Đề tài Bảo quản chanh bằng màng Chitosan

Việt Nam là một nước có khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới nên nước ta có một hệ thống cây ăn quả vô cùng phong phú và đa dạng. Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng trái cây trên thế giới ngày càng gia tăng. Trái cây của nước ta không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang sẵn sàng trở thành bạn hàng lớn của chúng ta. Trái cây là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với con người, Nó cung cấp các loại đường dễ tiêu hoá, các hợp chất thơm, các axit hữu cơ và các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B6, C, PP Không chỉ thế, trái cây còn là một mặt hàng có giá trị kinh tế lớn, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến như: rượu, siro, bánh kẹo, đồ hộp mứt, đặc biệt là nước quả ép nguyên chất có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng cũng như mặt y học. Nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng to lớn của ngành rau quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có đề án phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng. Những năm gần đây, nước ta có định hướng vào việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả có chất lượng cao, trong đó phải kể đến nhóm quả có múi như: cam, chanh, quýt, bưởi – Đây là nhóm quả được thương mại hoá rộng rãi nhất trên thế giới (FAO, 2001). Trong nhóm quả có múi thì quả chanh có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống con người. Quả chanh được gọi là quả thần kỳ bởi từ 3000 năm trước con người đã biết đến tác dụng chữa bệnh của quả chanh - vị thuốc tốt nhất trong họ cam quýt. Vào thời Trung cổ, người ta tin rằng loại quả này có thể ngừa bệnh dịch hạch và chữa rắn cắn. Sử dụng mỗi ngày vài miếng chanh là cách phòng strees hiệu quả nhất. Chanh là loại cây được trồng lâu đời ở khắp mọi miền đất nước. Nó được coi là sản vật của các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mọi bộ phận của cây chanh đều được dùng làm thuốc chữa bệnh, thức ăn bốn mùa. Các sản phẩm của chanh rất gần gũi và cần thiết trong đời sống của nhân dân ta như: làm nước giải khát, làm rượu, mứt, thuốc chữa bệnh, làm mỹ phẩm, làm gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt trong quả chanh có hàm lượng vitaminC và hàm lượng axit rất cao, Ngoài ra, còn có các vitamin như B1, B2, PP, các chất khoáng và pectin. Khi đề cập đến bệnh ung thư, giáo sư Tôn Thất Tùng đã có lời khuyên: “Ở nước ta có thể dùng chanh trong các bữa ăn” [22].

doc81 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo quản chanh bằng màng Chitosan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực và chưa hề được sử dụng. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành Báo cáo này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Báo cáo này đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày tháng năm 2007 Sinh viên Đỗ Thị Thu Thuỷ LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bích Thuỷ, giảng viên Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch – Khoa Công nghệ thực phẩm, người đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Công nghệ thực phẩm đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm sinh viên thực tập tốt nghiệp cùng toàn thể các bạn sinh viên lớp Bảo quản chế biến 48, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành gia đình và tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này. Hà nội, ngày tháng năm 2007 Sinh viên Đỗ Thị Thu Thuỷ MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới 12 Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả có múi năm 2001-2005………………………………………………………………………….23 Bảng 4.1: Sự biến đổi hao hụt khối lượng tự nhiên của chanh ba 558 Bảng 4.2: Sự biến đổi độ cứng của quả chanh trong quá trình bảo quản 558 Bảng 4.3: Sự biến đổi chỉ số L của vỏ chanh trong quá trình bảo quản…58Error! Bookmark not defined. Bảng 4.4: Sự biến đổi chỉ số a của vỏ chanh trong quá trình bảo quản 5659 Bảng 4.5: Sự biến đổi chỉ số b của vỏ chanh trong quá trình bảo quản 5759 Bảng 4.6: Biến đổi hàm lượng cholorophin của vỏ chanh trong quá trình bảo quản 5759 Bảng 4.7: Sự biến đổi chất khô tổng số của chanh trong quá trình bảo quản 580 Bảng 4.8: Sự biến đổi hàm lượng axit hữu cơ tổng số của chanh trong quá trình bảo quản 580 Bảng 4.9:Sự biến đổi hàm lượng vitaminC của chanh trong quá trình bảo quản. 590 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1: Biến đổi hao hụt khối lượng của chanh trong quá trình bảo quản 33 Đồ thị 4.2: Biến đổi độ cứng của chanh trong quá trình bảo quản 35 Đồ thị 4.3: Biến đổi giá trị chỉ số L của vỏ chanh trong quá trình bảo quản 36 Đồ thị 4.4: Biến đổi giá trị a của vỏ chanh trong quá trình bảo quản 38 Đồ thị 4.5: Biến đổi giá trị b của vỏ chanh trong quá trình bảo quản 39 Đồ thị 4.6: Biến đổi hàm lượng chlorophyll của vỏ chanh trong quá trình bảo quản 41 Đồ thị 4.4: Sự biến đổi chất khô tổng số của chanh trong quá trình 42 bảo quản 42 Đồ thị 4.8: Biến đổi hàm lượng axit hữu cơ tổng số của chanh trong quá trình bảo quản 44 Đồ thị 4.9: Biến đổi hàm lượng vitaminC của chanh trong thời gian 46 bảo quản 46 PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước có khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới nên nước ta có một hệ thống cây ăn quả vô cùng phong phú và đa dạng. Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng trái cây trên thế giới ngày càng gia tăng. Trái cây của nước ta không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang sẵn sàng trở thành bạn hàng lớn của chúng ta. Trái cây là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với con người, Nó cung cấp các loại đường dễ tiêu hoá, các hợp chất thơm, các axit hữu cơ và các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B6, C, PP… Không chỉ thế, trái cây còn là một mặt hàng có giá trị kinh tế lớn, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến như: rượu, siro, bánh kẹo, đồ hộp mứt, đặc biệt là nước quả ép nguyên chất có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng cũng như mặt y học. Nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng to lớn của ngành rau quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có đề án phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng. Những năm gần đây, nước ta có định hướng vào việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả có chất lượng cao, trong đó phải kể đến nhóm quả có múi như: cam, chanh, quýt, bưởi – Đây là nhóm quả được thương mại hoá rộng rãi nhất trên thế giới (FAO, 2001). Trong nhóm quả có múi thì quả chanh có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống con người. Quả chanh được gọi là quả thần kỳ bởi từ 3000 năm trước con người đã biết đến tác dụng chữa bệnh của quả chanh - vị thuốc tốt nhất trong họ cam quýt. Vào thời Trung cổ, người ta tin rằng loại quả này có thể ngừa bệnh dịch hạch và chữa rắn cắn. Sử dụng mỗi ngày vài miếng chanh là cách phòng strees hiệu quả nhất. Chanh là loại cây được trồng lâu đời ở khắp mọi miền đất nước. Nó được coi là sản vật của các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mọi bộ phận của cây chanh đều được dùng làm thuốc chữa bệnh, thức ăn bốn mùa. Các sản phẩm của chanh rất gần gũi và cần thiết trong đời sống của nhân dân ta như: làm nước giải khát, làm rượu, mứt, thuốc chữa bệnh, làm mỹ phẩm, làm gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt trong quả chanh có hàm lượng vitaminC và hàm lượng axit rất cao, Ngoài ra, còn có các vitamin như B1, B2, PP, các chất khoáng và pectin. Khi đề cập đến bệnh ung thư, giáo sư Tôn Thất Tùng đã có lời khuyên: “Ở nước ta có thể dùng chanh trong các bữa ăn” [22]. Tuy có giá trị to lớn như vậy, nhưng quả chanh có hàm lượng nước cao, thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển gây hư hỏng cho quả nên tỷ lệ hư hỏng sau thu hoạch là rất lớn. Cây ăn quả nói chung, chanh nói riêng thường mang tính thời vụ, nên xảy ra hiện tượng “lúc được vụ thì sản lượng nhiều nhưng giá rẻ, lúc không đúng vụ thì được giá nhưng số lượng ít và chất lượng quả không đảm bảo”. Chanh sau khi thu hái được phân loại theo kích thước và vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ, trong khi nhu cầu sử dụng chanh của người dân là quanh năm. Cho đến nay, đã có nhiều biện pháp bảo quản chanh được nghiên cứu, nhưng ứng dụng thực tế thì vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, đối với người sản xuất thì kỹ thuật bảo quản quả chanh tươi sau thu hoạch là hết sức cần thiết. Gần đây Chitosan - sản phẩm deaxetyl hoá chitin – dẫn xuất của polysaccarit có nhiều trong vỏ các loài động vật giáp xác và các dẫn xuất của nó đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: y tế, bảo vệ môi trường, công nghiệp in, công nghiệp dệt [17]. Trong những năm qua. Viện hoá học các hợp chất tự nhiên, trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã tiến hành nghiên cứu sử dụng chitosan trong nông nghiệp và công nghệ thực phẩm. Chitosan là một loại polyme, có nguồn gốc tự nhiên, rẻ tiền, dễ chế biến và sử dụng làm chất bảo quản quả tươi và an toàn đối với con người và vật nuôi. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông nghiệp I, dưới sự hướng dẫn của TS, Nguyễn Thị Bích Thuỷ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Bảo quản chanh bằng màng Chitosan” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ chitosan khác nhau đến thời gian bảo quản và chất lượng của chanh, từ đó tìm ra nồng độ chitosan thích hợp cho bảo quản chanh nhằm phục vụ thiết thực cho tiêu dùng trong nước. 1.2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Chitosan đến các biến đổi vật lý của chanh trong thời gian bảo quản - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Chitosan đến các biến đổi sinh hoá của chanh trong thời gian bảo quản. PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc và một số đặc tính của chanh, cam quýt 2.1.1. Nguồn gốc Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt được trồng hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới như khu vực đông nam Châu Á, gồm các nước từ Ả Rập, Philippin, từ phía đông Ấn Độ (chân dãy núi Hymalaya) qua Úc, Inđônêsia [34]. Ngoài ra, theo Anghe và Tanaka thì nguồn gốc của chanh, cam, quýt được bắt nguồn từ Ấn Độ và Myanma. Còn theo Giucopxki thì nơi phát sinh ra các loài cam chanh là ở Trung Quốc vì ở Trung Quốc hiện nay có những giống cam chanh ngon. Có ý kiến lại cho rằng một số giống khác trong nhóm quả có múi có thể có nguồn gốc khác với nguồn gốc chung của nhóm. Nhiều giống được tin rằng đã du nhập vào Ả Rập từ phía tây như vùng Oman, Media (Iran), thậm chí là Palestin từ trước công nguyên (Tolkowsky, 1983) [34]. Các giống chính có thể ăn được trong nhóm quả có múi gồm: Thanh Yên, cam chua, quất, chanh, cam ngọt, bưởi, quýt và kim quất. Về cây chanh, có tài liệu cho rằng nó có nguồn gốc từ Ấn Độ [10], nhưng theo Chapot (1975), Barrett và Rhodes (1976) thì chanh là kết quả của sự lai tạo giữa Thanh Yên và quất. Người ta cho rằng chanh đã được đem đến Nam Phi và Tây Ban Nha vào 1150 trước công nguyên, và sự du nhập này có liên quan đến sự bành trướng của đế chế Ả rập [34]. Nhưng nói chung, về vùng phát sinh ra cam quýt được trồng hiện nay ở hầu khắp thế giới, các nhà khoa học đều thống nhất về đại thể là vùng Đông Nam Á, kể cả lục địa và quần đảo. Những người dân vùng này đã lấy từ trong rừng về trồng, qua thời gian dài chúng đã xuất hiện các biến dị, được chọn lọc, duy trì và chăm sóc cho đến ngày nay. Từ vùng phát sinh này, cam quýt đã tràn sang các vùng khác trên thế giới. Cũng có nhiều tác giả cho rằng, nguồn gốc của quýt King (Citrus Nobilis L,) và quất là ở miền nam Việt Nam, và thực tế cho thấy ở nước ta có nhiều giống chanh và cam quýt có hình dạng giống chanh yên. Như vậy, chanh có thể là giống nguyên sản ở Việt Nam, Theo ông Boris Kachenko - người nghiên cứu về chanh yên – cũng cho rằng chanh yên phát sinh từ Việt Nam. Ở nước ta, từ bắc chí nam, nơi nào cũng thấy trồng cây ăn quả có múi và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. 2.1.2. Đặc điểm thực vât học 2.1.2.1. Phân loại Cam quýt là tên gọi chung của nhóm quả có múi gồm chanh, cam, quýt, bưởi – đều thuộc họ cam (Rutaceae), họ phụ cam quýt (Aurantoideae). Theo Varonxop, Steiman (1982), cam quýt có gần 250 loài và được chia ra thành nhiều chi và họ phụ [7]. Hệ thống phân loại cam quýt rất phức tạp do vòng di thực và chúng có khả năng thích ứng rộng; ngày càng có nhiều các dạng lai và đột biến tự nhiên cũng như quá trình chọn giống nhân tạo nên đã tạo ra nhiều giống mới, loài mới, làm cho công tác phân loại ngày càng cần được bổ sung. Họ phụ cam quýt (Aurantoideae), theo hệ thống phân loại đầu tiên của Linne (1753), cho đến nay đã được nhiều tác giả bổ sung, điều chỉnh đều căn bản thống nhất với hệ thống phân loại của W.T. Swingle (1915, 1948, 1957) đã chia ra làm hai tộc chính là Clauseneae và Citreae. Tộc Citreae đã được chia thành ba tộc phụ là Triphasineae; Citrineae và Balsamocitrineae, trong đó tộc phụ Citrineae bao gồm phần lớn các loài cam quýt nhà trồng hiện nay, Citrineae được chia làm 3 nhóm A, B,C, trong đó nhóm C lại được chia thành 6 chi phụ là: Fortunella; Eremocitrus; Poncitrus; Clymenia; Microcitrus và Citrus. Chi Citrus được chia thành 2 chi phụ là Eucitrus và Papera. Các loài quan trọng cam, chanh, quýt, bưởi thuộc chi phụ Eucitrus. Giống chanh nhìn chung được phân loại như sau: -Chanh tây hay chanh núm (Citrus limon Burm): trái vàng thường không thích hợp ở các vùng xứ nhiệt đới. - Nhóm chanh ta (chanh giấy) hay chanh vỏ xanh (Citrus aurantifolia Swingle): là nhóm chanh của miền nhiệt đới. Các giống chanh ta được trồng nhiều và phổ biến rộng rãi ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. 2.1.2.2. Đặc điểm thực vật và hình thái Chanh được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới ẩm, trong vườn nhà hay ven bờ ao hồ… Chanh là cây ưa ẩm nhưng cũng chịu được khô hạn. Chanh nhạy cảm với thời tiết lạnh nhưng cũng chịu được lạnh và nó có thể sinh trưởng ở độ cao 1000m so với mực nước biển. Chanh có thể sinh trưởng trên đất cằn và có tính chống chịu khoẻ hơn so với cam quýt. Có thể nói, chanh thích nghi với mọi loại đất trồng, từ đất đồi, đất phù sa, đất vùng đồng bằng hay đất cát ven biển. Vấn đề chủ yếu là lượng nước trong đất trước khi trồng. Chanh không ưa quá ẩm hay quá hạn trong thời gian liên tục. Thời gian trồng tốt nhất là vào tháng 2, 3, cũng có thể trồng vào tháng 8, 9, 10, nếu trồng vào mùa hè thì phải có biện pháp chăm sóc thích hợp. Nhìn chung, ở những vùng có khí hậu ôn hoà, và được chăm sóc tốt thì chanh cũng như các loài cam quýt thường có tuổi thọ cao. Đây là cây ăn quả lâu năm nên chu kỳ sống của nó phải trải qua nhiều giai đoạn: cây non, trưởng thành và già. Chanh có thể trồng bằng cành chiết, cành ghép trên gốc hay bằng cách gieo hạt. Tuỳ vào phương pháp gieo trồng mà thời gian cho quả của cây cũng khác nhau. Thông thường, chanh ra quả vào năm thứ 4, cũng có cây cho quả vào năm thứ 3 nhưng chỉ nhiều quả vào năm thứ 10. Cây chanh gồm các bộ phận sau: - Rễ: về tổ chức và hình thái rễ chanh và các loại cây thuộc họ phụ cam quýt Aurantoieae, tương tự như các thực vật hai lá mầm thân gỗ khác, rễ của chanh là rễ cọc, thuộc loại rễ nấm (Micorhiza). Nấm Micorhiza kí sinh trên lớp biểu bì của rễ hút cung cấp nước, muối khoáng và một lượng nhỏ các chất hữu cơ cho cây. Cũng do đặc điểm này nên rễ chanh không ưa trồng sâu mà phân bố rất nông, phát triển mạnh chủ yếu là rễ bất định, loại rễ này phân bố tương đối rộng và dày đặc ở tầng mặt đất. Tuy nhiên sự phân bố các tầng rễ chanh còn phụ thuộc vào từng loại đất, biện pháp kĩ thuật, hình thức nhân giống và giống cây trồng. Rễ cây chiết và cây giâm cành có ăn nông nhưng nhiều rễ hút, phân bố rộng, trong khi cây được nhân giống bằng hạt lại có bộ rễ ăn sâu nhưng phân bố hẹp và ít rễ hút, - Thân: Chanh thuộc dạng thân gỗ, loại hình bán bụi. Số cành chính của cây chanh phụ thuộc vào kĩ thuật tạo tán ngay từ khi cây mới phát triển. Chiều cao và hình dạng của cây rất đa dạng tuỳ vào điều kiện sống và hình thức nhân giống. Tán cây có thể hình tròn, hình cầu hay hình tháp…, cành chanh có thể có gai hoặc không có gai, cũng có thể có gai khi còn non và rụng gai khi cây đã lớn, già. Cũng tuỳ vào vị trí cành trên cây, cành trên cao thì ít gai và gai ngắn, - Lá: lá chanh có hình dạng rất phong phú, phụ thuộc vào thời kì phát triển của cây. Lá chanh thường có hình ovan, hình trứng hoặc hình trứng dài và mép lá có răng cưa. Trong một vài trường hợp cuống lá biến đổi và gần như không tồn tại, trong lá chanh có nhiều túi tinh dầu. Đây là cơ quan quang hợp, hô hấp, dự trữ cho cây. - Hoa: hoa chanh thuộc loại hoa đầy đủ như hầu hết các loại hoa của quả có múi. Cánh hoa có màu trắng hoặc trắng nhuốm tím nhạt hoặc đỏ tím. Hoa chanh nhỏ hơn hoa bưởi nhưng có kích thước tương tự như hoa quất, chúng có thể mọc đơn hoặc thành chùm. Hoa chanh có hương thơm hấp dẫn. - Quả: hình dạng, màu sắc và kích thước của quả chanh rất đa dạng, phụ thuộc vào từng giống chanh và các điều kiện sinh thái. Có loại vỏ có màu xanh, có vệt hơi vàng như chanh ta, hay vỏ có màu vàng như giống chanh tây. Vỏ quả có lớp tế bào sừng và có nhiều túi tinh dầu để bảo vệ nên chanh có khả năng cất giữ và vận chuyển tốt. Trong quả chanh chứa hàm lượng vitaminC và hàm lượng axit cao, ngoài ra còn chứa một số vitamin khác, các khoáng chất và pectin có lợi cho sức khoẻ con người. Quả chia thành 10 – 12 múi. 2.2. Giá trị sử dụng, tình hình tiêu thụ chanh trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Công dụng và giá trị kinh tế của chanh Cây chanh nói riêng và các loại cây ăn quả thuộc chi Citrus nói chung – là loại cây được trồng từ lâu đời ở khắp mọi miền của nước ta cũng như trên toàn thế giới. Quả chanh và các bộ phận khác của cây đem lại nhiều lợi ích cho đời sống con người, 2.2.1.1. Giá trị dinh dưỡng Quả chanh là một loại quả quý, nó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ con người như: axit hữu cơ, chất đạm, chất khoáng, tinh dầu, đường, pectin và một số vitamin như B1, B2, PP và đặc biệt là vitaminC có hàm lượng rất cao [28, 16]. Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng tỏ chanh có khả năng củng cố hệ miễn dịch và mạch máu, làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn và tăng cường chuyển Ca vào xương, răng. Nó còn kích thích hoạt động tiết dịch dạ dày, tăng cường tiêu hoá thức ăn, cải thiện trạng thái của mô liên kết, tóc và móng, hãm chảy máu lợi, đặc biệt làm cho cơ thể sảng khoái và khắc phục tình trạng thừa cân. Mỗi ngày dùng vài miếng chanh sẽ giúp ngăn ngừa stress, hồi phục sức sau khi cơ thể chịu tải trọng nặng, uống nước mỗi sáng giúp trẻ mãi. Đặc biệt nước chanh đường được dùng làm đồ uống giải nhiệt vào mùa hè vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ngoài ra chanh được dùng để tăng tính hấp dẫn của mốt số món ăn và chế biến một số sản phẩm như: mứt, rượu, omai… 2.2.1.2. Giá trị công nghiệp và dược liệu Trong vỏ và lá chanh có chứa tinh dầu, tinh dầu được cất từ vỏ, quả, lá, hoa được dùng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ phẩm. Đặc biệt là tinh dầu được cất từ chanh yên có giá trị kinh tế cao (1 tấn quả có thể cất được 67 lít tinh dầu, 1 kg tinh dầu giá 300 USD). Chanh còn có tác dụng làm đẹp và bảo vệ da, chất axit trong chanh có thể trung hoà kiềm của biểu bì từ đó phòng trừ việc xuất hiện các sắc tố lạ trên da. Ngoài ra, các loại vitamin trong chanh còn hấp thụ thông qua da làm cho da giữ được sự mịn màng, sáng đẹp. Xoa hoặc bôi vài giọt dầu chanh vào những nốt mụn chứng cá sẽ làm cho da sáng, sạch và có thể tan hết mụn mà không để lại sẹo nếu sử dụng kiên trì. Ngay từ xa xưa, các loại quả thuộc chi Citrus đã có mặt trong y học của nhiều nước trên thế giới, Ở thế kỷ XVI các thầy thuốc Trung Quốc, Ấn Độ đã tìm thấy tác dụng phòng ngừa bệnh dịch hạch, trị bệnh phổi và bệnh chảy máu dưới da của các loại quả thuộc chi Citrus. Ở Mỹ năm 1938 người ta đã dùng quả cam quýt kết hợp với insulin để trị bệnh đái đường. Trong chanh có chứa các chất khoáng như Ca, Fe và các vitamin như B1, B2, PP, C nên chanh có thể ức chế và giảm huyết áp, hoãn giả sự căng thẳng thần kinh, hỗ trợ tiêu hoá đồng thời có thể phân giải được độc tố của cơ thể, Những người bị cao huyết áp, tắc nghẽn cơ tim, uống nước chanh có tác dụng hỗ trợ cho trị bệnh, Nước trong quả chanh có chứa nhiều muối, axit citric có thể phòng trị bệnh thận kiết sỏi, đồng thời giảm sự kết sỏi thận mãn, Thường xuyên ăn chanh còn tốt cho người bị viêm khớp, bệnh tiểu đường, tiêu hoá kém. Mọi bộ phận của cây chanh đều được dùng làm thuốc chữa bệnh trong cả bốn mùa: - Lá chanh: có vị cay ngọt, tính ôn, chữa cam câm, nhức đầu, làm lá xông giải cảm, lá non giã đắp rốn trẻ em chữa bí đái, trướng bụng. - Rễ chanh: có vị đắng, tính ôn được dùng để chữa ho. - Hạt: có vị đắng, chát, tính bình: chữa táo bón, tây giun, chữa rắn cắn và chữa ho ở trẻ em. - Vỏ thân: làm thuốc bổ giúp tiêu hoá tốt. - Quả: có vị chua ngọt, tính bình: dịch quả pha với muối, đường là đồ uống có tác dụng lợi tiểu, giải khát, chống nôn, phòng viêm nhiễm, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, thiếu vitaminC, - Vỏ quả phơi khô sắc uống chữa đau bụng, ăn không tiêu. - Múi quả: ngậm với muối, chữa viêm họng. 2.2.1.3. Giá trị sinh thái môi trường Trong quá trình sinh sống, cũng như các loại cam quýt, cây chanh tiết ra không khí các loại chất bay hơi có mùi thơm, các chất này toả hương làm cho không khí trở nên trong lành, mát dịu. Trong một chừng mực nhất định, các chất bay hơi từ cây chanh có tác dụng diệt một số loại vi khuẩn làm không khí trở nên trong sạch hơn, môi trường sống của con người tốt hơn. Ở vùng đồi núi, bên cạnh việc cho quả, cây chanh còn có tác dụng giữ đất, giữ ẩm cho đất, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi đất. Dùng chanh quả, nhất là loại có mùi thơm để trong phòng vài quả sẽ có tác dụng điều tiết không khí. Để vỏ chanh trong tủ lạnh cũng khử được mùi hôi (cho vào túi nilon). 2.2.1.4. Giá trị nhân văn và xã hội Các vườn cam chanh, cây ăn quả có ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ rất lớn cho thanh thiếu niên. Đây cũng là nguồn cảm hứng vô tận để các nhà văn, nhà thơ sáng tác nên những tác phẩm văn chương bất hủ. Tính đa dạng của hình dáng và vẻ đẹp phong phú của chanh cũng như các loài cây ăn quả có múi là những gợi mở cho tình yêu thiên nhiên, q
Luận văn liên quan