Đề tài Bất đối xứng thông tin hàng hóa trên báo điện tử

Từ cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 , với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và các thiết bị có khả năng hoạt động trên nền tảng Internet như máy tính hay điện thoại, thì các phương tiện truyền thông trực tuyến (online) nói chung và các báo điện tử nói riêng đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, đã và đang có những tác động sâu sắc đến thế giới cũng như với Việt Nam. Sự xuất hiện của Internet đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Tất cả mọi khoảng cách qua Internet dường như đang ngắn lại. Với khả năng tích hợp cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo in, phát thanh và truyền hình, cùng với khả năng tương tác mạnh mẽ, báo điện tử đã cung cấp được một lượng lớn thông tin đến các độc giả và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tìm kiếm thông tin của họ. Tuy nhiên việc có quá nhiều thông tin cũng gây ra một số trở ngại đối với người tiếp nhận và một trong số đó là vấn đề bất đối xứng thông tin. Bất đối xứng thông tin là một khuyết tật của thị trường , có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân nói riêng và đời sống kinh tế , chính trị xã hội nói chung. Đó là lý do để nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “Bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử ”. Qua đó phân tích sự quan trọng của thông tin chính xác đối với người đọc. Từ đó nêu lên vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo thông tin chính xác trên báo điện tử. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: thông tin trên báo điện tử và vấn đề bất đối xứng thông tin Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu báo điện tử ở Việt Nam dưới góc độ là hàng hóa công không thuần túy.

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bất đối xứng thông tin hàng hóa trên báo điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Lý do chọn đề tài Từ cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 , với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và các thiết bị có khả năng hoạt động trên nền tảng Internet như máy tính hay điện thoại, thì các phương tiện truyền thông trực tuyến (online) nói chung và các báo điện tử nói riêng đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, đã và đang có những tác động sâu sắc đến thế giới cũng như với Việt Nam. Sự xuất hiện của Internet đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Tất cả mọi khoảng cách qua Internet dường như đang ngắn lại. Với khả năng tích hợp cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo in, phát thanh và truyền hình, cùng với khả năng tương tác mạnh mẽ, báo điện tử đã cung cấp được một lượng lớn thông tin đến các độc giả và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tìm kiếm thông tin của họ. Tuy nhiên việc có quá nhiều thông tin cũng gây ra một số trở ngại đối với người tiếp nhận và một trong số đó là vấn đề bất đối xứng thông tin. Bất đối xứng thông tin là một khuyết tật của thị trường , có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân nói riêng và đời sống kinh tế , chính trị xã hội nói chung. Đó là lý do để nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “Bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử ”. Qua đó phân tích sự quan trọng của thông tin chính xác đối với người đọc. Từ đó nêu lên vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo thông tin chính xác trên báo điện tử. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: thông tin trên báo điện tử và vấn đề bất đối xứng thông tin Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu báo điện tử ở Việt Nam dưới góc độ là hàng hóa công không thuần túy. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng những kiến thức đã học kết hợp với phương pháp luận và các mô hình từ môn học Kinh tế công , kinh tế vi mô để phân tích vấn đề bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN HÀNG HÓA BÁO ĐIỆN TỬ 1.1 Hàng hóa công cộng 1.1.1Khái niệm: Hàng hóa công cộng là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ. Đối lập với hàng hóa công cộng là hàng hóa tư nhân không mang hai tính chất trên.  1.1.2Tính chất của hàng hóa cộng cộng: Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền còn không bảo vệ những ai không làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem. Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng. Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh...Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng. Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau. Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá. Ví dụ đường cao tốc, cầu...có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn. 1.2 Sơ lược về sự ra đời của báo điện tử : 1.2.1 Khái niệm báo điện tử Báo điện tử là báo mà người ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di động, iPod, iPhone... khi có kết nối internet. Báo điện tử khác với báo in báo giấy là tin tức thường xuyên được cập nhật. Nó khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin, số người thường xuyên truy cập... Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian, Báo điện tử phát triển đã làm thay đổi thói quen đọc báo và ảnh hưởng đến phát triển báo giấy truyền thống 1.2.2 Sơ lược về sự ra đời của báo điện tử Việt Nam Một cách tương đối chúng ta có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn 1997 – 2001: "báo điện tử" Việt Nam chỉ dừng ở phiên bản điện tử của báo in. Báo điện tử khi đó chỉ đơn thuần là phương tiện chuyển tải những thông tin của báo viết lên trên mạng. Các biên tập viên của báo chỉ có mỗi một việc là đọc, chọn lựa và copy tất cả các bài trên báo viết lên báo điện tử. Tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam (khai trương ngày 3-12-1997) là Tạp chí Quê Hương điện tử Giai đoạn 2001 – 2005: Giai đoạn này, những toà soạn báo giấy truyền thống nhận rõ tầm quan trọng và vị trí của báo điện tử trong lòng độc giả nên hàng loạt báo điện tử với nội dung phần lớn là từ tờ báo giấy của các cơ quan như thanhnienonline, tuoitreonline, tienphongonline, Thể thao VN Online …xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một cách riêng và nhất là trong chiến lược vươn ra để phục vụ đối tượng bạn đọc nước ngoài. Ở thời kì này, các tờ báo đã dần khẳng định được vị trí của mình trong làng báo, xây dựng được những thương hiệu, phong cách riêng. Đặc biệt, vào tháng 6-2004, theo thứ hạng xếp trong Web toàn cầu, top 5 website tiếng Việt nhiều độc giả nhất (tính theo cả số người truy cập cũng như lưu lượng truy cập) xếp theo thứ tự là: Tin nhanh Việt Nam, Tin tức Việt Nam, Vietnam Net, Thanh nien Online, Tuổi trẻ Online. Trong 5 website này có 4 website (trừ Tin tức Việt Nam) là báo điện tử “chính hiệu”. Và cả 5 website này đều lọt vào danh sách Top 10.000 website lớn trên thế giới. - Giai đoạn 2005 đến nay: Báo điện tử hiện nay có thể nói là rất nhiều, với nhiều lĩnh vực từ giải trí, thể thao, thời trang và tổng hợp thu hút rất hàng triệu lượt truy cập hàng ngày .Sự phát triển mạnh mẽ trên đã góp phần tạo nên một thị trường báo chí đa dạng, mới mẻ, hiện đại hơn và đặc biệt thích hợp với giới trẻ - những người luôn thích ứng nhanh với công nghệ mới. Hiện nay, quy mô báo mạng điện tử ở Việt Nam càng ngày càng lớn, ngoài các tờ báo mạng điện tử độc lập còn có nhiều tờ báo phụ thuộc, hoặc các trang tin của các cơ quan truyền thông khác. Báo điện tử tiếng Việt thông dụng Báo Đài Tiếng nói Việt Nam Báo Công An Nhân Dân Hà Nội Mới Báo Lao Động Báo Ngôi Sao DailyInfo Báo Người Lao Động Báo Nhân Dân Báo Quân Đội Nhân Dân Báo Sài Gòn Giải Phóng Báo Thanh Niên Báo Thể Thao Việt Nam Thời báo Kinh tế Việt Nam Báo Tiền Phong Báo Netlife Báo 24h Báo Dân Trí Tin Tức Online  Báo Tuổi Trẻ VietNamNet Thông tấn xã Việt Nam Báo Người Hà Nội VnExpress VnMedia Báo Sài gòn tiếp thị Báo VTC Báo Bóng đá Báo Kinh tế đô thị LANDTODAY Cổng thông tin địa ốc xây dựng Báo Đất Việt Báo Thương Mại Báo Kinh tế 24h Vietbao Báo An ninh thế giới VNNDaily.com beta   1.3.Đối tượng tham gia trên hàng hóa báo điện tử: Chủ yếu trên báo điện tử có hai thành phần tham gia. Thứ nhất, người tiếp nhận thông tin và thứ hai là nhà cung cấp hàng hóa báo điện tử. 1.2.1 Người tiếp nhận thông tin Người tiếp nhận thông tin là người tìm kiếm thông tin trên các trang báo điện tử. Internet là một nguồn tìm kiếm thông tin phong phú. Do vậy người đọc có thể có rất nhiều thông tin do việc tham gia trên báo điện tử. Hiên nay, ở nước ta có khoảng 21 triệu người tham gia vào thị trường này. 1.2.2 Nhà cung cấp hàng hóa báo điên tử Nhà cung cấp hàng hóa báo điện tử là những cá nhân, tập thể cung cấp những trang tin tức cho người đọc. Và đa số các trang báo này kinh doanh với hình thức phi lợi nhuận. Nguồn lợi nhuận thu được chủ yếu từ quảng cáo và hổ trợ của các doanh nghiệp, nhà nước. 1.4 Lý thuyết về bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử : 1.4.1 Giới thiệu sơ lược về thông tin bất cân xứng Để hiểu rõ hơn về khái niệm bất đối xứng thông tin, bên cạnh các lý thuyết chúng tôi xin đưa thêm một vài ví dụ cụ thể để làm rõ hơn vấn đề. G.A. Akerlof (1970) Theo Auronen (2003, tr.7), người đầu tiên giới thiệu về lý thuyết thông tin bất cân xứng là G.A. Akerlof (1970). Trong quá trình nghiên cứu tình huống mua bán xe Ô tô trên thị trường, Ông cho rằng người bán xe có tính chủ động hơn đối với người mua. Người bán có thể biết rõ đặc tính của chiếc xe mình muốn bán và muốn bán với giá cao. G.A. Akerlof giả định rằng: xác suất để mua xe tốt là q thì xác suất mua xe xấu là (1-q) (thị trường được phân loại xe tốt và xấu). Khi đó mức giá trung bình (P) được giả định mua xe là: P = P1q + P2(1-q). Trong đó: P1 là giá xe tốt; P2 là giá xe xấu.  1 – Xe ôtô chất lượng cao 2 – Xe ôtô chất lượng thấp Ông lại cho rằng người mua xe tiềm năng xem mức giá của các loại xe tốt hay xấu là ngang nhau, vì họ không thể phân biệt đặc tính của xe nên họ chỉ có thể mua xe (bất kể tốt hay xấu) tại mức giá trung bình trên thị trường. Thực tế, đối với xe tốt thì giá cao hơn mức giá trung bình. Vì thế tại mức giá trung bình đó chỉ có những xe xấu được giao dịch. Khi đó xác suất để mua xe tốt bây giờ là q’ < q. Nhưvậy người mua thường là mua được những chiếc xe xấu, việc lựa chọn xe để mua trong trường hợp này gọi là sự lựa chọn bất lợi vì họ có thể trả giá cao hơn đối với xe xấu và người bán lại không thể bán được do giá bán thấp hơn chất lượng xe tốt. Một phương cách để giảm bớt thông tin bất cân xứng trên thị trường là thông qua các tổ chức trung gian trên thị trường. Tổ chức trung gian này có thể giới thiệu rõ hơn thông tin sản phẩm đến với người mua như bảo hành, nhãn mác, thông số kỹ thuật… chính điều này đã làm cho các bên giao dịch cân bằng hơn về thông tin sản phẩm, khi đó giao dịch sẽ dễ dàng thực hiện. Michael Spence (1973): Phát tín hiệu Tiếp tục phát triển lý thuyết của G.A. Akerlof, Spence đã nghiên cứu trên thị trường Lao động (Auronen, 2003, tr.10). M. Spence xem việc thuê lao động là một quyết định đầu tư không chắc chắn. Tính không chắc chắn ở đây là việc thuê lao động mà người chủ không biết được khả năng đóng góp, khả năng tạo ra năng suất của người lao động là bao nhiêu. Vì thế việc thuê lao động có thể thuê được lao động có chất lượng hoặc không. Một trong những phương cách giúp người chủ thuê được lao động có năng lực đó là ông chủ có thể xem qua chất lượng bằng cấp, kinh nghiệm,… của người lao động. Đó được gọi là những tín hiệu được phát ra của người lao động. Như vậy việc phát tín hiệu này đã làm giảm thông tin bất cân xứng giữa những người lao động và ông chủ. Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc Cơ chế sàng lọc của J. Stiglitz cũng là lý thuyết phát triển lý thuyết của Michael Spence (Auronen, 2003, tr.13). Theo Ông bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có lao động có khả năng, tay nghề cao và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy không thể trả lương theo một mức lương cân bằng. Để khuyến khích người có khả năng cao, tạo ra năng suất lao động cao thì cần phải trả lương cao để khuyến khích họ. Đối với người có khả năng thấp, việc cố gắng đạt được một mức năng suất sản xuất để nhận được lương cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với người có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có khả năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội Các khái niệm về thông tin bất cân xứng Phi đối xứng thông tin (hay thông tin phi đối xứng), trong kinh tế học, là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau. (Trang từ điển Wikipedia). ‘Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó’ (Nguyễn Trọng Hoài, 2006). Thông tin bất đối xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin. Thông thường trong thị trường, người bán sản phẩm có nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm hơn người mua, những người công nhân hiểu rõ về trình độ, kĩ năng của mình hơn những người chủ; hay những người chủ công ty không biết rõ về chi phí của hãng, vị thế cạnh tranh, và cơ hội đầu tư bằng người giám đốc. Thông tin bất đối xứng là một trong các khuyết tật của thị trường vì khi người tiêu dùng không có thông tin chính xác về giá cả và chất lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ hoạt động không hiệu quả. Việc thiếu thông tin có thể làm cho nhà sản xuất cung cấp quá nhiều một vài sản phẩm hoặc quá ít những sản phẩm khác; người tiêu dùng có thể không mua sản phẩm mang lại lợi ích cho họ mà mua những sản phẩm làm cho họ bị thiệt. Thông tin bất đối xứng làm cho giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể quá thấp hoặc quá cao. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRONG VIỆC CUNG CẤP HÀNG HÓA BÁO ĐIỆN TỬ 2.1 Thực trạng bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử Hiện nay có khá nhiều những thực trạng về vấn đề bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử. Ở đây chúng tôi xin nêu ra một ví dụ cụ thể. Cháo dinh dưỡng (CDD) có chứa chất độc hại Trước đây cháo dinh dưỡng được biết đến như là sự lựa chọn số 1 cho các bà mẹ bận rộn.Cháo dinh dưỡng giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng cho các bà mẹ, cháo lại thơm ngon, có nhiều hương vị để lựa chọn, giúp đa dạng hóa các món ăn cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn quảng cáo là trong cháo có chứa các thành phần giúp phát triển trí thông minh cho trẻ. Vì vậy cháo dinh dưỡng rất được người dân tin dùng. Tuy nhiên việc kiểm tra chất lượng cháo dinh dưỡng vẫn còn khá nhập nhằng. Theo BS Nguyễn Đức An - Chánh Thanh tra Sở Y tế cho biết: chất lượng cháo dinh dưỡng là do cơ sở tự công bố với Cục VSATTP rồi Cục cấp phép. Vì vậy, khi kiểm tra, cơ quan chức năng không có cơ sở để đáng giá chất lượng của cháo (chỉ lấy mẫu kiểm tra khi có nghi ngờ về chất lượng), kiểm tra cũng chủ yếu tập trung vào điều kiện nhà xưởng, sức khỏe công nhân... Cụ thể, năm 2006 chỉ kiểm tra ba cơ sở CDD thì cả ba đều vi phạm VSATTP. Người tiêu dùng nếu muốn biết về chất lượng của cháo thì chỉ có cách đọc thành phần trên bao bì cháo mà các thành phần này không phải ai cũng hiểu rõ, hoặc là tìm kiếm thông tin trên mạng bằng cách vào website của các hãng cháo và xem các quảng cáo. Tất nhiên để hấp dẫn được khách hàng các công ty này phải đưa ra một loạt giấy chứng nhận về vệ sinh, chất lượng và những tấm ảnh chụp về quy trình làm cháo dinh dưỡng vô cùng vệ sinh, với những máy nấu cháo bóng loáng, nhân viên mặc bảo hộ trắng toát; găng tay, khẩu trang, nón kín mít từ đầu đến chân... Thế nhưng khi tới một số cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng thì sự thật lại khá phũ phàng. Chẳng hạn như nhà máy sản xuất CDD ABC (379 Tân Hương, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM), nhà máy chỉ khoảng 30m2, máy nấu cháo bám đầy vết bẩn, sàn nhà lênh láng nước thải. Nhân viên mặc đồ bộ, không găng tay, khẩu trang, xắn quần lội bì bõm. Cháo thành phẩm được đóng gói bằng một máy đóng gói bẩn không kém. Nhà máy sản xuất CDD Đoremi (1314/13 Lê Đức Thọ, F13,Q.Gò Vấp, TP.HCM) thì cũng sáng sủa gì hơn ở khâu chế biến củ quả đế nấu cháo. Khoai còn dính đầy đất cát được nhân viên gọt sơ vỏ, cắt bỏ chỗ hư, đổ vào bồn cho nước sục qua vài lần là vớt ra, đưa vào sản xuất luôn. Bí đỏ cũng không khá hơn, gọt sạch vỏ cho vào bồn nước ít phút rồi vớt ra. Còn cơ sở sản xuất cháo Cây Thị chỉ là một nhà kho vừa là nơi chứa nguyên liệu, vừa sơ chế và sản xuất cháo, nhân công cũng không được trang bị đồ bảo hộ để giữ vệ sinh. Đó mới chỉ là vấn đề vệ sinh, vậy còn chất lượng của cháo thì sao? Mãi đến gần đây – cuối năm 2009 – chất lượng của CDD mới được hé lộ sau khi phóng viên báo Tuổi Trẻ có chuyến đi thực tế tìm hiểu chất lượng CDD. Giữa tháng 11, trong vai một người đang muốn xây dựng thương hiệu cháo dinh dưỡng trên thị trường, phóng viên đã hẹn gặp một nhân viên chuyên cung cấp các loại hóa chất của Công ty P, Q.Tân Bình, TP.HCM để nhờ hỗ trợ. Nhân viên tên N. kể anh thường xuyên giao các loại hóa chất cho một số cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng có tiếng trên thị trường TP.HCM. Anh N. cho biết các loại hóa chất có tác dụng không gây chua, tạo sánh, tạo hương vị... được nhiều cơ sở cháo dinh dưỡng sử dụng. Hai loại hóa chất có tên sodium benzoate và potassium sorbate, N. giới thiệu cả hai loại hóa chất này đều có tác dụng giúp cháo lâu bị chua. Sodium benzoate có giá 50.000 đồng/kg, còn potassium sorbate giá cao hơn với 80.000 đồng/kg. Theo N., cùng sử dụng những loại hóa chất này nhưng mỗi hãng cháo sẽ có một “bí quyết” pha chế riêng, do vậy liều lượng cho hóa chất vào cháo cũng chỉ để tham khảo. Thường N. hướng dẫn các cơ sở nên cho khoảng 1g hóa chất/kg cháo, nhưng với các cơ sở muốn bảo quản lâu hơn sẽ tăng thêm 2-3g. Những cơ sở sản xuất trong điều kiện vệ sinh kém cũng tăng liều lượng hóa chất này để cháo lâu chua hơn. N. khoe khi cho hóa chất này vào, các cơ sở cháo dinh dưỡng rất yên tâm vì cháo để 2-3 ngày ở nhiệt độ bình thường cũng vẫn thơm. Các cơ sở tha hồ vận chuyển mà không phải lo “hàng” bị hỏng. Hóa chất còn lại là Xanthan Gum, đây là chất tạo sánh. Khi dùng hóa chất này cho vào cháo thì dù cháo loãng mấy cũng trở lên đặc quánh. Chưa kể nhìn cháo rất bắt mắt, những chất đạm cho vào cháo như tôm, lươn, cá, cua... sẽ nổi bật trên nền cháo trắng. Một ký hóa chất tạo sánh chỉ 50.000 đồng nhưng khi cho vào sẽ giúp các cơ sở chế biến giảm được một lượng gạo, tôm, cua, cá, thịt... đáng kể trong khi giá bán vẫn không đổi. N. còn kể tùy “bí quyết “của mỗi cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng mà các cơ sở này sẽ cho thêm hóa chất tạo mùi để cháo tăng phần hấp dẫn. Theo N., hiện nay nhiều cơ sở sản xuất cháo dinh dưỡng tìm đủ mọi cách chế biến sao cho trẻ thích ăn cháo, ăn được nhiều và cơ sở thu được lợi nhuận cao. Phóng viên đã gửi những mẫu cháo dinh dưỡng đến Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm (thuộc Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM) để tìm hiểu xem những loại cháo này có chứa hóa chất sodium benzoate (tên tiếng Việt là natri benzoate) và potassium sorbate như lời nhân viên N. kể hay không. Kết quả kiểm nghiệm ngày 27-11 của trung tâm này cho thấy cả bốn mẫu cháo trên đều chứa hóa chất natri benzoate với hàm lượng 191,9-444,4mg/kg. Theo bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách an toàn vệ sinh thực phẩm phía Nam - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các hóa chất, do vậy nếu cho hóa chất vào cháo sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, lâu ngày trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, học kém. Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, cho rằng trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa hóa chất trong thời gian dài dễ bị yếu gan, yếu thận. Đây còn là cơ hội phát sinh những bệnh về gan, thận ở trẻ.Như vậy, sản phẩm CDD được quảng cáo là vệ sinh, an toàn, giúp phát triển trí thông minh của trẻ nhỏ lại là nguyên nhân gây ra bệnh tật và tình trạng kém phát triển cho trẻ. Vậy nguyên nhân từ đâu mà người tiêu dùng bị đánh lừa trong thời gian dài như thế. Đó là do tình trạng bất đối xứng thông tin. Người tiêu dùng không có đủ thông tin do thông tin bị nhà sản xuất che đậy và các cơ quan chức năng đã không làm tròn chức năng trong việc cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng. Về phía nhà sản xuất: Vì chạy theo l
Luận văn liên quan