ≥ 0.15% Tro ≥ 0.15% Đường khử ≥0.16% Màu sắc: trắng tinh pH: trung tính Tổng quan về sữa Sữa không những cải thiện mùi thơm cho bánh kẹo mà làm sản phẩm mềm mại, mịn xốp, đàn hồi,…Mặc khác, còn nâng cao giá trị dinh dưỡng. Sữa thường sử dụng là sữa bột vì sữa bột có dạng khô, bảo quản bền, dung tích nhỏ và chuyên chở tiện lợi. Các loại sữa thường được sử dụng: Sữa bột nguyên kem: là sản phẩm của quá trình cô đặc sữa tươi dưới điều kiện chân không theo phương pháp sấy phun hoặc sấy thùng quay. Sữa gầy(shimmed milk poder): sữa gầy là thành phần còn lại sau khi chất béo được tách ra để làm cream hoặc bơ, thành phần chủ yếu của nó là lactose và protein. Whey powder: chính là shimmed milk poder đã tách casein, thành phần chủ yếu là lactose, giá thành tương đối rẻ nhưng cho màu sắc lại đẹp hơn các loại sữa khác. Thuyêt minh quy trình sản xuât bánh mì ngọt Thuyêt minh quy trình công nghệ Sản phẩm Nguyên liệu : Nguyên liệu để sản xuất bánh mì ngọt nhân kem bơ sữa gồm có nguyên liệu cho phần vỏ bánh và phần nhân bánh : Phần vỏ bánh gồm : bột mì , đường , trứng , nước đá , muối , bơ , phụ gia (monoglyxerit, diglyxerit, kalisorbat) , hương sữa . Phần nhân bánh gồm : bột mì , bột sữa , đường , nước , shortening , mach nha , bơ , nước Tất cả các nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm tra đúng yêu cầu chỉ tiêu chất lượng , trường hợp nguyên liệu không đạt yêu cầu thì ta lọai bỏ . Kiểm tra nguyên liệu ở mỗi lô hàng nhập về ta kiểm tra các chỉ tiêu sau : Đúng lọai , tên nguyên liệu , hạn sử dụng , mã số của nhà sản xuất theo đơn đặt hàng . Các chỉ tiêu cảm quan Vi sinh Khồi lượng nguyên liệu dạng đóng gói sẵn Cân nguyên liệu Mục đích : Đưa tất cả nguyên liệu về đúng tỉ lệ theo công thức phối trộn Tất cả nguyên liệu được người công nhân cân theo đúng tỉ lệ phối trộn rồi mới đưa vào đánh trộn Hình thức định lượng : Bột mì và nước phải cân với khối lượng lớn nên được cân bằng cân đồng hồ . Những thành phần khác có khối lượng nhỏ hơn được cân bằng cân điện tử Yêu cầu : Cân hính xác nguyên liệu theo thực đơn qui định Nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng Bột mì Kg 25 Đường Kg 5 Bơ Kg 3 Nước đá Kg 8 Trứng Kg 1,5 Men Kg 0,9 Phụ gia Kg 0,3 Hương sữa Kg 0,05 Muối Kg 0,3 Glycerine Kg 1 Bảng 1 : Định mức nguyên liệu cho mỗi mẻ bột nhào vỏ bánh Nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng Nước Kg 50 Mạch nha Kg 30 Bột mì Kg 5 Bột sữa Kg 5 Dường Kg 30 Shortening Kg 3 Bơ Kg 2 Phụ gia Kg 0,2 Bảng 2 : Định mức nguyên liệu cho mỗi mẻ nấu nhân Nhào bột: Mục đích : Nhào bột là 1 khâu rất quan trọng nhằm thu được 1 khối đồng nhất gồm bột mì , đường , trứng , nước đá , muối , bơ , phụ gia , hương sữa Cách tiến hành : Cho tất cả nguyên liệu : đừơng , trứng , muối , phụ gia , bơ , bột mì , men, nước đá… Tiến hành đánh trộn các nguyên liệu trong vòng 12 phút , 4 phút đầu tốc độ 40vòng/ph sau đó tăng lên 60vòng/ph Cho hương sữa vào đánh trộn khỏang 4ph Kết thúc quá trình thu được khối bột nhào đạt yêu cầu Quá trình nhào bột phải lien tục đúng theo thứ tự : phụ gia , nguyên liệu phụ cho vào trước đánh đều khỏang 2ph sau đó cho bột mì và men vào , hương cho vào sau cùng Yêu cần của khối bột nhào : Độ ẩm của khối bột sau khi nhào là 25% Khối bột nhào phải đồng nhất giữa các nguyên liệu chính phụ phải phân tán vào nhau Khố