Đề tài Báo cáo Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) thực hiện

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cùng với đó thách thức và cơ hội với mỗi cá nhân cũng như doanh nghiệp hay cả nền kinh tế ngày càng lớn. Cùng với đó thì các yêu cầu về minh bạch thông tin, kiểm soát hiệu quả hiệu năng trong quản lý ngày càng trở lên cấp thiết hơn lúc nào hết. Điều này tạo điều kiện phát triển cho các công ty kiểm toán nói chung và cho hoạt động kiểm toán nói riêng. Chu trình bán hàng – thu tiền là một chu trình rất quan trọng, liên quan tới nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên BCTC và có quan hệ mật thiết với BCTC của doanh nghiệp. Do đó kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền là một phần quan trọng trong kiểm toán BCTC. Nhận thức được vai trò của kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền cũng như muốn tiếp cận lý luận về phần hành kiểm toán này, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn thuế kế toán và kiểm toán VIệt Nam (AVINA), em đã chọn đề tài: “Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) thực hiện ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là nghiên cứu, tìm hiểu nội dung của kiểm toán trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC trên cơ sở thực tế đã thực hiện tại Công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA). Qua việc tìm hiểu này để rút ra nhận xét về ưu điểm và hạn chế của quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA). đồng thời đề ra phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, Chuyên đề này gồm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm hoạt động của chu trình bán hàng thu tiền ảnh hưởng tới kiểm toán BCTC tại công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) thực hiện tại khách hàng Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA)thực hiện

doc62 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo cáo Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG- THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO TY KIỂM TOÁN TƯ VẤN THUẾ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVINA) THỰC HIỆN 51 3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán VIệt Nam (AVINA) thực hiện 51 3.1.1 Những ưu điểm 51 3.1.2 Nhữngtồn tại 53 3.2 Giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện 54 3.2.1. Sự tất yếu của việc hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền 58 3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính do TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện 55 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc GĐ Giám đốc HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC BANG, SƠ ĐỒ Danh mục bảng Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền 10 Bảng 1.2. Thử nghiệm kiểm soát với nghiệp vụ bán hàng 19 Bảng 1.2. Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thu tiền 20 Bảng 1.3. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng 23 Bảng 1.4. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu tiền 24 Bảng 1.5. Thủ tục kiểm toán phải thu khách hàng 25 Bảng 2.1: Bảng phân tích doanh thu 35 Bảng 2.2. Bảng phân tích biến động doanh thu và tỷ suất lãi gộp đối với Thuê phòng nghỉ khách sạn như sau: 37 Bảng 2.3. Bảng phân tích doanh thu dịch vụ ăn uống 38 Bảng 2.4. Bảng phân tích doanh thu dịch vụ khác 39 Bảng 2.5. Bảng phân tích khoản phải thu khách hàng 40 Bảng 2.6. Bảng phân tích doanh thu dịch vụ phòng 41 Bảng 2.7. Bảng phân tích doanh thu dịch vụ Thuê phòng nghỉ hội nghị 42 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1: Chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất (thương mại) điển hình 3 Sơ đồ 1.2: Chức năng của chu trình bán hàng – thu tiền 5 Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền 12 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cùng với đó thách thức và cơ hội với mỗi cá nhân cũng như doanh nghiệp hay cả nền kinh tế ngày càng lớn. Cùng với đó thì các yêu cầu về minh bạch thông tin, kiểm soát hiệu quả hiệu năng trong quản lý ngày càng trở lên cấp thiết hơn lúc nào hết. Điều này tạo điều kiện phát triển cho các công ty kiểm toán nói chung và cho hoạt động kiểm toán nói riêng. Chu trình bán hàng – thu tiền là một chu trình rất quan trọng, liên quan tới nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên BCTC và có quan hệ mật thiết với BCTC của doanh nghiệp. Do đó kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền là một phần quan trọng trong kiểm toán BCTC. Nhận thức được vai trò của kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền cũng như muốn tiếp cận lý luận về phần hành kiểm toán này, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn thuế kế toán và kiểm toán VIệt Nam (AVINA), em đã chọn đề tài: “Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) thực hiện ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là nghiên cứu, tìm hiểu nội dung của kiểm toán trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC trên cơ sở thực tế đã thực hiện tại Công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA). Qua việc tìm hiểu này để rút ra nhận xét về ưu điểm và hạn chế của quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA). đồng thời đề ra phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, Chuyên đề này gồm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm hoạt động của chu trình bán hàng thu tiền ảnh hưởng tới kiểm toán BCTC tại công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) thực hiện tại khách hàng Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA)thực hiện CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CHU TRÌNH BÁN HÀNG THU TIỀN ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THUẾ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVINA) Đặc điểm chu trình bán hàng thu tiền có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính Vai trò, vị trí của chu trình bán hàng thu tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình diễn ra liên tục, các chu trình kinh doanh có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau đôi khi thể hiện mối quan hệ nhân - quả. Do đó, việc tiếp cận kiểm toán theo chu trình trong kiểm toán BCTC được xem là khả thi hơn so với chỉ kiểm toán theo khoản mục trong BCTC. Vốn bằng tiền Bán hàng thu tiền Tiếp nhận và Hoàn trả Mua hàng thanh toán Tiền lương và nhân viên Hàng tồn kho Sơ đồ 1.1: Chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất(thương mại) điển hình Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy chu trình Bán hàng thu tiền là chu trình cuối cùng trong vòng tuần hoàn vốn. Thế nhưng chu trình này lại cực kì quan trọng trong các doanh nghiệp,đăc biệt là doanh nghiệp SXKD hay thương mại dịch vụ bới kết quả của chu trình này được dùng để đánh giá hiệu quả của những chu trình trước đó và đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Bán hàng thu tiền là quá trình chuyển quyền sở hữu về hàng hóa và dịch vụ thông qua quá trình trao đổi hàng – tiền và chỉ kết thúc khi đã thu được tiền hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán. Một chu trình bán hàng thu tiền hiệu quả có nghĩa là vốn được huy động đúng mức, dòng tiền lưu thông một cách liền mạch tạo tiền đề cho sản xuất và các chu kỳ kinh doanh tiếp theo được thực hiện một cách liên tục. Và chu trình bán hàng thu tiền chính là chu trình cho ta thấy kết quả rõ ràng nhất của sự vận hành liên tục hệ thống sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động của cả công ty. Việc kiểm toán chu trình Bán hàng thu tiền liên quan đến nhiều khoản mục trên BCTC như: hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, doanh thu, tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu…nên nó có ảnh hưởng đến công việc kiểm toán của các chu trình, khoản mục khác: chu trình hàng tồn kho, chu trình tiền và kết quả hoạt động kinh doanh trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty khách hàng… Không những thế trong quá trình liên tục từ khâu xử lý đơn hàng đến duyệt đơn hàng, chuyển hàng… còn giúp ta đánh giá được sự tồn tại và hoạt động của HTKSNB, chỉ những điều đó cũng đủ để kết luận rằng Kiểm toán chu trình Bán hàng thu tiền có một vai trò quan trọng, không thể bỏ qua trong kiểm toán BCTC. 1.1.2 Chức năng của chu trình bán hàng - thu tiền ảnh hưởng đến kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền. Sách giáo trình kiểm toán tài chính trang 186, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân có ghi “Bán hàng – thu tiền (tiêu thụ) là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hóa qua quá trình trao đổi hàng – tiền (giữa khách thể kiểm toán với khách hàng của họ). Với ý nghĩa như vậy, quá trình này được bắt đầu từ yêu cầu mua của khách hàng (đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng…) và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng thành tiền.” Khái niệm “thu tiền” ở đây không phải chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp là khi người mua thanh toán tiền mới là thu tiền mà khái niệm này còn bao hàm cả việc khách hàng mua hàng và chấp nhận thanh toán. Do vậy, khi kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền còn bao hàm cả việc kiểm toán các khoản phải thu ở người mua hàng. Các chức năng của chu trình bán hàng thu tiền là: Xử lý đơn đặt hàng của người mua Xét duyệt bán chịu Chuyển giao hàng Gửi hóa đơn tính tiền cho người mua và ghi nghiệp vụ bán hàng Xử lý, ghi sổ các khoản thu tiền Xử lý, ghi sổ các khoản hàng bán bị trả lại, bớt giá Thẩm định và xóa sổ các khoản phải thu không thu được Dự phòng nợ khó đòi Sơ đồ 1.2: Chức năng của chu trình bán hàng – thu tiền Xử lý đơn đặt hàng của người mua: Có nhiều dạng khác nhau của đơn đặt hàng. Đó có thể là phiếu yêu cầu mua hàng hay yêu cầu mua qua thư, điện thoại. Sau đó là hợp đồng mua – bán hàng hóa dịch vụ. Công việc xử lý đơn đặt hàng là việc phân loại đơn đặt hàng theo một số tiêu chí cụ thể. Ví dụ như theo loại hàng mua, số lượng hàng mua, đối tượng mua hàng và có thể loại bỏ một số đơn đặt hàng không đạt tiêu chuẩn như yêu cầu của đơn vị. Có thể coi xử lý đơn đặt hàng của người mua là điểm khởi đầu của chu trình bán hàng thu tiền, tạo cơ sở pháp lý, đôi khi có thể thay thế cho hợp đồng của khách hàng. Xét duyệt bán chịu: Đơn vị đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của người mua để quyết định có nên bán chịu hay không, bán chịu một phần hay toàn bộ lô hàng. Quyết định này có thể đồng thời thể hiện trên hợp đồng kinh tế như một điều kiện đã được thỏa thuận tỏng quan hệ mua bán trong hợp đồng. Việc xét duyệt bán chịu rất quan trọng tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp bỏ qua khâu xét duyệt này hoặc nếu có thực hiện thì chỉ làm một cách đối phó dẫn đến nợ khó đòi, không thu hồi được công nợ. KTV khi kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền khá chú trọng tới việc đánh giá chức năng này vì nó giúp KTV đánh giá HTKSNB của khách hàng đối với khâu xét duyệt bán chịu có tốt không. Chuyển giao hàng: Đánh dấu bằng hàng hóa của doanh nghiệp chuyển giao cho khách về quyền sở hữu hàng hóa -một trong số 5 tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu. Đây có thể coi là thời điểm doanh nghiệp chấp nhận bán hàng và bắt đầu ghi sổ bán hàng. Chứng từ vận chuyển phải được lập tại thời điểm xuất hàng ra khỏi kho phù hợp với số lượng hàng xuất thực tế, phù hợp với hợp đồng và các chứng từ khác có liên quan. Các công ty có quy mô lớn có diễn biến thường xuyên về nghiệp vụ bán hàng thường lập sổ vận chuyển để cập nhật các chứng từ vận chuyển. Chứng từ vận chuyển là chứng từ chứng minh việc chuyển giao hàng hóa cho người mua là có thật. Do đó, để kiểm tra tính có thật của việc chuyển giao hàng KTV chỉ cần xem xét, đánh giá trên chứng từ vận chuyển. Gửi hóa đơn tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng: Nếu chứng từ vận chuyển là chứng từ chứng minh việc chuyển giao hàng thì hóa đơn bán hàng là cơ sở để ghi sổ kế toán nghiệp vụ bán hàng, cũng như doanh thu, thu nhập từ việc bán hàng hóa đó. Hóa đơn bán hàng ghi rõ mẫu mã, số lượng, giá cả hàng hóa bao gồm cả giá gốc, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, và tiền thuế giá trị gia tăng. KTV cần lưu ý đến tính hợp lệ của hóa đơn, loại hàng ghi trên hóa đơn, đơn giá, giá trị tổng cộng của lô hàng có phù hợp với hợp đồng đã ký kết hay quyết định bán hàng của ban GĐ không… Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền: Nếu khách hàng thanh toán bằng tiền, kế toán tiến hành ghi vào nhật ký thu tiền. Nếu khách hàng chưa thanh toán, đơn vị phản ánh trên tài khoản 131 và theo dõi chi tiết cho từng đối tượng công nợ và theo thời gian. Trong quá trình xử lý và ghi sổ khả năng bỏ sót hoặc dấu diếm các khoản thu tiền đặc biệt thu tiền mặt trực tiếp là rất lớn ví dụ như nhân viên bán hàng nhận được tiền rồi mà không nộp luôn cho công ty mà sử dụng vào mục đích tư lợi. Do đó, KTV cần đặc biệt chú ý đến thủ tục kiểm tra tính trọn vẹn và kịp thời của các nghiệp vụ mua hàng đã thanh toán. Xử lý và ghi sổ hàng bán bị trả lại và khoản bớt giá: các khoản giảm trừ doanh thu xảy ra khi khách hàng không thỏa mãn về hàng hóa khi đó người bán phải nhận lại hoặc phải giảm giá. Các chứng từ thường là bảng ghi nhớ, thư báo có, hóa đơn hàng bán bị trả lại…các chứng từ này cần phải được phê chuẩn trước khi ghi sổ - nguyên tắc thận trọng trong kế toán. KTV cần thực hiện nhiều hơn các thủ tục đánh giá tính trọn vẹn đối với nghiệp vụ hàng trả lại. Các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cần lưu ý đến thủ tục xác minh tính phê chuẩn và định giá. Thẩm định và xóa sổ các khoản phải thu không thu được: Công việc được thực hiện trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc không chịu thanh toán. Kế toán cần lập chứng từ xóa nợ, đưa khoản nợ phải thu này ra ngoài bảng cân đối kế toán, phản ánh đúng thực trạng và khả năng thu hồi công nợ của công ty. Tính định giá được KTV chú ý nhiều. Dự phòng nợ khó đòi: Trước khi khóa sổ và chuẩn bị báo cáo, kế toán ước tính về phần trăm có thể thu hồi được công nợ trong tương lai và phần trăm khả năng không thu hồi được theo thông tư 13 về xác định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Điều này lằ bắt buộc đối với tất cả các công ty nhằm minh bạch tình hình tài chính của đơn vị mình. KTV trong trường hợp này xem xét về cơ sở và phương pháp lập dự phòng đã đúng với quy định hiện hành hay chưa. Mục tiêu kiểm toán kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam( AVINA) 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ chính của kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng là xác minh và bày tỏ ý kiến. Chính vì thế mục tiêu tổng quát của kiểm toán tài chính là xác định tính trung thực hợp lý và hợp pháp của nghiệp vụ phát sinh và các báo đã được lập. Ở đây khái niệm trung thực hợp lý và hợp pháp được hiểu như sau: - Trung thực: là thông tin tài chính và tài kiệu kế toán phản ánh đúng sự thật nôi dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. - Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). Thế nhưng các mục tiêu xác minh tính trung thực hợp lý và hợp pháp của bảng khai tài chính cần được cụ thể hóa theo các yếu tố của hệ thống kế toán (phương pháp kế toán) trong quan hệ trược tiếp với việc hình thành các bảng này. Theo đó mục tiêu xác minh thường phải hướng tới là: - Tính hiệu lực (có thực) của các thông tin với ý nghĩa: các thông tin phản ánh tài sản hoặc nguồn vốn phải được đảm bảo bằng sự tồn tại thực tế của tài sản, của vốn hoặc tính thực tế xảy ra của nghiệp vụ. - Tính đầy đủ (trọn vẹn) : thông tin trên bảng khai tài chính không được bỏ sót trong qua trình xử lý. - Tính giá: tài sản hay giá phí (giá thành) dều được tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị pjair chi ra để mua hoặc thực hiên các hoạt động. - Tính chính xác về cơ học: chuyển sổ, sang trang… trong công nghệ cơ học. - Phân loại và trình bày: tuân thủ các quy định cụ thể trong phân loại tài sản và vốn cũng như trong quá trình kinh doanh qua hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết. - Quyền và nghĩa vụ: Tài sản trên bảng khai tài chính phải thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của đơn vị, vốn và công nợ phải phản ánh đúng nghĩa vụ tương ứng vủa đơn vi. Trên đây là những mục tiêu chung nhất của kiểm toán BCTC mà ở bất cứ chu trình khoản mục hay giai đoạn nào của cuộc kiểm toán KTV cũng hướng tới. Còn trong kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền KTV sẽ đưa ra các mục tiêu cụ thể, đặc thù cho khoản mục này. 1.2.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù Như chúng ta đã biết, chu trình bán hàng thu tiền được cấu thành từ các nghiệp vụ cụ thể và từ đó hình thành nên các khoản mục trên bảng khai tài chính nên các mục tiêu đặc thù của kiểm toán tài chính và mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ vì thế cũng phải phù hợp với các đặc điểm của phần hành kiểm toán này. Mặt khác, mặc dù các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền có quan hệ chặt chẽ và tạo nên chu trình xác định song mỗi loại nghiệp vụ này lại có yêu cầu riêng theo trình tự độc lập tương đối. Do đó, mục tiêu đặc thù cho các khoản mục và nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền cũng cần có định hướng cụ thể qua các mục tiêu kiểm toán đặc thù riêng biệt. Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đặc thù Nghiệp vụ bán hàng Mục tiêu kiểm toán đặc thù Nghiệp vụ phải thu Hợp lý chung Các nghiệp vụ bán hàng đều có căn cứ hợp lý, dựa trên cơ sở yêu cầu mua hàng đã được khách hàng chấp nhận Các khoản thu tiền đều đảm bảo hợp lý chung, phát sinh do hoạt động mua hàng của người mua Mục tiêu chung khác Hiệu lực (phát sinh) Việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán đến người mua là có thật, có chứng từ vận chuyển hợp lệ đi kèm Các khoản phải thu ở khách hàng là có thật, các khoản thu bằng tiền được ghi sổ thực tế đã nhập quỹ. Các thông tin phản ánh trên chứng từ, sổ sách và báo cáo có liên quan đến nghiệp vụ phát sinh là hoàn toàn có thật Trọn vẹn (đầy đủ) Các nghiệp vụ bán hàng đã xảy ra trên thực tế đều được ghi sổ Mọi khoản tiền đã thu và các khoản phải thu ở khách hàng đều được ghi sổ. Nếu xuất hiện khoản phải thu từ người mua thì tất cả phải được ghi chép vào sổ kế toán tại khoản mục Nợ phải thu khách hàng của đơn vị Quyền nghĩa vụ Hàng hóa đã được xuất kho bán cho khách hàng là hàng hóa thuộc quyền sở hữu của đơn vị Các khoản phải thu chứng tỏ doanh nghiệp có quyền đòi tiền trong tương lai của đơn vị đối với con nợ. Các khoản phải thu phải chi tiết cho từng đối tượng công nợ Định giá Hàng hóa đã vận chuyển và có hóa đơn ghi rõ số lượng, chủng loại, giá bán. Giá bán ghi trên hóa đơn là giá bán được niêm yết trong bảng giá của đơn vị hoặc giá thỏa thuận riêng giữa người bán và người mua Các khoản phải thu được đánh giá đúng về tuổi nợ, khả năng trả nợ, kể cả việc lập dự phòng trong trường hợp người mua không có khả năng trả nợ. Đối với các nghiệp vụ thu tiền bằng ngoại tệ, KTV cần quan tâm tới tỷ giá hối đoái quy đổi Phân loại Nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp: theo từng loại doanh thu (511, 512), theo từng loại thuế suất ( 0, 5, 10%) Các khoản phải thu được phân loại đúng. Các khoản phải thu được phân loại đúng đối tượng công nợ Chính xác cơ học Các nghiệp vụ bán hàng được tính toán đúng; các con số cộng sổ, chuyển sổ, lên báo cáo đều khớp đúng Giá trị của các khoản phải thu được tính toán chính xác và cộng dồn, chuyển sổ đúng Các mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ Phê chuẩn Các nghệp vụ bán hàng, vận chuyển đặc biệt là nghiệp vụ bán chịu đều được sự phê chuẩn đúng đắn Tất cả những thay đổi liên quan đến việc quản lí và thu hồi công nợ về thể thức, thời gian, thủ tục thanh toán tiền hàng đều được cho phép đúng đắn Đúng kỳ Các nghiệp vụ bán hàng phát sinh tại thời điểm nào thì ghi sổ vào thời điểm đó Các nghiệp vụ phải thu được ghi nhận khi có đầy đủ bằng chứng ghi nhận đó là một khoản phải thu của đơn vị và phải được ghi sổ đúng kỳ 1.3 Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) thực hiện Do chu trình bán hàng thu tiền là một phần hành quan trọng trong kiểm toán BCTC nên quy trình thực hiện kiểm toán chu trình này cũng phải tuân thủ chặt chẽ quy trình chung của công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) đề ra. Các KTV thực hiện cuộc kiểm toán cụ thể sẽ dựa vào quy trình công ty đã đề ra và tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng mà áp dụng cho phù hợp. Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền Giai đoạn 1 Chuẩn bị kiểm toán Giai đoạn 2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán Giai đoạn 3 Kết thúc kiểm toán Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán, nó có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán. Nên công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) rất quan tâm tới giai đoạn này. Bước công việc này thường do các KTV cao cấp thực hiện và quy trình công việc sau: Lập kế hoạch kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán số 300 về lập kế hoạch kiểm toán “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợ
Luận văn liên quan