Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" (1884), Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng trong ba hình thức bất bình đẳng nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, giai cấp, giới) thì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ chính là nguồn gốc đích thực về mặt lịch sử và xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Từ dó, ông đã xây dựng quan điểm về giải phóng phụ nữ là muốn giải phóng phụ nữ thì phải xây dựng xã hội mới - xã hội không còn áp bức bóc lột của người này với người khác, của giai cấp này với giai cấp khác. Như vậy để xây dựng xã hội công bằng văn minh thì vấn đề quan trọng luôn được đặt ra là phải giải phóng phụ nữ, phải đảm bảo cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện. Trên cơ sở đó vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ đã được nhiều văn bản pháp lý quy định như: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948, Công ước về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979 (cedaw),. Những công ước đó đã được nhà nước ta thông qua. Bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ cũng được ghi nhận trong các văn bản của nhà nước từ những bản Hiến pháp 1946, 1959, 1986 đến Hiến pháp hiện hành 1992 và trong Luật hôn nhân gia đình đầu tiên của nhà nước đến Luật hiện hành năm 2000. Pháp luật hôn nhân và gia đình ngoài việc bảo vệ quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng còn bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ trong trường hợp ly hôn. Trong khuôn khổ bài tiểu luận của mình tôi sẽ không đi vào việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong Luật hôn nhân và gia đình mà chỉ đi sâu vào vấn đề "Bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc ly hôn" để có thể hiểu rõ được những chính sách của pháp luật dành cho phụ nữ trong việc ly hôn.
18 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3623 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc ly hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" (1884), Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng trong ba hình thức bất bình đẳng nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, giai cấp, giới) thì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ chính là nguồn gốc đích thực về mặt lịch sử và xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Từ dó, ông đã xây dựng quan điểm về giải phóng phụ nữ là muốn giải phóng phụ nữ thì phải xây dựng xã hội mới - xã hội không còn áp bức bóc lột của người này với người khác, của giai cấp này với giai cấp khác. Như vậy để xây dựng xã hội công bằng văn minh thì vấn đề quan trọng luôn được đặt ra là phải giải phóng phụ nữ, phải đảm bảo cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện. Trên cơ sở đó vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ đã được nhiều văn bản pháp lý quy định như: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948, Công ước về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979 (cedaw),... Những công ước đó đã được nhà nước ta thông qua. Bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ cũng được ghi nhận trong các văn bản của nhà nước từ những bản Hiến pháp 1946, 1959, 1986 đến Hiến pháp hiện hành 1992 và trong Luật hôn nhân gia đình đầu tiên của nhà nước đến Luật hiện hành năm 2000. Pháp luật hôn nhân và gia đình ngoài việc bảo vệ quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng còn bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ trong trường hợp ly hôn. Trong khuôn khổ bài tiểu luận của mình tôi sẽ không đi vào việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong Luật hôn nhân và gia đình mà chỉ đi sâu vào vấn đề "Bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc ly hôn" để có thể hiểu rõ được những chính sách của pháp luật dành cho phụ nữ trong việc ly hôn.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề liên quan
Khái niệm quyền phụ nữ
Theo định nghĩa thông thường thì quyền phụ nữ được hiểu là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho họ được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, 2003.
Trong khoa học luật, khái niệm về quyền phụ nữ chưa được làm sáng tỏ. Để tiếp cận khía niệm về quyền phụ nữ chúng ta không thể tách rời nghiên cứu khái niệm về quyền con người.
Quyền con người: là những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được pháp luật côn nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với nhà nước và những cá nhân con người khác. Nội dung quyền con người được thể hiện thông qua các quyền: quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền dân sự và quyền kinh tế xã hội. Viện thông tin khoa học xã hội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người (1995) "Quyền con người trong thế giới hiện đại", Nhà in viên thông tin hoa học xã hội
Khái niệm quyền phụ nữ: trên cơ sở khái niệm quyền con người chúng tôi cho rằng khái niệm quyền phụ nữ phải được nghiên cứu trong mối quan hệ khăng khít với con người. Quyền phụ nữ là khái niệm dùng để chỉ quyền con người của phụ nữ.
Phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt dễ bị tổn thương, do đó việc xác định và ghi nhận các quyền con người cho họ đặc biệt và bảo đảm trên cơ sở tiêu chí bình đẳng cần thiết.
Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật
Tiếp cận khái niệm “quyền con người” chúng ta nhận thấy, khi xét quyền con người phải xuất phát từ mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước. Chính vì lẽ đó, quyền con người, một mặt mang tính chất tự nhiên “quyền con người vốn có, không ai ban tặng cho họ” nhưng mặt khác các đặc quyền “quyền tự nhiên” phải được pháp luật chấp nhận thì mới trở thành “quyền con người”.
Như vậy, có nhiều phương thức để bảo vệ quyền con người, song phương thức quan trọng và không thể thiếu ấy chính là việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật. Theo đó, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật nói riêng trước hết phải hiểu được sự ghi nhận các quyền con người bằng pháp luật và phải bảo đảm các quyền đó được thực hiện. Mặt khác do phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, bởi vậy quyền phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận dựa trên cơ sở của những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là pháp luật ghi nhận quyền phụ nữ dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới. Chính vì vậy, bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng, bảo vệ quyền con người nói chung phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của Nhà nước. Nhà nước ghi nhận các quyền con người, quyền phụ nữ và bảo đảm cho những quyền này được thực hiện. đó chính là nội dung của bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật.
Nếu như hệ thống pháp luật nước ta dưới chế độ cũ đều thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng khi điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã ăn sâu trong tư tưởng người đàn ông trong gia đình phong kiến Việt Nam bao đời nay, lễ giáo phong kiến, thuyết “tam tòng” đã cột chặt người phụ nữ vào người đàn ông, do đó quyền bình đẳng của người phụ nữ không hề được biết đến. Phải tới hệ thống pháp luật của nhà nước ta từ sau Cách mạng tháng 8/1945 với việc xây dựng pháp luật theo hướng “nam nữ bình đẳng” thì quyền lợi của người phụ nữ mới được bảo đảm.
Trên cơ sở đó Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ 2000) tiếp tục kế thừa và phát triển những quy định của Luật hôn nhân và gia đình những thời kỳ trước về bảo vệ quyền của phụ nữ không chỉ trong gia đình, trong quan hệ giữa vợ chồng mà cả khi đã ly hôn.
II. BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG VIỆC LY HÔN
Ly hôn là một hiện tượng xã hộ đã nảy sinh từ rất sớm trong xã hội có giai cấp: "Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng" (Khoản 8 Điều 8 Luật HNGĐ 2000). Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường, mặt không thể thiếu được của quan hệ hôn nhân và gia đình. Thực hiện quyền tự do hôn nhân của cá nhân bao gồm quyền tự do kết hôn nhằm xác lập quan hệ vợ cồng trước pháp luật và quyền tự do ly hôn nhằm chất dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, khi đời sống tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn trong gia đình sâu sắc, mục đích của hôn nhân nhằm tạo lập cho xã hội những gia đình đã không thể đạt được.
Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của nước ta quy định vấn đề ly hôn chính đáng của vợ chồng vừa quy định giải quyết ly hôn có lý, có tình. Luật HNGĐ 2000 liên quan đến việc giải quyết vấn đề ly hôn của người phụ nữ ngoài những quyền lợi bình đẳng giữa vợ chồng trong việc ly hôn (vợ chồng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn, quyền cấp dưỡng sau ly hôn, quyền phân chia tài sản chung, quyền thăm nom con sau khi ly hôn,...) đã dự liệu về căn bản các "tình huống" thực tế người phụ nữ cần được bảo vệ: người phụ nữ được nuôi con chung nếu con còn nhỏ dưới 3 tuổi; không áp dụng quy định về ly hôn, giải quyết ly hôn đối với trường hợp người vợ đang có thai mà người chồng xin ly hôn; giải quyết việc chia tài sản chung theo nguyên tắc "ưu tiên" nhằm bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ.
1. Về quyền yêu cầu ly hôn
Khác với pháp luật phong kiến, luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ ghi nhận quyền tự do ly hôn cho cả hai phía vợ chồng. Quyền ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ, chồng; chỉ có vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Theo đó, vợ chồng bình đẳng trong việc yêu cầu tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn của người vợ là xóa bỏ áp bức đối với phụ nữ: "Người ta không thể là người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bậy giờ không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với phụ nữ. Tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ tự do bỏ chồng thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng." Ly hôn - về một sự biếm họa của chủ nghĩa Mác và về chủ nghĩa kinh tế đế quốc, toàn tập, tập 30, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva 1981, tr. 163
Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được bởi vì khi quan hệ giữa vợ, chồng trở nên mâu thuẫn họ không còn tình cảm với nhau nữa thì việc kéo dài tình trạng hôn nhân đó không còn ý nghĩa gì nữa. Đặc biệt đối với người vợ thì tình trạng hôn nhân như vậy chính là sự hành hạ, dày vò về mặt tinh thần mà họ không dễ gì vượt qua. Chính vì vậy, đảm bảo quyền tự do ly hôn cho cả phía người vợ thực chất chính là góp phần giải phóng phụ nữ. Khoản 1 Điều 85 Luật HNGĐ 2000 quy định: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn."
Đảm bảo bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, Luật HNGĐ 2000 còn ghi nhận: Trong trường hợp một trong hai bên vợ chồng bị tòa án tuyên bố mất tích thì người còn lại có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Theo điểm b Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng Thẩm phán ngày 23/12/2000 quy định:
" B. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: "trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
B.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
B.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
B.3. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật dân sự."
Có thể hiểu rằng, quy định này góp phần bảo vệ quyền tự do ly hôn của người phụ nữ toàn diện hơn. Thực tế, có nhiều trường hợp người chồng bỏ đi, rũ bỏ mọi trách nhiệm với vợ con một thời gian sau đó lại trở về. Người phụ nữ một mình phải gánh vác công việc gia đình, nuôi dạy con cái. Như vậy, nếu không cho người phụ nữ ly hôn là không công bằng đối với họ. Vì thế quy định này cũng góp phần ngăn ngừa những hành vi vô trách nhiệm đối với vợ con của một số những ông chồng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người phụ nữ.
Trên cơ sở đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng, những hành vi "cưỡng ép" vợ, chồng ly hôn cũng không được chấp nhận: " Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác" (Điều 7 Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình).
Có thể nói, quy định về đảm bảo sự bình đẳng của vợ, chồng đối với quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HNGĐ 2000 đã thực sự giải phóng người phụ nữ, khác hẳn với các căn cứ ly hôn trong pháp luật của Nhà nước phong kiến chỉ bảo vệ quyền ly hôn của người chồng.
Luật HNGĐ 2000 không đặt ra điều kiện ngăn cấm quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ, trẻ em, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và con chưa thành niên, phụ nữ có thai, thai nhi, cũng là bảo vệ lợi ích của xã hội, khoản 2 Điều 85 Luật HNGĐ 2000 đã quy định: "Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn." Khoa học pháp lý gọi đây là trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Theo quy định này người chồng không được yêu cầu ly hôn (với tư cách là nguyên đơn) trong trường hợp: người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, dù người vợ có thai với ai hoặc đứa con sinh ra là con của người nào. Trường hợp người vợ có thai mà đã bị sảy thai hoặc sau khi sinh con bị chết thì người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật HNGĐ 2000 thì trường hợp hạn chế yêu cầu ly hôn chỉ áp dụng với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ. Trong mọi khoảng thời gian, dù vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình hết sức sâu sắc, mục đích hôn nhân không đạt được; nếu duy trì sẽ bất lợi cho quyền lợi của người vợ hoặc thai nhi hay trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc theo thủ tục chung. Đây là một trong những quy định thể hiện sâu sắc tính nhân bản và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung pháp luật nước ta nói chung và pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng. Bởi trong thời kỳ mang thai và nuôi con sức khỏe của người phụ nữ rất yếu, ông bà ta thường nói "gái chửa là của mả" do đó họ cần được chăm sóc, quan tâm, nếu lúc mang thai họ lại phải ra tòa ly hôn, phải chịu những gánh nặng lớn về tinh thần, không được chăm sóc cẩn thận thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng không chỉ một mà còn là 2 sinh mạng. Mặt khác khi mới sinh đang trong thời kỳ nuôi con, phụ nữ cũng chưa thể hồi phục ngay được như thời kỳ trước khi mang thai, lúc này họ cũng rất cần được chăm sóc, nghỉ ngơi. Hơn nữa, xuất phát từ vấn đề đạo đức nếu người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ mà người chồng lại đề đơn xin ly hôn là việc không thể chấp nhận được. Do đó, pháp luật đã đưa ra những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em.
Về việc chia tài sản của vợ chồng.
Trong việc giải quyết các hậu quả pháp lý của ly hôn, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng là điều cần thiết, bao dảmđiều kiện sống cho mỗi bên sau khi ly hôn. Song đây cũng hậu quả pháp lý nặng nề nhất, chứng kiến sự tan rã toàn bộ các cơ sở tinh thần, vật chất của gia đình với tư cách là tế bào xã hội... Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn - nghiên cứu trường hợp Hà Nội của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, Nxb. Khoa học xã hội, 2002
Luật HNGĐ 2000 đã dự liệu cụ thể hơn những nguyên tắc khi chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, và đối với các tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng, trên cơ sở tôn trọng thỏa thuận và sự bình đẳng về lợi ích giữa hai bên.
Về vấn đề tài sản riêng của vợ chồng, dựa trên quy định vợ chồng có quyền bình đẳng có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, định đoạt độc lập với khối tài sản đó. Tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng luôn thuộc về người đó trong thời kỳ hôn nhân thậm chí khi đã ly hôn. Khoản 1 Điều 95 quy định: "Việc chia tài sản ly hôn ... Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó." Đây là quy định tạo nên sự bình đẳng giữa vợ chồng khi giải quyết tài sản sau ly hôn. Dựa trên thực tế có rất nhiều người phụ nữa khi về nhà chồng được cha mẹ tặng cho của hồi môn làm vốn riêng bằng vàng bạc, trang sức hoặc trong thời kỳ hôn nhân họ được hưởng quyền thừa kế từ cha mẹ, ông bà; cũng có thể họ được tặng cho riêng tài sản, ... Mà người phụ nữa không đem góp vào tài sản chung của hai vợ chồng, thì khi ly hôn số tài sản đó vẫn thuộc sở hữu của người phụ nữ. Tuy nhiên việc xác định tài sản riêng là một điều vô cùng phức tạp.
Về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong việc ly hôn pháp luật đã ưu tiên việc vợ chồng bình đẳng thỏa thuận trong việc chia tài sản dựa trên lợi ích của mỗi bên. Nếu như không thỏa thuận được Tòa án sẽ tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng. Điểm a khoản 2 Điều 95 quy định: "Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập" theo nguyên tắc của chế độ tài sản vợ chồng, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất (Điều 27 Luật HNGĐ và Điều 219 Bộ luật dân sự 2005). Tài sản chung vủa vợ chồng không cần phải là cả hai vợ chồng cùng tạo ra một cách trực tiếp; không phụ thuộc vào công sức đóng góp nhiều hay ít giữa vợ, chồng; không phụ thuộc vào điều kiện vợ chồng cách xa nhau hay vì lý do chính đáng (điều kiện nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình,...); theo tính chất nghề nghiệp, điều kiện sức khỏe của vợ, chồng mà vợ chồng có thể có thu nhập nhiều ít khác nhau; nhưng trên cơ sở tính chất đặc biệt của mối quan hệ hôn nhân mà pháp luật luôn ghi nhận "công sức" đóng góp để xác lập tài sản chung của vợ chồng là "như nhau", là "bằng nhau"; lao động trong gia đình (một bên chỉ làm công việc nội trợ, chăm sóc các con ....) được tính là lao động có thu nhập và về nguyên tắc vơ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung một cách bình đẳng. Dựa trên cở sở này khi ly hôn, pháp luật dự liệu tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Do đó người phụ nữ là người mặc dù không đem lại thu nhập chính trong gia đình nhưng trên cơ sở công sức đóng góp của họ trong việc chăm sóc chồng con, làm công việc nội trợ,... Cũng được pháp luật ghi nhận là lao động, bởi nếu không có họ bảo đảm việc nhà, ăn uống, con cái liệu người đàn ông có chuyên tâm làm việc?
Hơn nữa đảm bảo tính công bằng của hai bên vợ chồng, phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động; không phải trường hợp nào khi quyết định tòa án đều "chia đôi" tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên, mà vẫn cân nhắc xem xét đến "công sức" đóng góp, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên,... cho thấu tình đạt lý. Tòa án chỉ quyết định chia đôi tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên khi xét thấy công sức tạo lập, phát triển tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên khi xét thấy công sức tạo lập và phát triển tài sản chung của vợ, chồng ngang nhau; ngược lại, tòa án vẫn có thể quyết định chia "phần nhiều" hoặc "ít hơn" cho mỗi bên vợ chồng khi ly hôn. Và ngoài ra pháp luật cũng tạo ra sự bình đẳng giữa vợ chồng trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập và bình đẳng trong việc thanh toán nghĩa vụ chung.
Bên cạnh việc chia tài sản riêng của vợ chồng trên cơ sở bình đẳng giữa vợ và chồng pháp luật còn đưa ra những quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em: "Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" (Điểm b khoản 2 Điều 95 Luật HNGĐ 2000). Nguyên tắc này nhằm xóa bỏ triệt để quan niệm của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến trước đây, coi rẻ quyền lợi của người vợ và người con. Cần hiểu rằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải trên cơ sở pháp luật, tránh tùy tiện. Tòa án có thể kết hợp trong việc chia những tài sản cụ thể, ví dụ: khi chia tài sản chung vợ chồng là nhà ở, xét thấy cả hai bên vợ chồng đều có nhu cầu cấp bách về chỗ ở, người vợ lại được giao, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên,... thì có thể chia ngôi nhà cho người vợ sở hữu, người chồng sẽ được chia những tài sản khác theo công sức của họ.
Có thể thấy trong trường hợp người phụ nữ về làm dâu, đóng góp công sưc không nhỏ để vun vén chăm lo cho gia đình chồng, nhưng đến khi ly hôn, do những định kiến lạc hậu, hay do áp lực nhà chồng, dòng họ nhà chồng mà phải ra đi tay trắng, quyền và lợi ích chính đáng của họ không được đảm bảo và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy Luật HNGĐ 2000 đã tách trường hợp này ra hành một điều luật riêng. Do đó, trường hợp người vợ làm dâu gia đình nhà chồng mà vợ chồng còn sống chung với gia đình nhà chồng, nếu tài sản vợ chồng không xác định được thì khi ly hôn phải bảo đảm cho người vợ được trích chia một phần tài sản của gia đình, tương ứng với công sức đóng góp của người vợ vào việc duy trì, phát triển cũng như vào nhu cầu đời sống chung của gia đình; lao động trong gia đình được kể như lao động có thu nhập:
"Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp