Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Châu Á, trong kế hoạch nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của mình, Việt Nam đã tích cực thực hiện những biện pháp, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành đối tác xuất khẩu của nhiều quốc gia thuộc hầu hết các châu lục trên thế giới, trong đó dẫn đầu là Châu Á. Tuy nhiên, đối với 2 nước láng giềng Lào và Campuchia, chúng ta vẫn chưa quan hệ kinh tế nhiều lắm. Đây là 2 anh em ruột thịt của Việt Nam từ thời còn chiến tranh, quan hệ rất thân thiết, gắn bó, cùng trong khu vực Bán đảo Đông Dương. Dân tộc ta và dân tộc Lào, Campuchia có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán. Chính phủ ta và 2 nước anh em cũng dành cho nhau nhiều điều kiện, chính sách ưu đãi trong nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, du lịch, giáo dục và đặc biệt là kinh tế. Hợp tác kinh tế với Lào và Campuchia ta có thể thấy ngay thuận lợi trước mắt về vị trí địa lý, về khí hậu, về ưu đãi từ mối quan hệ bền vững, về văn hóa có nhiều tương đồng và nhiều thuận lợi khác.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4188 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bia sài gòn với cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào và Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Tế- Luật
***
Bô môn: Kinh Doanh Quốc Tế
Đề tài:
BIA SÀI GÒN VỚI CƠ HỘI KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG LÀO VÀ CAMPUCHIA
Lớp: K07402A
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm Tố Mai
Nhóm thực hiện: Bee1
Danh sách thành viên:
Trần Phương Yến Nhi K074020213
Nguyễn Thị Vĩnh Phương K074020221
Trương Lập Phú K074020222
Trần Đình Như Trúc K074020261
Lê Thị Thanh Nga K074020333
Thành phố Hố Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2009.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Châu Á, trong kế hoạch nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của mình, Việt Nam đã tích cực thực hiện những biện pháp, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành đối tác xuất khẩu của nhiều quốc gia thuộc hầu hết các châu lục trên thế giới, trong đó dẫn đầu là Châu Á. Tuy nhiên, đối với 2 nước láng giềng Lào và Campuchia, chúng ta vẫn chưa quan hệ kinh tế nhiều lắm. Đây là 2 anh em ruột thịt của Việt Nam từ thời còn chiến tranh, quan hệ rất thân thiết, gắn bó, cùng trong khu vực Bán đảo Đông Dương. Dân tộc ta và dân tộc Lào, Campuchia có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán. Chính phủ ta và 2 nước anh em cũng dành cho nhau nhiều điều kiện, chính sách ưu đãi trong nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, du lịch, giáo dục… và đặc biệt là kinh tế. Hợp tác kinh tế với Lào và Campuchia ta có thể thấy ngay thuận lợi trước mắt về vị trí địa lý, về khí hậu, về ưu đãi từ mối quan hệ bền vững, về văn hóa có nhiều tương đồng và nhiều thuận lợi khác.
Việt Nam đã và đang ngày càng chứng tỏ vị thế trong các hoạt động thương mại quốc tế cũng như sức hấp dẫn của mình trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Góp phần tạo nên thành công đó, có công không nhỏ của những doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực. Và tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là 1 ví dụ trong thị trường đồ uống ở Việt Nam. Là doanh nghiệp “dẫn đạo” trong thị trường này, đặc biệt là thị trường bia, Sabeco đã không ngừng phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra khắp Việt Nam và xuất khẩu ra 24 thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Nhật Bản…Nhận ra sự hấp dẫn của thị trường 2 nước láng giềng Lào và Campuchia cho Bia Sài Gòn, nhìn thấy cơ hội tiếp tục mở rộng thị trường bia của mình ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, chúng tôi- nhóm nghiên cứu hoạt động ngoại thương của Sabeco đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bia Sài Gòn với cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào và Campuchia” nhằm mục đích tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên hay chưa nên thực hiện hoạt động kinh doanh mặt hàng Bia Sài Gòn tại 2 thị trường này?”. Sau đây là nội dung nghiên cứu của chúng tôi!
Chương 1:
GIỚI THIỆU VỀ SABECO VÀ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY
Giới thiệu Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
Lịch sử phát triển của Sabeco gắn liền với quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững của thương hiệu bia Sài Gòn, thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển
Giai đoạn trước năm 1975
Là một nhà máy bia của Tư Bản Pháp được xây dựng từ năm 1875.
Giai đoạn 1977 - 1988
01/06/1977 Công ty Rượu Bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý Nhà máy Bia Chợ Lớn từ Hãng BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn
1981 Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II được chuyển đổi từ Công ty Rượu Bia Miền Nam
1988 Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II
Giai đoạn 1988 - 1993
1989 - 1993 Hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước Sản phẩm của Công ty Bia Sài Gòn đã vươn ra có mặt trên thị trường khó tính nhất như: Nhật, Úc, Mỹ, EU, Singapore, Hongkong,... 1993 Nhà máy Bia Sài Gòn phát triển thành Công ty Bia Sài Gòn với các thành viên mới:
Nhà máy Nước đá Sài Gòn
Nhà máy Cơ khí Rượu Bia
Nhà máy Nước khoáng ĐaKai
Công ty Liên doanh Carnaud Metalbox Sài Gòn sản xuất lon
Công ty Liên doanh Thủy Tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai thủy tinh
Giai đoạn 1994 - 1998
1994 - 1998, hệ thống tiêu thụ đạt 31 chi nhánh trên cả nước
1995, Công ty Bia Sài Gòn thành lập thành viên mới Xí Nghiệp Vận Tải
1996, tiếp nhận thành viên mới công ty Rượu Bình Tây
1996 - 1998 Thành lập các công ty liên kết sản xuất Bia Sài Gòn với các thành viên
Nhà máy Bia Phú Yên
Nhà máy Bia Cần Thơ
Giai đoạn 1999 - 2002
2000, Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9002:1994
2001, Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9001:2000
Năm 2000, Công ty Bia Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất bia đầu tiên của Việt Nam đạt và vượt mốc sản lượng 200 triệu lít/năm Thành lập các công ty liên kết sản xuất bia
2001 Công ty Bia Sóc Trăng
Nhà máy Bia Henninger
Nhà máy Bia Hương Sen
2002 Công Ty Liên doanh Bia Cần Thơ
Nhà máy Bia Hà Tĩnh
Thành lập Tổng kho tại Nha Trang, Cần Thơ và Đà Nẵng
Giai đoạn từ 2003 đến nay:
Tháng 7/2003 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO trên cơ sở Công ty Bia Sài Sòn và tiếp nhận các thành viên mới:
Công ty Rượu Bình Tây
Công ty Nước giải khát Chương Dương
Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ
Công ty Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu - NGK Sài Gòn
2004 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
SABECO đạt sản lượng hơn 403 triệu lít bia các loại, trong đó có 268 triệu lít bia sản xuất tại đại bản doanh Công ty Bia Sài Gòn. Số còn lại gia công tại 10 nhà máy bia địa phương.
2006 Hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty CPTM SABECO khu vực
2007 Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO liên tục phát triển lớn mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác.
2008 Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Bia - Rượu - NGK Sài Gòn và chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy bia Sài Gòn Củ Chi, đây là nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á.
Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO có tổng cộng 28 thành viên.
/
Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Văn phòng Tổng công ty
Ban Tài chính – Kế toán
3. Ban Tiêu thụ -Thị trường - Thương hiệu 4. Ban quản lý Đầu tư & phát triển 5. Ban kỹ thuật – Sản xuất 6. Ban Cung ứng 7. Nhà máy bia Trung tâm 187 Nguyễn Chí Thanh8. Nhà máy Bia Sàigòn - Củ Chi
Đối tác trong phân phối và bao bì có uy tín:
CTLD TNHH CROWN SAIGON
CT TNHH BAO BÌ SAN MIGUEL PHÚ THỌ
CTCP BAO BÌ - KHO BÃI BÌNH TÂY
CTY TNHH THUỶ TINH MALAYA
CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN BIA SÀI GÒN
Hệ thống phân phối trong nước rộng rãi, trải khắp các vùng trong cả nước.
/
Phân phối đến nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới (Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Úc, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thụy Sỹ, Áo, Gana, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan) tạo được kinh nghiệm trong thâm nhập thị trường mới.
/
II. Giới thiệu sản phẩm Bia Sài Gòn
Ba mươi năm có mặt trên thị trường, Bia Sài Gòn đã trở thành một người bạn thân thiết với nhiều thế hệ gia đình người Việt Nam.
Lứa tuổi khách hàng tiêu thụ bia nhiều nhất: 20-40
Các loại sản phẩm bia của công ty: 333, SaiGon Export, SaiGon Lager, Saigon Special.
2.Bia 333
3.Bia Saigon Special
4. Bia Saigon Export
“Tôi uống bia Saigon Export vì đây là loại bia ngon có chất lượng rất tốt và ổn định, cảm nhận khi uống rất phù hợp với gu bia của tôi”: đây chính là nhận xét chung của người tiêu dùng hiện đang sử dụng bia Saigon Export. Sản phẩm bia Saigon Export đã và đang được xuất khẩu đến hơn 20 nước trên thế giới với những thị trường bia thật sự khó tính và lâu đời như: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Úc, Singapore, Hàn Quốc, HongKong… Bia Saigon không gây háo nước và nhức đầu sau khi uống.
Quy trình nấu bia với kỹ thuật và phương pháp hiện đại cùng với công thức đặc biệt và lâu đời đã tạo nên hương vị độc đáo cho từng loại bia Sài Gòn mà không gây đau đầu hay háo nước sau khi uống.
Hình: Quy trình sản xuất bia của SABECO
Bia Sài Gòn chiếm tới 35% thị phần thị trường Bia - Nước giải khát Việt Nam hiện nay. Hơn mười năm qua, thương hiệu bia Sài Gòn của Tổng Công ty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã có mặt ở thị trường 19 quốc gia trên thế giới. Trong đó có rất nhiều quốc gia có tiếng tăm về bia như Đức, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Anh, Đan Mạch. Ngoài ra, những chai bia Saigon Export, Saigon Special còn có mặt trong những nhà hàng sang trọng ở Mỹ, Australia và các nước châu Á, châu Phi như Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Nam Phi, để sánh vai với các thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới. Một điều khá đặc biệt là nhận xét về sản phẩm bia Sài Gòn, hầu hết người bình chọn đều đưa tiêu chí “Hương vị đậm đà” lên hàng đầu. Sản phẩm bia do Tổng công ty SABECO sản xuất đã chiếm lĩnh thị trường và đi sâu vào lòng người tiêu dùng chính nhờ vào bí quyết “hương vị” độc đáo này.
Chương 2:
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG LÀO VÀ CAMPUCHIA CÙNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO BIA SAIGON
Thị trường Lào
Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý
Lào là nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương với Việt Nam. Lào giáp Việt Nam về phía đông.
Giao thông:
+ khoảng 29811km đường bộ và 4600km đường thủy chủ yếu là trên sông Mêkông và các nhánh phụ.
+ Theo số liệu năm 2006 thì Lào có 44 sân bay lớn nhỏ.
+ Hiện nay Chính phủ Lào đã quyết định đầu tư nâng cấp và sửa chữa tuyến đường 16E dài 69km từ tỉnh Xekong đến huyện Dakcheung, giáp cửa khẩu biên giới Lào-Việt thành tuyến quốc lộ của Lào với tổng vốn đầu tư thực hiện dự án trên 5 triệu USD và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013.
Khí hậu: nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa và nắng, rất gần với khí hậu ở miền nam Việt Nam.
Dân số
Tổng số dân 6.677.534 người (ước tính 7/2008)
Cơ cấu dân số trẻ. Trong đó dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 58,8% (nam có khoảng 1.849.217 người).
Môi trường chính trị
Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ nhân dân, tạo tiền đề dể từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lào theo chế độ nhất nguyên, nhất đảng, Đảng Cách mạng Nhân dân Lào là Đảng lãnh đạo toàn diện và là chính đảng duy nhất. Thể chế chính trị ổn định.
Quốc hội do dân bầu. Chính phủ gồm 15 Bộ và cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm.
Cơ quan lập pháp là Quốc hội, là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà Nước.
Cơ quan hành pháp: Hội đồng Bộ trưởng, do Quốc hội bổ nhiệm theo đề xuất của chủ tịch nhà nước.
Cơ quan tư pháp: Tòa án Nhân dân Tối cao do Quốc hội bầu dựa trên đề cử của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Lào được quản lý theo hình thức phi tập trung. Chính phủ Lào bắt đầu khuyến khích các công ty tư nhân từ năm 1986.
Kinh tế Lào đang phát triển song chưa ổn định; chủ yếu là do sức sản xuất thấp; nguồn vốn dựa vào bên ngoài còn lớn, trong khi nội lực còn yếu.
Trong những năm gần đây, từ một quốc gia vào loại nghèo nhất thế giới, kinh tế Lào phát triển ngày càng năng động. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc.
Nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình 5,9-6%, trong những năm 2000 tăng mạnh hơn, năm 2005 tăng 7,2%. Tăng trưởng GDP năm 2006 đạt 7,4%, năm 2007 đạt 8%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298 USD/người/năm; năm 2005 đạt 491 USD/người/năm, năm 2006 đạt 546 USD/người/năm, năm 2007 đạt 678 USD/người/năm.Tỷ lệ lạm phát (tính theo giá tiêu dùng )là 6,8%(2006). Tình trạng nợ nước ngoài là 3,179 tỷ USD (2006).
Môi trường pháp lý:
Lào theo hình thức luật lục địa. Hiến pháp Lào ban hành ngày 14 tháng 8 năm 1991. Hệ thống pháp luật của Lào đã được định hình bởi tập quán và truyền thống của đất nước Lào, do việc hình thành của hành chính thực dân Pháp, và sau 1975, do việc áp dụng theo kiểu ý thức hệ xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Tuy nhiên kể từ giữa những năm 1980 hệ thống pháp luật này cũng đã có ảnh hưởng bởi sự chuyển giao kinh tế và pháp luật của các nước láng giềng là Việt Nam và Trung Quốc. Hệ thống pháp luật của Lào vẫn còn chứa các yếu tố từ tất cả các ảnh hưởng của các di tích lịch sử, nhưng hiện nay là phát triển theo các nhu cầu kinh tế của đất nước, tăng cường hợp tác với các nước ASEAN láng giềng. Lào đang xem xét các văn bản pháp luật của một loạt các quốc gia định hướng thị trường trên khắp thế giới. Tất cả các luật lệ, và hầu hết các nghị định và các quy định đang sử dụng trong hiện tại được soạn thảo năm 1989.
Thuế nhập khẩu:
Thuế suất trung bình MFN là khoảng 14,7%
Thuế suất thuế tiêu thụ từ 3% và 15% được áp dụng với tất cả các mặt hàng nhập khẩu phụ thuộc vào sự phân loại
Nhà nhập khẩu hàng hoá thương mại vào Lào hiện nay phải chịu trách nhiệm đối với việc phải trả thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu (mặc dù hệ thống này hiện đang là mục tiêu xem xét lại.)
Nhà nhập khẩu có quyền yêu cầu Cục Thuế xem xét bất cứ việc định giá nào hay bất cứ việc xác định phân loại thuế.
Quy định về nhãn mác:
Khi xuất khẩu sang Lào chúng ta không cần phải thay đổi nhãn mác dù nhắm đến khách hàng người Việt hay người Lào. Vì mặc dù có quy định sản phẩm phải có nhãn mác bằng tiếng Lào nhưng hiện nay luật này chưa chặt chẽ nên hầu như không có sản phẩm nào nhập khẩu vào Lào mà có nhãn mác bằng tiếng Lào cả.
Quyền sở hữu trí tuệ:
Lào là thành viên của tổ chức sở hữu trí tuệ Thế Giới WIPO; hệ thống tài liệu chung của ASEAN về bằng sáng chế và công ước Paris về bảo vệ sở hữu công nghiệp.
Môi trường văn hóa
Những yếu tố văn hóa khác biệt giữa người Việt Nam và người Lào như về quyền lực,về thể diện và về thái độ đối với thời gian…không ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu sản phẩm của chúng ta.
Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có.
Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12).
Ngoài ra còn các lễ hội vào hầu hết các tháng trong năm: Bun PhaVet (Phật hóa thân) vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10. Bun That Luang vào tháng 11.
Như vậy nếu chúng ta chọn Lào là 1 thị trường xuất khẩu bia sẽ gặp được rất nhiều thuận lợi:
Vị trí gần giúp giảm bớt chi phí vận chuyển;
Khí hậu khá giống nhau nên tính cách và nhu cầu của con người khá giống nhau;
Với số nam thanh niên lớn sẽ là thị trường tiêu thụ khá tốt cho các sản phẩm của chúng ta;
Kinh tế Lào đang từng bước phát triển cao sẽ giúp nhu cầu tiêu dùng tăng lên;
Với hệ thống đường bộ, đặc biệt là đường nối ra biên giới Việt-Lào, đang được quan tâm nâng cấp thì việc vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi và tiết kiệm chi phí;
Sống ở đất nước Triệu Voi với nhiều lễ hội lớn trong năm là người dân có nhiều dịp để tụ họp và vui chơi, rất thích hợp để chúng ta mở rộng thị trường bia.
Ngày càng có nhiều nhà đầu tư Việt Nam đầu tư sang Lào nên dân Việt Nam sống và làm việc ở Lào đang tăng lên, đó cũng sẽ là khách hàng mục tiêu của sản phẩm bia của chúng ta. Hiện nay cộng đồng người Việt Nam tại Lào có khoảng 20.000 người, đa số sống ở Thủ đô và các thành phố lớn như Vientiane 5000 người, Champasac 5000 người, Savannakhet 3000 người và Khammuon 2000 người... Đáng chú ý ở một số địa phương có đông người Việt, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của người Việt đạt nhiều kết quả. Nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trở thành những đơn vị kinh tế chủ lực, đầu đàn của một số tỉnh, thành phố có vai trò trong kinh tế – xã hội địa phương;
Sau khi xuất khẩu nếu chúng ta chuyển sang giai đoạn đầu tư trực tiếp sản xuất tại Lào thì cũng có rất nhiều thuận lợi vì kể từ năm 1989, Lào thực hiện mở rộng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hiện nay Lào đang mở cửa với thế giới để đón nhận thêm đầu tư nước ngoài. Chính phủ Lào khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khoáng sản, thủy điện, chế biến nông lâm sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, du lịch... Với các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư, các doanh nghiệp sẽ được miễn thuế lợi tức trong thời hạn nhất định (1-2 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động); lợi nhuận để tái đầu tư được miễn thuế lợi tức trong năm tài chính; miễn thuế nhập khẩu với các thiết bị, phương tiện máy móc phục vụ sản xuất trực tiếp và các nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu...
Tuy nhiên chúng ta cũng gặp phải một số khó khăn:
Hệ thống pháp luật còn chưa ổn định. Tất cả các luật lệ, hầu hết các nghị định và các quy định đang sử dụng trong hiện tại được soạn thảo năm 1989. Thời gian điều chỉnh không dài nên có khá nhiều rủi ro pháp lý khi kinh doanh, hợp tác với Lào.
Lào vẫn là quốc gia có cơ sở hạ tầng cũ kỹ lạc hậu. Quốc gia này không có đường xe lửa, phương tiện thông tin liên lạc trong nước và nước ngoài hạn chế.
Thức uống của Lào rất phong phú và hấp dẫn với nhiều loại có chất lượng cao, đây là những sản phẩm cạnh tranh và thay thế tốt cho bia. Thức uống của Lào có lau Lao, Fanthong (gần giống với rượu cần), NamSa (trà pha nhạt), cà phê… Đặc biệt là món dừa nướng.
Lào cũng có thương hiệu bia riêng, bia Lào dễ uống và dễ dàng tìm thấy ở hầu hết quán ăn hay nhà hàng nào trên khắp đất nước. Bia Lào được báo Asia Mazagine bầu chọn là loại bia ngon nhất châu Á, chiếm 99% thị phần bia tại Lào. Đây là đối thủ cạnh tranh số 1 của bia Sài Gòn trong thị trường bia tại Lào, ngoài ra còn có bia Hà Nội (thuộc HABECO) đã có thâm niên xuất khẩu sang Lào từ năm 1963…
Thị trường Campuchia
Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý
Campuchia là nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương với Việt Nam,có vị trí địa lý rất gần Việt Nam. Campuchia giáp Việt Nam về phía đông.
Giao thông:+ Sân bay dành cho máy bay lên thắng: 2+ Đường sắt: 602 km+ Đường bộ: 38.257 km+ Đường thủy: 2.400 km (chủ yếu là sông Mê kông)+ Cảng và hải cảng: Phnom Penh, Preah Seihanu.
Khí hậu: nóng ẩm nhiệt đới gió mùa, có hai mùa chính trong năm là mùa mưa và mùa khô, khá giống với khí hậu miền Nam Việt Nam.
Dân số
Tổng số dân là 14.241.640 người, với cơ cấu dân số trẻ như sau:
0-14 tuổi: 33,2%
15-64 tuổi: 63,2%
65 tuổi trở lên: 3,6%
cùng với tỷ lệ giới tính:
Sơ sinh: 1,05 nam/ nữ
Dưới 15: 1,021 nam/ nữ
15-64: 0,941 nam/nữ
65 trở lên: 0,61nam/nữ
Tổng dân số: 0,954 nam/nữ
Môi trường chính trị:
Hiến pháp năm 1993 qui định Campuchia là quốc gia quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp đang hoàn thiện, chỉ số minh bạch còn thấp.
Kể từ ngày 26/6/2004, bế tắc chính trị ở Campuchia được khai thông , môi trường chính trị bắt đầu đi vào ổn định sau một thời gian dài bất ổn.
Môi trường pháp lý:
Hệ thống pháp luật của Campuchia dựa theo dân luật, có sự ảnh hưởng của hệ thống dân luật Pháp từ khoảng thời gian chuyển giao quyền lực lâm thời của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (UNTAC),
Môi trường văn hóa
Campuchia có 16 kỳ nghỉ quốc lễ, tổng cộng 24 ngày theo danh sách sau:
Ngày 1 tháng 1:Tết dương lịchNgày 7 tháng 1: Ngày giải phóng dân tộcNgày 8 tháng 3:Ngày quốc tế phụ nữNgày 14-16 tháng 4: Tết Khơ-meNgày 26 tháng 4: Ngày Vi