Thiên nhiên là điều kiện sinh tồn của con người. Nhưng đồng thời thiên nhiên cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, tai họa. Những tai biến do thiên nhiên gây ra có sức tàn phá vô cùng khốc liệt, trong đó phải kể đến những thiên tai như: động đất, núi lửa, lũ quét đặc biệt là bão.
Bão nhiệt đới là hiện tượng thiên tai của tự nhiên, nó hình thành và ảnh hưởng trên một khu vực rộng lớn với mức độ phá hủy nghiêm trọng, gây ra những hậu quả nặng nề tới hoạt động kinh tế và đời sống con người.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của bão là những nước nằm trong khu vực nhiệt đới (trong đó có Việt Nam). Ở những quốc gia này đã lập ra các trung tâm nghiên cứu, dự báo bão nhằm hạn chế tối đa những hậu quả do bão gây ra, nhất là khu vực nhiệt đới nơi có cường độ, số lượng và tần suất các cơn bão mạnh nhất.
Ngày nay, mặc dù khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại song thực tế con người vẫn chưa thể chinh phục được sức mạnh của tự nhiên, trong đó có bão. Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu các trận bão có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta tìm hiểu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh cũng như quy luật phân bố bão nhiệt đới, từ đó đưa ra các biện pháp dự báo, phòng chống và khắc phục những hậu quả mà bão gây ra.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Bão nhiệt đới”.
49 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3128 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bão nhiệt đới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Thiên nhiên là điều kiện sinh tồn của con người. Nhưng đồng thời thiên nhiên cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, tai họa. Những tai biến do thiên nhiên gây ra có sức tàn phá vô cùng khốc liệt, trong đó phải kể đến những thiên tai như: động đất, núi lửa, lũ quét… đặc biệt là bão.
Bão nhiệt đới là hiện tượng thiên tai của tự nhiên, nó hình thành và ảnh hưởng trên một khu vực rộng lớn với mức độ phá hủy nghiêm trọng, gây ra những hậu quả nặng nề tới hoạt động kinh tế và đời sống con người.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của bão là những nước nằm trong khu vực nhiệt đới (trong đó có Việt Nam). Ở những quốc gia này đã lập ra các trung tâm nghiên cứu, dự báo bão nhằm hạn chế tối đa những hậu quả do bão gây ra, nhất là khu vực nhiệt đới nơi có cường độ, số lượng và tần suất các cơn bão mạnh nhất.
Ngày nay, mặc dù khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại song thực tế con người vẫn chưa thể chinh phục được sức mạnh của tự nhiên, trong đó có bão. Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu các trận bão có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta tìm hiểu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh cũng như quy luật phân bố bão nhiệt đới, từ đó đưa ra các biện pháp dự báo, phòng chống và khắc phục những hậu quả mà bão gây ra.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Bão nhiệt đới”.
II. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
II.1. Mục đích
Tìm hiểu khái quát về bão nhiệt đới: điều kiện hình thành, cơ chế, sự di chuyển, cách đặt tên cho bão.
Tìm hiểu những ảnh hưởng của bão đến hoạt động kinh tế và đời sống con người, từ đó đề ra một số biện pháp phòng tránh.
Mặt khác đề tài của chúng tôi thực hiện còn nhằm mục đích nâng cao vốn hiểu biết của bản thân. Đồng thời chúng tôi cũng hi vọng đề tài sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên Địa lí có thể học tốt chuyên ngành của mình.
II.2. Nhiệm vụ
Phân tích nguyên nhân hình thành và cấu trúc của một cơn bão.
Phân tích các giai đoạn hình thành.
Tìm hiểu phạm vi hoạt động của bão nhiệt đới và các cách đặt tên cho bão
Đưa ra những biện pháp nhằm dự báo, khắc phục và phòng chống bão.
Nghiên cứu một số cơn bão lớn ở trên thế giới và Việt Nam.
II.3. Giới hạn nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, tài liệu và vốn hiểu biết của bản thân nên đề tài chỉ tập trung ngiên cứu khái quát về bão hình thành và hoạt động trong khu vực nhiệt đới.
III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
III.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về bão không phải là một vấn đề mới, ngay từ thời xa xưa, người Maya cổ đại ở Nam Mỹ đã sớm đề cập đến những cơn bão trong những chữ tượng hình của họ, còn được lưu giữ lại đến ngày nay.
Trong những giai đoạn đầu (trước công nguyên), con người đã khảo sát địa lí và tích lũy những số liệu về biển, đồng thời mô tả những hiện tượng cơ bản nhất xảy ra trên biển và đại dương trong đó có bão. Song lúc đó các số liệu này mới chỉ được thu thập một cách ngẫu nhiên và rời rạc từ những người đi biển đánh bắt hải sản hay các cuộc giao lưu buôn bán giữa các miền và các khu vực trên đại dương.
Ý thức được mức độ nguy hại của các cơn bão, ngay từ thế kỉ 19, hội nghị khí tượng thế giới đã thường xuyên được tổ chức; đến năm 1947, từ hội nghị chuyển thành tổ chức và có quy chế chính thức thành Tổ chức Khí tượng thế giới (23.3.1950). Ngày 20 tháng 12 năm 1951 tổ chức này trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Đến năm 2004 có 187 thành viên (quốc gia và vùng lãnh thổ).
Tổ chức Khí tượng thế giới có nhiệm vụ thúc đẩy sự hợp tác về thông tin trong lĩnh vực khí tượng trên thế giớí, thiết lập mạng lưới dịch vụ khí tượng và mạng lưới các trạm khí tượng của từng nước và của các khu vực, giúp sử dụng các thông tin về khí tượng trong hàng không, hàng hải, công nghiệp và các hoạt động khác của con người, thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu, đào tạo trong các lĩnh vực khí tượng. Tổ chức Khí tượng thế giới có sáu hiệp hội khu vực gồm: 1) Châu Phi; 2) Châu Á; 3) Nam Mĩ; 4) Bắc, Trung Mĩ và Caribê; 5) Tây Nam Thái Bình Dương; 6) Châu Âu.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu các cơn bão hoạt động ngày càng phức tạp gây ra nhiều khó khăn cho công tác dự báo. Vừa qua, Tổ chức Khí tượng thế giới đã lập một ủy ban gồm 10 chuyên gia để nghiên cứu về các cơn bão và biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhìn chung cường độ bão sẽ tăng từ 2 tới 11%, đổi lại số lượng bão sẽ giảm 6 -34%. Điều đáng chú ý là số lượng bão có cường độ yếu và trung bình sẽ giảm, trong khi những cơn bão mạnh sẽ tăng lên do tình trạng ấm lên của trái đất.
Để đối phó với sự hoạt động ngày một phức tạp của các cơn bão, con người đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và phát minh ra những thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và dự báo. Mới đây, cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa vào sử dụng loại máy bay không người lái chuyên thực hiện các chuyến bay nghiên cứu để giám sát thiên tai và vừa qua Nasa cũng cho vào hoạt động loại máy bay DC - 8 có gắn các thiết bị nghiên cứu tâm bão nhiệt đới.
Máy bay DC-8 của NASA có các thiết bị nghiên cứu tâm bão nhiệt đới
Máy bay không người lái có thể bay vào vùng nguy hiểm của cơn bão để thu thập dữ liệu
Hình 1: Một số thiết bị nghiên cứu bão hiện đại
III. 2. Ở Việt Nam
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với biển Đông và khu vực tây bắc Thái Bình Dương, Việt Nam có điều kiện và tài nguyên khí hậu phong phú, đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ vì đây là một trong những ổ bão lớn trên thế giới. Từ xa xưa, nhân dân Việt Nam đã biết khai thác các mặt thuận lợi của thời tiết, khí hậu, đồng thời đấu tranh ngăn ngừa và hạn chế thiên tai để tồn tại và phát triển. Nhiều tư liệu về quan trắc và đo đạc khí tượng thủy văn từ các triều đại phong kiến còn lưu trữ đến ngày nay. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX các hoạt động khí tượng thuỷ văn mới được tiến hành có hệ thống, đặc biệt từ sau ngày đất nước được độc lập, ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam được khôi phục, phát triển và phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1976, Trung tâm Khí tượng thủy văn (KTTV) được thành lập. Trung tâm KTTV Quốc gia chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, hải dương phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
Hệ thống dự báo KTTV gồm 3 cấp:
- Trung ương: do Trung tâm dự báo KTTV Trung ương đảm nhiệm.
- Khu vực: do các Đài KTTV khu vực đảm nhiệm.
- Tỉnh: do các Trung tâm dự báo KTTV tỉnh đảm nhiệm.
Việt Nam là thành viên của tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) từ năm 1955 và kế tục từ năm 1976. Nước ta có quan hệ với nhiều tổ chức trên thế giới và khu vực: UNDP, UNEP, UNESCO, ESCAP, APEC, Ủy ban bão, Khí tượng và tiểu ban Vật lý địa cầu của ASEAN (ASCMG), WB, ADB, v.v… Nhiều nước trên thế giới đã có quan hệ thường xuyên với trung tâm KTTV Quốc gia trên các mặt trao đổi số liệu, sản phẩm KTTV, chuyển giao công nghệ, trung tâm KTTV quốc gia thực hiện việc quan trắc, thu thập, chỉnh lý số liệu KTTV và trao đổi các thông tin KTTV trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, nước ta còn ký nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương với các cơ quan Khí tượng các nước và các tổ chức quốc tế.
Trong tương lai, Việt Nam tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế theo hình thức song phương và đa phương. Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn viện trợ ODA trên cơ sở nâng cao năng lực tiếp nhận và khai thác các dự án ODA. Mở rộng quan hệ hợp tác với tổ chức quốc tế (WMO, UNESCAP, UNESCO, UNEP, IHP, Ủy ban bão, ASCMG, v.v.) và các nước (ASEAN, Pháp, Nhật Bản, Italia và Nauy, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Hoa Kỳ…) trong lĩnh vực KTTV và môi trường.
IV. Các phương pháp nghiên cứu
IV.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu là bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu đề tài. Hiện tượng bão đã được nhiều tác giả đề cập đến, vì vậy việc thu thập chọn lọc các nguồn tài liệu từ nhiều tác giả là một vấn đề đòi hỏi người nghiên cứu phải có tư duy logic, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn như: sách giáo trình, báo chí, internet… Tất cả những nguồn tài liệu đó sẽ giúp chúng ta hiểu và có cách đánh giá tổng quan hơn về vấn đề này.
IV.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Phương pháp này được dùng để xử lí, phân tích các thông tin thu thập được trong sách giáo trình, sách tham khảo, các bài báo, internet. Từ đó giúp chúng tôi chọn lọc sắp xếp, trình bày vấn đề sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất.
IV.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của bộ môn Địa lí, sử dụng bản đồ không chỉ khái quát hóa nội dung mà còn chỉ ra được các mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu với các thành phần tự nhiên khác.
V. Những góp của đề tài
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn hiểu sâu hơn về các hiện tượng tự nhiên cụ thể là những vấn đề về bão nhiệt đới. Chúng tôi thấy rằng sau khi hoàn thành đề tài sẽ có một số đóng góp sau:
- Đề tài đã khái quát được thế nào là bão nhiệt đới, điều kiện hình thành, cơ chế, sự di chuyển, đặt tên cũng như các công tác dự báo bão ở Việt Nam và trên thế giới.
- Đề tài cũng đánh giá được những ảnh hưởng của bão đến hoạt động kinh tế và đời sống con người.
- Đề tài sau khi hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu rất bổ ích cho học sinh, sinh viên, những người muốn tìm hiểu về bão nhiệt đới.
VI. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về bão nhiệt đới.
- Chương II: Khái quát chung về bão nhiệt đới.
- Chương III: Một số cơn bão tiêu biểu ở trên thế giới và Việt Nam từ năm 2005 đến nay.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÃO NHIỆT ĐỚI
I.1. Cơ sở lí luận
I.1.1. Giới hạn vùng nhiệt đới và phạm vi hoạt động của bão nhiệt đới
I.1.1.1. Giới hạn vùng nhiệt đới
Hiện nay có một số cách xác định miền nhiệt đới: theo quan điểm địa lí và theo quan điểm khí tượng. Theo quan điểm địa lí, miền nhiệt đới là miền nằm ở 2 phía xích đạo và giới hạn bởi 2 chí tuyến bắc (23027’B) và chí tuyến nam (23027’N) . Nhưng trong khí tượng người ta coi miền nhiệt đới là miền nằm giữa 2 vĩ tuyến 300 B và 300 N, là đường phân chia hoàn lưu khí quyển thịnh hành đới gió Đông (trong miền nhiệt đới) và gió tây ôn đới.
Miền nhiệt đới có nhiều đặc điểm khác biệt so với các miền khí hậu khác về chế độ bức xạ và chế độ ẩm dẫn đến sự khác biệt đáng kể trong các đặc điểm hoàn lưu so với miền ngoại nhiệt đới.
Về chế độ nhiệt: ở miền nhiệt đới, tia bức xạ Mặt trời hầu như chiếu vuông góc với mặt đất nên ở đây có lượng bức xạ nhiệt rất lớn (trên lục địa 180 -200 kcal/cm2/năm, trên đại dương 160 kcal/cm2/năm) và khá đồng đều trên toàn miền. Chính vì vậy miền nhiệt đới là nguồn nhiệt, từ đây vận chuyển nhiệt về phía hai cực.
Lượng nhiệt lớn cung cấp cho quá trình bốc hơi từ các đại dương rộng lớn miền cận nhiệt và nhiệt đới tạo nguồn cung cấp ẩm lớn được tín phong đưa từ trạm cao áp cận nhiệt (khoảng vĩ độ 30) vào dải hội tụ nhiệt đới gần xích đạo tạo thành các dải mây tích và tũ tích cho mưa rào và giông ở khu vực xích đạo. Trong những điều kiện thuận lợi, một trong các nhiễu động trên dải hội tụ nhiệt đới có thể khơi sâu và phát triển thành các xoáy thuận nhiệt đới, các cơn bão cho mưa to gió lớn với nhiều đặc trưng khác biệt so với xoáy thuận ngoại nhiệt đới.
Về chế độ ẩm: ở miền nhiệt đới có sự khác biệt lớn giữa lục địa và đại dương. Trên lục địa độ ẩm cực kì thấp, mưa rất ít nhưng đôi khi có cường độ lớn thậm chí sinh ra lũ lụt. Ngược lại, ngoài đại dương lượng bốc hơi lớn nên độ ẩm rất cao. Lượng mưa trung bình khoảng 1000 - 2000mm/năm.
I.1.1.2. Phạm vi hoạt động của bão nhiệt đới
Bão nhiệt đới là bão hoạt động mạnh trong các vĩ độ nhiệt đới. Nhà khí tượng Erik Palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20o vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27oC trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để tạo năng lượng cho bão hình thành và lực Côriôlit đủ lớn để tạo xoáy. Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5o vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực Côriôlit quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.
Hiện nay người ta đã xác định 5 khu vực được gọi là “ổ bão nhiệt đới” trên toàn hành tinh chúng ta là:
- Ở bán cầu Bắc: có 3 ổ bão lớn nằm ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương, tây bắc Đại Tây Dương và bắc Ấn Độ Dương.
- Ở Nam bán cầu: có 2 ổ bão lớn là tây nam Thái Bình Duơng và nam Ấn Độ Dương.
Như vậy ta thấy các vùng biển nhiệt đới thuộc Nam Mỹ và tây nam châu Phi hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bão là do tại những khu vực này vào đầu mùa hè nhiệt độ nước trên biển thấp hơn các vùng nhiệt đới khác cùng vĩ độ. Sở dĩ như vậy vì tại đây tồn tại những dòng biển lạnh, không cung cấp đủ năng lượng cần thiết giúp cho việc hình thành bão.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thụy trong cuốn “Nghiên cứu khí quyển toàn cầu” xuất bản năm 1980, trung bình hàng năm trên Trái đất có gần 70 cơn bão nhiệt đới xuất hiện vào mùa hạ và mùa thu, mùa đông hầu như không có bão. Số lượng các cơn bão này được phân bố chủ yếu như sau:
Ổ bão
Số cơn bão
Tỉ lệ (%)
I. Đông bắc Thái Bình Dương
Tây bắc Đại Tây Dương (kể cả biển Caribe và vịnh Mehico)
10
7
16
11
II. Tây bắc Thái Bình Dương
22
36
III. Vịnh Bengan
Biển Arập
6
2
10
3
IV. Nam Ấn Độ Dương
6
10
V. Tây bắc châu Đại dương
Nam Thái Bình Dương
2
7
3
11
Tổng cộng
62
100
Như vậy, ổ bão tây bắc Thái Bình Dương ở gần nước ta có số lượng bão nhiều nhất, chiếm quá 1/3 tổng số cơn bão hàng năm xảy ra trên thế giới.
Hình 2: Khu vực hay xảy ra bão và số bão trung bình hàng năm
trên thế giới
I.1.2. Khái niệm về bão và các bộ phận cấu tạo của bão
I.1.2.1. Khái niệm
Bão nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng anh “tropical cylone” hoặc “tropical storm”. Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió mạnh hơn 63 km/h. Nếu gió yếu hơn 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu gió mạnh hơn 118 km/h bão được gọi là bão to với cuồng phong. Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão với gió mạnh hơn 241 km/h.
Ở khu vực khác nhau gọi hiện tượng bão bằng thuật ngữ khác nhau, như “typhoon” được dùng trong vùng biển Đông và tây bắc Thái Bình Dương; “hurricane” trong vùng Đại Tây Dương và “tropical cylone” trong vùng Ấn Độ Dương.
Ta có thể định nghĩa bão nhiệt đới một cách dễ hiểu như sau: Bão nhiệt đới hay xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy, có đường kính rộng hàng trăm kilomet, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Tùy theo tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm mà xoáy thuận nhiệt đới được phân chia thành áp thấp nhiệt đới hay bão nhiệt đới:
- Khi gió mạnh nhất vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 6 đến cấp 7 (tức gió từ 39 - 61km/h) thì gọi là áp thấp nhiệt đới.
- Khi gió mạnh nhất vùng trung tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 8 trở lên (trên 63 km/h) thì được gọi là bão nhiệt đới.
I.1.2.2. Các bộ phận cấu tạo của bão
Cấu tạo của bão gồm: Mắt bão (the eye), thành mắt bão (eyewall), dải mây mưa (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the dense curius overcast).
Hình 3: Các bộ phận cấu tạo của bão
1. Mắt bão
Mắt bão thường có hình trụ tròn, đường kính có thể từ 8 – 200 km tùy theo bão yếu hay mạnh, vùng mắt bão là khu vực gần như lặng gió, quang mây, chỉ có dòng không khí đi xuống chậm và cí nhiệt độ cao hơn các vùng xung quanh. Thông thường chỉ có những cơn bão mạnh mới hình thành mắt bão rõ nét.
2. Thành (tường) mắt bão
Xung quanh mắt bão có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành khăn có thể cao đến 15 km, dày đến hàng chục km. Gió xoáy ở đây là mạnh nhất, mưa rơi mạnh nhất và tàn phá nguy hiểm nhất.
3. Dải mây mưa
Vùng này ở phía trên từ mắt bão hướng ra ngoài. Nhìn từ ảnh vệ tinh chụp từ trên cao vùng này có màu trắng, ở giữa có vòng tròn đen là mắt bão. Phía dưới vùng mây mù này, bên ngoài mắt bão là các dải mưa hình xoắn cùng chiều với gió gây ra mưa lớn, lốc mạnh.
I.1.3. Phân loại
Ban đầu bão là một vùng áp thấp với dòng khí xoáy vào tâm vùng áp thấp ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu. Trong điều kiện thuận lợi vùng áp thấp này có thể khơi sâu thêm, gió vùng trung tâm mạnh lên trở thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là bão.
Trong giai đoạn phát triển ổn định có thể thấy mắt bão, khu vực có đường kính 30 - 40km với khí áp thấp nhất, lặng gió hay gió yếu. Do trong mắt bão có dòng giáng nên nhiệt độ ở đây cao hơn xung quanh, ít mây hay quang mây.
Trên ảnh mây vệ tinh, màn mây trong bão trong giai đoạn đầu là sự tập trung của các đám mây tích và vũ tích lớn, sau một thời gian có thể các tập hợp mây tích này có thể tạo thành dải mây có dạng xoáy về phía trung tâm.
Trong giai đoạn trưởng thành mắt bão mới xuất hiện dưới dạng một hay hai chấm đen ở trung tâm bão.
Theo tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới, tổ chức khí tượng thế giới WMO quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới thành: 1. Áp thấp nhiệt đới (tropical depression): là xoáy thuận nhiệt đới với hoàn lưu mặt đất giới hạn bởi một hay một số đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở gần vùng trung tâm từ 10,8 - 17,2m/s (cấp 6 - 7).
2. Bão nhiệt đới (tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với các đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2 - 24,4m/s (cấp 8 - 9).
3. Bão mạnh (severe tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 24,5 - 32,6m/s (cấp 10 - 11).
4. Bão rất mạnh (typhoon/hurricane): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm trên 32,7m/s (trên cấp 11).
I.2. Cơ sở thực tiễn
Bão nhiệt đới là một hiện tượng thiên tai nguy hiểm, có sức tàn phá mạnh mẽ gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Theo ước tính thiệt hại do bão lũ gây ra ở vùng nhiệt đới tính trong thời gian từ năm 1870 - 1970 thiệt hại tới 1.500 triệu USD về tài sản và trên 5.000 người thiệt mạng mỗi năm, con số này ở Mỹ là 300 triệu USD về tài sản mỗi năm, đặc biệt có trường hợp trên 2 tỉ USD (cơn bão Betxi 9/1965), cơn bão Vera (9/1969) đã làm Nhật thiệt hại trên 1.280.000.000 USD, 5000 người chết, 36.000 người bị thương và đổ 140.000 ngôi nhà. Phillipin là một trong những nước phải hứng chịu nhiều bão nhất thế giới, trung bình có tới 19 cơn bão trong một năm.
Những số liệu trên đã phần nào cho chúng ta thấy mức độ nguy hại của bão nên từ trước đến nay đã có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu về các vấn đề như: sự hình thành, đường đi, quá trình phát triển… cũng như cách dự báo và phòng chống bão nhằm hạn chế tối đa những hậu quả mà bão gây ra.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÃO NHIỆT ĐỚI
II.1. Điều kiện hình thành
Như chúng ta đã biết bão nhiệt đới hình thành, hoạt động trong các vĩ độ nhiệt đới (khoảng 5 – 200 vĩ) và có ảnh hưởng trên một diện rộng. Tuy nhiên để hình thành một cơn bão cần hội tụ đầy đủ những điều kiện sau:
Palmen (1956), đưa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành bão:
1. Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao (26 – 270C) bảo đảm nước biển bốc hơi mạnh cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hệ thống bão.
2. Thông số Côriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy. Bão thường hình thành trong đới giới hạn bởi vĩ độ 5 - 200 ở hai bên xích đạo.
3. Dòng cơ bản có độ đứt thẳng đứng của gió yếu, bảo đảm sự tập trung của dòng ẩm vào khu vực bão trong thời gian đầu hình thành bão.
Riehl (1948) bổ sung thêm hai điều kiện:
1. Ở trên cao, trường khí áp phải phân kì để bảo đảm sự giải tỏa khối lượng không khí hội tụ ở mặt đất và duy trì bão. Điều này thường được thỏa mãn ở miền nhiệt đới vì từ mực 500mb trở lên, nhất là tại mực 200 - 300mb thường xuyên tồn tại áp cao cận nhiệt.
2. Ở mặt đất phải có nhiễu động áp thấp ban đầu. Những kết quả thống kê cho thấy 80% các cơn bão có liên quan với dải hội tụ nhiệt đới. Năm dải hội tụ nhiệt đới ít hoạt động thì cũng ít bão.
Như vậy: có 2 điều kiện tối cần thiết để hình thành bão
+ nhiệt độ tương đối cao
+ lượn