Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. Đó là các quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, uy tín, nhân phẩm Pháp luật đang ngày càng chú trọng đến việc bảo vệ quyền nhân thân mà đặc biệt là trong lĩnh vực hình ảnh cá nhân, bí mật đời tư cá nhân
Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người, bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh tiếng, danh hiệu, thanh danh, bút danh Khi nói đến quyền nhân thân người ta thường quan tâm đến những quyền cụ thể như quyền đối với họ, tên; quyền đối với hình ảnh của mình; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền được bảo vệ bí mật đời tư
Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, quyền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu, thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu, và do đó các quyền nhân thân càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với các biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả. Ví dụ: ở nước ta, trước đây các quyền nhân thân được pháp luật quy định chưa nhiều, trong cuộc sống thường ngày, tên họ, hình ảnh, đời tư của cá nhân công dân dễ bị bêu riếu trên mặt báo với nhiều động cơ khác nhau ; người bị xúc phạm dù chịu rất nhiều khó khăn, khổ sở, nhục nhã mà không biết làm cách nào để tự vệ, buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xúc phạm đến bản thân mình, gia đình mình. Thường thì người xâm phạm chỉ bị đền bù tượng trưng bằng cách xin lỗi chứ không có biện pháp nào đền bù thoả đáng về vật chất và tinh thần cho người đó.
Hành vi xâm phạm quyền nhân thân của công dân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân đó mà kể cả trường hợp người bị xâm phạm không bị thiệt hại gì, thậm chí là có lợi cho họ, nhưng về nguyên tắc hễ không có sự đồng ý của người đó thì bị coi là vi phạm.
Hiện nay pháp luật đã quy định các biện pháp để bảo vệ và khôi phục các quyền nhân thân của công dân. Theo đó, người xâm phạm nhân thân của người khác thì dù cố ý hay vô ý thì đều phải có nghĩa vụ chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai; nếu xâ phạm danh dự nhân phẩm, uy tín thì phải bồi thường bằng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bi xâm phạm. Nếu chỉ xâm phạm đanh dự, nhân phẩm, uy tín thì bồi thường thiệt hại tinh thần tối đa bằng 10 tháng lương tối thiểu (do Chính phủ quy định trong tong thời kỳ, hiện nay là 290. 000 đồng /tháng). Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thiệt hại tính mạng, người bị xúc phạm lo lắng, buồn phiền sinh ra bệnh tật, tự tử thì riêng mức bồi thường thiệt hại tinh thần có thể đến tối đa 60 tháng lương tối thiểu.
Đó là trách nhiệm pháp lí giữa người với người – giữa người vi phạm với người bị xâm phạm ; còn đối với xã hội nói chung thì Nhà nước đại diện cho xã hội sẽ xử phạt họ. Việc xâm phạm nhân thân của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu ở mức độ thấp, tính nguy hiểm chưa đáng kể thì có thể bị Nhà nước xử lý hành chính ; nếu nguy hiểm ở mức độ đáng kể thì người thực hiện hành vi ấy có thể bị xử lý hình sự.
Nói tóm lại, quyền nhân thân của con người đã được pháp luật quan tâm ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ở một vài lĩnh vực thì vẫn chưa được quy định một cách thích đáng, còn nhiều bất cập. Do tầm hiểu biết và phạm vi tài liệu còn hạn chế nên bài viết này chỉ tìm hiểu tới một khía cạnh nhỏ của quyền nhân thân - đề tài: “ Bí mật đời tư - vấn đề lí luận và thực tiễn. ”
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3994 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bí mật đời tư - Vấn đề lí luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐÂU
Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. Đó là các quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, uy tín, nhân phẩm … Pháp luật đang ngày càng chú trọng đến việc bảo vệ quyền nhân thân mà đặc biệt là trong lĩnh vực hình ảnh cá nhân, bí mật đời tư cá nhân …
Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người, bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh tiếng, danh hiệu, thanh danh, bút danh …Khi nói đến quyền nhân thân người ta thường quan tâm đến những quyền cụ thể như quyền đối với họ, tên; quyền đối với hình ảnh của mình; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền được bảo vệ bí mật đời tư …
Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, quyền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu, thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu, và do đó các quyền nhân thân càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với các biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả. Ví dụ: ở nước ta, trước đây các quyền nhân thân được pháp luật quy định chưa nhiều, trong cuộc sống thường ngày, tên họ, hình ảnh, đời tư của cá nhân công dân dễ bị bêu riếu trên mặt báo với nhiều động cơ khác nhau ; người bị xúc phạm dù chịu rất nhiều khó khăn, khổ sở, nhục nhã mà không biết làm cách nào để tự vệ, buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xúc phạm đến bản thân mình, gia đình mình. Thường thì người xâm phạm chỉ bị đền bù tượng trưng bằng cách xin lỗi chứ không có biện pháp nào đền bù thoả đáng về vật chất và tinh thần cho người đó.
Hành vi xâm phạm quyền nhân thân của công dân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân đó mà kể cả trường hợp người bị xâm phạm không bị thiệt hại gì, thậm chí là có lợi cho họ, nhưng về nguyên tắc hễ không có sự đồng ý của người đó thì bị coi là vi phạm.
Hiện nay pháp luật đã quy định các biện pháp để bảo vệ và khôi phục các quyền nhân thân của công dân. Theo đó, người xâm phạm nhân thân của người khác thì dù cố ý hay vô ý thì đều phải có nghĩa vụ chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai; nếu xâ phạm danh dự nhân phẩm, uy tín thì phải bồi thường bằng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bi xâm phạm. Nếu chỉ xâm phạm đanh dự, nhân phẩm, uy tín thì bồi thường thiệt hại tinh thần tối đa bằng 10 tháng lương tối thiểu (do Chính phủ quy định trong tong thời kỳ, hiện nay là 290. 000 đồng /tháng). Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thiệt hại tính mạng, người bị xúc phạm lo lắng, buồn phiền sinh ra bệnh tật, tự tử … thì riêng mức bồi thường thiệt hại tinh thần có thể đến tối đa 60 tháng lương tối thiểu.
Đó là trách nhiệm pháp lí giữa người với người – giữa người vi phạm với người bị xâm phạm ; còn đối với xã hội nói chung thì Nhà nước đại diện cho xã hội sẽ xử phạt họ. Việc xâm phạm nhân thân của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu ở mức độ thấp, tính nguy hiểm chưa đáng kể thì có thể bị Nhà nước xử lý hành chính ; nếu nguy hiểm ở mức độ đáng kể thì người thực hiện hành vi ấy có thể bị xử lý hình sự.
Nói tóm lại, quyền nhân thân của con người đã được pháp luật quan tâm ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ở một vài lĩnh vực thì vẫn chưa được quy định một cách thích đáng, còn nhiều bất cập. Do tầm hiểu biết và phạm vi tài liệu còn hạn chế nên bài viết này chỉ tìm hiểu tới một khía cạnh nhỏ của quyền nhân thân - đề tài: “ Bí mật đời tư - vấn đề lí luận và thực tiễn. ”
NỘI DUNG
I. Lý luận chung về “Bí mật đời tư”
1. Khái niệm “Bí mật đời tư”
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa quy định rõ ràng về phạm vi của khái niệm “bí mật đời tư”. Điều 34 Bộ Luật Dân Sự 1995 chỉ ghi nhận ngắn gọn:
“1- Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2- Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác.
Chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân”.
Như vậy, theo Điều luật này, bí mật đời tư được giới hạn trong phạm vi “thư tín, điện tín, điện thoại”, “đường liên lạc”. Điều 38 BLDS 2005 quy định quyền bí mật đời tư trong phạm vi rộng hơn, tức bổ sung thêm “các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân”, còn nội dung khác vẫn giữ nguyên theo tinh thần BLDS 1995:
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, Bộ luật dân sự 2005 cũng không đưa ra khái niệm “bí mật đời tư”. Đây chính là một trong những khó khăn khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến “bí mật đời tư”.
Hiện nay, cũng chưa có văn bản pháp luật nào giải thích khái niệm “bí mật đời tư” rõ ràng. Khái niệm “bí mật đời tư” là một cụm từ Hán - Việt, có nguồn gốc từ chữ Hán và được Việt hóa. Do đó, có thể hiểu “bí mật” là những chuyện kín đáo, chuyện muốn che giấu, không có ai biết. “Tư” có nghĩa là riêng, việc riêng, của riêng. Như vậy, “bí mật đời tư” là chuyện thầm kín của một cá nhân nào đó.
“Theo quan điểm của một số người làm công tác pháp luật, “bí mật đời tư” có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ... gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hoặc những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai. “Bí mật đời tư” có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…”. Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì khái niệm bí mật đời tư được bao quát trên các phương diện: “tình cảm, tinh thần” và “nghề nghiệp, vật chất”. Trong Luận án tiến sĩ về “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Tiến sĩ Lê Đình Nghị có định nghĩa về khái niệm bí mật đời tư như sau: “Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận”. Như vậy, quan điểm này cũng chỉ ra rằng bí mật đời tư là những thông tin gắn liền với cá nhân, chỉ có thể mình họ hoặc một số người hạn chế biết được. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì cũng chưa bao quát được nội hàm của khái niệm bí mật đời tư, bởi lẽ nếu hiểu bí mật đời tư là những thông tin “chưa từng công bố cho bất kỳ ai” thì cũng không đúng. Có trường hợp thông tin này đã được công bố nhưng bản thân người tiếp nhận thông tin phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin thì thông tin đó vẫn được coi là “bí mật đời tư”.
2. Quyền bí mật đời tư
Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Việc bảo vệ quyền bí mật đời tư còn đảm bảo cho việc thực hiện một số quyền khác của cá nhân (như quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể, quyền tự do tín ngưỡng…) được đảm bảo triệt để hơn. Xác định rõ tầm quan trọng của quyền bí mật đời tư với cá nhân, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định nhằm bảo vệ quyền này của mỗi cá nhân. Điều 73 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đựơc bảo đảm an toàn bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín cảu công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.” Cụ thể hoá quy định này của hiến pháp Bộ luật dân sự 2005 dành riêng điều 38 quy định về quyền bí mật đời tư của cá nhân.
Không chỉ luật dân sự, một số ngành luật khác như luật hình sự, luật hôn nhân gia đình, luật báo chí…cũng có những quy định bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân.
3. Một số quy định về “Bí mật đời tư” trên thế giới
Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Quyền bí mật đời tư được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật nhiều nước trên thế giới và được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và một số công ước khác của Liên Hiệp Quốc.
Điều 12 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại can thiệp và xâm phạm như vậy”
Trong Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1996, quyền bí mật đời tư được quy định tại điều 17:
“1.Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những sự can thiệp hoặc xúc phạm như vậy.”
II. Thực tiễn về vấn đề “Bí mật đời tư” ở Việt Nam
1. Vấn đề “Bí mật đời tư” trong hệ thống pháp luật hiện hành
1.1. Chế định về thông tin cá nhân trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách hệ thống. Tuy nhiên, cùng với tiến trình hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã ngày càng nhận thức rõ và quan tâm hơn đến vấn đề quan trọng này. Điều này được thể hiện trong các chỉ thị của Đảng và Nhà nước, các văn bản luật được ban hành trong thời gian gần đây.
Tại Chỉ thị số 27/CT-TƯ ngày 16 tháng 10 năm 2008 về lãnh đạo thực hiện cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã yêu cầu “chú ý bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật, nhất là bảo mật thông tin cá nhân…”.
Xem xét một cách có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có thể thấy các nội dung điều chỉnh vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được quy định ngày càng rõ hơn từ cấp độ luật đến các văn bản hướng dẫn luật. Đã có quy định các hình thức xử phạt, chế tài cụ thể từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền đến xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm nặng.
Ở mức độ văn bản pháp luật dân sự, Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 2005 đã đưa ra một số quy định nguyên tắc về bảo vệ thông tin cá nhân tại Điều 31 “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh” và Điều 38 “Quyền bí mật đời tư”. Điều 31 quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý và nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Điều 38 quy định một số nội dung về quyền bí mật đời tư. Theo đó, quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh các giao dịch điện tử là Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2005 đã dành một điều (Điều 46) để quy định chung về bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử. Điều 46 Luật Giao dịch điện tử quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Tháng 6 năm 2006, Quốc hội thông qua Luật Công nghệ thông tin, quy định tổng thể về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Luật Công nghệ thông tin đã có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm đối với việc thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng tại các Điều 21, Điều 22. Điều 72 quy định các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm bí mật đối với thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.
Ngày 10 tháng 4 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Nghị định này đã đưa ra hình thức phạt, mức phạt đối với một số hành vi vi phạm các quy định về thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, trao đổi, bảo vệ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng.
Cùng với việc nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển vô cùng nhanh chóng của công nghệ, nhiều loại hình tội phạm mới ra đời, trong đó đáng chú ý là các tội phạm có sử dụng công nghệ cao. Trước tình hình đó, các cơ quan quản lý nhà nước đã kiến nghị sửa đổi Bộ Luật hình sự do Quốc hội ban hành năm 1999. Dự kiến trong nửa đầu năm 2009, Quốc hội sẽ thông qua Bộ Luật hình sự sửa đổi. Tại dự thảo Bộ Luật hình sự sửa đổi có bổ sung thêm Điều 226 “Tội đưa trái pháp luật thông tin lên mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng viễn thông, mạng máy tính”. Đây sẽ là căn cứ để xử lý hình sự một số hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng.
Song song với việc ban hành các quy định chi tiết điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh thông tin, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quan tâm tới việc nâng cao năng lực phòng chống tội phạm công nghệ cao. Trước tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, năm 2005 Bộ Công An đã thành lập Phòng Chống tội phạm công nghệ cao trực thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế (C15). Trong thời gian vừa qua, Phòng Chống tội phạm công nghệ cao đã phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan điều tra, triệt phá nhiều vụ tội phạm công nghệ cao, trong đó có các vụ việc liên quan tới việc ăn cắp và sử dụng thông tin cá nhân bất hợp pháp. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, yêu cầu cấp thiết phải có một tổ chức quy mô lớn, có năng lực, trình độ chuyên môn cao và đủ quyền hạn để đấu tranh với các loại hình tội phạm mới này. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian vừa qua, theo sự chỉ đạo của Chính phủ Bộ Công an đang triển khai các công tác chuẩn bị để có thể thành lập Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao trong năm 2009.
1.2. Những “kẽ hở” của Luật Báo chí
Theo luật dân sự: Muốn sử dụng ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Nghị định 51 hướng dẫn thi hành Luật Báo chí thì quy định: “Không được đăng, phát ảnh cá nhân mà không có chú thích rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các buổi xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có giải thích thế nào là “vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng”. Đưa ảnh một kẻ trộm, một quan chức tham ô, một giám đốc cố ý làm trái... để mọi người cảnh giác, để răn đe, phòng ngừa chung có phải là vì lợi ích công cộng, vì lợi ích của nhà nước? Buộc báo chí phải xin phép những người này thì thật là vô lý nhưng nếu không xin phép, họ có thể viện dẫn luật dân sự để kiện báo.
Với hướng dẫn của Nghị định 51, liệu có thể hiểu là báo chí được đăng tất, miễn sao có chú thích rõ ràng để không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó?
Riêng ảnh ở các phiên xử công khai, báo có được đăng ảnh đặc tả bị cáo hay chỉ được đăng ảnh quang cảnh phiên tòa? Ảnh đương sự trong các vụ án dân sự, lao động, kinh tế, hành chính thì sao? Khái niệm “trọng án” hết sức mù mờ, không có trong luật hình sự. Vậy đối với bị cáo thường thì sao?
Tháng 7-2005, tại một tòa án cấp quận ở TP.Hồ Chí Minh, thư ký và chủ tọa không cho phóng viên chụp ảnh bị cáo. Báo Pháp Luật TP.Hồ Chín Minh phản ánh và mở diễn đàn. Có hai luồng ý kiến khác nhau. Một luồng cho rằng tòa xử công khai, phóng viên có quyền chụp ảnh và đưa lên báo. Bên còn lại cho rằng dù họ là bị cáo, ra tòa cũng phải tôn trọng quyền nhân thân của họ. Việc sử dụng có thể gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín của bị cáo. Sau nhiều ý kiến tranh cãi trên, lãnh đạo Tòa án TP.Hồ Chí Minh tạm giải thích: Được phép chụp ảnh tại tòa nhưng sử dụng thế nào là do báo, báo chịu trách nhiệm. Lãnh đạo Tòa án tối cao thì nói có thể phải phân làm hai loại: loại bị cáo đồng ý cho chụp thì mới được chụp, loại phục vụ việc tuyên truyền cho nhân dân thì dù bị cáo không đồng ý vẫn được chụp. Vị này nói sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa-Thông tin ra thông tư liên tịch để hướng dẫn việc tác nghiệp của báo chí tại các phiên tòa, trong đó có chuyện chụp ảnh, sử dụng ảnh nhưng đến nay vẫn chưa có.
Báo chí không được tiết lộ bí mật nhà nước. Nhưng bí mật nhà nước bao gồm những gì, ít ai trong chúng ta nắm tường tận, đầy đủ. Hiện nay có ít nhất 46 văn bản quy định danh mục bí mật nhà nước của các bô, ngành ban hành trong các năm 2002-2004. Nhưng đọc vào thấy hết sức mênh mông.
Báo chí cũng không được xâm phạm bí mật đời tư. Có nghĩa là muốn thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân thì phải được người đó đồng ý. Nhưng chưa có một định nghĩa rõ ràng thế nào là bí mật đời tư, phạm vi bao gồm những gì cũng không rõ.
2. Các vụ việc liên quan đến “ Bí mật đời tư”
2.1. Báo chí xâm phạm qyuền bí mật đời tư của công dân?
Ngày 14/9/2006, Tòa án nhân dân Quận 3 đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện xâm phạm bí mật đời tư giữa nguyên đơn ông Trần Tiến Đức đối với các đồng bị đơn là: Nhà xuất bản Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc. Sau gần 10 năm quyển sách được phát hành, ông Đức, một nhân vật liên quan đến bài viết đã khởi kiện đòi bồi thường.
Nội dung vụ việc như sau: Ông Trần Tiến Đức, ngụ tại phường 10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh được Toà án nhân dân Quận Phú Nhuận xử cho ly hôn với vợ của ông là bà N.T.T vào ngày 15 tháng 12 năm 1994. Tháng 10 năm 1996, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Báo Tuổi Trẻ xuất bản cuốn “Ký sự pháp đình”, tác giả là nhà báo Thuỷ Cúc, trong đó có bài “Tổ ấm”. Đây là bài ký sự, có nội dung viết về phiên toà ly hôn của ông Trần Tiến Đức, mặc dù họ tên của nguyên đơn đã được viết tắt là T.T.Đ.
Sau khi cuốn sách được phát hành, một người bạn của ông Đức đọc và nói lại nội dung cho ông Đức biết. Giữa năm 2006, ông Trần Tiến Đức đã khởi kiện tại Toà án nhân dân Quận 3, TP Hồ Chí Minh đối với các đồng bị đơn: Nhà xuất bản Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc. Theo nội dung đơn khởi kiện, ông Đ