Đề tài Báo cáo Phân tích tài chính công ty cổ phần Gò Đàng

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thủy sản. Chi tiết: chế biến thủy sản; - Nuôi trồng thuỷ sản nội địa; - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Chi ti ết: dị ch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi; mua bán, cho thuê nhà máy, xí nghiệp, bất động sản; - Buôn bán thực phẩm. Chi tiết: thu mua thủy sản; - Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. Chi tiết: mua bán thức ăn thủy sản; - Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Chi tiết: sản xuất thức ăn thủy sản; - Đầu tư tài chính. Hoạt động chính của công ty là thu mua, chế biến và nuôi trồng thủy sản.

pdf36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo cáo Phân tích tài chính công ty cổ phần Gò Đàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCHBÁOCÁOTÀI CHÍNH CÔNGTY CỔPHẦN GÒ ĐÀNG GVHD: TS. Ngô Quang Huân Người thực hiện: Hứa Kim Dung Khóa 21 - Cao học quản trị kinh doanh đêm 2 STT mã CK chọn : 05 + 60n = 05 (chọn n = 0; MCK: AGD ) Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 – 2013 MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY ......................................................................1 1.1. Một số thông tin cơ bản ....................................................................................................1 1.2. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty ........................................................................1 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................1 1.4. Vị thế công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành .........................................2 1.4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT). ........................................2 1.4.2. Vị thế của công ty trong ngành...................................................................................6 1.5. Chiến lược phát triển và đầu tư ........................................................................................7 PHẦN 2: PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH .......................................................8 2.1. Phân tích tỷ lệ ..................................................................................................................8 2.1.1. Phân tích đánh giá khả năng thanh toán .....................................................................8 2.1.2. Phântíchtỷlệđánhgiáhiệuquảhoạt động: ......................................................................9 2.1.3. Phân tích các tỷ lệ tài trợ ..........................................................................................11 2.1.4. Phântíchcáctỷlệđánhgiákhảnăngsinh lợi: ..................................................................12 2.1.5. Phântíchcáctỷlệđánhgiátheogócđộthịtrường: ............................................................15 2.2. Phân tíchcơcấu: ..............................................................................................................16 2.2.1. Phân tíchcơcấubảngcânđốikếtoán: ...........................................................................16 2.2.2. Phântíchcơcấubáo cáolờilỗ: .....................................................................................20 2.3. Phântíchchỉ sốZ: .............................................................................................................23 2.4. Phân tíchDupont: ............................................................................................................23 2.5. Phân tíchđònbẫytàichính .................................................................................................24 2.6. Phân tíchhoà vốn ............................................................................................................25 PHẦN3:ĐỊNHGIÁCHỨNGKHOÁN ................................................................ 26 3.1.Các thôngsố đánh giátheogócđộthịtrường: .......................................................................26 3.2.Địnhgiácổphiếu theo chỉsốP/E: ........................................................................................27 3.3 . Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập ....................................27 3.4.Địnhgiácổphiếu theo EVA: ..............................................................................................29 PHẦN4:LẬPDANHMỤC ĐẦU TƯ................................................................... 31 TÀI LIỆUTHAMKHẢO .................................................................................... 32 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Chân thành cảm ơn những nhận xét của Thầy! Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Gò Đàng (AGD) Hứa Kim Dung – K21 – QTKD Đêm 2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY 1.1. Một số thông tin cơ bản Công ty cổ phần Gò Đàng. Trụ sở chính: Lô 45 Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Mã chứng khoán: AGD Điện thoại: 0733.854526 Fax: 0733.854528 Website: www.godaco-seafood.com.vn 1.2. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty - Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thủy sản. Chi tiết: chế biến thủy sản; - Nuôi trồng thuỷ sản nội địa; - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Chi tiết: dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi; mua bán, cho thuê nhà máy, xí nghiệp, bất động sản; - Buôn bán thực phẩm. Chi tiết: thu mua thủy sản; - Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. Chi tiết: mua bán thức ăn thủy sản; - Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Chi tiết: sản xuất thức ăn thủy sản; - Đầu tư tài chính. Hoạt động chính của công ty là thu mua, chế biến và nuôi trồng thủy sản. 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển - 30/10/1998: công ty TNHH TM Gò Đàng- HCM chính thức hoạt động với vốn điều lệ là 800.000.000 đồng. - 13/01/2003: thành lập chi nhánh Gò Đàng - Tiền Giang tại khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. - 21/08/2003: tăng vốn điều lệ lên 3.800.000.000 đồng. 1 / 36 Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Gò Đàng (AGD) Hứa Kim Dung – K21 – QTKD Đêm 2 - Tháng 04/2004, nhà máy Gò Đàng –Tiền Giang đi vào sản xuất với công suất 10 tấn thành phẩm/ngày. - 01/07/2005: công ty TNHH chế biến thủy sản Gò Đàng –Tiền Giang được thành lập dựa trên nền tảng của chi nhánh Gò Đàng –Tiền Giang với vốn điều lệ ban đầu là 3.800.000.000 tỷ đồng. - 25/05/2006: Thành lập công ty TNHH XNK thủy sản An Phát với vốn điều lệ là 10.000.000.000 đồng. - Tháng 12/2006: công ty đưa thêm phân xưởng Bình Đức, trực thuộc công ty Gò Đàng – Tiền Giang với công suất 7 tấn thành phẩm/ngày vào hoạt động. - 11/05/2007: công ty Cổ phần Gò Đàng (GODACO) được thành lập trên nền tảng của công ty TNHH chế biến thủy sản Gò Đàng. Đồng thời công ty TNHH Thương Mại Gò Đàng (sau đây gọi là Gò Đàng-HCM) và công ty TNHH XNK thủy sản An Phát trở thành công ty con của công ty GODACO. - Vào tháng 10/2007, công ty TNHH XNK Thủy sản An Phát – công ty con của công ty Cổ phần Gò Đàng - bắt đầu chính thức đi vào sản xuất, công suất theo thiết kế của nhà máy này là 30 tấn thành phẩm/ngày. Trong thời gian này, vùng nuôi cá Tra 20 ha (giai đoạn 1) đi vào hoạt động và có lứa cá thu hoạch đầu tiên vào tháng 04/2008. - Vào tháng 11/2007, kho lạnh An Phát 3.500 tấn hoàn thành và đi vào hoạt động. Với nhóm công ty này, trong năm 2008 công suất chế biến sẽ đạt 47 tấn thành phẩm/ngày. 1.4. Vị thế công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành 1.4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT). a. Điểm mạnh GODACO là một trong sáu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước (Aquatex BT, Baseaco, Gò Đàng, Ngọc Hà, Sotico và Việt Phú) có được Code xuất khẩu sản phẩm nghêu (354) vào thị trường EU. GODACO luôn dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nghêu (chiếm 30%- 40% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam). Ngoài ra GODACO còn có thêm code 380 được phép xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khác vào EU. Đây là thế mạnh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác. 2 / 36 Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Gò Đàng (AGD) Hứa Kim Dung – K21 – QTKD Đêm 2 Sản xuất nhiều loại mặt hàng, cung cấp nhiều thị trường để tránh rủi ro. Mặt khác, công ty đang tăng dần tỷ trọng hàng giá trị gia tăng từ 20% tại thời điểm hiện tại đến 50% hàng giá trị gia tăng trong năm 2009. Có sự chủ động về nguồn nguyên liệu: công ty đã và đang triển khai dự án nuôi cá tại tỉnh Bến Tre nhằm chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sạch cho sản xuất. Đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc giảm giá thành sản xuất. Có nguồn khách hàng ổn định: Với nhu cầu của lượng khách hàng hiện tại đã vượt xa so với công suất sản xuất của GODACO. Công ty đang tích cực hướng tới các thị trường lớn trên thế giới thông qua các hoạt động hội chợ triễn lãm hàng thủy sản trên thế giới. Nguồn nhân lực tốt: Phần lớn lãnh đạo công ty là những người có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy hải sản. Lực lượng nhân công ổn định, có tay nghề, cần cù, chăm chỉ. Ứng dụng mô hình quản lý hiện đại: công ty sẽ ứng dụng mô hình quản lý hiện đại ERP vào trong việc quản lý mọi hoạt động của công ty. Mô hình này giúp công ty quản lý chặt chẽ và kịp thời từng loại mặt hàng, từng đơn hàng, từng giai đoạn sản xuất ... Máy móc thiết bị hiện đại: Tháng 10/2007 công ty tổ chức khánh thành công ty TNHH XNK Thủy sản An Phát với hệ thống trang thiết bị hiện đại, nâng công suất của công ty lên 2,67 lần so với năng suất hiện tại. Trong đó có xây dựng thêm một kho lạnh 3.500 tấn nhằm đảm bảo quy trình sản xuất khép kín từ nuôi trồng, sản xuất, bảo quản và tiêu thụ. Chi phí sản xuất kinh doanh: Với việc đưa vào vùng nuôi cá, hệ thống sản xuất và kho lạnh hiện đại, chi phí sản xuất của công ty sẽ giảm so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành do đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu, đảm bảo nguồn nhân lực và giảm chi phí gửi kho lạnh bên ngoài. Công ty đang đầu tư khu ký túc xá cho công nhân nhằm ổn định chỗ ở, tạo điều kiện cho công nhân an tâm làm việc tại công ty. b. Điểm yếu Nguồn vốn chưa đủ mạnh để phục vụ nhu cầu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất lúc giá đầu vào rẻ. 3 / 36 Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Gò Đàng (AGD) Hứa Kim Dung – K21 – QTKD Đêm 2 Mặc dù, phần lớn lãnh đạo công ty là những người có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy hải sản nhưng trình độcủa đội ngũ quản lý chưa đồng đều. Do đặc thù của ngành thủy sản, thị trường có tính bất ổn định theo chu kỳ. Đang gặp khó khăn trong việc gia công các mặt hàng hải sản (mực, bạch tuộc) do công ty chưa có nhà máy gia công các mặt hàng này. c. Cơ hội Bến Tre với mạng sông ngòi chằng chịt và có bờ biển dài 65 km với hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Về tiềm năng nguồn lợi thủy sản, Bến Tre có 3 vùng nước ngọt, lợ và mặn, cả 3 vùng đều có thể nuôi thủy sản với các đối tượng nuôi khác nhau. Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2008 là 42.106 ha (so kếhoạch đạt 100%), trong đó nuôi tôm sú 31.462 ha, chiếm 74,72% diện tích nuôi thủysản trên toàn tỉnh (nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh là 5.421 ha, năng suất bình quân 5 tấn/ha mặt nước nuôi; nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng 25.865 ha, năng suất bình quân 200 kg/ha). Số diện tích còn lại nông dân, các doanh nghiệp nuôi cá tra và các loại cá khác, tôm càng xanh, các hợp tác xã (HTX), tập đoàn tại vùng ven biển Bến Tre thì nuôi nghêu, sò… Tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2008 là 158.995 tấn, đạt 148,6% so kế hoạch. Nghề nuôi nghêu của Bến Tre phát triển đứng đầuViệt Nam. Các tỉnh có thể nuôi được nghêu ở Việt Nam không nhiều. Với Bến Tre, diện tích tiềm năng phát triển nhuyễn thể khá lớn, khoảng 15.000 ha đất bãi bồi, cồn nổi. Diện tích đã nuôi và khai thác nghêu là 4.200/7.800 ha đất được nhà nước giao. Sản lượng thu hoạch bình quân 9.000 tấn/năm đối với nghêu thịt, cao điểm lên đến 37.000 tấn/năm; và nghêu giống là bình quân hơn 400 -500 tấn/năm, cao điểm hơn 1.000 tấn/năm và ngày càng phát triển với mật độ dày và quy mô rộng hơn. Bãi nghêu Thới Thuận –Bến Tre là bãi nghêu lớn nhất Việt Nam có chiều dài hơn 10 km, rộng hơn 5 km, với sản lượng khai thác hàng năm trên dưới 8.000 tấn nghêu giống lẫn nghêu thương phẩm. Nguồn nghêu giống tại đây cung cấp cho hầu hết các vùng nuôi của Việt Nam. Các vùng nuôi nghêu tại Bến Tre đang kiện toàn để có được chứng nhận tiêu chuẩn MSC của Hội đồng bảo tồn Biển Quốc Tế( Marine Stewardship). Mục đích của chương trình là khuyến khích phát triển mô hình sinh thái bảo vệmôi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá xem nghề khai thác nghêu ở Bến Tre có đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý nghề cá bền vững như trong bản các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Hội đồng bảo tồn Biển Quốc Tế (MSC) hay 4 / 36 Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Gò Đàng (AGD) Hứa Kim Dung – K21 – QTKD Đêm 2 không. Chỉ trong trường hợp nghề khai thác nghêu được đánh giá là đáp ứng đầy đủ các nguyên tác và tiêu chuẩn của MSC thì vùng nuôi của nó mới được sử dụng logo MSC trên các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nghề khai thác này. d. Nguy cơ Tuy tổng sản lượng thủy sản năm 2008 ước đạt 4,58 triệu tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, mức cao nhất từ trước tới nay. Nhưng theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch tăng trưởng năm 2009 sẽ giảm khoảng 15-20 % so với năm 2008. Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút này được Vasep đưa ra là do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nên những khó khăn về tín dụng, tỷ giá hối đoái, nhu cầu tiêu dùng sẽ tác động mạnh đến thương mại thủy sản năm 2009. Đặc biệt, các thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản có khả năng giảm nhiều nhất, khoảng 15 -20%. Nhiều nhà nhập khẩu bị ngân hàng siết tín dụng nên không có khả năng thanh toán để nhập những đơn hàng mới. Trong đó, hai mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Ngoài ra, mặt hàng tôm hiện chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng lại đang phải cạnh tranh quyết liệt với sự giảm giá của loại tôm vanamei trên thị trường nên xuất khẩu tôm cũng có thể sẽ giảm ít nhất 20%. Những năm gần đây, do thị trường biến động bất thường, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt nên hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với năng lực hiện có của công ty. Chất lượng nguyên liệu đầu vào đôi khi chưa được đảm bảo do thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, sản lượng nguyên liệu chưa ổn định do ảnh hưởng mùa vụ và dịch bệnh ... 5 / 36 Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Gò Đàng (AGD) Hứa Kim Dung – K21 – QTKD Đêm 2 1.4.2. Vị thế của công ty trong ngành Về quy mô công ty, Godaco là doanh nghiệp nhỏ trong ngành thuỷ sản của Việt Nam. 6 / 36 Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Gò Đàng (AGD) Hứa Kim Dung – K21 – QTKD Đêm 2 Nhìn chung, tỷ trọng giá vốn, và tỷ trọng chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp trong doanh thu của GODACO tương đối cao so với một số doanh nghiệp cùng ngành, nhưng hiện tỷ trọng này đang có xu hướng giảm xuống. Chỉ tiêu EPS và BV của Gò Đàng tuy không cao nhưng chỉ tiêu ROE của Công ty tương đối cao so với các doanh nghiệp được so sánh. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tương đối tốt. 3(Chúng tôi không đủ thông tin vềtài sản cố định vô hình và số lượng cổ phiếu quỹ nên các chỉ tiêu này chúng tôi không tính đến tài sản vô hình và cổ phiếu quỹ của công ty) 1.5. Chiến lược phát triển và đầu tư Công ty cổ phần Gò Đàng sẽ triển khai giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Microsoft Dynamics AX với tổng giá trị gần 95.000 đôla Mỹ, với sự hỗ trợ và tư vấn của Công ty Sao Khuê. Giải pháp này đã được Sao Khuê chuyển hoàn toàn sang tiếng Việt trong phần giao diện và thêm vào những hệ thống chuẩn mực kế toán cũng như pháp lý cho phù hợp với Việt Nam. Nếu triển khai thành công, Microsoft Dynamics AX sẽ giúp Gò Đàng tự động hóa quy trình kế toán, quan hệ khách hàng, chuỗi cung ứng, tổng hợp dữ liệu và quản lý các mối quan hệ, hỗ trợ quá trình ra quyết định. Gò Đàng là công ty chuyên về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu và Nhật, có nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Mỹ Tho (Tiền Giang). Hiện Sao Khuê là đối tác chiến lược của Microsoft vềmảng tư vấn và triển khai giải pháp ERP dựa trên các sản 7 / 36 Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Gò Đàng (AGD) Hứa Kim Dung – K21 – QTKD Đêm 2 phẩm của Microsoft Dynamics. Bên cạnh đó, Sao Khuê cũng hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giải pháp quản lý doanh nghiệp, tư vấn triển khai tích hợp hạ tầng mạng và đào tạo tin học. PHẦN 2: PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2.1. Phân tích tỷ lệ 2.1.1. Phân tích đánh giá khả năng thanh toán Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tỷ số thanh toán hiện hành 120,42% 102,87% 123,51% 161,13% Tỷsốthanhtoánhiệnhànhtrung bình ngành 137% 131% 126% Tỷ số thanh toán nhanh (QR) 70,03% 39,90% 56,93% 89,69% Tỷ lệ thanh toán nhanh trung bình ngành 89% 76% 70% 180% 160% Tỷ số thanh toán hiện 140% hành 120% tỷ số thanh toán hiện 100% hành trung bình ngành 080% tỷ số thanh toán 060% nhanh 040% tỷ số thanh toán 020% nhanh trung bình 000% ngành 2009 2010 2011 2012 Tỷ số thanh toán hiện hành : Tỷ lệ thanh toán hiện hành cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của AGD có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của AGD tăng từ 120,42% của năm 2009 lên 161,13% năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn so với
Luận văn liên quan