Đề tài Bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam

Với mục đích điều chỉnh các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế (quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài), việc áp dụng các quy phạm của tư pháp quốc tế đã gây nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là việc phải áp dụng các quy phạm xung đột theo yêu cầu thực tiễn. Do tính chất phức tạp của các quy phạm này, đặc biệt là trong trường hợp phải áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của các quy phạm xung đột làm sao khi áp dụng phải đảm bảo cân bằng giữa lợi ích quốc gia và các lợi ích quốc tế. Đặc biệt trong trường hợp pháp luật nước ngoài có nội dung trái với các qui định của pháp luật, xâm phạm những lợi ích, đường lối mà nhà nước có tòa án giải quyết đang bảo vệ, nói cách khác pháp luật nước ngoài trái trật tự công của quốc gia có tòa án giải quyết vụ việc. Vấn đề này trong lĩnh vực tư pháp quốc tế được gọi là “bảo lưu trật tự công cộng” – một trường hợp ngoại lệ khi tòa án áp dụng các quy phạm xung đột trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhóm chúng em xin được trình bày một số ý kiến về vấn đề: “Bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế. Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” trong bài viết dưới đây. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Với mục đích điều chỉnh các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế (quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài), việc áp dụng các quy phạm của tư pháp quốc tế đã gây nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là việc phải áp dụng các quy phạm xung đột theo yêu cầu thực tiễn. Do tính chất phức tạp của các quy phạm này, đặc biệt là trong trường hợp phải áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của các quy phạm xung đột làm sao khi áp dụng phải đảm bảo cân bằng giữa lợi ích quốc gia và các lợi ích quốc tế. Đặc biệt trong trường hợp pháp luật nước ngoài có nội dung trái với các qui định của pháp luật, xâm phạm những lợi ích, đường lối mà nhà nước có tòa án giải quyết đang bảo vệ, nói cách khác pháp luật nước ngoài trái trật tự công của quốc gia có tòa án giải quyết vụ việc. Vấn đề này trong lĩnh vực tư pháp quốc tế được gọi là “bảo lưu trật tự công cộng” – một trường hợp ngoại lệ khi tòa án áp dụng các quy phạm xung đột trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhóm chúng em xin được trình bày một số ý kiến về vấn đề: “Bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế. Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” trong bài viết dưới đây. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Khái niệm bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế ở Việt Nam Khái niệm “Trật tự công” (public policy) hay (public order) là một thuật ngữ pháp lý có nội hàm hết sức trừu tượng, phức tạp. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Trên thực tế, mỗi quốc gia xuất phát từ những lợi ích, đường lối phát triển khác nhau trong việc bảo vệ những giá trị nền tảng của mình nên khái niệm “Trật tự công’’ cũng mang màu sắc quốc gia. Trong tư pháp quốc tế, vấn đề bảo lưu trật tự công được sử dụng “ khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, nhưng không áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài đó (mà trên thực tế đáng lẽ sẽ được áp dụng), hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của toà án nước ngoài, do phán quyết đó làm phát sinh một tình thế trái với các nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật của mình hoặc nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài là vi phạm các quy định có tính chất thiết lập nền tảng chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia” Từ điển “ thuật ngữ pháp lý” – Lexique des termes juridique, Nhà xuất bản Dalloz, xuất bản lần thứ 13 năm 200,1 tr 392. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước đều có các quy định liên quan đến việc bảo vệ trật tự công, đặc biệt vấn đề này được sử dụng khá phổ biến trong tư pháp quốc tế, khi cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, trong đa số các văn bản pháp luật Việt Nam, khái niệm “trật tự công cộng” rất ít được sử dụng, mà thay vào đó nhà lập pháp Việt Nam thiên về sử dụng thuật ngữ “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Đây là một điểm khác biệt với các văn bản pháp luật trước đây, vì hầu hết các vản bản pháp luật trước đây (Bộ luật hàng hải 1990, Luật hàng không dân dụng 1991, Luật thương mại 1997…) sử dụng thuật ngữ “không trái với pháp luật Việt Nam” hoặc “không trái với trật tự và lợi ích công cộng của Việt Nam”. Nếu quy định như cũ thì hầu như trong hầu hết các trường hợp pháp luật nước ngoài sẽ không được áp dụng tại Việt Nam, do các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam là rất phổ biến, trong khi đó không phải tất cả các quy định cụ thể đều có tính chất bảo lưu trật tự công cộng. Vì thế, để pháp luật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam, việc xác định rõ là “không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể tham gia các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ có yếu tố nước ngoài nói riêng. Có thể thấy, trong pháp luật Việt Nam, hai khái niệm “trật tự công cộng” và “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” được sử dụng với ý nghĩa dường như là một. Có thể hiểu các nhà lập pháp Việt Nam muốn sử dụng một thuật ngữ rõ ràng hơn, phù hợp với trình độ hiểu biết của xã hội hơn. Tuy nhiên theo một số tác giả và đặc biệt là tác giả Đặng Hoàng Oanh có bình luận về vấn đề này thì: “…cho đến  thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa hề có một văn bản pháp luật, một tài liệu pháp lý hay một thực tiễn xét xử nào đưa ra định nghĩa về “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Một số đạo luật lớn như Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại… có đưa ra một số nguyên tắc chung, nhưng chỉ có tính chất đặc thù dành để áp dụng cho riêng cho Bộ luật hay đạo luật đó mà thôi. Rõ ràng là không thể tìm được “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” bằng cách cộng dồn những nguyên tắc đặc thù đã được quy định trong từng đạo luật riêng lẻ hiện nay”. Đặng Hoàng Oanh “ Những vấn đề tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài: Thử nhìn từ vụ việc TYCO” Như vậy, việc sử dụng thuật ngữ “trật tự công” hay “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” trong pháp luật Việt Nam cho đến nay cũng vẫn được hiểu chung chung, trừu tượng và hệ quả là việc hiểu và giải thích chúng trên thực tế chủ yếu vẫn thuộc thẩm quyền của các cơ quan áp dụng pháp luật trong mỗi tình huống pháp lý cụ thể. Theo quan điểm trong Giáo trình tư pháp quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay thì các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam được hiểu là hệ thống các nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ở một số văn bản pháp luật khác. Để hiểu rõ hơn khái niệm này, chúng ta sẽ tìm hiểu một ví dụ: Giả định, khi đăng ký kết hôn cho trường hợp giữa một nữ công dân Việt Nam (A) và nam công dân nước B (là một quốc gia hồi giáo, pháp luật nước B này còn công nhận chế độ hôn nhân đa thê). Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam sẽ áp dụng Điều 103 luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để xem xét điều kiện kết hôn cho các bên. Theo Điều 103 khoản 1, đoạn 1 thì nguyên tắc xác định hệ thống pháp luật được áp dụng trong trường hợp này là nguyên tắc “Luật quốc tịch của của các bên”, nghĩa là mỗi bên sẽ tuân thủ pháp luật nước mà họ có quốc tịch về điều kiện kết hôn. Như vậy, nếu xét riêng quy định này (Điều 103 khoản 1 đoạn 1, có tính chất là một quy phạm xung đột) thì khả năng quy phạm này sẽ dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật nước B để xem xét điều kiện kết hôn của B. Giả định công dân B đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật nước B kể cả việc công nhận anh B có quyền kết hôn đa thê. Trong tình huống này nếu áp dụng Điều 103 khoản 1 nói trên sẽ dẫn đến hậu quả là cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài có nội dung vi phạm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” (hay trật tự công Việt Nam) vì pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam chỉ công nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tại Điều 9 của luật hôn nhân năm 2000. Và do vậy trong trư ờng hợp này cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối (hay loại bỏ) không áp dụng pháp luật nước ngoài đó để bảo vệ trật tự công của Việt Nam. Pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế Hiện nay, vấn đề bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế ở Việt Nam được thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tuy nhiên, điển hình là tại một số văn bản sau: Bộ luật dân sự 2005: Theo Điều 759 khoản 3, 4 Bộ luật dân sự 2005 về nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế trong tư pháp quốc tế quy định về việc pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng trong trường hợp: Thứ nhất, “việc áp dụng” không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; Thứ hai, “hậu quả của việc áp dụng” không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; Thứ ba, các bên có thỏa thuận và sự thỏa thuận đó cũng không được trái với quy định của Bộ luật dân sự và văn bản pháp luật khác. Tập quán quốc tế được áp dụng khi: Bộ luật dân sự và các văn bản khác của nước ta hay các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên, hợp đồng dân sự giữa các bên không có quy định về vấn đề đó và “việc áp dụng” hoặc “hậu quả của việc áp dụng” không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, nếu trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật nước ngoài hay tập quán quốc tế sẽ không được áp dụng trong mọi trường hợp. Luật thương mại 2005: Tại Điều 5, khoản 2 Luật thương mại 2005 quy định: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thuơng mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thuơng mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Pháp luật nước ngoài hay tập quán thương mại quốc tế được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Các bên có thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài; - Pháp luật nước được chọn không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tê chỉ dành cho trường hợp các bên trong giao dịch có thỏa thuận áp dụng luật đó. Cũng giống như quy định tại Bộ luật dân sự, pháp luật nước ngoài cũng sẽ không được áp dụng khi nó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Luật Đầu tư 2005: Điều 5 khoản 4 Luật đầu tư năm 2005: “Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Theo quy định trên, pháp luật nước ngoài, tập quán đầu tư quốc tế được áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài khi thỏa mãn các điều kiện: - Pháp luật Việt Nam chưa có quy định; - Các bên trong hợp đồng thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài; - Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nếu trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì đương nhiên pháp luật nước đó hay tập quán đó sẽ không được áp dụng trong giao dịch. Luật các tổ chức tín dụng 2010: Điều 3 khoản 2 Luật các tổ chức tín dụng 1997 ghi nhận: “Các bên tham gia hoạt động ngân hàng có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Kế thừa tư tưởng đó, tại Điều 4 khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011 cũng nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành; b) Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam”. Theo quy định trên thì tập quán thương mại không được áp dụng khi nó trái với pháp luật Việt Nam. Như phần đầu đã phân tích, việc quy định chung chung “không trái với pháp luật Việt Nam là không còn phù hợp nữa và nên chăng phải quy định lại là “không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” để phù hợp với tinh thần của các văn bản khác. Bộ luật hàng hải 2005: Tại Điều 4, khoản 3 Bộ luật hàng hải 2005 quy định: “trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thoả thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với các quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Như vậy, đối với các quan hệ liên quan đến hoạt động hàng hải, bất kể có yếu tố nước ngoài hay không thì đều có thể áp dụng pháp luật nước ngoài. Việc áp dụng này được thực hiện trong hai trường hợp là: Thứ nhất, do Bộ luật hàng hải quy định; Thứ hai, do có thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “có thể” mang tính chất chỉ là khả năng áp dụng, có thể sẽ không được áp dụng. Trong khi đó luật nước ngoài sẽ được áp dụng trong mọi trường hợp khi “không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Do vậy, phải khẳng định là áp dụng, chứ không phải là “có thể”. Và giống như các trường hợp khác, nếu pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì nó cũng không được áp dụng. Luật Hôn nhân- gia đình 2000: Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: “Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc quy định trong Luật này.”. Như vậy, pháp luật nước ngoài được áp dụng trong hai trường hợp là: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản luật khác của Việt Nam có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài; Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định áp dụng pháp luật nước ngoài. Đương nhiên pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng khi nó không trái với các quy định trong Luật hôn nhân- gia đình năm 2000. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản trong trường hợp này được quy định ngay tại Điều 2 của Luật hôn nhân gia đình. Quy định rõ ràng như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình, cũng như cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật. Việc không quy định giống các văn bản khác như trong bài viết đã phân tích, tức Luật hôn nhân – gia đình năm 2000 không sử dụng thuật ngữ “không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” mà sử dụng một thuật ngữ có tính chất cụ thể hơn là “không trái với các nguyên tắc quy định trong Luật này” không hề có sự mâu thuẫn, vì Luật hôn nhân- gia đình được ban hành trên cơ sở có sự phù hợp với thực tiễn và các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam. Đây chỉ là sự cụ thể hóa các nguyên tắc đó cho phù hợp với đặc thù của các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Bảo lưu trật tự công cộng đối với việc công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và trọng tài nước ngoài. Vấn đề bảo lưu trật tự công cũng được áp dụng trong trường hợp tòa án Việt Nam cần công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài hoặc của trọng tài quốc tế. Bởi vì đây là các bản án do tòa án nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế xét xử giải quyết theo pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. Về nguyên tắc tòa án Việt Nam (tòa án nước được yêu cầu công nhận) sẽ không xét xử lại nội dung vụ việc trừ một trư ờng hợp khi bản án quyết định dân sự của tòa án hoặc trọng tài nước ngoài trái với “các nguyên tắc cơ bản” hoặc “trật tự công” của Việt Nam. Cụ thể tại Điều 356 khoản 6 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định:  Những bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu “…việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.” Tương tự, tại Điều 370 khoản 1 điểm b của Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định về những trường hợp tòa án sẽ không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp: “Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Điều 54 khoản 6 Pháp lệnh trọng tài năm 2003 cũng đưa ra quy định về các căn cứ huỷ quyết định trọng tài nếu“Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam” Như  vậy, có thể thấy các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của toà án nước ngoài hoặc phán quyết của trọng tài nước ngoài, căn cứ huỷ quyết định trọng tài khi các bản án, quyết định đó trái trật tự công của Việt Nam sẽ không đuợc công nhận có hiệu lực tại Việt Nam Hướng hoàn thiện về bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế Đối với các cơ quan Lập pháp Cần xây dựng các quy định mang tính nguyên tắc cũng như có hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế (đặc biệt các qui định về việc áp dụng các quy phạm xung đột trong mối tương quan với các quy phạm luật nội dung khác). Rộng hơn nữa cần xây dựng các nguyên tắc về thứ bậc áp dụng các loại nguồn luật trong các quan hệ pháp lý có tính chất quốc tế. Nếu trong nội luật chưa có điều kiện xây dựng và hoàn thiện các quy phạm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế thì cần thừa nhận các loại nguồn pháp luật quốc tế khác (điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế), trong những chừng mực có thể, nên thừa nhận các nguồn luật bổ trợ (án lệ quốc tế, công trình nghiên cứu, các học thuyết…) bên cạnh các nguồn luật chính thống của tư pháp quốc tế vì đây là một ngành luật còn thiếu rất nhiều các quy định tương xứng THS Bùi Thị Thu “Vấn đề bảo lưu trật tự công trong tư pháp quốc tế Việt Nam” Đối với các cơ quan xét xử Trong hoàn cảnh pháp luật chưa quy định (hoặc có nhưng chưa đầy đủ) cần phải có các giải thích về ”các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” hoặc các quy định về khái niệm ’’trật tự công” một cách thống nhất tại hệ thống các cơ quan xét xử. Thông qua thực tiễn xét xử (đặc biệt trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài), ngành tòa án nên tổng kết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài, qua đó tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả tham khảo thực tiễn xét xử của tòa án các nước để có giải pháp đúng đắn, phù hợp THS Bùi Thị Thu “Vấn đề bảo lưu trật tự công trong tư pháp quốc tế Việt Nam” . Nên hệ thống hóa, và có cách giải thích thống nhất về khái niệm trật tự công và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam theo hướng : - Nên hiểu mọi hành vi vi phạm “luật công” là vi phạm trật tự công; - Nên thừa nhận và xác định rõ các quy phạm mang tính chất mệnh lệnh, đây là các quy phạm áp dụng bắt buộc đối với các quan hệ pháp luật trong nước và cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. - Nếu dùng các thuật ngữ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì cần chỉ rõ hệ thống các nguyên tắc đó như Tôn trọng và tuân thủ pháp luật quốc tế, các nguyên tắc hiến định là tối cao và luôn phải tuân thủ… - Nên công bố các bản án quyết định (không chỉ giới hạn ở các bản án, quyết định của Tòa án tối cao như hiện nay). Cần xây dựng thành một tài liệu pháp lý như sổ tay thẩm phán để đạt được sự chấp nhận chung của các nhà làm luật cũng như thực hiện công tác xét xử. §ặc biệt, cÇn nâng cao kiến thức cho các cơ quan thực thi pháp luật, các thẩm phán trẻ và luật gia trẻ trong tương lai để họ có thể trở thành những người bảo vệ công lý, bảo vệ những lợi ích của toàn thể cộng đồng thực sự.
Luận văn liên quan