Thế giới đang bước vào những năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, đồng nghĩa với việc Trái Đất đang chuyển sang thời kỳ gian băng, nhiệt độ Trái Đất nhìn chung tăng làm cho Trái Đất đang nóng dần lên. Đó gọi là sự biến dổi khí hậu có quy mô toàn cầu. Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nằm ở đông nam của châu Á nên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Với nhịp sống đô thị ngày càng phát triển sôi động, những hoạt động của con người cũng đã phần nào góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu của Trái Đất và ảnh hưởng không nhỏ đến các tài nguyên và môi trường, trong đó có môi trường nước. „Ô nhiễm môi trường” tự bao giờ đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối với con người, song không phải ai trong chúng ta đều nhận thức hết được thực trạng cũng như hậu quả của nó. Sự vận mình của ô nhiễm môi trường diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng nguy hiểm đến bất ngờ.
Môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Nước là tài nguyên quan trọng không thể thiếu trong đời sống cũng như sự tồn tại của con người và sinh vật. Ảnh hưởng của biến dổi khí hậu toàn cầu và những tác động của con người là nguyên nhân chính làm nguồn tài nguyên nước của chúng ta dần bị thay đổi chất lượng và số lượng nước sạch.
1.370.308.321.200 km3 là tổng lượng nước trên toàn thế giới. Trong đó bao gồm nhiều nguồn nước tồn tại ở nhiều nơi với nhiều thể khác nhau rắn, lỏng và khí.
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị phát triển bậc nhất hiện nay ở nước ta và đang là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới. Với dân số đông đúc, công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đang trở thành vấn đề cấp bách không chỉ của các Ban, Ngành liên quan mà đó là vấn đề của toàn thành phố - vấn đề nghiêm trọng không của riêng ai.
Trước tính nghiêm trọng của vấn đề, trước khi những tác đông đột ngột có thể xảy ra từ ảnh hưởng của biến dổi khí hậu lên tài nguyên thiên nhiên và con người tại thành phố, tôi quyết định chọn đề tài ‘‘Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” để tìm hiểu nhiều hơn về bản chất của biến đổi khí hậu cũng như ảnh hưởng của nó đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là môi trường nước ở nơi mình đang sinh sống và công tác. Tuy nhiên, do hạn chế về những số liệu mới nhất nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó lên các tài nguyên thiên nhiê, đặc biệt là môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh. Vì vậy mà đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy – GS.TSKH. Lê Huy Bá để bài làm được hoàn chỉnh và ý nghĩa hơn. Xin chân thành cảm ơn.
39 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4531 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1.Lí do chọn đề tài 5
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi của đề tài 5
2.1. Mục đích 5
2.2. Nhiệm vụ 5
2.3. Phạm vi nghiên cứu 6
2.4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6
3. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7
3.1. Những quan điểm 7
3.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 7
3.1.2. Quan điểm hệ thống 7
3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 7
3.2. Phương pháp nghiên cứu 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1. Các khái niệm 8
1.1.1. Khí hậu và thời tiết 8
1.1.2. Biến đổi khí hậu 8
1.1.3. Môi trường 8
1.1.4. Môi trường nước 9
1.2. Hiên trạng biến đổi khí hậu 9
1.2.1. Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất 9
1.2.2. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan 9
1.2.3. Những biểu hiện khác 10
1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu 10
1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 11
1.4.1. Tác động lên môi trường 11
1.4.2. Đối với con người 13
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 15
2.1. Tổng quan về môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh 15
2.1.1. Nước mặt 15
2.1.2. Nước dưới đất 19
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 20
2.2.1. Tính chất vật lý 20
2.2.2. Tính chất hóa học 20
2.3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh 23
2.3.1. Môi trường nước trên mặt và tình trạng ngập lụt 23
2.3.2. Nguồn nước ngầm 28
2.4. Các nguyên nhân 29
2.4.1. Ảnh hưởng từ tự nhiên 29
2.4.2. Hoạt động của con người 30
2.4.3. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 31
2.4.4. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ 31
2.4.5. Các nguyên nhân khác 32
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 32
3.1. Bảo vệ nguồn nước 32
3.2. Biện pháp xử lý nước 35
3.2.1. Đối với nước nhiễm sắt, phèn 35
3.2.2. Xử lý Hydrogen sulfite H2S 35
3.2.3. Xử lý nước cứng 35
3.2.4. Khử trùng nước sinh hoạt 36
3.3. Trách nhiệm của nhà nước, chính quyền và nhân dân 36
3.3.1. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương 36
3.3.2. Trách nhiệm của người dân 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang bước vào những năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, đồng nghĩa với việc Trái Đất đang chuyển sang thời kỳ gian băng, nhiệt độ Trái Đất nhìn chung tăng làm cho Trái Đất đang nóng dần lên. Đó gọi là sự biến dổi khí hậu có quy mô toàn cầu. Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nằm ở đông nam của châu Á nên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Với nhịp sống đô thị ngày càng phát triển sôi động, những hoạt động của con người cũng đã phần nào góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu của Trái Đất và ảnh hưởng không nhỏ đến các tài nguyên và môi trường, trong đó có môi trường nước. „Ô nhiễm môi trường” tự bao giờ đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối với con người, song không phải ai trong chúng ta đều nhận thức hết được thực trạng cũng như hậu quả của nó. Sự vận mình của ô nhiễm môi trường diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng nguy hiểm đến bất ngờ.
Môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Nước là tài nguyên quan trọng không thể thiếu trong đời sống cũng như sự tồn tại của con người và sinh vật. Ảnh hưởng của biến dổi khí hậu toàn cầu và những tác động của con người là nguyên nhân chính làm nguồn tài nguyên nước của chúng ta dần bị thay đổi chất lượng và số lượng nước sạch.
1.370.308.321.200 km3 là tổng lượng nước trên toàn thế giới. Trong đó bao gồm nhiều nguồn nước tồn tại ở nhiều nơi với nhiều thể khác nhau rắn, lỏng và khí.
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị phát triển bậc nhất hiện nay ở nước ta và đang là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới. Với dân số đông đúc, công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đang trở thành vấn đề cấp bách không chỉ của các Ban, Ngành liên quan mà đó là vấn đề của toàn thành phố - vấn đề nghiêm trọng không của riêng ai.
Trước tính nghiêm trọng của vấn đề, trước khi những tác đông đột ngột có thể xảy ra từ ảnh hưởng của biến dổi khí hậu lên tài nguyên thiên nhiên và con người tại thành phố, tôi quyết định chọn đề tài ‘‘Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” để tìm hiểu nhiều hơn về bản chất của biến đổi khí hậu cũng như ảnh hưởng của nó đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là môi trường nước ở nơi mình đang sinh sống và công tác. Tuy nhiên, do hạn chế về những số liệu mới nhất nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó lên các tài nguyên thiên nhiê, đặc biệt là môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh. Vì vậy mà đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy – GS.TSKH. Lê Huy Bá để bài làm được hoàn chỉnh và ý nghĩa hơn. Xin chân thành cảm ơn.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, vấn đề môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng mạnh đến tự nhiên và đời sống con người, môi trường trở thành một vấn đề nóng đang được quan tâm trên toàn thế giới. Song hành cùng vấn đề môi trường là biến dổi khí hậu toàn cầu. Sự thay đổi của khí hậu mang tính chất toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn và ngày càng nghiêm trọng đối với tài nguyên thiên nhiên và con người. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước cũng đang bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn đến những hiện tượng thời tiết thất thường liên tục xảy ra. Thiên tai và nhân tai là những thuật ngữ mà con người đang đề cập đến khi các hiện tượng ấy xảy ra. Trong đó, ngập lụt, triều cường, ô nhiễm môi trường... là những hiện tượng phổ biến. Vậy, xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài “Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” để tìm hiểu kỹ hơn về những hệ quả của mối quan hệ khí hậu – môi trường và con người.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của đề tài
2.1. Mục đích
Chọn đề tài “Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” mong muốn bản thân sẽ tìm hiểu thêm được nhiều thông tin và kiến thức về biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của nó, mà cụ thể nhất là ảnh hưởng đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đề tài cũng nhằm tìm hiểu kỹ hơn mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Sự thay đổi của khí hậu diễn ra như thế nào theo quy luật tự nhiên, và điều đó đã tác động ra sao lên đời sống và sự tồn tại của con người.
Đây còn là vấn đề chung của toàn nhân loại nên tìm hiểu đề tài này cũng như giáo dục con người mà trước hết là tự giáo dục bản thân trước những thay đổi lớn của Trái Đất. Từ đó nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng hành tinh chung của con người.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện nghiên cứu tốt đề tài đã lựa chọn, điều cần thiết là thu thập những tài liệu, thông tin và số liệu liên quan rồi tổng hợp và phân tích vấn đề dựa trên những kiến thức lí luận chung của bộ môn khí hậu và môi trường trong cái nhìn tổng quan nhất.
Bên cạnh đó tham khảo những tài liệu, đề tài đã được nghiên cứu về đề tài này hoặc liên quan để có sự đánh giá, nhận xét vấn đề được chính xác hơn.
2.3. Phạm vi đề tài nghiên cứu
- Về không gian: Tên đề tài đã cho thấy phạm vi nghiên cứu được phân tích thành hai cấp độ. Cấp độ lớn là nghiên cứu những vấn đề chung về biến dổi khí hậu mang tính chất toàn cầu, phần này được thể hiện thông qua việc lấy ví dụ cụ thể ở một số khu vực trên thế giới. Còn cấp độ vi mô là ảnh hưởng của biến đồi khí hậu toàn cầu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh, phần này được nghiên cứu cụ thể trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Các số liệu và thông tin trong đề tài nghiên cứu chủ yếu được lấy trong những năm từ cuối thế kỷ XX trở lại đây. Nhất là phần cụ thể ở TP Hồ Chí Minh thì chủ yếu sử dụng nhiều số liệu ở các năm gần đây, đôi khi có sử dụng cả những số liệu của năm 2011 để cho thấy tính thời sự và cấp bách của vấn đề.
- Về nội dung: Nội dung đề tài nghiên cứu xoay quanh các vấn đề lí luận, hiện trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu lên tự nhiên và con người. Từ đó tìm hiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước hiện nay ở TP Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu toàn cầu cho môi trường nước ở khu vực TP Hồ Chí Minh.
2.4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề mới hoàn toàn, chỉ có điều ngày nay vấn đề này đang xảy ra đến mức nghiêm trọng nên không thể không thu hút sự chú ý của con người. Bàn về biến đổi khí hậu toàn cầu đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XX đến nay. Gần đây thời sự và báo chí liên tực đưa tin về những thảm họa thiên nhiên, trong đó có một phần là các nhân tai... Đó là những hệ quả của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Hay một số kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam, đến tài nguyên thiên nhiên, đến môi trường sinh thái, đến thành phần loài sinh vật... Cụ thể hơn là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên TP Hồ Chí Minh, hay có đề tài nghiên cứu và đưa ra kịch bản biến đổi khí hậu và đói nghèo ở Việt Nam...
Tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó, biến đổi khí hậu là một đề tài lớn có thể khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau để tìm hiểu nhiều hơn về bản chất biến đổi khí hậu. Hi vọng đề tài tiếp theo “Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh” sẽ cung cấp them một khía cạnh nữa trong nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu.
3. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.1. Những quan điểm
3.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Nghiên cứu đề tài được dựa trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ. Đề tài phân tích dựa trên lãnh thổ cụ thể là TP Hồ Chí Minh trong thể tổng hợp lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ - vùng lãnh thổ thuộc hệ thồng sông Sài Gòn – Đồng Nai và vùng bán bình nguyên thấp dần từ tây sang đông là vùng ven biển. Đề tài đề cập đến môi trường nước nhưng cũng được phân tích trên sự phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên và môi trường tự nhiên khác trong khu vực.
3.1.2. Quan điểm hệ thống
Các nội dung được nghiên cứu là quá trình hệ thống các vấn đề liên quan không chỉ
Riêng môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh. Và biến đổi khí hậu cũng được nghiên cứu trên cơ sở một hệ thống lôgic các khoa học liên quan như các quy luật trong tự nhiên, các tài nguyên thiên nhiên, các tác động từ phía con người... Tất cả theo một trình độ từ chung đến riêng, từ chung đến cụ thể, từ lớn đến nhỏ, từ vĩ mô đến vi mô.
3.1.3. Quan điển lịch sử - viễn cảnh
Đây là vấn đề vừa mang tính quy luật của tự nhiên vừa mang tình xã hội do có sự tác động của con người nên vấn đề được nghiên cứu dựa trên những hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại đến việc mô phỏng và xây dựng kịch bản có thể xảy ra trong tương lai. Đề tài được nghiên cứu trên quan điểm thống nhất giữa lịch sử và viễn cảnh tương lai – những khả năng có thể xảy ra.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, tư liệu và thông tin liên quan rồi tổng hợp lại, sau đó phân tích và đánh giá vấn đề. Bên cạnh đó có tham khảo một số đề tài có liên quan để bổ sung thông tin cho đề tài được hoàn chỉnh hơn.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CÁC CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khí hậu và thời tiết
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một điểm nhất định được xác định các tổ hợp các yếu tố nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa...
Thời tiết thay đổi trong thời gian ngắn, thay đổi hằng ngày. Thời tiết là biểu hiện của khí hậu.
Khí hậu có tính chất ổn định trong thời gian dài mới thay đổi và đó là sự thay đổi lớn, toàn diện và có quy mô lớn. Khi khí hậu thay đổi gọi là sự dao động khí hậu.
Dao động khí hậu là sự dao động xung quanh giá trị trung bình của khí hậu trên quy mô thời gian, không gian đủ dài so với hiện tượng thời tiết riêng lẻ.
1.1.2. Biến đổi khí hậu
Chúng ta đã biết, khí hậu Trái Đất không bao giờ hoàn toàn ổn định và không thay đổi. Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn, biến đổi khí hậu là một trong những biến đổi lớn ấy.
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và (hoặc) dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài , thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
Đó là những thay đổi theo thời gian của các hình thái thời tiết trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình tăng hay còn gọi là sự nóng dần lên của Trái Đất, tăng nống độ khí nhà kính hoặc khí cacbon thải ra từ các hoạt động của con người và đọng lại trong khí quyển.
Theo Công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu: “Biến đổi khí hậu là những ành hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”
1.1.3. Môi trường
Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 1980), môi trường “là tổng hợp những nhân tố vật lý, hóa học, kinh tế - xã hội có tác động tới một cá thể, một quần thể hoặc một cộng đồng”
Môi trường cũng được hiểu là “bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội, kinh tế tác động đến con người. Con người là trung tâm của môi trường, không có con người không có môi trường” (Chương trình Môi trường Thế giới, UNEP)
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 1994 thì “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mất thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”
1.1.4. Môi trường nước
Nước là một thành phần môi sinh rất quan trọng và không thể thiếu được trong sinh thái môi trường để duy trì sự sống, sự trao đổi chất, cân bằng sinh thái trên toàn cầu.
1.2. Hiện trạng biến đổi khí hậu
1.2.1. Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất
Nhiệt độ mặt đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,6oC làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, nhiều vùng băng vĩnh cửu đã bị nóng chảy làm mực nước biển dâng lên.
Từ năm 1800, nhiệt độ đã tăng chầm chậm. Thế kỷ XX đã trở thành thế kỷ nóng nhất trong 600 năm qua, và từ những năm 1860 đã có 14 năm nóng nhất trong thập niên 1980 và thập niên 1990. Nhiệt độ ghi được trong năm 1998 cao hơn nhiệt độ trung bình của 118 năm đã ghi, kể cả sau khi đã lọc ra “những hiệu ứng của Elnino”. Những kết quả theo dõi của vệ tinh hiện nay xác nhận mức tăng nhiệt độ tương ứng trên thượng tầng không khí. Hơn nữa, nhiệt độ mùa đông của nước biển phía bắc vĩ tuyến 45o đã tăng 0,5oC từ những năm 1980..
Nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng từ 280ppm năm 1760 lên 360ppm năm 1990, ước tính sẽ tăng 600ppm vào năm 2100. Khi đó nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm khoảng 2oC.
1.2.2. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan
Theo quan sát của các nhà khoa học, những năm qua băng tan nhanh ở hai cực và các đỉnh núi.
Ở Nam Cực, vào thánh 3 năm 2002 đã có 500 tỷ tấn băng tan rã thành hàng nghìn mảnh nhỏ.
Ở Bắc Cực, mùa hè năm 2002 tổng diện tích băng bị tan là 655.000m2.
Trên dãy Anpơ, dự kiến các sông băng sẽ biến mất vào năm 2050.
Trong 50 – 100 năm qua, mực nước biển đã tăng lên 1,8mm/năm, 12 năm qua tăng 3mm/năm gây tình trạng ngập úng cho các vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên biển.
1.2.3. Những biểu hiện khác
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm. Trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và các địa quyển.
1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Theo nhận định của TS. Crutzen, thực ra biến đổi khí hậu toàn cầu đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII, sự nhiễu loạn của các hệ tự nhiên của Trái Đất, được khẳng định phần lớn là do hoạt động của con người, đã tạo nên kỷ nguyên mới “kỷ nguyên con người”.
“Sự tăng nhiệt độ Trái Đất quan sát được trong 50 năm qua là một bằng chứng mới lạ, được khẳng định là do ảnh hưởng của các hoạt động của con người” (Hội thảo quốc tế GEA 05, 2005, Nhật Bản).
Xét đến sự vận động tự nhiên của Trái Đất. Trên lớp vỏ cảnh quan LLE, các quá trình tự nhiên xảy ra do tương tác và vận động lẫn nhau. Đó là tính chu kỳ nóng lên và lạnh đi của Trái Đất, mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn, hàng chục vạn năm.
Vào thời kỳ Đệ tứ, là thời kỳ lạnh đi của Trái Đất nên được gọi là “thời kỳ băng hà Đệ tứ”. Đến bây giờ, khí hậu Trái Đất đang chuyển sang giai đoạn hậu Đệ tứ, tức là Trái Đất đã đi qua thời kỳ đóng băng và chuyển sang giai đoạn gian băng, thời kỳ nóng lên của bề mặt đất.
Một số yếu tố khác không phải là khí hậu nhưng có tác động khách quan đến khí hậu là những tác động của hàm lượng khí CO2 được thải ra từ trong tự nhiên, hay lượng bức xạ mặt trời, hoạt động động đất và núi lửa cũng làm tăng thêm lượng CO2 và như thế góp phần làm tăng thêm nhiệt độ trên bề mặt đất.
Bên cạnh đó là hàng loạt các yếu tố khác mang tính chất kinh tế, xã hội và chính trị cũng có thể làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.
Tác động của con người là yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ lâu con người đã tiến hành sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Quá trình đốt quá nhiều nguyên liệu hóa thạch và phá rừng, con người đã chuyển một lượng lớn cacbon đã được tích lũy hàng triệu năm trong thạch quyển vào khí quyển. Nguồn nhiên liệu hóa thạch đó được hình thành từ các chất hữu cơ (chủ yếu là các loài dương xỉ) rất phát triển tại các vùng đầm lầy và vùng biển vào thế kỷ Cacbon để tạo thành than đá, dầu và khí thiên nhiên. Dòng cacbon từ kho tích lũy thạch quyển chuyển vào khí quyển bằng lượng khí CO2 rất lớn là nguyên nhân chính (thành phần chính tạo nên hiệu ứng nhà kính) làm cho khí hậu toàn cầu ấm lên một cách nhanh chóng.
Các hoạt động của con người đã thải ra các khí thải CO2, CH4, NO2, HFCs, SF6, Trong đó, CO2 được sinh ra do đốt chấy nhiên liệu và hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép, CH4 sinh ra từ bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than, NO2 thải ra từ phân bón và các hoạt động công nghiệp...
Quá trình sử dụng phân bón, các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và cinh hoạt, thuốc trừ sâu...
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến là do khai thác, sử dụng đất, rừng và chân nuôi gia súc; quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước; chiến tranh; sự phát triển kinh tế quá nóng và sự tăng dân số quá nhanh...
1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu
1.4.1. Tác động lên môi trường
1.4.1.1. Tài nguyên đất
Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn.
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra.
Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất.
Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây.
Tại một số nơi băng tan lại khiến đất trồi lên do mặt đất thoát khỏi sức nặng của hàng tỷ tấn băng đè lên. Mặt đất nâng lên nhanh đến nỗi nó không được bù kịp bằng mực nước biển tăng do Trái đất nóng lên.
Nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy: đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ nhữ