Đề tài Biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang

Nếu ở thời điểm hiện nay còn có ý kiến khác nhau về nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu thì việc khí hậu trên Trái Đất đang nóng lên, kéo theo nó là việc tan băng ở Bắc và Nam Cực cũng như mực nước biển trung bình đang dâng lên từ hơn một thế kỷ qua là một thực tế mà nhân loại phải ứng phó. Theo UNEP (Chương trình môi trường Liên hợp quốc), biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh “phi truyền thống” và được xem như là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh – phát triển toàn cầu trong những năm tới, thậm chí là trong cả thế kỷ XXI. Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và các chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất, không thể đối phó với thách thức này Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu trực tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người, cụ thể là đến tài nguyên nước, năng lượng, sức khỏe con người, nông nghiệp, an ninh lương thực và đa dạng sinh học. Năm lĩnh vực này lại có liên quan mật thiết với nhau. Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75% dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Câu hỏi hiện nay không còn là “Liệu các hiện tượng có ảnh hưởng đến đất nước ta hay không?”mà là “Ứng phó như thế nào để giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững”. Với đề tài “Kiên Giang và biến đổi khí hậu”, em xin đề cập đến tác động của mực nước biển dâng, hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu, lên môi trường tự nhiên cũng như ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang- một trong những nơi chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Từ đó nêu lên các nhiệm vụ cần triển khai nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

doc36 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3652 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH KIÊN GIANG MỤC LỤC CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1 NỘI DUNG 3 A. GIỚI THIỆU CHUNG 3 1. Biến đổi khí hậu là gì? 3 2. Bằng chứng có biến đổi khí hậu 5 3. Làm thế nào để nhận biết được biến đổi khí hậu? 6 4. Biến đổi khí hậu có nguy hiểm đến cuộc sống của con người không? Nó gây nguy hiểm ra sao? 7 5. Nơi nào trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu? Ở Châu Á và tại Việt Nam? 8 6. Chúng ta có quá lo lắng về biến đổi khí hậu không? 9 7. Giới khoa học và các Chính phủ các nước đã có những động thái nào nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu? 9 8. Mọi người nên làm gì để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu? 10 B. BĐKH - XU THẾ CHUNG VÀ ẢNH HƯỞNG Ở VIỆT NAM 11 I. BĐKH VÀ XU THẾ CHUNG Ở VIỆT NAM 11 1. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH 11 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 11 3. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam: 13 4. Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam 13 II. ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM 15 1. Biến đổi khí hậu đe doạ mạng sống 22 triệu người VN 15 1.1 Nguy cơ dịch bệnh và nghèo đói 15 1.2 Sông hồ sẽ tiếp tục cạn kiệt 16 2. Việt Nam sẽ mất 12% diện tích đất vào năm 2100 17 3. BĐKH sẽ làm giá lương thực tăng cao 18 4. BĐKH sẽ làm các loài động thực vật di chuyển lên cao 19 C. KIÊN GIANG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 20 I. SƠ LƯỢC VỀ KIÊN GIANG 20 1. Địa lý 20 2.Khí hậu 21 3.Kinh tế 22 II. BĐKH Ở KIÊN GIANG 23 1. Hiện tượng “vòi rồng” 23 2. Có thể ngập đảo Hòn Đất 24 3. Ảnh hưởng tới nông nghiệp 25 III.NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN TRIỂN KHAI NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI BĐKH 26 1. Đối phó với mực nước biển dâng 26 2. Căt giảm khí nhà kính 28 3. Nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH 28 4. Đào tạo nguồn nhân lực 29 IV. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐẾ CHỐNG BĐKH Ở VIỆT NAM 29 V. NHỮNG VIỆC CÁ NHÂN CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM NHẮM CHỐNG BĐKH 30 KẾT LUẬN 33 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nếu ở thời điểm hiện nay còn có ý kiến khác nhau về nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu thì việc khí hậu trên Trái Đất đang nóng lên, kéo theo nó là việc tan băng ở Bắc và Nam Cực cũng như mực nước biển trung bình đang dâng lên từ hơn một thế kỷ qua là một thực tế mà nhân loại phải ứng phó. Theo UNEP (Chương trình môi trường Liên hợp quốc), biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh “phi truyền thống” và được xem như là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh – phát triển toàn cầu trong những năm tới, thậm chí là trong cả thế kỷ XXI. Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và các chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất, không thể đối phó với thách thức này Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu trực tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người, cụ thể là đến tài nguyên nước, năng lượng, sức khỏe con người, nông nghiệp, an ninh lương thực và đa dạng sinh học. Năm lĩnh vực này lại có liên quan mật thiết với nhau. Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75% dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Câu hỏi hiện nay không còn là “Liệu các hiện tượng có ảnh hưởng đến đất nước ta hay không?”mà là “Ứng phó như thế nào để giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững”. Với đề tài “Kiên Giang và biến đổi khí hậu”, em xin đề cập đến tác động của mực nước biển dâng, hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu, lên môi trường tự nhiên cũng như ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang- một trong những nơi chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Từ đó nêu lên các nhiệm vụ cần triển khai nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. NỘI DUNG A. GIỚI THIỆU CHUNG - Trong mấy chục năm qua biến đổi khí hậu đã xảy ra và đã tác động đến các yếu tố, hiện tượng tự nhiên rất nhiều. - Năm 2007 là năm hoạt động của hiện tượng Lanina, theo các nghiên cứu khoa học đã đánh giá trong những năm có hiện tượng Lanina các vấn đề bão, mưa lũ ở Việt Nam cao hơn mức bình thường. Tương tự,  năm 1999 có hiện tượng Lanina, hoạt động bão lũ ở Việt Nam bao giờ cũng nhiều hơn. - Vấn đề này có liên quan đến hiện tượng thời tiết cực đoan và chắc chắn có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm cho tần suất, cường độ cực đoan của khí hậu tăng lên rất nhiều. Bản chất của biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều vấn đề trong đó làm cho hiện tượng cực đoan của khí hậu tăng lên. Có thể nói đó là một trong những yếu tố quan trọng, là yếu tố tác động chính gây nên. 1. Biến đổi khí hậu là gì? - Trước tiên, cần hiểu  khí hậu là gì? Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Trong vòng 1000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm không đáng kể và  có thể nói là ổn định. - Thế nhưng, trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các nhiên liệu hoá thạch...Cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại  bắt đầu thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO2, nitơ ôxít NOx, mêtan CH4... khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên @ Hai khái niệm cơ bản về BĐKH - 1.Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 ). Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai. - 2.Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 09/05/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế một cách bền vững. - Hầu hết giới khoa học đều  công nhận biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính  tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, nhiệt độ nóng lên này đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. - Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên. Hình 1. Sơ đồ hiệu ứng nhà kính (Ảnh: 2 Bằng chứng có biến đổi khí hậu? - Tất cả các trạm đo nhiệt độ đều có thể đo,  đánh giá và xác nhận được bằng chứng về biến đổi khí hậu. Hiện nay, nhiệt độ trung bình đã tăng lên tới 0,3 - 0,4oC trong mấy chục năm vừa qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp. - Theo các mô hình nghiên cứu trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1 – 6oC khả năng xảy ra từ 1,8 - 4oC trong đó tùy theo sự phát thải hiệu ứng nhà kính cắt giảm đến mức độ nào để làm giảm bớt các khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính. - Nếu như ngay từ lúc này, nhân loại dừng  phát thải khí nhà kính thì nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của các dãy Himalaya và Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên. - Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra. Hình 2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất đã tăng lên trong vòng 140 năm qua 3 Làm thế nào để nhận biết được biến đổi khí hậu? - Nhận biết rất dễ bởi vì hàng ngày tất cả các trạm quan trắc của các quốc gia đều đo đạc nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ, gió và các thông số khác sau đó tập trung lại đưa ra một số liệu trung bình ra biểu đồ của nhiệt độ và đem so sánh với các năm trước. - Chúng ta có thể nhận biết một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về thu hoạch, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại... Tất những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống cá nhân của chúng ta.  4. Biến đổi khí hậu có nguy hiểm đến cuộc sống của con người không? Nó gây nguy hiểm ra sao? - Biến đổi khí hậu là một điều cực kỳ nguy hiểm đe doạ đến vấn đề tồn tại của con người. - Biến đổi khí hậu gây nguy hiểm do nó làm cho Trái đất nóng lên, nước biển dâng lên.  -Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa số người này sống ở vùng duyên hải của Trái đất trong phạm vi 100 km trở lại vùng bờ biển. khi nước biển dâng lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người. Theo dự báo của các nhà khoa học,  thủ đô BangKok (Thái Lan)  trong vòng hai  mươi năm nữa sẽ bị ngập và  hiện Thái Lan không đủ thời gian để chuyển thủ đô sang nơi khác. Còn đối với Việt Nam, Đồng bằng sống Cửu Long cũng là một trong những nơi rất "nhạy cảm" của vấn đề biến đổi khí hậu. Hay, vấn đề triều cường của TP. HCM, bão lũ miền Trung còn nan giải hơn rất nhiều khi tính đến yếu tố liên quan bởi hiện tượng biến đổi khí hậu.  - Đối với sự đe dọa của biến đổi khí hậu thì đây là nguy cơ chung cho đời sống nhân loại. Trong việc giải quyết vấn đề này, tất cả mọi người trên Trái đất sẽ  không có ai thắng và cũng không có ai thua - Nếu như ở các nước phát triển, trẻ em dưới 18 tuổi chiểm khoảng 20% dân số thì ở những nước chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH - hầu hết là nước thu nhập thấp - thành phần này lên đến gần một nửa dân số (42% ở Bangladesh, 51% ở Nigeria, 57% ở Uganda). - Quan trọng hơn là tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ ảnh hưởng bởi BĐKH rất cao. Thành phần này chiếm từ 10 đên 20% dân số ở các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH như Ấn Độ (11%), Bangladesh (12%), Nigeria và Mozambique (17%), Uganda (21%), còn ở các nước có thu nhập cao, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi chỉ chiếm từ 4 đến 5%. Bảng 1. Tóm tắt các hậu quả về sức khoẻ chính do sự thay đổi khí hậu gây ra: 5. Nơi nào trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu? Ở Châu Á và tại Việt Nam? - Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, hai nơi này nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng... Theo nghiên cứu những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Còn tại Việt Nam, nhiệt độ sẽ tăng từ 0,3 - 0,5 độ C đến năm 2010, từ 1- 2 độ C vào năm 2020, từ 1,5 - 2 độ C vào năm 2070. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc.  - Nếu nhiệt độ trái đất tăng hơn 2°C, mực nước biển dâng 1m thì có thể làm tan biến những núi băng ở Himalaya vốn là nguồn cung cấp nước và lương thực cho hơn hai tỷ người, các rạn san hô ở Inđônêxiasẽ bị tan vỡ, các quốc đảo nhỏ như Phigi, Samoa và Vanuatu sẽ bị thiệt hại hàng năm lên tới 7% GDP, một số quốc gia có thể mất đi hoàn toàn. - Riêng Việt Nam, 22 triệu người phải di dời, khoảng 1/5 dân số sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long bị phá hủy. Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hình 3. minh họa về hiện tượng Trái đất nóng lên do biến đổi khí hậu (Ảnh: 6. Chúng ta có quá lo lắng về biến đổi khí hậu không? - Chúng ta phải đặc biệt quan tâm bởi vì nó có tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng, sử dụng các hình thực năng lượng khác như nhiên liệu sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử... thay thế các nhiên liệu dùng nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa. 7. Giới khoa học và các Chính phủ các nước đã có những động thái nào nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu? - Tại một cuộc họp hồi gần  đây,  Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã nhận bản báo cáo của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) mà nội dung cho thấy,  hầu hết  các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí bản báo cáo đã thể hiện đúng hiện trạng biến đổi khí hậu hiện trạng hiện nay. - Giới khoa học, nói chung đã đồng lòng và  nhất trí trong việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp nhằm giải quyết vấn đề này. - Nhân loại không thiếu tiền, công nghệ, chất xám nhưng vấn đề là ở chỗ: Quyết tâm chính trị của tất cả các  nước có  nhất trí để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu không? Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề này. - Thực tế là, khi ký Hiệp  ước Kyoto,  đã  có nước đứng ngoài cuộc, có nước gây ra những cản trở này khác, có nhiều nước vẫn cố tình gây ra các chất phát thải gây hiệu ứng nhà kính...  Một số nước trên thế giới còn  thiếu quyết tâm chính trị và thiếu sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. 8. Mọi người nên làm gì để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu? - Có hai vấn đề cần đặt ra.  Đó là làm giảm tác động biến đổi khí hậu và  thứ hai là thích ứng với biến đổi khí hậu. - Để làm giảm tốc độ của biến đổi khí hậu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như nền kinh tế chúng ta phải làm. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như dầu lửa, than đá... Cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý để giảm khí thải nhà kính. - Trong nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí metan rất nhiều. Có rất nhiều các biện pháp liên ngành và đòi hỏi các chính sách phù hợp với từng nước và từng địa phương với mục tiêu tối đa. - Mặt khác, chúng ta phải làm sao có những biện pháp đối phó thích nghi sống cùng biến đối r khí hậu và tránh thiệt hại tối đa, chính sách, truyền thông các biện pháp ứng phó. Khi chúng ta đắp đê biển chúng ta trồng rừng ngập mặn ở phía ngoài để bảo vệ. - Đối với  mỗi cá nhân chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Bao gồm giữ gìn môi trường, sử dụng giao thông tốt nhất như đi nhiều người một xe, dùng bóng đèn tiết kiệm, ra khỏi phòng tắt điện ngay, tắt máy tính khi không dùng. Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng năng lượng và sự bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng sẽ làm cho thế giới tốt hơn.  B. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - XU THẾ CHUNG VÀ ẢNH HƯỞNG Ở VIỆT NAM I. BĐKH VÀ XU THẾ CHUNG Ở VIỆT NAM 1. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH - Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và Metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn.. 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa - Lũ dặc biệt lớn xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung và miền Nam -Lượng mưa giảm vào mùa khô -Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước - Đường đi của bão có xu thế chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm -Số ngày mưa phùn giảm đi rõ rệt - Tần số hoạt động của không khí lạnh ở Bắc bộ giảm rõ rệt trong 3 thập kỷ qua - Số ngày rét đậm, rét hại trung bình giảm, nhưng có năm lại xảy ra đợt rét đậm kéo dài với cường độ mạnh kỷ lục như đầu năm 2008 - Số ngày nắng nóng trong thập kỷ 1991-2000 nhiều hơn, nhất là ở Trung bộ và Nam bộ - Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn, nổi bật là các đợt mưa tháng 11 ở Hà Nội và lân cận trong các năm 1984, 1996, 2008. DẪN CHỨNG -Khí hậu VN đã nóng lên 0,1-0,20C trong hơn 10 năm qua. Mực nước biển cũng đã dâng cao hơn. Dù tổng lượng mưa ít thay đổi, nhưng thời điểm mưa đã thay đổi, mùa khô kéo dài hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn, khiến cho hạn hán và lũ lụt đều có chiều hướng tăng lên. - Trong 3 tháng cuối năm 2007, lượng mưa ở Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên vượt từ 100%-150% so với trung bình nhiều năm đã gây ra sáu trận lụt liên tiếp chưa từng có ở khu vực này gây thiệt hại nghiêm trọng - Ở khu vực Bắc Bộ, lượng mưa lại thấp hơn 50%-80% so với mức trung bình nhiều năm, nên lượng dòng chảy trên các dòng sông ở Bắc Bộ đang cạn kiệt nhanh. - Mực nước hồ Hoà Bình đã xuống thấp tới mức kỷ lục so với trung bình nhiều năm. Mực nước ngày 19.12, tại hồ Hoà Bình là 114,60m, với lưu lượng nước chảy về hồ là 510m³/s. Trong khi đó, mực nước cùng thời kỳ năm 2006 (năm có mực nước và lưu lượng đến hồ Hoà Bình thấp nhất trong chuỗi số liệu 100 năm) là 116,40m và lưu lượng nước về hồ là 570m³/s. - Theo dự báo của TTDBKTTVTƯ, lượng nước thượng nguồn các sông ở Bắc Bộ từ Trung Quốc chảy về hầu như không có, nên tình trạng thiếu nước phát điện chắc chắn sẽ rất cao trong thời gian tới. 3. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam: - Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam - Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa - Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 40 đến 4,50C theo kịch bản cao nhất và 20 đến 2,20C theo kịch bản thấp nhất - Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch bản, măc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của IPCC năm 2007 - BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino. Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên. - Theo dự báo của Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15cm năm 2010 và từ 15 đến 90cm vào năm 2070; các v